Hôm nay,  

Xe Bus Và Người Mỹ

17/11/200400:00:00(Xem: 127799)
Người viết: MÂY BẠT
Bài số 656-1197-vb4171104

Tác giả tên thật là Nguyễn Cảnh, 60 tuổi, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù Cộng sản, định cư theo diện H.O. hiện cư trú tại Garden Grove, CA. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của ông.
*

Việc kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc không cho phép người kỳ thị người đã phát xuất kể từ tháng giêng năm 1863 dưới thời tổng thống Abraham Lincoln, khi một người đàn bà Mỹ da đen lên xe bus, ngồi vào chỗ dành riêng cho người da trắng.
Ai đi xe bus nghĩ gì" Riêng tôi liên tưởng cách đây 141 năm, việc khai tử chế độ phân biệt chủng tộc được khởi sự từ một chỗ ngồi trên xe bus. Kể từ đó đến hôm nay người da màu mới có được quyền bình đẳng với kẻ khác.
Tùy theo lối nghĩ từng người, hoàn cảnh nào thích hợp theo hoàn cảnh đó, có người chưa hỏi cũng nói "cực đã, xe nhà bị hư, nên tôi đi xe bus".
Riêng cá nhân tôi, xe bus là phương tiện thuận lợi và tiết kiệm được tiền. Khỏi mua bảo hiểm xe, khỏi tốn tiền xăng, nhớt hao mòn vỏ lốp vv.... Nếu ai cũng xử dụng xe bus thì đường xá ít kẹt xe, ô nhiễm môi sinh cũng giảm bớt, nên chính quyền thành phố rất khuyến khích chuyện này. Hành khách xe bus đến nơi chỉ cần bấm nút, xe ngừng bước xuống, đi vài bước là vào nhà. Xa hơn chút nữa thì đi vài trăm thước cũng chả sao. Đi bộ thể thao càng tốt cho thân thể. Đi xe bus không căng thẳng thần kinh như khi mình lái xe riêng, khỏi sợ ai tông đại, sợ kẻ chạy ẩu vượt đèn đỏ, nhất là không phải lo lãnh giấy phạt cảnh sát, khi mình lái xe lãng trí. Nhưng bên cạnh những lợi điểm đó, xe bus vẫn phải có chút ít điều bất lợi tốn thời gian, chờ xe bus, đợi bus nên phải đi sớm hơn nửa tiếng đồng hồ hay một tiếng, đối với đi xe hơi nhà nếu công sở nơi làm việc cùng nằm trên một tuyến đường thì thuận tiện nếu không cùng thì phải đợi xe bus khác để sang xe đến sở làm.
Xe bus thuận lợi cho kẻ nghèo khi chưa có đủ tiền mua sắm xe cho giới học sinh và những người bệnh tật già cả. Hoàn cảnh tôi cảm thấy thuận lợi hơn ai hết từ ngày đến Mỹ mười năm trôi qua, mười năm tôi xử dụng xe bus đi bác sĩ, đi chợ, đi nhà thương vv... đều đi xe bus là phương tiện chính cho đời mình nên cứ nghĩ mình là thổ địa về nghành xe bus, từ thành phố này sang thành phố kia, quận hạt này sang quận hạt khác tôi đều nhớ tuyến đường, nhớ từng tên số xe, có ai hỏi đến tôi tôi chỉ dẫn tường tận còn không, trên mỗi loại xe bus đều có số chỉ dẫn rất rõ ràng, xem thì biết liền.
Tuổi đời tôi đã đến lúc xế bóng, lúc nào cũng cảm thấy như lưỡi hái tử thần đang đứng chờ sẵn bên góc cửa đợi xóa tên. Con cái từ từ lập gia đình "mạnh cò làm, cò nuốt, cuốc làm cuốc ăn." Nhờ có đồng tiền già, chính phủ giúp đỡ cộng với thẻ y tế miễn phí, việc đi lại có gì phải vội vàng, có tốn mất thì giờ cũng cam chịu đi sớm chút đón xe, về muộn màng tí cũng không sao. Nhờ chi vợ đưa, con rước cho phiền lòng dù ừ ừ dạ dạ mà mặt nặng như chì.... Nhưng có nỗi buồn "nhau chôn quê mẹ, cốt chôn đất người" sao cho khỏi cảm thấy tấm lòng già "nửa soi gối chiếu, nửa soi dặm trường".
Bus có nhiều loại bus.
Bus chạy trong thành phố quận hạt, mang hiệu khác nhau tùy theo hãng xe bus đặt tên.
Bus chạy quận hạt này qua quận hạt khác mang chữ metro blue line, hay red line, tàu điện (rail) cũng thế nhưng chạy nhanh gấp 3 lần xe bus, chạy đúng giờ không sớm, không trễ, mỗi trạm chỉ ngừng lại đúng nửa phút chạy liền, khách nào chậm rãi sẽ không lên kịp đi chuyến kế tiếp. Đặc biệt tàu điện, đúng 15 phút có một chuyến có máy tự động bán vé, khách tự động đến mua rồi lên tù, ít thấy có ai kiểm soát, nhưng thỉnh thoảng nhân viên đến kiểm soát, khách nào gian lận không mua vé sẽ bị phạt nặng lắm vì một lần bắt được, năm mười lần không.
Bus liên quận hạt, metro bus, metro rail, người già, người tàn tật đau ốm, được giảm giá rất thấp tùy theo từng hãng xe bus, 45 cents hay 25 cents, bất cứ đi xa hay gần cũng giống nhau cho chuyến xe một chiều.
Những tuyến đường chính có nhiều trường học, nhiều công sở, hãng xưởng, bus chạy từ 4:30am đến 11:30pm, mười lăm phút một chuyến, tuyến đường trung bình ít người đi ba mươi phút một chuyến.
Những bãi đậu xe lớn đủ chứa đến 30 đến 50 chiếc thường gần sát bên trạm chính xe bus hay tàu điện, có đề bảng lớn: Park and Ride, hay Park and Kiss dùng để cho người đi làm công sở xa, đến đó đậu xe hơi rồi lên xe bus hay tàu điện đến sở làm chiều tan sở về, đi ngược lại đến bãi đậu xe, lấy xe về nhà, thật là giản tiện, vừa tiết kiệm giúp cho xa lộ bớt kẹt xe phần nào.


Bus Greyhound chạy liên bang giúp những người thích du lịch đường bộ, ít tiền hơn mua vé máy bay một phần ba vừa xứng với túi tiền, còn được xem phong cảnh hai bên đường, ngắm cảnh thiên nhiên thoải mái, biết cách sinh hoạt các nông trại, trồng lúa, khoai tây, bắp ngô.....
Giá tiền xe bus từng hãng ấn định có khác nhau đôi chút nhưng người đi xe không được bỏ thiếu tiền vào máy, dù một cent cũng không chấp nhận và cũng không thối tiền lại nếu ta bỏ tiền nhiều hơn, vì thế người đi xe bus hay tàu điện cần phải có bạc cắc nhiều từ 1, 5, 10, 25 cents đều dùng được.
Những nỗi vui buồn khi đi xe bus tôi chợt nhớ đến bài hát "Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ".... Ngồi xe bus hay tàu điện cũng vậy. Người đi xe bus đó là những khách hàng "con năm cha bảy mẹ nhưng đến mười ông nội" có nghĩa là đủ loại hạng người. Tuy thế tôi lấy làm khâm phục ở nơi lòng tự trọng tính nhân ái và thật lịch sự của người Mỹ. Dù trên xe bus có chật kín chỗ ngồi khi có người tàn tật già yếu phụ nữ bồng con hay mang bầu bước lên xe bus không còn chỗ trống, những người khác họ tự động đứng dậy nhường chỗ cho những người mất năng lực này. Tôi khâm phục quá.
Ngồi trên xe bus, nghe đủ mọi ngôn ngữ người nói tiếng Pháp, kẻ nói tiếng Tàu vv... không hiểu họ nói gì nhưng cảm thấy vui vui. Giờ cao điểm của xe bus là giờ buổi sáng sớm đi làm và buổi chiều giờ tan sở. Ngoài giờ ấy thì ít đông hơn có lẽ tôi bị sao quả tạ chiếu lúc nào tôi đi cũng đông khách chỉ còn một ghế trống bên cạnh ghế tôi ngồi, một bà Mỹ dáng người như bao bố tời khoảng tạ gạo. Bà muốn vào ghế ngồi bà ngữa bàn tay lên và dùng hai ngón tay khuẩy khuẩy ra dấu như bảo tôi đứng dậy, tôi có ý nghĩa "lại kỳ thị nữa rồi". Nhưng không! Bà ấy muốn tôi đứng dậy để bà bước vào chỗ trống, nếu không bà sẽ ép tôi dẹp như bún, lỡ bà vấp ngã. Tôi đứng dậy bà bước vào nặng nề đánh một cái bịch ngồi xuống, lấn qua ghế tôi hết hai phần ba tôi tưởng như ghế sụn chân, quep xuống nhưng không sao, ghế rất an toàn dù có nặng cũng chịu đựng sức trọng tải hai trăm rưỡi pound.
Trước mặt tôi hàng ghế hai chỗ ngồi, có hai người khách VN đang chuyện trò. Người đàn bà khoảng sáu lăm tuổi, gương mặt khá bảnh bao, bên cạnh là thanh niên trạc 25 tuổi, gọi và thưa bà ấy bằng bác và tự xưng là cháu, bà không đáp lại đúng như người thanh niên vừa nói. Nhưng bà tự xưng mình bằng em và gọi chàng thanh niên đó bằng anh. Tôi ngạc nhiên quá và hiểu ý người đàn bà kia muốn gì" "Em còn trẻ mà anh" sao gọi thế.
Tôi liên tưởng, đây không phải là cuộc tình thường thấy trên đất Mỹ, một thanh niên hai mươi lăm tuổi yêu một bà cụ tám mươi gặp nhau ở bệnh viện nọ, bà là bệnh nhân nằm viện chàng là một y tá, chăm sóc cho bà, khi báo chí phỏng vấn chàng trả lời: "Tôi yêu bà vì tình yêu phát xuất từ con tim chứ không phải yêu vì bà ấy là tỷ phú"
Giòng tư tưởng, cứ tiếp tục hết chuyện này sang chuyện khác khi xe bus chưa đến trạm tôi muốn xuống. Cái ngoắt tay của người đàn bà Mỹ vừa rồi đả làm tôi khó chịu tôi cho đó là lối hành xử tịch thượng và xấc láo, ngạo mạn, mặc dầu tôi biết đó là thói quen và tập quán xưa nay của người bản xứ. Nhưng tôi vẫn thấy khó chịu.
Trái lại khi ở VN muốn gọi ai bảo ai bằng dấu hiệu, người đó phải xấp xỉ tuổi mình hay nhỏ hơn mình khi úp bàn tay xuống và ngoắt ngoắt một vài cái. Người bị gọi cảm thấy hồn nhiên và thoải mái nếu gói ghém trong phạm vi nhỏ hẹp, người ta nói "ngôn ngữ tùy theo gia phong" hay "nhập gia tùy tục" là thế đó.
Chế độ phân biệt chủng tộc tuy rằng đã triệt tiêu kể từ ngày một tháng giêng năm 1863 nhưng mãi đến 1963 trăm năm sau vẫn còn âm ỉ cháy. Mục sư Martin Luther King người lãnh đạo phong trào đòi quyền bình đẳng cho người da đen nói riêng và dân tộc da màu nói chung, đòi quyền tham gia vào công sở, tư sở, trường học vv.... đã đưa đến cái chết bi thảm cho vị mục sư này. Lịch sử Mỹ bước qua một khúc quanh mới để xoa dịu lòng hận thù bắt buộc chính phủ Mỹ phải tôn vinh người lãnh đạo phong trào này như một vị anh hùng, đặt tên đường và chọn ngày kỷ niệm hàng năm cho toàn thể người dân Mỹ ghi nhớ.
Tóm lại xe bus hay xe nhà cũng lắm điều lợi và cũng không kém điều bất lợi. Riêng tôi, vì tuổi tác, lợi thì có lợi mà răng không còn.

Mây Bạt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,022,192
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến