Hôm nay,  

Mối Tình Việt My: Về Vn Lấy Chồng

27/03/200500:00:00(Xem: 115789)

Người viết: JULIE PHẠM
Bài số 711-1290-59-vb6-032505

Tác giả sinh năm 1975, hiện là pharmacy's student, cư dân Memphis, TN. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà được viết như một tự truyện.
*

Theo gia đình định cư ở Mỹ khi tôi tròn 13 tuổi. Lúc bấy giờ tôi luôn nghe ông bà và người lớn nói rằng "vợ chồng là duyên nợ". Nhiều khi tôi cũng thắc mắc không biết duyên nợ là gì nhưng tôi không dám hỏi vì tôi còn quá nhỏ.
Rồi thời gian trôi qua, tôi cũng bắt đầu hòa nhập vào cuộc sống ở Mỹ. Tôi đi học, có bạn bè và cuối tuần đi làm thêm giúp ba mẹ. Tôi lớn lên trong một gia đình sung túc có đông anh chị em, nề nếp, thương và đùm bọc lẫn nhau từ tấm bé. Khi lớn lên tôi được nhiều bạn bè quý mến. Có thể nói là được trời thương và nhờ cố gắng nên tôi học giỏi và là một thiếu nữ rất dễ nhìn. Tôi thầm cám ơn trời phật đã ban cho tôi những điều may mắn ấy. Nhưng sự may mắn không ở lại với tôi sau chuyến trở về thăm Việt Nam.
Năm 1994, lần đầu tiên trở lại Việt Nam. Tôi tình cờ quen anh. Anh hơn tôi 8 tuổi. Lúc ấy tôi chỉ coi anh như một người anh trai không hơn không kém. Có khi anh tỏ tình tôi đã trả lời "tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện yêu đương vì tôi còn quá nhỏ và đang còn đi học". Anh nói "anh sẽ đợi". Tôi nghĩ anh chỉ nói chơi thôi. Thời gian đi chơi đã qua, tôi trở về Mỹ tiếp tục đi học và làm những gì mình phải làm. Tôi quên hẳn anh, chỉ gởi card chúc mừng trong dịp Noel & new year. Giữa chúng tôi không có gì đặc biệt cả, coi như tôi có thêm một anh trai.
Tôi ra trường với bằng B.S. of Science năm 1997. Hè năm đó, tôi về Việt Nam trước khi tiếp tục con đường học vấn của mình. Sau ba năm trở về cảnh vật thay đổi nhiều lắm nhưng anh không gì thay đổi, chỉ già theo thời gian. Tôi được biết anh cũng đã quen rất nhiều bạn gái và chia tay vì họ chê anh nghèo. Anh tốt nghiệp đại học Y khoa ở Việt Nam nhưng không có việc làm.
Khi tôi trở về Vietnam lần hai thì anh đang dạy Anh văn cho một gia đình chuẩn bị xuất cảnh và đang kiếm việc làm. Tôi không biết có phải là "duyên nợ" như ông bà xưa đã nói không" Tôi bắt đầu thương anh khi nghe anh kể về chuyện gia đình và tình cảm của anh. Anh vốn sinh ra... và không hề biết tình cảm yêu thương của cha mẹ, anh em là gì. Anh hận gia đình, hận cha mẹ. Qua bao nhiêu chuyện thương tâm anh kể về gia đình anh, tôi cảm thấy tôi quá may mắn vì được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, anh chị em. Tôi chua xót cho mẹ anh phận đàn bà.
Khi trở về Mỹ chúng tôi liên lạc thường xuyên hơn. Tôi nhận được thư anh mỗi tuần. Anh nói rằng đời anh rất may mắn khi quen được tôi. Anh cảm thấy yêu đời hơn. Sau một thời gian thư từ qua lại, anh xin cầu hôn với tôi. Lúc đầu ba má tôi không vui gì cho lắm vì lo cho tôi không biết rồi sẽ ra sao, không muốn tôi trở về sinh sống ở Vietnam, vì không còn thân nhân ở quê nhà. Ba mẹ tôi nói với tôi rằng: "Tình yêu xa vời vợi, sau này không biết ra sao" Nếu có gì con hối hận không kịp đâu". Bao nhiêu người nói với gia đình tôi là anh chỉ lợi dụng tôi để qua Mỹ nhưng tôi bất chấp tất cả và quyết định đám cưới với anh.
Chúng tôi kết hôn năm 1998 và trở về Vietnam để sinh sống. Tôi hứa với anh sẽ bảo lãnh anh sang Mỹ nhưng sau năm năm thử thách. Lúc bấy giờ gia đình tôi cũng thuộc hạng khá giả ở thành phố nhỏ này. Ba mẹ tôi cũng đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Anh bắt đầu dùng số tiền này mua một căn nhà nhỏ ở quận 3 và hùn hạp để buôn bán dụng cụ y tế. Thỉnh thoảng anh nhờ gia đình tôi mua đồ ở Mỹ gởi về (mua dùm nhưng không ra vốn). Không biết nhờ trời thương hay nhờ có nhiều liên hệ mật thiết với cấp cao, việc làm ăn được khấm khá. Anh bắt đầu thay đổi. Anh đi sớm về khuya. Khi trở về nhà, người đầy mùi beer, mùi rượu và mùi nước hoa rẻ tiền của những cô gái bán hoa. Anh bắt đầu cáu gắt với tôi và không tôn trọng tôi nữa. Mỗi lần tôi than phiền về việc làm bê bối của anh, anh không biết hối lỗi và đối xử với tôi rất tệ bạc.
Tôi sống trong địa ngục của trần gian. Anh không cho tôi tiếp xúc với bất cứ ai kể cả bạn bè. Anh nói "vì tôi quá hiền sợ ra đường bị người ta ăn hiếp". Thỉnh thoảng anh lại bàn với tôi bảo lãnh cho anh sang Mỹ. Tôi nhắc lại những gì anh hứa, chúng tôi lại cãi nhau. Anh lấy hết nữ trang của tôi trước và sau khi đám cưới. Anh nói như vậy mới an toàn cho tôi. Anh quản lý tất cả tiền bạc kể cả tiền của gia đình cho hai vợ chồng. Tôi chỉ được xài tiền khi nào gia đình tôi gởi về mà anh không biết. Có lẽ tôi lớn lên ở Mỹ nên không thể chịu đựng được cảnh bị người khác hành hạ như vậy. Tôi quyết định trở về Mỹ và dấu gia đình tất cả sự thật, chỉ nói là trở về thăm chơi.
Khoảng hơn tháng sau, anh xin được visa du lịch do gia đình tôi bảo lãnh (vì gia đình tôi không biết chuyện của chúng tôi). Anh sang và năn nỉ tôi. Anh nói anh đã hối hận, mong tôi tha thứ cho anh và chúng tôi làm lại từ đầu. Thật là dễ dụ, tôi đồng ý trở về Vietnam với anh. Sau một năm rưỡi lấy nhau, tôi mang thai đứa con đầu lòng. Tôi thật vui mừng và hồi hộp. Tôi nghĩ anh cũng như tôi chắc là vui mừng lắm. Nhưng mọi chuyện đều ngoài ý muốn của tôi. Anh muốn tôi đi phá thai vì anh chưa chuẩn bị làm cha. Như người trên trời rơi xuống, buồn thật nhiều và dĩ nhiên tôi không đồng ý. Tôi tự hỏi tại sao" Lúc xin cưới tôi, anh nói không muốn tôi đi học tiếp vì không muốn cảnh "cha già con muộn" (anh lớn hơn tôi 8 tuổi).
Sinh con được 6 tháng, tôi không thể chịu đựng được nữa. Lòng tôi đau như cắt nhưng không muốn cho gia đình biết sự thật. Dù sao đây cũng là quết định của tôi. Mang tiếng lấy chồng là bác sĩ nhưng hàng tháng ba mẹ, anh chị phải gởi tiền về nuôi vợ chồng chúng tôi. Hai tháng sau, anh lại năn nỉ, lại khóc lóc, lại xin lỗi... Vì đã có con nên tôi nghĩ lần này chắc anh sẽ ăn năn thật.
Tôi lại trở lại Vietnam, tôi rất mừng và hạnh phúc vì thấy anh đã ăn năn hối lỗi. Nhưng chẳng bao lâu "ngựa quen đường cũ". Thay vì đi sớm về khuya thì anh ít ra ngoài hơn và thay vào đó anh thường xuyên đi công tác xa nhà. Tôi tin anh,không biết vì tính của tôi dễ tin người hay vì sống ở Mỹ tôi quá thẳng thắn, không biết dối trá, lường gạt người khác. Sau này tôi mới biết, mỗi chuyến công tác, anh luôn đi cùng một cô thư ký riêng nhỏ hơn anh 14 tuổi, cô này thừng là học sinh của anh khi anh dạy tiếng Anh và ngày xưa đã từng bỏ anh vì chê anh ta nghèo, còn bây giờ anh không còn nghèo nữa. Khi tôi hỏi, anh chối nhưng sau cùng anh nói vì công việc. Tôi muốn anh đổi thư ký, anh nói tôi phải hiểu cho anh. Công việc, cấp trên, sự giao tiếp cô này đều biết... Tôi nói với anh "vậy chúng ta ly dị". Lại năn nỉ, lại khóc lóc. Sau chuyện ấy tôi có thai bé thứ hai. Rồi anh lại nói có vẻ rất là thành thật, em à, anh nghĩ ở đây chắc có lẽ vì nhiều áp lực quá nên tính tình của anh như vậy, thôi thì em làm giấy bảo lãnh anh sang Mỹ có lẽ tính anh sẽ thay đổi. Nhớ là đừng cho bạn bè anh biết, họ sẽ cười anh nói là lợi dụng em để đi Mỹ. Bạn bè có hỏi nói là công ty đưa anh đi qua Mỹ để mở chi nhánh. Mặc dù chưa tới thời hạn như đã hứa nhưng tôi vẫn nhờ người chị lo giấy tờ bảo lãnh cho chồng tôi qua Mỹ. Anh hứa với tôi sau bao nhiêu sóng gió, anh rất hối hận. Anh muốn gia đình chúng qua Mỹ và bắt đầu lại cuộc sống mới, quên đi những chuyện không vui. Làm lại từ đầu, anh sẽ không quay về Vietnam nữa và hứa sẽ không liên lạc cô thư ký riêng nữa. Tôi tin anh... Vì tôi và hai con có quốc tịch Mỹ nên anh được qua Mỹ một cách dễ dàng.


Năm 2003 cả gia đình tôi tới Mỹ. Tôi hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng, tôi sẽ có một gia đình hạnh phúc. Chúng tôi dự tính sẽ gởi hai con nhỏ cho ông bà ngoại và hai đứa tôi đi học trở lại. Sau một tháng chồng tôi có thẻ xanh và đi thi hai lần thì đậu được bằng lái xe. Khi giấy tờ đầy đủ trong tay, anh bắt đầu kiếm chuyện với tôi. Anh muốn trở về Vietnam thu xếp công việc. Qua Mỹ chưa đầy hai tháng anh trở lại Vietnam. Khi ở Vietnam nhờ tiền buôn bán kiếm được cộng thêm tiền gia đình tôi gửi về cho và hùn với chúng tôi mua được căn nhà ở Quận 3, một miếng đất ngay ở bờ sông Sàigon và một miếng đất 3000 mét vuông ở phường 11, Vũng Tàu. Trước khi qua Mỹ cũng như trong dự tính của anh. Anh dụ tôi ký tên giao hết nhà và đất đai cho anh em của anh đứng tên. Tôi lại một lần nữa tin anh. Tôi luôn cầu xin trời phật phù hộ cho gia đình bé nhỏ của chúng tôi. Không biết may mắn hay xui xẻo đến với tôi, tôi được tin vui. Tôi được nhận vào học doctor of pharmacy, còn anh thì không được nhận.
Giữa chúng tôi lại xảy ra chiến tranh lạnh, chúng tôi sống ly thân từ khi nào không biết" Anh công khai liên lạc với cô thư ký riêng. Mua giầy dép, cell phone... cho cô ta. Còn phần tôi là sinh viên không làm ra tiền nên tôi phải vay tiền học rất nhiều, phần để xài phần phải gửi về cho anh lo cho con cái, phần đóng tiền học, phone sài tôi cũng phải trả tiền. Trước mắt mọi người anh là người chồng, người cha tuyệt vời. Có ai hay rằng sau bộ mặt giả đó là một bộ mặt thật đáng ghê sợ. Tôi đi học ở tiểu bang khác. Ba mẹ tôi giúp tôi nuôi hai con. Nhà chúng tôi cách nhà ba mẹ tôi 5 căn nhà. Hàng ngày chồng và con gái lớn tôi qua nhà ba mẹ tôi ăn cơm và tối về nhà ngủ còn cô bé nhỏ ở với ngoại.
Hè 2003 tôi nghỉ hè về nhà tôi ngày 12 tháng 5 chồng tôi lại về Vietnam. Anh nói đi công tác. Anh về Vietnam và đi Thai lan 10 ngày không hề gọi phone cho mẹ con tôi. Tôi gọi anh, anh cằn nhằn không vui. Đúng, tôi là người thương và tin chồng nhưng không phải là người ngu. Tôi đang chờ đợi và biết ngày này sẽ đến nhưng tôi không ngờ nó lại đến nhanh như vậy. Một hôm tôi gọi phone về cho anh hỏi xem khi nào anh trở qua và cho biết là con đang bị bệnh. Anh đã giận dữ tuyên bố làm tôi thật ngỡ ngàng. Tôi không tin vào trái tim và khối óc của mình nữa. Tôi không biết là anh đang nói thật vì sự lợi dụng của anh đã tới đích hay anh muốn làm cho cô thư ký của anh vui lòng. Anh nói "Khi nào trở qua là chuyện của tôi, từ đầu tới giờ chưa bao giờ tôi thương yêu cô và coi cô là vợ. Cô đừng mang chuyện con cái ra mà nói với tôi. Con là của nợ, tôi đã biểu cô phá bỏ đi từ đầu mà cô không chịu. Bây giờ cô tự lo đi. Tôi có công việc của tôi, từ nay cô đừng làm phiền tôi nữa."
Tức giận trong sự nghẹn ngào tôi cố nén lại và tôi hỏi lại "Vậy là từ đó tới giờ anh chỉ lợi dụng em thôi phải không"" Anh trả lời "Đúng, ai biểu cô và gia đình cô ngu nên để tôi lợi dụng" và anh cup phone. Trái tim tôi muốn nổ tung, nước mắt đầm đìa và tôi không còn đứng vững được nửa và ngã bệnh mấy ngày liền. Thế là hết, "đừng mong sau cơn mưa trời lại sáng". Tôi quyết định ly dị. Đây là biện pháp cuối cùng. Tôi đã nhịn nhục bao nhiêu năm nay chỉ vì muốn con tôi có cha, có mẹ với người ta. Nhưng bây giờ thì không thể chấp nhận được nữa vì đối với anh con chỉ là nợ thôi. Ở đời tôi hay nghe người ta nói đàn bà lợi dụng đàn ông nhưng đây có thể là lần đầu tiên, một sự thật quá phũ phàng, đàn ông lợi dụng đàn bà mà chính tôi là nạn nhân.
Đúng, nước Mỹ là thiên đàng nên ai cũng muốn đến Mỹ. Đến với nước Mỹ bằng mọi cách kể cả lường gạt và lường gạt tình cảm yếu mềm của người khác phái. Thật là bỉ ổi, dù tôi đã ly dị nhưng anh ta có để cho tôi và gia đình tôi yên đâu. Lúc đầu anh ta cũng tỏ vẻ hối hận. Tự xưng tội với gia đình tôi vì anh nghĩ tôi đã nói hết cho gia đình nghe về cuộc sống thật của tôi... lại khóc lóc, lại năn nỉ. Biết tôi thường đi chùa, anh lại lợi dụng lòng tin ra chùa tụng kinh, quét lá... Anh chưa muốn ly dị không phải vì thương yêu tôi mà vì anh chưa đạt được mục đích cuối cùng, đó chính là trong vòng 3 năm phải vào quốc tịch Mỹ (vì có vợ con là quốc tịch Mỹ) để bảo lãnh cho cô thư ký qua Mỹ.
Trái tim tôi đã chết, không ai có thể thuyết phục được tôi. Cảm thấy đi chùa không có tác dụng. Thông minh như vậy, anh bắt đầu quay sang tôn giáo khác mà anh nghĩ có thể lợi dụng được. Anh lại khóc lóc, van xin với mọi người và đổ tất cả tội lỗi lên đầu tôi. Đúng là nước mắt lãnh cảm của cá sấu. Anh thêu dệt bao nhiêu câu chuyện để cầu xin lòng thương hại của tất cả mọi người xung quanh để họ sẽ giúp anh ta lúc đầu. Tôi cũng hơi khó chịu với cảm giác ghê tởm. Vì người này quá mâu thuẫn. Tôi không thể tin đó chính là chồng của tôi, người mà tôi đã lỡ lầm trao thân, người mà tôi hằng tin tưởng và sống chung sáu năm nay với hai con nhỏ dại. Bạn bè tôi an ủi "ở đời có người này người nọ". Chị đã may mắn lắm rồi, chị còn người thân an ủi.
Có phải đây là duyên nợ không" Tôi không biết trả lời nhưng đây là bài học đau nhất trong cuộc đời của tôi. Tại sao ở đời con người có nhiều bộ mặt như vậy, và bây giờ trước mặt mọi người, tôi là người có lỗi còn anh ta là người thương vợ thương con hết mực. Có ai hay rằng bên trong sự thật là sự đau thương và thối nát. Chồng tôi là một người độc tài và ích kỷ. Hiện giờ chúng tôi đang ly dị, anh ta không chịu ký giấy tờ vì anh ta biết tính tôi rất dễ dụ. Chỉ cần rót vài giọt nước "cá sấu" là thay đổi được tôi. Nhưng có thể là anh ta đã lầm. Nước mắt của tôi đã cạn, tim tôi đã chết. Đây cũng là một quyết định khó khăn nhưng thay vào đó tôi nghĩ đây là một quyết định đúng đắn nhất của cuộc đời tôi.
Bây giờ tôi trở lại tôi của bao năm qua. Vì tương lai con trẻ, tôi sẽ cố gắng học để lấy mảnh bằng doctor of pharmacy. Tôi sẽ cố gắng nuôi nấng hai con của tôi. Tôi đã có kinh nghiệm là sống ở đời, trải qua bao nhiêu sóng gió, đường đi gập ghềnh nếu ta quyết tâm thì mọi việc sẽ vượt qua. Tôi rất vui mừng là tôi đã trở lại và sống trên đất Mỹ tự do.
Tôi cảm thấy rất tiếc khi viết về tình đời ngang trái của mình. Thật là phũ phàng, nhưng tôi phải nói lên đây vì không muốn "một con sâu làm rầu nồi canh". Không phải tất cả đàn ông Vietnam đều như thế, nhưng có lẽ là tại do số duyên trời định của tôi quá xui xẻo. Tôi cầu mong và xin chúc các bạn gái khác được may mắn và tìm được một tình yêu thật sự.
Chúc các bạn hạnh phúc.

Julie Pham

Ý kiến bạn đọc
07/01/202105:29:05
Khách
Câu chuyện này đã xảy ra gần 20 năm .Việt Báo có thể lấy xuống? không đăng bài này được không vì tôi không muốn câu chuyện này ảnh hưởng đến con tôi.Cảm ơn Việt Báo Rất nhiều
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,302,549
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến