Hôm nay,  

Thai Xe (time Share)

06/03/200500:00:00(Xem: 96431)
Người viết: LỆ KHANH
Bài số 696-1274-45-vb7-050305

Bà Lệ Khanh, trước 75, dạy trung học ở Việt Nam. Sang Mỹ, làm công chức tiểu bang, đã về hưu. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Con Sẽ Về” phổ biến ngày 29-1-2005, tác giả được giới thiệu là “ông”. Trong thư kèm bài mới, tác giả cho biết bút hiệu của bà là Lệ Khanh (không phải họ Lê) và ghi “xin được làm đàn bà”. Trân trọng cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc.

Sau ba mươi năm di tản và lập nghiệp ở nước Mỹ này, ngườiø Việt chúng ta phần lớn đã "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" để sống còn, tạo dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Dù làm việc bằng đầu óc hay tay chân, cổ xanh hay cổ trắng, họ đã cố công nuôi đàn con khôn lớn, học hành thành đạt. Khi gần đến tuổi hưu, hay đã về hưu, thì ngoài công việc làm, những việc thiện nguyện trong cộng đồng, trong hàng xóm, ngườøi ta bắt đầu nghĩ đến việc tập thể dục cho gân cốt khỏi rã rời, nghỉ xả hơi cho bù lại những năm lao động, hay đi du lịch để di dưỡng tuổi già sau khi làm việc gần suốt một đời ở hai quê hương, cũ và mới.
NoÙi đến đi du lịch xa gần, là đi trong nước Mỹ, hay đến những xứ ngoài nước Mỹ, ở trời Âu, trời Á, kể cả về lại thăm quê hương, bản quán sau nhiều năm xa cách. Người Việt không còn muốn nằm đắp chăn ngủ trong những ngày cuối tuần, hay lo nấu những món "khoái khẩu" để mời nhau nhậu nhẹt cho đã thèm, như những năm đầu di tản. Xã hội Việt trong lòng Mỹ quốc đã bắt kịp lối sống hưởng thụ của người Mỹ ở một nước có mức sống cao, với quan niệm "có làm việc, có hưởng thụ", vì kiếp nhân sinh quá ngắn ngủi, trên sáu bó là đã cảm thấy cái 'exit" cuối cùng đang lấp ló ở đâu đây.
Muốn ăn những món Việt thuần túy, thiếu gì các tiệm ăn Việt trong vùng, đủ món nhậu càng ngày càng tân kỳ, giá cả thì cũng phải chăng. Tội gì phải chúi đầu vào bếp nấu tối ngày, cho nhan sắc phôi pha, cho máu, đường, mỡ có cơ hội thừa thắng xông lên, làm cuộc sống vốn đã đoản càng đoản tợn. Chán ở nhà thì đi du lịch, đi "cruise" đến những chân trời xa lạ, "nhất nhật tại thuyền, nhất dạ đế vương", được chiều đãi như ông bà hoàng mà chỉ trả vài trăm, hay phòng rẻ nhất cũng chỉ hơn trăm đô một người một ngày.
Nhưng nói đến đi du lịch, mà không đề cập đến 'thai xe" (time share) thì cũng còn thiếu sót, vì chắc chắn quý vị cũng đã từng "bị" mời đi nghe "trần thuyết" ít nhất hơn một lần ở các trung tâm nghỉ mát (resort), để dược mời mua time share. Bù lại, quý vị có thể đựơc ở miễn phí vài ngày ở resort đó, hay được mua giá rẻ vé đi "Disneyland, Disneyworld", v..v..
"Time share", hay "chia thời gian", hay "nhà nghỉ chung", có nghĩa là quý vị mua một tuần, hai, hay ba tuần nghỉ mát trong mỗi năm tại một trung tâm nghỉ mát nào đó, ở trong nước Mỹ hay ở các nước khác, nếu nước đó có hệ thống "time share".
Có nhiều loại time share, hoặc dùng điểm (points), hoặc không cố định ở một nơi nào. Ở đây tôi chỉ xin đề cập đến loại time share phổ thông nhất mà tôi sở hữu, là loại mà mỗi năm, vào cùng một thời gian, bạn sẽ trở về chính cái unit đó trong resort đó để ở trong tuần lễ đó.
Sau khi bạn đồng ý đi dự buổi họp mặt mua time share có ăn sáng miễn phí và được vài coupon mua vé show, hay đi Disneyland" giá rẻ, bạn sẽ nghe họ mời chào khoảng từ một tiếng đến ba tiếng đồng hồ (do những người bán (seller) rất lành nghề đủ mánh khóe chinh phục người mua). Nếu bạn có tiền, muốn mua một, hai tuần lễ trong năm ở resort mà bạn thích đó, thì họ sẽ làm giấy ngay tại trận, đặt cọc chừng $500.00, conø số nợ sẽ trả dần theo kiểu mortgage. Có điều tiền lời sẽ rất nặng, khoảng 15%.
Thường thì tiền mua time share giá chừng 30,000, 20.000, hay mươi ngàn đô tùy theo địa điểm,thời gian trong năm, loại phòng hay villa mà quý vị mua. Thí dụ mua ở Hawaii, nơi ai cũng muốn đến vì thời tiết đẹp quanh năm, thì giá gấp đôi hay gấp rưỡi những resort ở các tiểu bang khác. Loại villa một phòng ngủ rẻ bằng nửa villa hai phòng ngủ. Mua ở Virginia vào tuần lễ mùa đông sẽ rẻ hơn vào mùa hè trăm hoa đua nở. Loại đắt nhất, sang nhất là hạng "Gold Crown". Phòng nào (unit) cũng có trang bị đủ đồ đạc, có bếp núc với đủ dụng cụ nấu nướng như ở nhà.
Trong suốt thời gian ở resort, quý vị tha hồ sử dụng các tiện nghi, tiệm ăn, hồ bơi, trung tâm giải trí, the ådục v..v.. Hiện nay, rất nhiều khách sạn lớn như Marriot, Hilton, Four Seasons v.v.. cũng có những suite hay unit dùng làm time share, có đủ bếp núc tiện nghi, có view biển, bãi biển như các resort nổi tiếng khác.
Chắc có vị nghĩ rằng nếu cứ mỗi năm phải đi lại nơi mình đã mua thì cũng chán"


Đừng lo, có một cơ quan đổi chác goi là RCI, chuyên làm trung gian đổi chỗ nghỉ mát cho quý vị. Nhưng phải trả niên liễm hàng năm khảng $80.00, quý vị sẽ được RCI gửi cho cuốn RCI Community Guide hàng năm, chụp đủ hết hình ảnh những resort trong hệ thống time share trên thế giới, quý vị muốn lựa resort nào, thì báo cho RCI biết loại unit nào mình muốn đổi đến ở, vào thời gian nào trong năm. Cố nhiên bạn phải xin bỏ unit của bạn vào "bank" của RCI để họ dùng unit của bạn đổi với những unit của các resort khác, và cố nhiên bạn phải trả tiền lệ phí đổi (exchange), khoảng $150.00 ở trong nước Mỹ , và $180.00 nếu đi ngoại quốc, thí dụ Úc, Pháp , Anh, Phi châu, Trung Mỹ v..v..Nếu unit của bạn là hai phòng ngủ, Gold Crown, 1 tuần trong năm, thì banï cũng được đổi loạiï unit tương đương. Mua loại unit trung bình, một phòng ngủ, ở nơi khỉ ho cò gáy , mà đòi đổi unit loại Gold Crown , hai ba phòng ở Hawaii hay Florida thì có đến Tết Congo RCI cũng chưa kiếm ra.
Chưa hết tốn kém đâu. Khi mua time share, họ thường không cho bạn biết là bạn phải trả tiền bảo quản (maintenance fee) và thuế đất hàng năm, số tiền này khoảng $600.00 một năm cho một unit 2 phòng ngủ, loại Gold Crown, một tuần lễ moiã năm. Nếu bạn mua 3 phòng ngủ, hai tuần một năm, thì sở phí sẽ khoảng gấp đôi. Sở phí này không bất biến mà có khuynh hướng tiến đều hàng năm.
Do kinh nghiệm đang là khổ chủ time share, tôi có những ý kiến sau trình bày với quý bạn về cái lợi và bất lợi của time share.
Trước hết, nói về cái có lợi:
Bạn nên gia nhập hàng ngũ chủ nhân của time share:
- Nếu bạn thích đi du lịch, thích ở những nơi resort sang trọng, tiện nghi , có bếp núc sẵn sàng như trong nhà mình hàng năm mà khỏi lo đi mướn phòng khoảng hai ba trăm một đêm. Nếu unit của bạn lớn, 2 hay 3 phòng ngủ, bạn có thể mời con cháu, bạn bè đến du lịch cùng , như một "yearly reunion"cho vui. Nếu bạn bè con cháu có hảo ý, đỡ tiền sở phí chút đỉnh, là tạm đủ trả một phần tiền bảo quản rồi.
- Nếu bạn cho bè bạn con cháu đến sử dụng unit của bạn, (khi bạn không đến đó) trong tuần lễ nghỉ của bạn, (thí dụ bạn mua tuần lễ thứ 10 của năm), bạn chỉ cần giới thiệu với resort người bạn đó, chỉ trả $50.00 lệ phí cho gia đình khách (guest). Mỗi resort có một hệ thống riêng, điều lệ có thể khác nhau chút đỉnh.
-Nếu số tiền vài ba chục ngàn để mua (trả ngay một lúc, để khỏi bị tiền lời nặng) không phải là số tiền lớn đối với bạn, và tiền bảo quản hàng năm, tiền gia nhập RCI , lệ phí đổi (exchange) nơi nghỉ mát chừng gần một ngàn một năm không là một mối lo tài chánh cho bạn. Quyền sở hữu căn unit đó, trong tuần lễ bạn mua, sẽ có giá trị suốt đời, thường là 99 năm. Khi bạn về chầu trời, có thể làm di chúc tặng cho con cháu. Lúc đó, chắc anh chủ time share cũng sẽ gặp bạn ở thiên đàng!
-Nếu bạn muốn đi đến các nước thí dụ Âu, Úc , Phi châu mà không biết mô tê gì về nước đó, cứ giở quyển ảnh RCI ra, chọn nơi nào mình thích, sau đó gọi RCI xin đổi với nơi bạn đang có.
Cách đi này rất tiện lợi, vì ở "time share", nhân viên phục vụ đều biết Anh ngữ, bạn sẽ không bị trở ngaiï ngôn ngữ, nếu bạn đi các xứ nam Mỹ hay Bắc Âu. Họ phục vụ rất chu đáo, vì họ mong bạn sẽ mua thêm unit ở nước họ, hay ở resort của họ.
Tôi đã có dịp đổi đi Miền biển Nam Tây Ban Nha, rất đẹp và thú vị. Các nước Aù châu như Thái , Singapore, Phi, Nhật cũng có nhiều time share , nhưng vì ở Aù châu , giá sinh hoạt rẻ, trừ Nhật, đổi không có lợi. Chưa thấy Việt Nam gia nhập hệ thống time share,.
Điều bất lợi, nếu có :
- Bạn có thể đi những nơi nào bạn muốn, không bị 'dính chặt "vào cái "thai ' này hàng năm.
- Bạn không muốn trả lệ phí hàng năm gần ngàn bạc cho cái "thai" này, trong khi bạn có thể dùng ngàn bạc này đi chơi ở một nơi khác, chỉ tốn hơn chút đỉnh mà khỏi "đào sâu chôn chặt ' vào một chỗ.
- Nếu bạn bán cái "thai" đi, số tiền bán sẽ chỉ được khoảng một nửa số tiền bạn đã mua nó. Nên nhớ, time share không phải là một 'cơ hội đầu tư như địa ốc." Nó chỉ là một cơ hội để đi du lịch tiện nghi, để quen biết các chủ time share khác.
Bạn đã được trình bày một vài ý niệm tổng quát về time share. Nếu có được đi vào mê hồn trận của buổi họp mua time share, thì bạn cũng nên tính trước sẽ mua hay không. Những người bán time share dùng áp lực rất mạnh để dụ bạn mua, có khi họ dùng xa luân chiến, vài ba người thay nhau dụ dỗ bạn một cách sổ sàng, như tôi đã bị ở Cancun, Mexico, năm ngoái. Nếu không muốn mua thì nên có thái độ cương quyết, đừng để bị lung lạc.
Kinh nghiệm cho thấy mua lại time share (resale) nghĩa là mua time share thẳng với chủ nhân thì giá sẽ hời hơn giá mua tại resort nhiều. Mua resale thì unit cũ, chứ không phải loại mới xây, giá rẻ hơn khoảng một nửa, nếu hai bên thuận mua, vừa bán.. Mua kiểu này có thể dò trên internet, sẽ có lợi nhiều. Nhiều người Mỹ quá già, không muốn di chuyển nhiều nữa, lại không có con cái để cho, nên đã bán với giá rất hời. Rất tiếc tôi đã không biết vụ mua lại time share từ mười năm trước, nên đã mua một cái mới toanh với giá chẳng hời chút nào!
Chúc quý bạn nhiều cơ hội để đi du lịch, và, nếu bạn "đông địa", nên mua vài cái time share, nhớ gọi tôi cho đi ké, hoặc đổi lẫn với nhau, mong lắm thay!

Lệ Khanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến