Hôm nay,  

Cái Thằng Bưng Phở

08/11/200400:00:00(Xem: 153159)
Người viết: QUYÊN THI
Bài số 649-1190-vb2081104

Tác giả Quyên Thi. Hiện đang cư ngụ tại Sacramento, California cùng chồng và hai con. Quyên Thi tốt nghiệp về nghành Computer Science tại CSU Fullerton, hiện là programmer cho một hãng tư. Đây là bài viết đầu tay của tác gỉa và xin kính tặng những bậc sinh thành vẫn còn cách sống và cách nghĩ của thế kỷ trước đây.

Từ ngày định cư ở Hoa Kỳ, nghe lời mấy ông anh, tôi chỉ biết lo cắm đầu cắm cổ đi học để lấy được một cái bằng bốn năm để còn tìm được công việc tốt mà kiếm sống. Bốn năm học ở trường đại học, thế mà chẳng kiếm được một người bạn thân. Bạn trong trường thì chỉ là bạn học, còn cuối tuần thì chẳng ai rủ mình đi đâu cả. Bạn gái cũng chẳng có, bạn trai cũng không. Cuối tuần tôi chỉ biết chui vào thư viện học, hoặc là lui cui ở nhà, hết đứng lại ngồi, hết ngồi lại nằm, hết nằm lại đứng. Chán lắm cơ! Có lẽ vì tôi cũng có phần lớn tuổi hơn những người bạn trong lớp cho nên không hợp gu chăng"
Rồi vào một cuối tuần Mẹ tôi bảo rằng "Ngày mai có Bác Thu tới chơi. Bác Thu là con chú con bác ruột với Bố mày. Họ của Bác là cùng họ với chúng mày đấy."
"Ủa vậy hả Mẹ, cùng họ như thế là gần lắm. Lâu lắm rồi con không gặp Bác Thu."
Chiều hôm sau con gái của Bác Thu là Chị Xuân chở Bác đến thăm Mẹ tôi. Chị em gặp nhau mừng rỡ, trò chuyện huyên thuyên. Tôi ra chào Bác. Sau vài câu thăm hỏi "Cháu học ở đâu, chừng nào cháu ra trường…" Bác Thu giới thiệu Chị Xuân để hai chị em chơi với nhau cho có bạn. Rồi Bác nói luôn "Này Cháu, xem có ai giới thiệu cho Xuân, nó cũng lớn tuổi rồi mà chẳng có ai."
"Cháu đang đi học, cháu đâu có quen ai đâu Bác. Thân cháu, cháu còn lo chưa xong nữa là lo cho thân Chị."
Bác lại xoay sang Mẹ tôi "Mợ xem có ai giới thiệu cho Xuân nhé."
Gia đình của chị Xuân sang Hoa Kỳ năm 1975, cho nên lúc gặp tôi Chị đã có bằng bốn năm và đã có job rất bảnh. Ôi thôi tôi súyt xoa "Chừng nào em mới được như Chị".
Chị lớn hơn tôi hai tuổi, hai chị em cũng gần băm cả rồi cho nên vừa gặp nhau là hợp ngay. Chị Xuân có tướng rất sang, tầm thước thật là hết xảy, cao 1m65, gầy mảnh khảnh, ăn nói hoạt bát, dí dỏm mà lại chưa có ai. Thật là cũng khó hiểu. Tôi cũng thắc mắc không ít. Ở Mỹ bao lâu nay rồi, đi làm rồi mà lại không có người yêu hay bồ bịch gì thì cũng hơi lạ.
Sau khi gặp Chị, cuộc đời tôi có thêm mắm muối; vì cứ đến cuối tuần hai chị em lại rủ nhau đi lang thang phố Bolsa. Nào là đi ăn chè Hiển Khánh, đi xem xinê, đi shopping và nhất là lại có dịp để nói chuyện đời với nhau. Đi đến đâu Chị cũng gặp người quen.

"Hi ông chủ, sao ông chủ tiệm khỏe không" Dạo này không thấy đi họp nữa""
"Ồ anh thường thôi Xuân. Bận quá, lu bu quá còn họp hành gì được. Xuân sao""
"Xuân cũng thế, chẳng có gì mới lạ. Hôm nay Xuân dẫn nhỏ em đi ăn chè của anh đây."
"Quyên, nhỏ ăn gì""
"Ôi chè chuối nhìn ngon quá, cho em một bát chè chuối đi anh."
Chị Xuân trêu "chúi ra hay chúi vào đó nhỏ"" Rồi hai chị em tôi tủm tỉm cười.
Sau khi hai chị em ngồi vào bàn ăn chè tôi thì thầm "Úi cha, Chị quen cả ông chủ cơ à" Oách thế nhỉ! Đẹp trai trí thức ra phết, sao Chị không nhảy vào cho xong."
"Ôi, con nhỏ này nhỏ ăn nói có duyên ghê. Nhảy vào được thì tao đã nhảy vào từ lâu rồi đợi gì đến nhỏ nói."
"Vậy hả, tiếc thật!"
Tôi lại tiếc hùi hụi giùm cho Chị. Lại một chàng đẹp trai trí thức con nhà đề huề không còn available.
Một hôm chị điện thoại cho tôi, "Ê nhỏ, cuối tuần này đi chụp hình với tao không""
"Ui cha sao sướng vậy" Ai chụp cho mình""
"Nhỏ chưa cần biết, Chủ Nhật 10 giờ sáng tao sẽ đến đón, chuẩn bị mặc đồ trang điểm lên cho đẹp nhe nhỏ. Dịp may hiếm có đó. Đi đường rồi tao kể cho nghe".
Sao cái bà chị này hay thật, mình chưa gật mà bà ấy đã ok rồi…cúp phone ngay. Thế là tôi cũng đành chịu trận, xí xọn trang điểm, día đồ lên và đi theo Chị.
Sáng Chủ Nhật như đã hẹn, Chị Xuân đến đón tôi. Vừa vào xa lộ tôi nóng ruột hỏi ngay "Ai chụp hình vậy, sao mà bí mật thế""
"Ồ cái thằng cha này tao mới quen."
"Thằng cha nào mà chị mới quen mà Chị lại gọi la thằng chả""
"Bác (mẹ của Chị Xuân) giới thiệu chứ ai, con bà bạn nào đó."
"Bác giới thiệu" Chị gặp lần nào chưa mà hôm nay đi chụp hình""
"Gặp một lần rồi. Rồi thằng chả nổ biết chụp hình, thành ra tao gạ ổng chụp hình hôm nay để cho nhỏ gặp mặt luôn."
"Tướng tá ra sao""
"Thì lát nữa nhỏ gặp rồi nhỏ cho tao biết ý kiến."
Đến nơi, chàng vừa ngủ dậy. Chàng mời hai cô vào "Xin lỗi Xuân nhe, tối hôm qua anh đi ngủ trễ cho nên sáng nay anh ngủ quên. Ngồi đợi anh tí nhé." Thế rồi chàng chạy vào đánh răng xúc miệng tiếp hay sao đó. Thừa dịp không có ai, Chị Xuân húc cùi chỏ tôi "Sao, nhỏ thấy sao""
Tôi lắc đầu thì thầm "trời đất ơi, sao nhìn thằng chả giống dân xì ke vậy."
"Ừ…"
Ngay sau đó chàng bước ra, "Hai em uống gì không" Cà-phê không""
"Cảm ơn anh, bọn này uống rồi."
"Vậy hả, vậy đợi anh đi pha miếng cà-phê đã nhe. Không thôi chụp nó run tay."
Thế là hai cô lại kiên nhẫn ngồi chờ thêm năm phút pha cà-phê, năm phút lấy máy ra, rồi lại thêm độ mười phút lau chùi ống kiếng và ráp phim vào. Tôi nghĩ thầm, cái thằng cha này câu giờ ghê.
Đến gần mãi đến giữa trưa chàng mới ra tay trổ tài. Tưởng đi đâu chụp chứ, ai dè, chàng dẫn hai chị em tôi ra ngõ hẻm sau nhà. Trời mùa hè thì nắng chang chang, ngõ hẻm không một bóng cây, chỉ toàn là…xi măng với một bức tường và vài cái thùng rác nữa chứ. Ôi cha mẹ ơi…vậy mà cũng đòi chụp hình để lấy le với mấy cô!
"Ok, Xuân, em vô đứng dựa vào tường đi em."
Bà Chị lại hành tôi "nhỏ, nhỏ vô chụp trước đi."
Cả nửa tiếng đồng hồ, chị em tôi thay phiên đứng dưới nắng ngay bờ tường ẻo qua ẻo lại, miệng cười như mếu, mồ hôi thì nhễ nhãi. Đã thế thỉnh thoảng một luồng gió nhẹ thổi ngang làm cho những mùi thơm tho ở phía thùng rác lại có dịp nhảy múa quay cuồng, chịu không thấu! Sau đó chàng còn mang cả cái thang nhỏ để làm tiền phong, rồi còn đạo diễn cho chị em tôi đứng lên thang nữa chứ! Thật là không phù hợp với bộ đồ tôi mặc tý nào!
Sau độ một tiếng đồng hồ, "ồ, thôi chết, anh trễ hẹn rồi…Xuân, khi nào anh rửa hình xong anh sẽ gọi em nhé."
"Vâng, cảm ơn anh nhé. Bai anh."
Hai chị em tôi ra đến xe, không ai nói một lời nào. Khi xe vừa ra đến ngoài con đường chính, hai chị em tôi mới cười ôi thôi là cười. Cười rung cả ghế, chúng tôi cười lăn bò càng đến độ chảy cả nước mắt.
"Nhỏ, thôi ngừng cười để tao còn lái xe. Nè tao đói bụng rồi, đi kiếm cái gì ăn nhe. Gần đây có cái tiệm Thái ăn được lắm, vào đó ăn nhé."
"Vâng, em đói cũng muốn xỉu rồi. Ăn gì cũng được."
Sau khi hai chị em gọi các món ăn xong xuôi, chúng tôi lại nói tiếp chuyện đời.
"Em cũng không hiểu nổi tại sao Bác lại làm mai cho Chị cái ông như xì ke này."
"Ôi, Bác lớn tuổi rồi, cũng muốn cho tao quen người này người nọ, thành ra gặp bà bạn nào có con trai là cũng muốn tao làm bạn với con trai họ."
"Thì em cũng đồng ý thôi, nhưng mà cũng phải tùy người mà giới thiệu chứ. Mà thôi Bác lo cho Chị là cũng good thôi. Nhưng mà nè, hôm nào Chị đi lấy hình xong rồi thì bái bai chàng luôn cho em nhe Chị nhé. Không thôi thì lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy là nguy đó."
"Ừ, nhỏ khỏi lo. Tao mà có ưng hay yêu chàng cũng không thành đâu mà lo."
"Uûa, Chị nói cái gì mà kỳ vậy""
"Ừ, Bác kỳ lắm nhỏ không biết hả" Bác giới thiệu vậy chứ tới lúc mà Bác thấy có mòi mà hai người mà thân thân một tý là Bác bắt đầu nói ra nói vào, chê bai đủ điều."
"Ngộ vậy" Mà Bác chính là người giới thiệu cho Chị cơ mà."
"Đúng thế. Thế tao mới nói là kỳ! Đây đâu phải lần đầu. Lần nào cũng y như lần ấy. Có lần có một chàng kia Bác giới thiệu cũng được mã lắm, cũng con Bà bạn. Tao đi chơi với chàng được mấy lần rồi là Bác bắt đầu chống đối. Chửi bới om som cả lên."
"Thế rồi sao""
"Thì thôi chứ sao. Đi chơi nữa để rồi nghe chửi nữa à."
"Vậy lần này Bác giới thiệu chị đi gặp làm chi nữa cho nó mất thì giờ, nếu đã biết trước là sẽ không đi tới đâu""
"Tao không đi thì cũng bị nghe chửi thúi đầu liên tục một tuần lễ. Không những bị nghe chửi mà Bác còn giận với hờn rồi Bác lại còn bịnh lên bịnh xuống nữa chứ. Nhỏ không biết chứ mệt lắm! Thành ra tao đi cho nó xong chuyện, cho đỡ nhức đầu căng thẳng."
"Vậy hả" Thật là khó hiểu, không biết Bác muốn gì nữa. Thế từ hồi nào đến giờ chị chưa có bồ à""
"Hồi lúc tao học ở trung học, cũng gặp được nhiều đứa dễ thương lắm, nhưng mà không có dám hó hé gì cả. Hó hé một tý là bị cạo đầu luôn. Rồi lúc tao vào đại học thì ông bà già lại đe "lo học cho xong đi nhé, bồ bịch yêu đương hãy gác qua một bên." Rồi lúc tao vừa ra trường thì ông bà già lại nói ngay "Đi kiếm ai mà đi lấy chồng đi chứ"" Nhỏ thấy đó, bao nhiêu năm không cho tao quen ai, đùng một cái bắt tao đi lấy chồng. Mấy ông bà già thật là mâu thuẫn!"
"Em đồng ý với chị 100%. Còn một điều mà em thấy nữa là mấy ông bà già ngộ lắm cơ. Cứ hễ thấy mình vừa mới quen với ai là cứ nghĩ mình yêu mê yêu muội rồi sắp đòi cưới đến nơi rồi. Chị có thấy như vậy không" Có lẽ cái thời của ông bà già mình nó là như thế chị nhỉ."
Trên đường chở tôi về, hai chị em tôi ít nói hẳn đi. Mỗi người chìm trong tư tưởng của mình. Tôi thì cứ thắc mắc không hiểu tại sao Bác Thu lại có những cư xử kỳ cục như thế. Còn chị suy tư cái chi cũng không rõ, có lẽ cũng hơi buồn cho số phận mình chăng"
Khuya hôm ấy, tôi thao thức trằn trọc mãi không ngủ được, vì đầu óc bận rộn suy nghĩ về Bác Thu. Câu hỏi "tại sao Bác lại kỳ như thế" cứ quay vòng vòng trong đầu tôi. Lăn qua rồi lăn lại suy nghĩ miên man. Bố của Chị mất được hơn một năm, các anh chị lớn trong gia đình thì ai nấy cũng đã có chồng có vợ cả rồi, Chị là con gái út, Bác lại ở với Chị…Thôi chết rồi! Có phải chăng đây là tình thương ích kỷ của một người mẹ già" Một đằng cũng muốn con gái mình đi lấy chồng, một đằng thì không muốn. Vì nếu Chị đi lấy chồng rồi thì ai chăm sóc cho Bác đây. Chị lại là con gái út nữa cho nên tình mẹ con cũng có phần gắn bó. Phần con, đành nào con bỏ mẹ ở một mình. Vui lòng với giải đáp này, tôi ngủ thiếp đi hồi nào không hay.
Sáng hôm sau, tôi có kể lại cho Mẹ tôi nghe, Mẹ tôi cũng có vẻ đồng ý với suy luận của tôi.
"Mẹ thấy không, tụi Mỹ họ đá con cái của họ ra khỏi nhà lúc con họ vừa 18 tuổi cũng có cái hay của nó chứ nhỉ. Như thế tình mẫu tự không bị ràng buộc bởi một sợi dây gì ca.û Bổn phận cha mẹ đến đó cũng coi như là xong. Còn VN mình, bổn phận của cha mẹ và bổn phận của con đối với cha mẹ sao mà con thấy nó nặng nề quá!"


Mẹ tôi ầm ầm ừ ừ. Chắc mẹ tôi nghĩ cái con nhỏ này mới sang Mỹ có vài năm mà đã Mỹ hóa mất rồi.
Ngày tháng lại trôi đi…Một ngày đẹp trời Mùa Xuân, hai chị em tôi vừa đi xem phim "Fields of Dream" xong do chính tài tử Kevin Costner vừa là đạo diễn lại vừa đóng vai chính.
"Thằng cha đẹp trai thật. Nè nhỏ, hôm nay mình đi đâu ăn đây"" Chị Xuân nói.
"Hừm, Chị đi ăn phở Hiền Vương ở trong Phước Lộc Thọ bao giờ chưa""
"Chưa, ở đó có món gì đặc biệt""
"Em cũng chả biết nữa. Hôm nay mình đi ăn thử ở đó không" Em nghe mấy đứa bạn trong trường nói là chủ tiệm phở Hiền Vương là Ôâng thầy dạy toán của em ngày xưa."
"Thầy của nhỏ" Sao ai nhỏ cũng kêu là thầy hết vậy""
"Thầy là thầy dạy toán của em năm em học lớp 7 và lớp 9 ở VN. Những năm đó em làm trưởng lớp và thầy là giáo viên đảm nhiệm lớp của em. Ừ thôi hôm nay mình đi ăn Phở Hiền Vương xem coi có gặp thầy và xem thầy có nhận ra em không."
"Ok, vậy thì đi."
"Em còn nhớ hồi đó Thầy cứ gọi em là con nai vàng ngơ ngác""
"Vậy hả, ngơ ngác, nai vàng cái khỉ mốc!"
Vào quán, chúng tôi được một anh chàng bồi bàn với nụ cười làm não lòng người tiếp đón nồng hậu và mời vào ngồi.
"Hai cô dùng chi""
Tôi trả lời "chúng tôi cũng chưa biết nữa, ở đây món gì ngon nhất""
"Hai cô chưa ăn ở đây lần nào hả" Vậy thì tôi đề nghị ăn món phở áp chảo. Phở áp chảo ở đây là ngon số một."
Chị Xuân tiếp, "nói thiệt không đó, ăn hổng ngon khỏi trả tiền há""
"Bảo đảm ngon mà."
Chị Xuân nói "Ok, vậy thì cho tôi một cái phở áp chảo. Còn nhỏ ăn gì""
"Thôi thì tôi cũng ăn phở áp chảo luôn cho rồi. Nè anh, có phải ông chủ tiệm phở này là của ông Thầy dạy toán không""
"Đúng rồi, cô biết thầy hả""
"Ừ, thầy là thầy dạy toán của tôi lúc còn ở VN. Vậy thầy có ở đây không anh""
"Ồ, ổng ít ra đây lắm. Tôi là cháu ruột của ổng đó."
"Ủa vậy hả""
"Để tôi đi nói ông đầu bếp làm hai dĩa áp chảo và tiếp mấy người khách rồi lát nữa tôi lại nói chuyện cùng các cô nhe."
Bây giờ anh bồi bàn không còn là một anh chàng bồi bàn bưng phở người phàm nữa mà là cháu của ông thầy đó nhe.
Sau khi chàng đã đi rồi, tôi thì thầm "Chị Xuân, chàng này vui vẻ hoạt bát đó chứ. Ăn nói cũng có duyên ra phết. Tướng tá cũng tốt ra phết chị nhỉ. Lại cỡ tuổi bọn mình."
"Ừ..." Thế là hai chị em tôi nháy mắt nhau.
Sau khi khách đã nguôi đi, chàng lại bàn của chúng tôi, "Xin lỗi các cô nhé, tôi tên Bảo, còn hai cô""
"Tôi tên Quyên, còn bà chị tôi tên Xuân."
Vì chàng là cháu của Thầy, cho nên cuộc nói chuyện thật cởi mở hào hứng. Chị Xuân và tôi có bao nhiêu chiêu duyên dáng sổ ra hết. Cười cười nói nói vang cả tiệm. Lâu lắm rồi mới gặp được một người nói chuyện hợp gu như thế mà.
Chị Xuân hỏi Bảo, "Thế Bảo chỉ làm ở tiệm này thôi hả" Có đi làm ở đâu nữa không""
"Bảo chỉ làm ở đây thôi. Làm chi nhiều cho mệt. Sáng sáng 10 giờ mới ra đây. Trước đó thì Bảo chạy bộ ở bờ biển Huntington Beach đó. Tối đến 9 giờ đóng cửa Bảo lại ra biển ngắm trăng sao."
Chị Xuân thốt lên, "Trời đất sao mà sướng quá zdậy" Sao mà sống giống kiểu tài tử quá zdậy""
Bảo cười rồi hỏi, "Ăn xong, tối nay Xuân và Quyên có làm gì nữa không""
Lúc này coi như chị Xuân dành nói hết, "Không, ăn xong thì đi về thôi."
"Vậy hả, vậy Xuân và Quyên ngồi chờ đến 9 giờ được không""
Chị Xuân hỏi "Ngồi chờ đến 9 giờ để làm gì""
"Có gì mình ra biển ngồi nói chuyện chơi."
Tôi nghĩ thầm, anh chàng Bảo này tấn công hơi mạnh đó nhe. Cặp mắt của Chị Xuân tôi thì lóe lên một tia hy vọng, nhìn chị là tôi biết chị muốn đi ghê lắm. Ngay lúc ấy, có khách vào, cho nên Bảo phải chạy đi tiếp khách.
Chị Xuân hỏi ngay "Sao nhỏ, đi ra biển không""
"Thôi đi chị, cho em xin. Mới quen đây mà đi cái gì, kỳ lắm."
"OK, vậy thì hẹn hôm khác vậy nhe."
Khi Bảo quay lại bàn của chúng tôi, Chị Xuân cáo lỗi "Bọn này muốn đi lắm nhưng đợi đến 9 giờ mới đi thì tối quá. Thôi để dịp khác nhe."
Trước khi ra về, chúng tôi trao đổi số điện thoại. Bảo hứa sẽ gọi cho chúng tôi. Hôm ấy phở áp chảo phải nói là ngon tuyệt cú mèo! Trên đường về, hai chị em cười cười nói nói như pháo nổ. Bàn tán xem Bảo sẽ gọi cho ai. Thiệt tình thì tôi không có nhã ý gì hết, chỉ muốn Bảo cho Chị mà thôi. Nhưng Chị Xuân thì sợ là Bảo thích tôi hơn vì dù sao tôi cũng nhỏ tuổi hơn chị. Nhưng giác quan thứ sáu của tôi cho tôi biết rằng Bảo thích chị Xuân hơn tôi. Trước khi về tôi còn trêu chị "Nè chị, hôm nay đúng là chị "fill of dreams" (tràn đầy hy vọng, ước mơ) đó nhé."
Chị khoái chí cười thật to.
Một tuần sau đó, tôi còn nhớ hôm đó là tối Chủ Nhật lúc 8 giờ tối, tôi đang ngồi học bài thì điện thoại reng.
"Nhỏ hả, đang làm gì đó nhỏ, chàng gọi cho nhỏ chưa""
"Chưa, chàng gọi cho chị chưa""
"Chưa luôn. Tao tưởng chàng gọi cho nhỏ rồi chứ."
"Chị đừng lo, em biết chắc chàng sẽ gọi cho Chị mà."
"Ok, vậy thôi học bài tiếp đi. Có tin gì cho tao biết nhé. Bye."
Độ nửa tiếng sau, điện thoại lại reng. Lần này Chị Xuân có vẻ thích chí quá sổ luôn tiếng Anh "You are not going to believe this! Guess who just call""
"Oh my, chàng gọi cho Chị hả" Thấy em nói có đúng không" Nói chuyện có lâu không""
"Không, nói chuyện có một tý xíu thôi. Thôi bye nhé."
"Ấy làm gì mà vội vàng thế, kể em nghe với chứ."
"Tao phải đi thay đồ bây giờ đây. Chàng đến tao ngay bây giờ đây."
"Trời đất, sao mà chàng gân vậy, 9 giờ tối rồi mà còn đến chị nữa. OK thôi bye nhe. Good luck nhe."
Tối hôm ấy tôi đi ngủ với một nụ cười toe toét trên môi.
Ngày hôm sau, trong lúc giờ nghỉ giữa các lớp học, tôi gọi cho Chị ở sở của Chị.
"Sao, sao rồi vui không, chàng đến chơi lâu không, kể em nghe với."
Giọng của chị buồn bã, "Thôi không xong rồi...bực cả mình."
"Cái gì, mới có tới chơi có một lần mà đã nói không xong rồi, tại sao""
Chị tức lên nói "Tại Bác chứ sao. Tao và Bảo ngồi nói chuyện ở ngoài phòng khách, nói chuyện vui vẻ lắm mà cứ mỗi năm phút là Bác đi ra đi tới đi lui. Rồi được độ nửa tiếng Bác chịu hết nổi rồi Bác lên tiếng "Này Cậu, mai Xuân nó còn phải đi làm sớm đó.""

"Trời đất, rồi sao nữa""
"Thì tao nói với Bác là không sao, ngày mai tao đi làm trễ được. Rồi tao và Bảo lại nói chuyện tiếp, nói chuyện hợp ghê lắm. Còn Bác thì cứ đi ra đi vào, tao cố tình lờ tít. Rồi Bác lại đuổi khéo nữa "Này Cậu, khuya lắm rồi, ngày mai Xuân nó còn phải đi làm."
"Đến đó tao chịu hết nổi rồi tao phải nói với Bảo là "Thôi Bảo về đi, để mai Xuân gọi nhe."
Sau khi Bảo về rồi, Bác nổi cơn tam bành "Ối giời ơi là giời, quen ai không quen, đi quen cái thằng bưng phở thế kia. Mà giời đất ơi, đàn ông con trai gì mà đến nhà con gái người ta giữa đêm hôm mà còn mặc quần cộc nữa, lông lá gì mà cứ đầy ra, chân cẳng thì to như cái thùng tô nô thế kia, thế có chết không cơ chứ…giời ơi là giời!"
Tôi chỉ còn biết thốt lên những tiếng trời ơi nho nhỏ khi nghe chị kể.
"Rồi chị nói với bác ra sao""
"Thì tao nói mới có là bạn thôi mà Mẹï làm gì mà dữ vậy. Bác lại lên tiết, bạn cái gì mà bạn, bạn với ai chứ bạn với cái thằng bưng phở ấy à, mày muốn tao bịnh, mày muốn tao chết ngay để lấy cái thằng bưng phở phải không""
"Nói đến đó rồi thì tao còn dám nói gì nữa. Hôm nay Bác giận tao rồi bịnh rồi kia. Mày thấy có chán đời không""
"Ừ. Thế Chị đã gọi Bảo xin lỗi chưa""
"Hồi sáng đến giờ tao gọi hai lần rồi, xin lỗi rối rít cả lên và hẹn lần sau gặp ở chỗ khác."
"Vậy hả, Bảo chịu không""
" Bảo chỉ nói không sao, không sao, đừng quan tâm, và có vẻ ừ ừ lấy lệ. Tao nghĩ vậy là xong rồi, Bảo sợ hú vía rồi còn gì. Tao nghĩ mà thật tiếc vì tao và Bảo hợp ghê lắm."
"Thôi chị đừng bi quan quá, chị đợi vài hôm nữa rồi gọi lại cho Bảo nữa xem sao."
Đến chiều thứ sáu, tôi gọi lại cho Chị để xem tình hình chiến sự đến đâu rồi.
"Bác vẫn còn giận tao, không nói một lời, nằm bịnh liệt giường kia kìa mà Bảo thì vẫn không kêu. Tao chán quá nhỏ à. Ngày mai nhỏ có bận học bài không, lên tao chơi đi, rồi có gì nói chuyện với Bác dùm tao luôn."
Thương chị, tôi lên để rủ chị đi chơi cho khuây khỏa. Vào đến nhà, chị Xuân bỏ vào buồng tắm. Bác Thu thấy có khách đến nhà, lò dò đi ra.
"Dạ thưa Bác, Bác có khỏe không Bác"" tôi giả vờ như không biết cái chuyện gì xẩy ra.
"Ối giời ơi, khỏe làm sao nổi cháu ơi. Cái Xuân nó đang hành Bác đây này."
Bác nói luôn, "Cháu, không biết hả, đời thủa nào nó đi quen với cái thằng bưng phở cháu à."
Rồi Bác làm một hơi những câu nói nặng nề y như cái cơn tam bành hôm Chủ Nhật vừa rồi. Khi Bác diễn tả "chân cẳng thì to như cái thùng tô nô" Bác dơ hai tay ra cho tôi xem nó to bự như thế nào. Tôi chỉ nói "Vậy hả Bác." Nhưng trong thâm tâm tôi, tôi nhớ lại cái câu các cụ vẫn nói "lấy vợ kén tông, lấy chồng thì kén giống." Vậy thì giống này tốt quá đi chứ! Chân được như thế vì nhờ chạy bộ hàng ngày ngoài biển. Còn gì bằng. Nhưng nghĩ thế thôi, nào tôi có dám hé răng để mà nghe chửi thêm nữa.
"Thôi Bác ơi, Bác giận chị làm chi để đến nỗi bị bịnh. Chị Xuân mới quen, mới là bạn, mới tìm hiểu nhau thôi mà đã là cái gì đâu mà bác lo."
Từ dạo ấy đến nay đã là mười bốn năm! Bác đã vào chùa ở, còn Chị Xuân của tôi vẫn phòng không gối chiếc, cuối tuần cũng đi chùa luôn cho gọn. Cái tuổi mơn mởn ham muốn đi lấy chồng nay không còn nữa. Bây giờ chị chỉ buông xuôi cho dòng nước muốn chảy đi đâu thì chảy.
Tôi cũng biết được thêm vài người cùng cảnh ngộ như chị vậy. Nào là không môn đăng hậu đối a, không có mác kỹ sư hay bác sĩ a, không cùng một tôn giáo, không cùng một chủng tộc a..., để rồi cái tuổi xuân thì của các cô không còn nữa, và đều ở giá hết cả.
Gia đình của chị và tôi đều là thế hệ đầu tiên ở trên đất Hoa Kỳ này, các cụ không ít thì nhiều cũng còn một chút cổ hủ trong lối sống và tư tưởng của mình. Nhưng, cho chúng con xin đi! Chúng con đi lấy chồng cho chúng con chứ đâu phải cho các cụ đâu cơ chứ! Tôi hy vọng thế hệ của chúng tôi, nay cũng may mắn đã leo lên thành bậc cha mẹ, sẽ làm ngơ cho đời con cháu của mình được mặn mà hơn.
Từ khi còn bé, chúng con đã ê a "tình mẹ bao la như biển Thái Bình", nhưng mẹ có biết chăng tình chúng con với mẹ cũng bao la không kém. Mẹ có biết rằng tối đến lòng chúng con lạnh giá như tấm bia phủ đầy tuyết trắng" Nước mắt cũng cạn khô, chúng con khóc cho ai nghe đây" Mẹ có hiểu cho hoàn cảnh của chúng con không hỡi Mẹ yêu dấu"
Nhắn tin: Anh chàng bưng phở ơi, nếu anh có duyên đọc được bài nay, cho tôi xin lỗi vì những lời nói nặng của bà Bác tôi nhé!

Quyên Thi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến