Hôm nay,  

Chuyện “anh Ấy” Và Tôi

05/03/200500:00:00(Xem: 102762)

Người viết: NGUYỄN NGA
Bài số 695-1273-44-vb6-040305

Tác giả tên thực là Nguyễn Nga, 42 tuổi, hiện là cư dân Tucson, AZ; Nghề nghiệp: Thợ nail, tóc. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một chuyện tình trắc trở nhưng có hậu, happy ending.
*

Ngày chia tay với Mẹ cùng các em để theo ba lên tàu đi vượt biên tìm tương lai và đất sống, tôi đã khóc thật nhiều... Nhớ Mẹ, nhớ các em và nhớ mảnh đất quê hương mà tôi đã từng chia sẻ bao kỷ niệm vui buồn.
Sau bao ngày lênh đênh trên biển, với những vất vả, vật vờ cùng cực, rồi thì cũng tới được bên bờ tự do. Ở đảo được một năm thì ba và tôi được nhận định cư ở Mỹ, nói sao cho hết nỗi vui mừng của những ngày sắp tới. Tôi, ăn chưa no, lo chưa tới, chỉ biết vui và hân hoan mong chờ ngày tới thiên đàng của Mỹ quốc.
Xuống phi trường Mỹ quốc, gia đình tôi được những người hảo tâm ra đón rước, họ thật tốt lo chỗ ăn chỗ ở cho chúng tôi, hướng dẫn đi làm giấy tờ và giúp cho ba có công ăn việc làm, còn phần tôi thì được vào trường học.
Anh ấy! Anh ấy có mặt khi tôi bước chân tới Mỹ, anh ấy thường xuyên tới thăm hỏi, giúp đỡ khi gia đình tôi gặp khó khăn, anh thường kèm tôi làm bài tập, an ủi khuyến khích mỗi khi thấy tôi buồn, nói chung sự hiện diện của anh giống như là một người thân trong gia đình không thể thiếu được.
Anh ấy 22 tuổi, cao lớn, dễ nhìn, vui vẻ, bặt thiệp. Còn tôi thì với lứa tuổi 13, bé nhỏ, rụt rè, nhút nhát lại thêm tánh tự ti, đi học thì không giỏi, hay buồn, ưa khóc và dễ giận dỗi. Anh đến với gia đình tôi như cơn gió mát, đem đến cho tôi niềm an ủi yên bình. Theo thời gian không biết tự lúc nào tôi đã yêu anh, 13 tuổi chăng" 15 tuổi chăng" hay năm 17" Tôi cũng không biết nữa. Mỗi khi anh bận không tới là tôi buồn, tôi giận, tôi nhớ anh ấy. Tôi yêu với mối tình say đắm câm lặng.
Năm tôi gần 18 tuổi thì anh ấy ngỏ lời yêu mến với tôi. Ôi! còn nỗi vui mừng nào hơn, tôi như sống trong mơ, trong mộng, tôi vui mừng khôn xiết, tôi vui, tôi cười, tôi hát một mình khe khẽ suốt ngày. Ba ngạc nhiên bảo: "Con này bộ mày khùng à!". Năm ấy tôi có 2 tin mừng, một là anh ấy đã tỏ tình với tôi, hai là được tin mẹ và các em sắp qua đoàn tụ.
Ngày mẹ và các em qua, chúng tôi, ngũ long công chúa thật vui khi gặp lại nhau, căn nhà như chật chội hơn, ồn ào hơn và ba một lần nữa lại phải vất vả đi tìm nhà lớn hơn. Sau bao nhiêu năm nhìn ba cô đơn buồn phiền nhớ me,ï ba nay đã già hơn, tóc cũng đã nhuộm màu muối tiêu, niềm vui đã loé trên mắt ba, mẹ thì cằn cỗi, đen, ốm và thật tội nghiệp. Ôi! tôi một cô gái đa sầu, đa cảm, thương ba, nhớ mẹ thường khóc thầm cầu mong ơn trên cho gia đình được gặp lại nhau, nay giấc mơ đã thành sự thật.
Tôi thường gặp anh ở sân trường đại học (tôi đã vào đại học năm thứ nhất). Tâm sự kể lể cho anh nghe niềm vui cũng như nỗi buồn mà tôi đang có, anh không có cha mẹ ở đây cho nên anh rất chia sẻ niềm vui của tôi. Anh thường ôm tôi vào lòng để an ủi vỗ về.
Một năm sau mẹ và tôi đã bắt đầu có những cơn chống đối. Mẹ thì cho tôi là quá Mỹ hoá, không biết vâng lời như các em, mẹ ngăn cản tình yêu giữa tôi và anh bởi vì anh ấy nghèo, không địa vị, không sự nghiệp. Ngày anh qua nhà xin ba mẹ cho 2 đứa được cưới nhau, mẹ từ chối thẳng và bảo anh đừng nên lui tới nhà nữa.


Chia tay cùng anh ấy ở sân trường đại học với hai hàng nước mắt như mưa, tôi sống dở, chết dở, yêu không đặng mà sống với nhau cũng chẳng đừng. Ngày nghe tin anh ấy lấy vợ, tim tôi tan nát, tôi đã quyên sinh nhưng lại được cứu sống. Tôi sống vật vờ, không ăn, không ngủ, chỉ muốn chết thôi! Cho đến lúc mẹ không chịu nổi nữa phải dọn nhà đi tiểu bang khác.
Một năm sau chúng tôi lại dọn về chốn cũ, vì mẹ không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt bên đó. Vết thương của tôi đã tạm lành. Tôi không còn đi học nữa, tôi xin vào làm ở một hãng Mỹ. Những tuần đầu thật bình lặng, vài anh chàng Mỹ lảng vảng ve vãn, nhưng lòng tôi đã chết. Tôi chỉ vùi đầu vào công việc để tâm hồn không còn khoảng trống nào nữa. Vài tháng sau tôi gặp lại anh ấy (anh làm ở một ngành khác, cùng một hãng). Anh thật ốm, dáng cao gầy phiền muộn, anh nhìn tôi và nói: "Em ơi anh khổ quá! Anh thật là nhớ em". Tôi khóc như mưa, bỏ làm ra về và nằm bẹp suốt ngày. Sau vài ngày, vài tuần và vài tháng chúng tôi đã dan díu với nhau. Tôi không thể xa anh ấy, cũng như anh ấy không thể xa tôi.
Tôi đã từng trách anh sao vội vàng đi lấy vợ, anh chỉ biết xin lỗi và phiền muộn phân trần, anh quá cô đơn, quá đau khổ. Trong một lúc nông nổi giận hờn anh đã lấy vợ mặc dù anh chẳng yêu nàng. Cuộc sống vợ chồng của anh đã thất bại, cả hai đều không hợp nhau, cô ấy thường la mắng, khinh khi anh cho đến lúc anh gặp lại tôi. Chúng tôi những kẻ yêu nhau mê muội, bỏ mặc ngoài tai những lời đàm tiếu để yêu nhau, đến với nhau trong mặc cảm phạm tội và cuối cùng thì tôi cũng đã có mang. Tôi lê tấm thân tàn về khóc than với mẹ, xin được lời tha thứ, nhưng mẹ la mắng và tàn nhẫn đuổi tôi đi. Ba nhìn tôi bằng ánh mắt thương hại, vuốt đầu tôi và khẽ bảo, đừng giận mẹ con nhé! Mẹ đã suốt đời khổ cực hy sinh cho ba và các con, cho nên ba cũng không biết nói sao cho mẹ tha thứ cho con nữa, thôi thì hãy để thời gian mẹ nguôi giận rồi con trở về xin lỗi mẹ vậy!
Tôi và anh về sống chung với nhau, giữa một cảnh hai quê làm lòng tôi tan nát. Vợ anh thường gọi phone đến để mắng chửi tôi luôn, tôi chỉ biết khóc và ngỏ lời xin lỗi (cô ấy chưa có con với anh) thành ra cô ấy hận thù chúng tôi vô cùng. Ngày con tôi chào đời, tôi nhìn con mà tủi hổ, mong rằng sau này lớn lên con sẽ tha thứ cho mẹ. Tôi đề nghị chia tay nhưng anh không chịu, chúng tôi sống với nhau như trong cơn ác mộng, cho tới ngày anh bỏ hết tất cả, bất chấp tất cả để cuối cùng thì cũng có tờ giấy ly dị trong tay.
Chúng tôi làm lễ cưới trong vòng đơn giản, vài người bạn thân, một buổi tiệc nho nhỏ, với cô dâu xinh xinh tay cầm cành hoa trắng, con gái chúng tôi cười thật ngây thơ, có lẽ nó chia xẻ với niềm vui của ba mẹ. Ba năm sau chúng tôi có thêm một chú nhóc nữa, và bây giờ thì mẹ đã tha thứ cho tôi (nhờ công sức của ba và các em).
Giáng sinh năm đó đại gia đình tôi quây quần bên nhau trong ánh lửa bập bùng, mẹ cười đùa cùng các cháu, sau khi phân phát quà xong, mẹ vui vẻ tiến về phía tôi và khẽ nói: Mẹ cầu chúc cho các con được nhiều hạnh phúc...

NGUYỄN NGA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,559,835
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến