Hôm nay,  

Hồi Ký Gởi Các Con

16/11/200400:00:00(Xem: 115922)
Người viết: Paul Đinh Tiến Hoàng
Bài số 655-1196-vb3161104

Tác giả là một vị cao niên, chỉ mới tới Hoa Kỳ chưa đầy ba tháng, hiện đoàn tụ với các con cháu của ông tại Garden Grove, Nam California. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông, Hồi Ký Gửi Các Con. Tựa đề được bổ túc theo nội dung bài viết.
*
Đêm nay là đêm thứ 62 bố ngủ trên đất Mỹ. Đêm nào bố cũng dậy từ 2- giờ sáng nếu không viết gì thì rất khó ngủ tiếp" Bố đang viết hồi ký gởi các con về cuộc đời thứ hai của bố.
Cuộc đổi đời thứ I di cư từ Bắc vào Nam năm 1954. Cuộc đổi đời thứ 2 kể từ ngày 31/8/2004 lúc 12 giờ kém 20 máy bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đưa bố tới Hồng Kông đúng 15 giờ cùng ngày. Nghỉ tại sân bay HK đến 15 giờ 40 bay tiếp đi Mỹ...
Lúc ngồi trên máy bay, nghe thông báo "máy bay đang trên vùng trời Mỹ quốc" từ bên cửa sổ, bố chăm chú quan sát, qua những đám mây trắng lững lờ trong bầu trời xanh thẳm, thấp thoáng nhửng thành phố đồ sộ, ẩn hiện với những rừng cây, đồi, núi, sông, biển. Trong chốc lát tiểu bang California đã hiện rõ trước mắt bố,rồi thành phố Los Angeles. Máy bay đáp xuống phi trường Los Angeles lúc 5 giờ 15 am ngày 31 tháng 8 năm 2004.
Sau khi nhận lại hành lý, một nhân viên hàng không Mỹ hướng dẫn hành khách ra cửa. Trên hành lang cửa ra vào, đã thấy gia đình 3 con: Ân, Đạt, Hạnh, Hiệp, gia đình cô Mai-chú Tuyến, bác Dũng, anh Công, chú Trí, chú An và mấy cháu đứng đợi hò reo mừng làm bố vô cùng cảm động. Mọi người lên xe cùng đưa bố về nhà chị Hạnh-Hiệp đoàn tụ trong bữa cơm gia đình thân mật.
Tuy còn hơi mệt vì một ngày đêm mất ngủ, nhưng chỉ sau 15 phút ăn uống, bố đã khỏe hẳn và trò chuyện vui vẻ. Sau một đêm ngủ say sưa trong phòng dành riêng cho bố, trên giường kê cần cửa sổ, ánh trăng Thu xuyên qua cửa kính, con chó berger hàng xóm sủa, khiến bố tỉnh thức. Bố nhìn hình ảnh mẹ để bên đầu giường bố nghĩ: nếu giờ này Chúa chưa cất Mẹ về thì hạnh phúc biết bao"
Hôm sau ngày 2/9/04 anh Hiệp đưa bố đi thăm bác Dũng, có cả chú An, cô Mai, chú Tuyến cùng đi. Anh em gặp nhau sau bao ngày xa cách, lòng tràn đầy hân hoan mừng vui.
Chiều nay chú Tuyến đưa bố đi tắm ở hồ nước khoáng nóng trong khu vực Câu lạc bộ thể dục, thể thao rất rộng lớn, có đầy đủ dụng cụ, máy móc tự động để tập thể hình, thể dục nhịp điệu, điền kinh vv... Có huấn luyện viên nam nữ hướng dẫn cho từng người. Số người tập trên 200 người, thanh thiếu niên nam nữ, các người lớn tuổi, đủ chủng tộc, nói lên sức sống mạnh mẽ của một Hiệp Chủng Quốc....
Ngày 4-9/04 cô Mai, chú Tuyến và Hạnh Hiệp đã đưa bố đi thăm Sea World một bờ biển rộng lớn, chạy dài hơn 5km giữa hai dãy núi, trên núi có nhiều dinh thự nguy nga nhìn ra biển rất thơ mộng. Dưới chân núi có đường nhựa rộng, chạy quanh trên bờ biển hai bên đường có nhiều khách sạn đồ sộ sang trọng với những xe hơi bóng loáng nối đuôi nhau đậu dưới bóng cây cọ, cây thông quanh bờ biển. Cô Mai, chú Tuyến, chị Hạnh lo làm bếp, nấu ăn, nướng thịt để ăn trưa ngoài trời, có sẵn bàn ghế....
Ngày 10/9/04, Hiệp đưa bố đi thăm bác Ninh, bác Đồng ở đường Bolsa. Đến chiều cô Mai, chú Tuyến mời bố đi ăn nhà hàng HomeTown, một nhà hàng rộng rãi mát mẽ, lịch sự và rất đông khách ăn uống thoải mái vui vẻ, nhưng rất trật tự.
Ngày 11/9/04 cháu Công mời cả nhà đến ăn cơm trưa, gia đình bác Dũng ở với gia đình cháu Công Yến. Đã lâu năm chú cháu không gặp nhau nên hôm nay thật vui vẻ, thân mật. Sau bữa ăn bác Dũng biếu bố 200 US, anh chị Công biếu chú 200 US, chú An biếu 50 US và hứa mỗi tháng sẽ biếu bố 50 US. Số tiền trên bố đưa anh Hiệp mua cho bố một TV, một đầu máy DVD để trong phòng của bố....
Ngày 12/9/04 cả nhà đi lễ ngày chủ nhật ở nhà thờ Colomban cách nhà khoảng 2km. Trưa nay anh chị Định mời bố đi nhà hàng Vạn Hạnh ăn cơm chay rất ngon. Nhà hàng cơm chay rất đông khách ăn và rất nhiều nhà sư nam nữ ăn. Ngoài cửa hàng cơm chay, ở đây còn có nhiều hàng tạp hóa bán đủ mọi thứ, bố mua một cây sáo trúc để thổi chơi, giải trí, khi ở nhà một mình. Sau đó anh chị Định mời bố đi Huntington Beach tắm biển, một bãi biển thật đẹp, có đông khách du lịch, sau khi tắm lên nằm phơi nắng trên bãi cát đầy nắng, gió trong lành, tự do thoải mái, từng cặp vợ chồng hay bạn tình nằm tâm sự âu yếm giữa thanh thiên bạch nhật, dưới những cặp mắt bàng quang ít ai quan tâm....


Ngày 13/9/04, em Đạt đưa bố đi chơi tennis đến 21 giờ mời bố đi ăn nhà hàng Jack in the box. Tối nay bố ngủ ở nhà Đạt, các con và mẹ Nhật vui vẻ chào mừng ông nội. Cả 3 cháu đều là gái: Cháu Nhật-Vy chị Hai mới 6 tuổi, cháu Thảo Ngân 4 tuổi, cháu Hoài Thuy 2 tuổi, cả ba cháu đều rất dễ thương, ca hát, nhảy múa tự nhiên, không hề nhút nhát. Chị hai hết ca vũ lại lấy giấy bút chì màu vẽ hình cô tiên đem tặng ông nội, hai em bé cũng bắt chước chị lấy tờ giấy vẽ lung tung đem tặng ông nội. Ôm các cháu vào lòng, ông khen và cám ơn rồi gấp lại cẩn thận bỏ vào túi làm kỷ niệm....
Ngày 14/9/04 chị Hạnh đưa bố đi làm hồ sơ xin ID, xin greencard và Medical card, các nhân viên tiếp khách rất niềm nở, tận tình hướng dẫn cẩn thận và hứa sau 3 ngày sẽ gởi về tận nhà (đúng như vậy).
Chiều nay cô Mai, chú Tuyến mời cả nhà đi tham quan Mile square park một rừng cây cổ thụ rộng lớn, ở giữa có một hồ nước trong xanh, rộng khoảng 100m dài khoảng 100m, chung quanh hồ có đường nhựa, chú Tuyến và bố đi dạo chung quanh hồ một vòng, rồi bố nằm nghỉ trên bãi cỏ xanh mượt, dưới bóng cây cao, gió mát, nhìn đàn cò trắng từ đâu bay về xào xạc đậu trên những cánh lá đu đưa trong nắng chiều, đưa tâm hồn bố lên những khoảng trời thu trong xanh của tạo hóa. Hết ngắm trời lại nhìn bầy vịt trời cùng những con thiên nga mỏ đỏ đang soi bóng trên mặt hồ nước trong xanh thật thơ mộng.
Ngày 15/9/04 Chị Hạnh đưa bố đi County of Social Service Agency để làm thủ tục lãnh tiền trợ cấp tuổi già. Hạnh nói "bố sẽ dùng tiền này để đi du lịch, nếu bề trên còn để bố sống thêm 5- 10 năm nữa, bố sẽ đi tham quan những nơi danh lam thắng cảnh của nước Mỹ, sau đó bố sẽ đi du lịch Âu Châu qua Hà Lan thăm lại anh chị Cần Hồng và hai cháu An Bình. Rồi qua Úc thăm chị Đức, anh Quỳnh, bé Như-Nguyện ở Melbour....
Ngày 16/9/04, em Đạt đưa bố đi chơi tennis từ 19 giờ đến 21 giờ rồi ông Ba, trưởng nhóm mời toàn thể anh chị em, tất cả 22 người đi ăn tối ở nhà hàng Hometown Buffet. Trong bữa ăn có thêm hai ông bà bạn của ông Ba cùng đến dự. Sau khi thăm hỏi, bố nhận ra cô Kim Quy vợ của ông Minh mới đến, cô là con bà Chánh Phi ở xứ Điền Hộ, đồng hương và còn có họ hàng nữa, thật bất ngờ một cuộc hội ngộ sau hơn 50 năm xa cách. Cô chú Minh-Kim-Quy làm việc cho đài phát thanh công giáo Philippine và mới qua Mỹ được 7 năm. Anh em cùng ngồi bàn ăn, trò chuyện, thăm hỏi về gia đình, họ hàng nội ngoại rất đông, đang định cư tại Mỹ quốc, quê hương thứ hai của người Việt Nam.
Ngày 17/9/04 Hiệp đưa bố đi thăm bác Minh gái ở đường Bolsa. Bác đã 82 tuổi, bác bị chấn thương mạch máu não nên đi lại phải chống gậy và nói rất khó khăn. Bác rất vui mừng vì sau hơn 40 năm chị em mới lại gặïp nhau trên đất Mỹ văn minh, hùng cường này.
Trời đã sắp sáng. Đến giờ này bố sực nhớ ra một sự kiện quan trọng, gây cấn đang xảy ra trong nước Mỹ, mà cả thế giới đang theo dõi rất hào hứng về kết quả cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ giữa ông Bush và ông Kerry. Đây là một cuộc tranh cử chức vị cao nhất của một quốc gia hùng mạnh nhất trong giai đoạn lịch sử thế giới hiện nay.
Giờ này hàng tỷ người đang chờ đợi cuộc kiểm phiếu trên toàn nước Mỹ mà mọi người đều tin rằng "kết quả sẽ rất chính xác" vì máy móc rất công bằng, nói lên tinh thần "tự do, dân chủ đích thực của dân tộc Mỹ...."
Bố sang Mỹ đúng vào dịp đang vận động tranh cử tổng thống, các dân biểu từ thành phố đến thượng viện, hạ viện. Khắp nơi trên các đường phố đều có quảng cáo của người ra tranh cử. Hàng ngày bố xem TV nghe đài phát thanh, xem báo chí để theo dõi các cuộc tranh cãi, quảng cáo của các ứng cử viên. Chế độ tự do báo chí ở Mỹ rất tự do, dân chủ nên có rất nhiều báo hàng ngày và tạp chí. Tùy chủ trương đường lối của ứng cử viên thích hợp thì ủng hộ vận động dư luận quần chúng, giúp dân chúng hiểu biết về trình độ khả năng, đạo đức nhất là quá trình hoạt động với nhân dân của từng ứng cử viên.
Đây là lần thứ nhất trong đời bố được mắt thấy tai nghe, tự mình chứng kiến một cuộc tổng tuyển cử tại Mỹ. Mọi diễn tiến tổ chức ứng cử, vận động tranh cử và bầu cử đã diễn ra sôi nổi hào hứng mà trật tự chưa từng thấy, khiến Bố càng thêm tin tưởng vào chế độ dân chủ thực sự.

Paul Đinh Tiến Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,169,190
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến