Hôm nay,  

Ngày Sau Sỏi Đá Cũng Cần Có Nhau

07/07/201500:00:00(Xem: 9976)

Tác giả: JJ Hiền
Bài số 3564-16-30114vb3070715

Tác giả là cư dân Stanton, Quận Cam, dự Viết Về Nước Mỹ năm 2003 với bài “Từ Mỹ, Tản Mạn Nhớ Quê Ngoại” và “Dạy Con Nói Tiếng Việt.”

* * *

Một buổi sáng mùa đông... Vừa dẫn con gái vào lớp thì mưa lại bắt đầu nặng hạt. Tôi đang đưa xe rời trường học miệng ngâm nga "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ..." thì cell phone reo. Giọng một bà tôi đoán tuổi khá cao: "Chú đến chở ông xã với tôi đi bác sĩ được không?”

“Được chứ bác, nghề của cháu mà". Chắc bác ấy ngại mưa quá tôi không chạy xe.

Tôi ghé vội vào nhà thay đôi tất sũng nước rồi lái xe chạy qua nhà bác, chỉ mất vài phút. May là chúng tôi ở cùng một khu apartment. Tôi đậu xe phía ngoài dãy nhà, căn hộ bác ở cuối dãy, unit D. Tôi rút phone gọi, mưa vẫn như trút nước....

Mãi gần 5 phút sau cửa mới mở rồi có hai bà già ló ra với một cây dù. Trông họ vừa nói vừa nhìn vào trong nhà có vẻ chưa dứt khoát một chuyện gì. Rồi bà bác già cầm dù quyết định bước ra ngoài và bà bác già kia vội chạy theo sát bên bạn để ké chung một dù. Tôi hơi ngạc nhiên vì không thấy người đàn ông là người cần đi gặp bác sĩ chứ không phải là hai bà già.

Bà bác già không cầm dù bước lại chỗ xe tôi người hơi khom khom nhìn vào như muốn nói gì với tôi. Tôi bấm nút hạ kính xe xuống một tí thôi vì bên ngoài trời vẫn đang mưa như xối xả. Bác ấy vội thò tay nhét một cuộn giấy nhỏ qua khe cửa kính, tôi nhìn kỹ thấy rõ hai tờ giấy 5 đô la được cuộn tròn qua loa. Rồi bác nói thật to cho át tiếng mưa nhưng vẫn không dấu được nổi ngượng ngập:

"Phiền chú... ông xã tui ổng không chịu đi...".

Tôi cảm thấy bác muốn phân trần và qua ánh mắt tôi thấy bác như chờ đợi một sự thông cảm! Bà bác khoảng tuổi ngoài 70, ăn mặc giản dị, dáng dấp vẫn còn nhanh nhẹn; nhờ mái tóc đã bạc trắng lại cố ý uốn dợn thật khéo ôm lấy một khuôn mặt đẹp lão càng tôn thêm nét quí phái của một bà lớn tuổi. Nhìn bà, bỗng tôi liên tưởng đến mẹ tôi, đến những bà bác đã từng một thời khốn khó vừa bươn chải nuôi con, vừa lặn lội đi thăm nuôi chồng trong những trại cải tạo heo hút ở miền núi.

Nhìn nét mặt hiền hiền nhẫn nhục tôi hiểu liền mọi chuyện vừa xảy ra trong nhà bác ấy. Tôi nói: "Ồ không sao, cháu không lấy tiền đâu. Bác yên tâm vào chăm sóc ổng đi, người đau ốm tính khí hay bất thường mà...". Tôi nói thêm cố ý cho bác bớt bối rối: "Thôi bác vào đi khi nào ổng chịu đi thì gọi lại cho cháu".

Nghe tôi nói bác chợt im lặng, nét mặt tần ngần. Bác nói nhỏ đủ cho tôi nghe: "Cảm ơn chú..." rồi hối hả cùng bà già kia lúp xúp chạy lui. Chờ hai bà bước hẳn vào nhà tôi quay xe về nhà mình. Chắc bác ngại nếu phải một mình ra gặp ông tài xế lạ đã bỏ công đến đây trong lúc trời mưa gió mà cuối cùng vợ chồng bác lại không đi.

Cơn mưa vừa tạnh hẳn. Nắng vẫn chưa lên, nhưng không khí trong trẻo.

Tôi lại thấy người ta đi bộ lên xuống trong khu apartment rộng lớn này. Họ đang tập thể dục buổi sáng như thường ngày. Vẫn mấy cặp vợ chồng già HO ăn mặc đủ bộ: áo ấm, khăn choàng cổ, mũ len. Trông họ nhàn nhã và thoải mái chuyện trò. Trong khu apartment nầy có rất nhiều cặp vợ chồng già người Việt mình đang hưởng trợ cấp housing ở với nhau không phụ thuộc vào con cái.

Tôi lại ngâm nga tiếp bản nhạc bị gián đoạn vì cú phone của bà bác già lúc cơn mưa nặng hạt: "...Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng. Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau...".

Một ngày đang trôi qua bình an!

JJHiền

Ý kiến bạn đọc
07/07/201516:08:16
Khách
Cám ơn bạn đã cô đọng biển trời và biển lòng trên 1 trang giấy...thấm khô nổi chơi vơi và thoa lên một lớp mỏng bình an!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,079,057
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.