Hôm nay,  

Cái Duyên Trên Bàn Tính

24/01/200500:00:00(Xem: 132217)

Người viết: QUYÊN THI
Bài số 670-1244-14-vb5200105

Tác giả Quyên Thi, cư ngụ tại Sacramento, California cùng chồng và hai con. Quyên Thi tốt nghiệp về nghành Computer Science tại CSU Fullerton, hiện là programmer cho một hãng tư. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của bà.
*

Hồi thời bố mẹ con nhỏ Vân Anh, đi cưới hỏi dễ như không! Đó là thời trước năm 1954. Ông Bà của nó đã kiếm nơi môn đăng hậu đối cho cả rồi, chỉ đâu bố mẹ nó chỉ việc ngồi đó. Aáy thế mà có cái lợi!
Lúc Mẹ của con Vân Anh được 17 tuổi, ông ngoại của nó nói chuyện với mấy ông trong làng cho biết là con gái tôi đã đến tuổi đi lấy chồng. Thế là độ một tháng sau đó thôi, cả chục ông đến nhà ông ngoại nó. Ông già có, ông xồn xồn có, ông trẻ cũng có luôn. Tội nghiệp cho Mẹ của con nhỏ Vân Anh, thẹn thùng phải bưng trà tiếp khách mà chẳng biết ất giáp gì cả. Sao mà hôm nay nhà mình lắm khách đến thế này! Có biết đâu đấy là đằng giai họ đến dạm ngõ!
Vài ngày hôm sau, Mẹ của con nhỏ Vân Anh mới nghe ông ngoại nói với ông mai trong làng "Thằng đó muốn lấy con gái của tôi thì bảo nó mang đến năm gánh gạo nếp, năm gánh gạo tẻ, ba con lợn, và một vài món nữ trang cho cô dâu."
Ông mai điều đình là "Đám cưới như thế thì nhà quê quá. Cái thằng này nó tỉnh lắm, làm thế không được. Thời bây giờ thì phải làm đám cưới theo kiểu đời sống mới chứ!"
Điều đình qua điều đình lại, thế rồi cô dâu được lệnh chuẩn bị đi về nhà chồng. Vừa rộn ràng vừa hồi hộp, trái tim phập phồng vì vẫn chưa biết mặt mũi chú rể ra sao, người ngợm ra như thế nào.
Ngày Tân Hôn, năm gánh gạo nếp, năm gánh gạo tẻ, ba con lợn, và vài món nữ trang chẳng thấy đâu! Vậy mà đám cưới cũng rình rang, ông ngoại thết đãi cả làng ăn mừng cho cô dâu hiền chú rể quí. Mãi đến hôm ấy cô dâu mới biết được mặt chú rể. Aáy thế mà cũng có chín mạng con! May thay chú rể cũng cao ráo bảnh trai, con người trí thức.
Thời ấy, đến tuổi đi lấy chồng lấy vợ thì là phải lấy thôi. Không cầu kỳ, không một chút tính toán. Mẹ của Vân Anh chẳng phải tự đi kiếm chồng, cũng chẳng cần biết yêu là gì. Thế mà cũng hạnh phúc như ai.
Rồi đến thời mấy ông anh bà chị của con nhỏ Vân Anh. Đó là thời trước năm 1975.
Chị nó, anh nó lấy chồng lấy vợ cũng dễ như cơm bữa. Chị nó vừa đậu xong tú tài là đã có người yêu. Yêu nhau tha thiết, yêu nhau đắm đuối, yêu mê yêu mệt. Mối tình đầu ôi thôi sao dễ thương quá! Nũng nịu bao nhiêu người yêu cũng chiều tối đa. Trầu cau mang đến, hết dạm ngõ rồi lại dạm hỏi. Cửa nhà sơn phết cho thật đẹp. Ngày Tân Hôn có hai con heo quay, hai trăm phần bánh quế và trà của Bảo Hiên Rồng Vàng và một mâm nữ trang được che đậy bởi những khăn phủ màu đỏ trông rất đẹp mắt.
Con nhỏ Vân Anh lúc bấy giờ mới có độ mừơi một tuổi, ngây thơ vui sướng cho Chị mình lại hùa theo lũ nhóc trong xóm hát nghêu ngao "Cô dâu chú rể bị bể bình bông…"
Chiï của con nhỏ Vân Anh cũng chẳng phải tự đi kiếm chồng, tình yêu đương nhiên đến. Việc cưới vợ lấy chồng là việc tự nhiên. Lấy nhau chỉ cần hai trái tim vàng và túp lều lý tưởng, không đòi hỏi, không tính toán này, không tính toán nọ. Aáy thế mà cũng có bốn mạng con và cũng hạnh phúc một thời như ai.
Đến thời con nhỏ Vân Anh biết yêu biết làm dáng là cái thời gọi là thời sau năm 1975.
Phong trào vượt biên, phong trào đoàn tụ là đề tài chính. Đi đâu cũng nghe hỏi nghe nói xì xào "Nó thoát chưa, nó đến chưa, ồ chết, bị bắt hả"", "Gia đình đó sắp được phỏng vấn, gia đình nọ đã đến nơi an toàn". Còn cái viêïc cưới hỏi không ai thèm màng đến. Có ai mà hả miệng nói đến việc cưới hỏi này thì lại bị rày la "Chớ có mà yêu. Mày khùng đấy à. Mày muốn sống chết ở đây với cái bọn Cộng Sản đấy à!" Viêïc cưới hỏi gần như là một tội phạm trong hầu hết gia đình nhấp nhỏm ra đi.
Cái thời ấy nhà hàng vắng như Chùa Bà Đanh, chẳng thấy có một cái đám cưới nào. Ngược lại nhà quàn thì lại đắt hàng vì đám ma to, đám ma nhỏ thì lại hàng rền! Thật đáng buồn thay !
Bao nhiêu các cô các cậu ở cái tuổi từ mười sáu cho đến ngoài ba mươi đều phải cố gắng kiềm chế con tim yếu đuối của mình để đánh đổi lấy hai chữ Tự Do. Con người trở nên khô cằn và cộc lốc. À mà cũng chẳng nghe các cô các cậu nói đến yêu đương hẹn hò gì cả. Ai ai cũng đều chuẩn bị cho cuộc sống Tự Do mơ hồ. Nào là đi học cắt tóc cho có tí tay nghề, đi học tiếng Anh cho có ít vốn liếng, hoặc bảnh hơn nữa thì đi học computer, vân vân và vân vân. Học đủ bẩy nghề, chỉ có nghề làm vợ làm chồng thì không ai thèm học.
Các cô các cậu ngoài hai mươi tuổi còn dễ dàng ngộ nhập vào môi trường cô đơn này. Dù sao đi nữa cái tuổi làm duyên làm dáng, cái tuổi thẹn thùng đỏ mặt tía tai cũng đã qua rồi. Còn các cô các cậu từ mười sáu đến hai mươi tuổi mới rõ là tội nghiệp. Trái tim mơ màng của những nàng công chúa và các chàng hiệp sĩ dường như bị nhốt trong một nhà giam vô hình nào đó. Những ánh mắt lén lút gửi tình, những mối tình chớm nở của tuổi học trò ngây thơ sợ hãi đánh mất hai chữ Tự Do. Yêu đấy, thương đấy, ấy thế mà cứ vờ như con tim chai đá lắm rồi. Thật tội nghiệp cho con nhỏ Vân Anh, sinh ra nhằm thời buổi này. Lớn lên không phải thời.
Rồi cũng như phần lớn các gia đình, gia đình con nhỏ Vân Anh được giấy tờ bảo lãnh đi Mỹ.
Năm năm chờ dài cổ, tuổi hai mươi cũng vừa ló dạng. Bây giờ đến lượt nhỏ Vân Anh đi học cắt tóc cho có tí tay nghề, đi học tiếng Anh cho có ít vốn liếng. Hai chữ Tự Do dường như bớt mơ hồ.
Anh của nó ở Mỹ viết thơ về "Con gái Việt Nam bên này có giá lắm. Các em sang đây cũng có giá luôn. Tỉ lệ là năm mươi chàng Việt Nam mới có được một cô gái Việt Nam." Nghe thế, chị em con Vân Anh vui vẻ hăng hái hẳn lên, chờ lâu thêm một tý, không sao.
Ngày ra phi trường vui buồn lẫn lộn, bao nhiêu năm chờ đợi hai chữ Tự Do viển vông nay đã thành sự thật.
Bốn tháng ở trại tỵ nạn để học về xã hội Hoa Kỳ, cũng có nhiều cậu nhiều cô lăng nhăng lít nhít yêu vội yêu vàng, yêu cho biết mùi yêu đương là gì, nhưng cũng có nhiều cặp yêu nhau thật sự và nên vợ nên chồng sau khi cùng nhau hướng về miền đất hứa. Riêng con nhỏ Vân Anh thì vẫn ngây ngô như ngày nào. Cứ đến chiều tối lại có mấy chàng mày râu tỵ nạn Hồng Kông và Trung Quốc đến làm quen với ông Anh của nó. Xí xa xí xô gì đấy không biết mà chiều nào cũng lảng vảng trước cái building của anh em nó. Sau này nó mới biết là mấy chàng mày râu dê này định thả dê chỉ để được đi Mỹ mà thôi, vì đã bị ở đảo lâu quá rồi và không có thân nhân ở một nước nào bảo lãnh cho hết. Tính sao cho có lợi, tính toán đủ bề!
Cái thời con nhỏ Vân Anh và những cô những cậu ngoài hai mươi tuổi đến được miền đất hứa nhiều nhất có lẽ là cái thời năm 1980 cho đến năm 1995.

Đến miền đất hứa, đi theo sức mạnh của guồng máy Tự Do, con Vân Anh cắp sách đến trường học E.S.L. và đi làm việc lon ton trong trường. Cứ nhắm mắt mà lao theo thôi.


Tưởng bở một cô có năm mươi chàng theo, nay thì thất vọng tràn trề! Môi trường college thì cũng chỉ toàn những anh mới qua, họ cũng nhắm mắt mà lao vào guồng máy thôi, để cho có được sự nghiệp, để cho có tiền mua xe hơi nhà lầu. Có ai thèm nghĩ đến việc lấy vợ lấy chồng đâu!
Nói thế chứ các cô các cậu cũng liếc ngang liếc dọc để tìm người đối diện. Liếc cho đã rồi đường ai nấy đi vì có ai thật tình muốn lập gia đình khi vừa mới chân ướt chân ráo đến xứ người.
Phe các cậu thì chê các cô Việt Nam như thế này "Người gì mà lép kẹp. Vòng số một, số hai, số ba gì mà cứ như là bị xe cam nhông cán vậy."
Phe các cô cũng không vừa chơi lại ngay "Mấy anh làm như đô con lắm, người với ngợm thì cũng lép kẹp, cái môi thì thâm xì, tay thì vàng khè, miệng thì toàn mùi thuốc lá, đã thế lại còn lùn tí lùn tì."
Cuộc sống đại học của các cô các cậu xế chiều cũng khó quen thêm được ai ngoài khuôn viên nhà trường. Ngoại trừ các cô các cậu có đi sinh hoạt thêm trong nhà thờ hay chùa chiền thì may ra còn quen được thêm dăm ba người. Thế nên ai nấy cũng cặm cụi vào sách vở. Ai nấy cũng ráng học vội học vàng để cho có được cái bằng bốn năm. Học gì cũng được, miễn sao có bằng đại học là được. Học cái ngành mà chính mình không thích cũng được, miễn sao sau khi ra trường kiếm được khá tiền là OK.
Một hôm anh Thanh Râu bạn thân của gia đình con Vân Anh đến thăm. Anh nói với mẹ nó là "Bác biết không, mấy cô Việt Nam bên nay làm eo làm giá lắm. Cháu mời mấy cô đi chơi, họ thấy cái xe cà rịch cà tàng của cháu là mặt mày méo xẹo cả đi, rồi trước khi ngồi vào xe thì lấy cái tay quẹt vào ghế xe một cái, giơ lên xem coi có dính bụi không rồi mới ngồi. Bác thấy có mất uy và mất hứng không chứ!”
Đã nghèo là cái eo, mấy cô còn phải đòi có bằng bác sĩ, dược sĩ, hoặc ít nhất là bằng kỹ sư Bác ạ. Cháu chả thèm, ế cho ế luôn, còn không cháu lấy vợ ngoại quốc cho xong, thế mà khỏe Bác à."
Con nhỏ Vân Anh nghe thế nghĩ thầm anh Thanh Râu chỉ có vơ đũa cả nắm. Nhưng mà mấy cô mà có đòi hỏi bằng cấp đi chăng nữa cũng là đúng thôi vì các đấng lang quân xưa nay vẫn giữ cái vai trò hệ trọng trong gia đình mà.
Sau lại có chuyện của chị Loan Nhí như thế này. Năm ấy Chị Loan Nhí đang học năm thứ ba về ngành điện, sang Mỹ cũng được bốn năm rồi mà cũng chưa có ai. Một hôm được ông anh Thiện của Chị rủ đi ăn tiệc để rồi giới thiệu cho Chị một anh, tạm gọi là anh Trùm Sò.
Theo như lời chị Loan Nhí kể thì anh Trùm Sò này cao ráo đẹp trai, làm kỹ sư đã được độ hai ba năm, ăn nói thì không có duyên mấy cho nên đối với chị Loan Nhí thì không có thể "đối diện thấy thương liền". Nhưng nếu có dịp tìm hiểu thêm thì chắc cũng thành chăng" Vì thế trên đường về buổi tối hôm ấy chị vẫn lịch sự nói chuyện vui vẻ.
Thế mà bỗng dưng anh Trùm Sò nói "Anh Thiện biết không, em mà có lấy vợ đó hả, em phải lấy cô nào mà một là đã đi làm rồi, làm gì cũng được miễn sao là đi làm, tỉ dụ như đi làm móng tay cũng được, hai là phải sắp ra trường rồi. Chứ em không lấy mấy cô mà còn đang đi học đâu, lấy về mất công em nuôi lắm. Rồi lỡ mấy cô ra trường rồi mấy cô bỏ em thì sao""
Chèng đéc thiên địa ơi, đúng là Trùm Sò. Chữ "sắp" ra trường của Trùm Sò chắc có nghĩa là một tháng quá! Chị Loan Nhí còn một năm nữa thì ra trường kỹ sư điện chớ có phải đồ bỏ đâu, thế mà còn bị lọt ra khỏi tiêu chuẩn của Trùm Sò. Mà đã nghe thế rồi thì mấy cô cũng chạy dài Trùm Sò luôn, nghe mà phát buồn nôn!
May đấy là Trùm Sò chỉ có bằng bốn năm, có bằng mười năm thì còn không biết tính với toán đến cỡ nào nữa. Lấy vợ mà cứ tính toán như là đi buôn tôm buôn cá vậy! À còn một điều nữa là Trùm Sò quá dở. Một con người mà nói lên được như thế thì là một con người chẳng có tính tự tin tí nào hết. Các vị có đồng ý không " Không tự tin vào bản lãnh, con tim và sự suy xét về con người đối diện. Thật là tệ! Con người gì mà chẳng có đàn ông tính tí nào.
Lại còn chuyện của ông chủ cắt cỏ nữa chứ. Qua Mỹ được ba năm, cắt cỏ siêng năng làm nên sự nghiệp, tậu nhà lầu xe hơi bóng loáng, ti vi tủ lạnh có đầy đủ, chỉ có vợ là chưa có. Muốn lắm chứ nhưng còn sợ. Gặp cô nào cũng sợ người ta đào mỏ. Ối giời ơi, có mỏ cho cam. Chỉ mới có nhà lầu và xe hơi bóng loáng thôi. À, mà không chỉ có ông chủ cắt cỏ mới như thế đâu nhé, mấy ông ra trường kỹ sư, nha sĩ, hay bác sĩ đi làm được độ vài năm là đều sợ bị đào mỏ hết cả. Nản quá !
Con nhỏ Vân Anh nghe những mẫu chuyện như thế chỉ biết viết thư về Việt Nam than vãn với Cậu Mợ nó là kiếm chồng ở Mỹ khó như mò kim đáy biển! Mất hết cả hứng nghĩ đến việc lập gia đình.
Sau khi ở Mỹ được vài năm, con nhỏ Vân Anh rành đường rành xá thêm được một tí thì nó cũng đi nhà thờ để cho quen thêm được người này người nọ. Aáy thế mà bao nhiêu năm mài ghế nhà trường và nhà thờ mà không quen được ai, mà cũng không ai ngỏ lời làm mai làm mối chi hết. Vậy mà các vị biết chuyện gì xảy ra không " Tin đồn con nhỏ Vân Anh vừa mới ra trường lan nhanh như luồng điện 1000 volt.
Tự nhiên một chị trong nhà thờ chạy đến mời "Mùng 2 Tết này em có rảnh không, chị mời em đến nhà chị ăn Tết cho vui." Con nhỏ Vân Anh nghĩ thầm "Lạ nhỉ, bao nhiêu năm nay mình đi nhà thờ có bao giờ chị ấy mời mình đến nhà chơi đâu !" Rồi chị ấy nói tiếp luôn "Em cũng lớn rồi để chị nói luôn, chẳng là chị có thằng em muốn giới thiệu cho em, đến chị ăn Tết cho hai đứa em gặp mặt, ráng đến nhe em."
Con nhỏ Vân Anh lại nghĩ thầm "Lạ nhỉ, bao nhiêu năm nay chị ấy có cậu em mà chẳng bao giờ nghe nói đến, mà tại sao bây giờ mới làm mai làm mối""
Vâng vâng dạ dạ cho có lệ. Và con nhỏ Vân Anh cóc thèm tới.
Rồi còn lại thêm chuyện bà bạn của mẹ nó. Bao nhiêu năm nay biết nó, vì nó thường chở mẹ nó đến nhà bà ta chơi, chẳng bao giờ bà mời nó vào nhà. Nay bỗng dưng "Cháu vào nhà chơi một tý đi cháu. Vào đây vào đây bác giới thiệu thằng con trai của bác để làm bạn."
Các vị nghĩ sao"
Tình cờ hay tính toán hay là năm ấy con nhỏ Vân Anh có số đào hoa chiếu mạng" Mà con nhỏ Vân Anh đã tự thề nguyền rồi, lấy chồng mà mấy ông và mọi người cứ tính với toán sao cho có lợi trăm bề thì nó chẳng thèm lấy.
Tuổi đã xế chiều đương nhiên tình yêu không còn bồng bột như thuở mười mấy, tình yêu nay có phần trưởng thành hơn và không ít thì nhiều cũng có tính toán này tính toán nọ, nhưng Việt Nam mít ta đã tính quá trớn. Tội nghiệp thay cho những cặp lấy nhau trong sự tính toán phức tạp, tính trước yêu sau.
Việc cưới vợ lấy chồng là việc tính tính toán toán. Aáy thế mà cũng có hai ba mạng con. Họ có hạnh phúc chăng" Đấy lại là một mẫu chuyện khác.
Tiếng sét ái tình, tình yêu đơn sơ mộc mạc của thưở mới lớn, hay là tình yêu giữa một nàng công chúa và một chàng hiệp sĩ hào hoa nay còn đâu! Con đường về dinh nay không còn đẹp thơ mộng như một bức tranh lụa nữa, không còn hai trái tim vàng với túp lều lý tưởng nữa mà chỉ toàn là chông gai và một đống trùm sò!
Các vị quên hết rồi à" Đồng vợ đồng chồng tát bể đông cũng cạn, cần gì tiền, cần gì cái bằng cấp đi trước hai chữ Tình Yêu!

QUYÊN THI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến