Hôm nay,  

Nhớ Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975

13/04/200500:00:00(Xem: 142531)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 723-1302-71-vb8-041005

Tác giả Nguyễn Lê cư ngụ và là chủ một quán ăn Việt Nam tại Philadelphia, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ ngắn gọn. Sau đây là bài viết mới của ông dành cho thời điểm kỷ niện 30 năm tháng Tư.
*

Hàng năm cứ vào cuối Đông, tuyết ngoài đường trắng xóa một vùng và trên không những đám mây lảng vảng, lòng tôi lại nôn nao nhớ lại những kỷ niệm của ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Đã 30 năm qua đều đặn, cứ đến ngày này người Việt tha hương nhớ nhà, nhớ nước lìa bỏ quê cha đất tổ lại nhớ về cố hương, nhớ tới ngày đau buồn bỏ nước ra đi.
Hội đoàn chống cộng Bắc Cali, Nam Cali qua hội đoàn vùng Houston, Texas đến vùng đông bắc Mỹ Virginia, Washington DC, Maryland, Philadelphia, New Yersey, New York, Boston và còn rất nhiều hội đoàn trên khắp các tiểu bang nước Mỹ và trên thế giới đều nhất loạt tổ chức những ngày kỷ niệm mất nước vào ngày 30 tháng 4.
Họ ôn lại những biến cố đau thương, kêu gọi tự do, dân chủ tự do tôn giáo, tự do báo chí, tôn trọng nhân quyền. Họ yêu cầu phóng thích những người can đảm dám khơi động lên quyền làm quyền. Họ đã bị giam giữ vô thời hạn chỉ vì dám nói lên tiếng nói của lương tâm, khát vọng tự do dân chủ.
Ngày 30 tháng 4 dưới con mắt của những người kém may mắn bị kẹt lại, kẻ ra đi bị chết trên biển cả, người vượt biên chết trên rừng sâu là những kỷ niệm chua xót đau thương, họ không thể nào quên được những mất mát to lớn quá nên họ tưởng nhớ ngày này như một ngày giỗ cho những oan linh đã về bên kia thế giới.
Những hình ảnh sống động lại từ từ xuất hiện. Dân chúng bu quanh tòa đại sứ Mỹ trên đại lộ thống nhất đông nghẹt vòng trong vòng ngoài. Những người lính thủy quân lục chiến Mỹ đứng trên tường thành tòa đại sứ xua đuổi đám dân tìm đường tỵ nạn. Những người may mắn từ từ leo lên chiếc thang để vào máy bay trực thăng đậu trên nóc tòa đại sứ, hết chiếc này đến chiếc khác.
Dân chúng nháo nhác tìm nhau kiếm đường ra bến tàu Sài Gòn vào căn cứ hải quân tại bến Bạch Đằng hoặc đi ra vùng biển như Vũng Tàu, Bà Rịa, Rạch Giá, Cà Mau chuẩn bị ra đi.
Một chính phủ dân cử sụp đổ, một quân đội hùng mạnh tan hàng mau lẹ khi người bạn đồng minh tìm được thế chiến lược toàn cầu bỏ rơi không thương tiếc người bạn cùng chiến tuyến.
Nhiều tin đồn rỉ tai, chính phủ 3 thành phần, chính phủ liên hiệp, chính phủ hòa hợp hòa giải dân tộc vv....
Các chính khách xa lông, mưu cầu danh vọng hão huyền tìm chiếc ghế trong chính phủ khập khiễng, mơ tưởng viễn vong. Những người có kinh nghiệm với cộng sản nhất là dân Bắc di cư năm 1954 bằng mọi giá tìm cách ra đi. Họ lại phải một lần nữa bỏ lại nhà cửa, tài sản, mồ mả tổ tiên sau hơn 20 năm xây dựng, lại lên đường ra đi với hai bàn tay trắng.
Vàng, đôla, hột xoàn là những món hàng mọi người đi tìm mua để có một chút hành trang đem theo trên đường tỵ nạn. Đô la hiếm quý như giọt nước trên sa mạc bỏng cháy, người khát nước đang tìm kiếm, vàng lên giá vùn vụt ngoài sức tưởng tượng hột xoàn biến mất trên thị trường. Nhà cửa xuống giá thê thảm rao bán không ai thèm mua. Xe hơi bỏ lại ngổn ngang trên đường vào phi trường, giới nghiêm 100 phần trăm tránh cho dân chúng cảnh dày xéo lên nhau mà chết như cảnh chạy loạn tại miền Trung khi chính phủ Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố chiến thuật đầu to đít bé, từ từ rút lui bỏ lại các tỉnh miền Trung vùng cao nguyên.


Những người làm việc cho chính phủ Mỹ, giúp việc cho tòa đại sứ Mỹ, làm việc cho cơ quan tình báo CIA cho hãng thầu RMK của Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự trong thời chiến là những người được Mỹ ưu tiên bốc đi qua đường hàng không tại phi trường Tân Sơn Nhất. Những chiếc phi cơ 130 hàng ngày bốc đi những người may mắn được lên bảng vàng trong danh sách được Mỹ hứa hẹn đem theo ra khỏi nước.
Có những gia đình may mắn được ngồi trên những chuyến xe buýt chở những bà người Việt lấy chồng Mỹ được bốc đi cùng với đám con lai, xe buýt được quân cảnh Mỹ, cảnh sát Việt từ từ hộ tống đưa vào phi trường.
Trong phi trường đầy ắp đám dân tìm đường tỵ nạn, hành lý ngổn ngang, ngày qua ngày chờ đợi tới lượt để được lên phi cơ chở qua căn cứ không quân Clark tại Phi Luật Tân trên đường đi Mỹ quốc.
Có những gia đình sau khi được thủy quân lục chiến Mỹ bốc đi. Tờ mờ sáng ngày 30 tháng 4, một ông Mỹ CIA nói tiếng Việt lưu loát tuyên bố với mọi người trong phi trường là ai có mặt trong phi trường đều được chính phủ Mỹ bốc đi hết, xin mọi người yên lòng giữ trật tự để cuộc di tản đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Nhìn lại hình ảnh trên báo chí, truyền hình thấy các quan cán ngố Việt Cộng như bầy nai ngơ ngác, trên những chiếc xe tăng của Nga Xô ủi sập cửa sắt dinh Độc Lập, vội vã treo chiếc cờ máu trên nóc dinh Độc Lập.
Từ đây, chúng được dịp vơ vét, cướp bóc tài sản của nhân dân miền Nam dưới nhiều đợt đổi tiền, bần cùng hóa dân nghèo.
Chúng tung ra những chiến dịch trục xuất người Việt quốc gia, người Việt gốc Hoa, ra giá mỗi đầu người bằng 5, 10 lạng vàng.
Báo chí, mạng lưới internet mới đây đã phanh phui những ông lớn trong đảng cộng sản có hàng tỷ đô la cất giấu trong ngân hàng bên Thụy Sĩ. Chúng ngồi trên nhung lụa để mặc đám con dân khốn khổ, quằn quại trong thiếu thốn, đem mức nghèo nàn của đám con dân Việt ngang hàng với mức nghèo khổ của các nước bên Phi Châu.
Các cô gái tuổi 15, 17 vùng nông thôn phải đem thân mình phó mặc cho số phận đi lấy người ngoại quốc Đài Loan, Đại Hàn mang về những đồng đôla giúp gia đình đói khổ ở quê nhà.
Tổ tiên ta đã bao công xây đắp giang sơn từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau từ ngàn xưa để lại cho con cháu mà bọn giặc cộng bất chấp dư luận nguyền rủa đem cắt đất dâng cho quan thày phương Bắc để củng cố, bám víu chút địa vị cá nhân.
Ngày nay người dân Việt rải rác khắp nơi trên thế giới sau 30 năm rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn đã thành công vẻ vang trên đất nước quê người. Lúc ban đầu bộ máy tuyên truyền cộng sản đã chửi rủa đám người tỵ nạn là phản quốc, theo chân đế quốc. Nay chúng trơ trẽn ca ngợi khúc ruột ngàn dặm hồ hởi những người Việt giàu có gửi đôla về nước để kiến thiết quê hương.
Nhờ có đồng đôla của người Việt nước ngoài gởi về giúp người thân ruột thịt đang thập phần thiếu thốn nghèo đói đã thay đổi được phần nào cuộc sống của dân Việt thiếu may mắn tại quê nhà.
Nghĩ cho cùng nhờ có ngày 30 tháng 4 năm 1975, đàn chim Việt gần 2 triệu con đang cất cánh tung bay trên vòm trời tự do của khắp 5 châu mang lại niềm hy vọng vô bờ bến cho 80 triệu đồng bào quê nhà đang kỳ vọng vào những đồng bào ruột thịt trên khắp thế giới hướng đưa họ sớm tới con đường tự do, hạnh phúc mà đồng bào hải ngoại đang tận hưởng.

Nguyễn Le

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,009,966
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến