Hôm nay,  

Buồn Vui Tháng 11

07/11/200400:00:00(Xem: 171661)
Người viết: HẢI TRIỀU
Bài số 647-1188-vb7061104

Tác giả tên thật là Lại Thế Lãng, cựu sĩ quan, cu trú và làm việc tại tiểu bang Vermont. Trong suốt 4 năm giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, ông là tác giả đã liên tục đóng góp và có số lương bài viết nhiều nhất.
*

Nói đến tháng 11 không thể không nói đến cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vừa qua.
Tính cho tới kỳ bầu cử lần này, tôi đã có mặt và chứng kiến 3 cuộc bầu cử Tổng thống. Lần thứ nhất năm 1996 khi tôi chưa có quốc tịch Mỹ. Có lẽ vì nghĩ mình không phải là công dân Mỹ nên tôi thờ ơ với các cuộc vận động tranh cử và cũng chẳng quan tâm đến ngay cả kết quả bầu cử. Tôi nghĩ ai làm Tổng thống cũng vậy thôi. Trong lần bầu cử năm 2000 tôi đã nhìn cuộc bầu cử dưới nhãn quan khác. Tôi bắt đầu để ý và thích thú theo doiõ các buổi tranh luận. Tôi cũng chọn một trong hai ứng cử viên và mong muốn người mình chọn sẽ trở thành vị tổng thống của nhước Mỹ. Nhưng có lẽ cũng mang cùng một chứng bệnh "làm biếng đi bầu" như nhiều người khác cho nên dù cũng bàn luận chuyện bầu cử, cũng sôi nổi trả lời những cuộc phỏng vấn thăm dò, cũng hồi hộp ngồi trước màn ảnh TV theo dõi kết quả bầu cử nhưng . . . tôi không có tên trong danh sách cử tri nghĩa là tôi không hề tham gia cuộc bầu cử.
Lần bầu cử năm nay thì khác, chẳng những tôi ghi danh tham gia bầu cử mà còn vận động người khác nhập cuộc nữa. Lý do là vì cuộc bầu cử lần này ai cũng nói là một cuộc chọn lựa quan trọng. Tin tức báo chí cũng cho thấy con số cử tri ghi danh đi bầu đông hơn những lần trước. Tôi không biết ở các nơi khác thế nào chứ luật bầu cử tại tiểu bang Vermont, nơi tôi đang sinh sống, đã dành nhiều thuận lợi cho cử tri. Chỉ mất công ghi danh và tuyên thệ lần đầu rồi những kỳ bầu cử sau chỉ cần nhắc điện thoại lên là có thể ghi danh và nếu ngại đến phòng phiếu thì yêu cầu gửi cho một phiếu bầu khiêm diện mà không cần nêu lý do. Phiếu bầu sẽ được gửi đến tận nhà, cử tri chỉ việc chọn lựa người mưốn bầu trên lá phiếu rồi bỏ vào thùng thư và như vậy là chỉ ngồi ở nhà cũng có thể tham gia vào việc bầu cử.
Cuộc tranh cử năm nay thật sôi nổi, các ứng cử viên đã chi rất nhiều tiền vào việc quảng cáo. Những quảng cáo cùng với các buổi nói chuyện của ứng cử viên, các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên được chiếu đi chiếu lại trên màn ảnh TV đến nỗi một đứa con nít cũng biết mặt, biết tên các ứng cử viên. Thằng cháu nội của tôi mới có 3 tuổi rưỡi cũng biết nói thích ông này, không thích ông kia. Tôi nghe mẹ cháu kể cháu nói không thích Kerry mà cháu đổi tên thành ông "ca-ri". Khi cháu đến nhà chơi tôi hỏi thử xem cháu thực sự có sự chọn lựa hay là chỉ nói vu vơ. Tôi hỏi:
- Cu Vỹ có thích ông "ca-ri" không"
- Con không thích ông "ca-ri" - cháu dõng dạc trả lời
- Vì sao cu Vỹ không thích ông "ca-ri" "- Tôi hỏi lại cháu
- Vì ông "ca-ri" nói kỳ quá- Cháu trả lời tỉnh bơ.
Những người nghe câu trả lời của cháu đều phải bật cười về nhận xét này. Tôi tiếp tục hỏi thằng cháu nội:
- Cu Vỹ không thích ông "ca-ri" vậy cu Vỹ thích ai"
- Con thích ông Tổng thống- Cháu trả lời gọn lỏn.
- Ông Tổng thống nào"
- Ông Tổng thống "Bút" đó.
Một đứa con nít mới hơn ba tuổi đầu cũng quan tâm đến chuyện thời sự, chuyện khó tin nhưng có thật 100%.
Tôi chẳng thuộc đảng nào và cũng nhận thấy Tổng thống Bush có những khuyết điểm trong những năm cầm quyền của ông nhưng tôi đã bỏ phiếu chống lại ông Kerry. Tôi chống ông Kerry với lập trường rõ ràng. Trong tình hình hiện tại với đại nạn khủng bố hoành hành khắp nơi, tôi nghĩ ông Kerry với máu phản chiến có sẵn trong người và với lập trường chính trị thay đổi như chong chóng sẽ không phải là người có đủ cương quyết và kiên nhẫn để lãnh đạo chuộc chiến chống khủng bố đến thành công. Mà cuộc chiến này là cuộc chiến quyết định vận mạng của nước Mỹ. Hơn nữa trong qúa khứ ông Kerry bằng hành động phản chiến đã góp phần trong chiến thắng của Cộng quân trong cuộc chiến tại Việt Nam. Hiện nay ông có khuynh hướng bênh đỡ chế độ độc tài tại Việt Nam. Tôi chống lại những kẻ độc tài đó cho nên tôi không đứng về phía ông Kerry.
Trong ngày bầu cử, đứa cháu ngoại của tôi đang học lớp Hai vừa đi học về đã kiếm tôi để hỏi tôi "vote" cho ai" Bush hay Kerry" Khi tôi trả lời tôi "vote" cho Bush thì cháu reo lên mừng rỡ và nói con cũng "vote" cho Bush. Hỏi ra tôi mới biết ở trong lớp của cháu cô giáo đã đưa tên 2ø ứng cử viên để học sinh tập bầu cử. Cháu nói chỉ có 4 học sinh "vote" cho Kerry còn lại cả lớp đều "vote" cho Bush.
Ngay buổi tôi hôm đó tôi đã biết lá phiếu của tôi không đủ sức ngăn ông Kerry thắng lợi tại địa phương khi tiểu bang tôi cư ngụ ghi bàn thắng đầu tiên cho ông với 3 phiếu cử tri đoàn được ghi trên bản đồ theo dõi kết quả bầu cử. Đềm hôm đó tôi thức rất khuya để biết kết quả chung cuộc nhưng mãi cho đến 6 giờ sáng các tiểu bang New Mexico, Iowa và Ohio vẫn chưa gửi kết quả khi ông Bush được 254 phiếu và ông Kerry được 252 phiếu. Đến trưa thì tôi biết ông Kerry đã chấp nhận thua cuộc và đã gọi điện thoại chúc mừng Tổng thống Bush sau khi ông Bush thắng ở Ohio nâng số phiếu lên 274. Chiều hôm 3-11 đi học về, tưởng tôi chưa biét, đứa cháu ngoại hớn hở nói với tôi rằng Bush đã "win" rồi. Cháu nói cô giáo nói Bush đã được nhiều hơn số phiếu cần để "win".
Cuộc bầu cử cho đến hôm nay đã kết thúc tốt đẹp. Tôi thật vui mừng vì mấy ông cháu tôi đã chọn đúng người mà dân chúng Mỹ cần chọn. Tôi cũng phục ông Kerry là người có tinh thần phục thiện đã dám nhìn thẳng vào sự thật và vui vẻ chấp nhận thua khi biết mình chưa có thể làm Tổng thống của nước Mỹ.
*
Có lẽ đối với tôi tháng 11 là tháng đặc biệt hơn cả vì có những chuyện khó quên đã đến với tôi trong tháng này.
Khi còn là một sĩ quan trai trẻ trong Quan đội, tôi được cử đi học một khóa tình báo ở bên Mã Lai. Những khóa học loại này được chính phủ Mã Lai đài thọ, có mục đích truyền lại những kinh nghiệm của họ về việc tiêu trừ du kích cộng sản mà qua đó họ đã gặt hái thành công. Khóa học được tổ chức tại trường Huấn luyện Sĩ quan Cảnh sát Mã Lai nhưng khóa sinh Việt Nam không ở trong trường mà cư ngụ tại một khách sạn khá sang ở thủ đô Kualalumpur. Ngày ngày có xe chở khóa sinh từ khách sạn đến lớp học, tan lớp khóa sinh lại được chở trở về chỗ ở. Tại khách sạn mỗi người được cung cấp một phòng ngủ có đầy đủ tiện nghi còn vấn đề ăn uống thì một ngày ba bữa sáng, trưa, chiều được nhân viên ở restaurant của khách sạn phục vụ chu đáo.
Khóa học kéo dài khoảng hơn một tháng. Buổi lễ mãn khóa được tổ chức trọng thể. Tôi còn nhớ rất rõ khi ngỏ lời với khóa sinh Việt Nam, vị chủ tọa đã hết lời ca ngợi tài năng và đức độ của nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam lúc đó. Ông ta nói với chúng tôi rằng quý vị có thể hãnh diện vì đất nước của quý vị đã có được một nhà lãnh đạo tài ba như tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhưng rồi thật trớ trêu, ngay buổi sáng hôm sau trên trang nhất của của tất cả báo chí phát hành tại Kualalumpur đều chạy một hàng tít thật lớn về cuộc đảo chánh tại Việt Nam. Tôi đã lặng người đi trước tin tức quá bất ngờ đó. Thật sự thì ngay lúc đó chẳng có ai biết cuộc đảo chánh sẽ đem đến hậu quả ra sao, tốt hay xấu nhưng trong thâm tâm tôi vẫn cảm thấy buồn vì tôi biết chắc một điều là kẻ thù của chúng ta sẽ ăn mừng vì họ biết thế nào cũng có chia rẽ và bất cứ biến động nào xẩy ra sau đó đều có lợi cho họ.


Nhưng rồi những lo nghĩ về chuyện quốc gia đại sự ở trong tôi đã qua đi mau chóng để tôi trở về với thực tại và đối diện với những âu lo khác đang ở ngay trước mặt. Khóa học đã chấm dứt có nghĩa là ngân khoản tài trợ cho khóa học đã cạn và mọi sinh hoạt của nhóm khóa sinh chúng tôi từ nay không còn thuộc trách nhiệm của nhà trường nữa. Đại sứ Trần Kim Phượng lúc đó cũng không biết phải giải quyết ra sao vì ngay chính số phận của ông cũng đang chờ quyết định từ chính phủ mới. Nhiều người trong chung tôi bắt đầu nao núng. Có thể nào chúng tôi sẽ trở thành những "đứa con" bị "đem bỏ chợ" giữa nơi đất khách quê người không" Có lẽ thấu hiểu được tâm trạng của nhóm khóa sinh chúng tôi cho nên nhà trường đã cử người đến gặp và bảo chúng tôi cứ yên tâm. Họ xác nhận sẽ tiếp tục đài thọ cho chúng tôi cho đến khi nào chúng tôi có phương tiện để rời khỏi đất nước Mã Lai.
Tuy đã được xác nhận như vậy đầu óc tôi vẫn cứ quay cuồng với những ý nghĩ đâu đâu. Tôi đã vẽ ra trong óc mình những hình ảnh thật xấu về tương lai. Tôi tự hỏi sẽ phải làm sao để sinh tồn trong thân phận của một kẻ tha hương và tôi cảm thấy thật kinh hãi nếu thực sự phải sống xa lìa quê hương xứ sở. Nhưng tôi đã quá lo xa vì chỉ sau hơn một tuần lề ăn chực nằm chơ,ø cuối cùng thì một chiếc phi cơ vận tải của Không quân Việt Nam đã hạ cánh xuống phi trường Kualalumpur để đón chúng tôi về.
Tôi đã bước lên máy bay trong tâm trạng mừng mừng tủi tủi và khi chiếc máy bay đã bay bổng trên bầu trời Mã Lai tôi mới thực sự cảm thấy yên tâm vì biết mình đang trên đường trở về xứ sở. Ngồi trên máy bay tôi suy nghĩ mông lung và khi chiếc máy bay gần vào không phận Việt Nam tôi thật vui mừng khi nhìn thấy mũi Cà Mâu hiện ra rồi càng lúc càng rõ. Tâm trạng của tôi lúc đó có lẽ giống như tâm trạng của những người vừa đoạt giải trong các cuộc tranh tài. Họ vui mừng nhưng lại khóc. Cổ họng tôi như bị nghẹn lại, nước mắt chỉ chực trào ra. Tôi đã hiểu rõ hơn thế nào là tình yêu quê hương và cảm nghiệm được sự nhung nhớ như thế nào khi sống xa quê cha đất tổ.
Những ngày cuối tháng 11 của năm 1992 là những ngày gia đình tôi bận rộn chuẩn bị để đi Mỹ. Trong ngày lên đường, ngồi tại phi trường Tân Sơn Nhất, tôi thật hồi hộp vì mới cách đó khoảng hơn hai tuần lễ tôi nghe có một gia đình cũng diện HO như chúng tôi bị làm khó dễ tại phi trường. Trước giờ lên máy bay một tên công an đòi giữ người chủ gia đình để "chờ cấp trên giải quyết". Người chồng thấy chuyện vô lý có sợ gì gặp cấp trên của hắn. hưng người vợ khôn ngoan hơn đã tháo ngay chiếc nhẫn dúi vào tay tên công an và rồi mọi chuyện êm đẹp không cần phải chờ ai giải quyết nữa. Tôi hồi hộp vì biết đâu cảnh đó lại tái diễn với mình. Tôi không tiếc một chiếc nhẫn nhưng tôi không muốn bị lôi thôi, không muốn trễ nải dù chỉ một phút, tôi muốn bước lên máy bay càng sớm càng tốt.
Khi máy bay cất cánh rồi rời khỏi không phận Việt Nam lòng tôi cũng có những nôn nao nhưng không phải là nôn nao vì xa rời quê hương. Lạ thật, trước kia khi mới chỉ nhìn thấy mảnh đất quê hương hiện ra qua khung cửa sổ của chiếc máy bay từ Mã Lai trở về thì lòng tôi đã rộn lên, xáo động. Vậy mà bây giờ khi rời bỏ quê hương tôi không hề thấy xao xuyến. Xin đừng vội cho tôi là phản bội. Tôi vẫn yêu mến quê hương nhưng chỉ vì những kẻ đang thống trị đã biến quê hương tôi thành nơi ngục tù giam hãm khiến cho tôi khao khát được thoát ra ngoài.
Tôi còn nhớ trong một lần đi chào từ giã bạn bè trước kki lên đừơng, tôi đã được nghe lơiø chúc mừng vì gia đình chúng tôi "sắp được lên thiên đàng". Ra đi là được lên thiên đàng hay nói cách khác quê hương tôi giờ đây đã bị biến thành địa ngục! Nghĩ như vậy kể ra cũng không quá đáng lắm là vì chỉ có điạ ngục thì người ta mới sợ hãi tìm cách trốn chạy, chỉ có địa ngục mới làm cho người ta ùn ùn ra đi dù nhìn thấy cái chết trước mặt. Chỉ vì muốn thoát khỏi địa ngục mà không biết bao nhiêu mạng người đã phải hy sinh trên đường vượt biển.
Sau những năm sống tha hương, tôi cũng thấy nhớ quê hương, muốn được gặp lại người thân và tôi đã một lần trở về thăm mẹ già. Tôi lại phải chứng kiến cảnh làm tiền lộ liễu tại phi trường, lại bực mình với cách hối lộ trắng trợn mỗi khi phải trình passport tại các đồn công an. Có nhiều người trước kia trải qua bao nhiêu công khó mới trốn khỏi cộng sản, nay vì chút quyền lợi chịu khom lưng, cúi đầu, bợ đỡ kẻ thù của mình đã được cộng sản tâng bốc gọi là Việt kiều yêu nuớc. Còn những nguời thực sự muốn nhìn thấy một nền dân chủ, tự do trên quê hương thì bị nhà cầm quyền cộng sản gán cho cái tội phản động. Sau lần chót về thăm mẹ gìa tôi đã tự hứa sẽ không về nữa cho đến khi nào trên quê hương tôi không còn những cách đối xử bất công.
Trong tháng 11 cũng có một ngày kỷ niệm lớn ở trong gia đình. Kỷ niệm ngày cưới của chúng tôi. Có một mẩu chuyện nhỏ trong ngày hôn lễ mà tôi còn nhớ mãi và cứ mỗi lần nhớ lại tôi cảm thấy như đang được sống trong chính ngày hôn lễ của chúng tôi vậy. Chuyện như thế này:
Trong ngày đến nhà thờ nhận phép hôn phối, thông thường thì đôi tân hôn cùng với gia đình và những người thân thích sẽ chờ ở phía cuối nhà thờ. Trước lúc cử hành thánh lễ, linh mục chủ tế với phẩm phục sẽ từ phía trên đi xuống đón đôi tân hôn. Đôi tân hôn sẽ tiến đến vị trí của mình được đặt ở gần gian cung thánh, cùng lúc đó những người khác theo sau đôi tân hôn đi thành hai hàng để lần lượt đi vào những hàng ghế dành cho người dự lễ. Thánh lễ hôn phối của chúng tôi không có phần đó.
Khi chúng tôi đến nhà thờ thì thấy mọi người đều đã vào bên trong và trên phía bàn thờ, linh mục chủ tế đang cử hành thánh lễ. Chúng tôi hốt hoảng vội vàng đi lên vị trí dành cho mình trong lúc linh mục chủ tế vẫn tiếp tục công việc của ngài như không hề biết chúng tôi đã hiện diện. Vị linh mục chánh xứ vốn có tiếng là thẳng như mực tàu. Đối với ngài giờ giấc là giờ giấc, không sai chạy đến một phút. Đúng giờ cử hành thánh lễ là ngài bắt đầu không cần biết đôi tân hôn đã có mặt hay chưa. Trong lúc tôi đang bối rối không biết phải xử trí ra sao thì vị linh mục từ phía bàn thờ tiến xuống chỗ chúng tôi. Tôi chuẩn bị tinh thần để đón một trận "dũa te tua" về cái tội đến trễ nhưng thật lạ, vị linh mục nổi tiếng khó tính lại nở một nụ cười thật hiền hậu rồi ngài bắt đầu những nghi thức của phép bí tích hôn phối cho chúng tôi khiến ai cũng phải ngạc nhiên. Không biết có phải vì là ngày trọng đại của chúng tôi mà ngài "tha" cho hay là ngài hiểu được cái lỗi chậm trễ không phải do chúng tôi mà do người taì xế lái chiếc xe hoa. Thời tiết cuối tháng 11 hơi lạnh làm cho anh ta ngon giấc đến quên một việc quan trọng là đem chiếc xe hoa đến đón cô dâu đến nhà thờ vào lúc 5 giờ sáng.
Trong thời gian đi tù cải tạo, tôi thuờng kỷ niệm ngày cưới của mình bằng cách ôn lại mẩu chuyện trên. Khi tôi đi tù về thì vị linh mục không còn nữa nhưng mỗi khi có dịp ghé qua ngôi nhà thờ tôi lại nhớ đến vị linh mục trực tính và rất đúng giờ. Nhiều người không ưa đã gọi ngài là "cổ lỗ sĩ" nhưng vị linh mục ban phép bí tích hôn phối cho chúng tôi đã làm được nhiều việc cho giáo xứ và công lao lớn nhất của ngài là xây cho giáo xứ một ngôi nhà thờ khang trang ngay giữa thành phố Nha Trang.
Ngày cưới của chúng tôi mới đó mà đã bước sang năm thứ 40. Ngày kỷ niệm thành hôn lần thứ 40 của chúng tôi lại rơi đúng vào ngày lễ Thanksgiving mà cả nước Mỹ sắp đón mừng. Sự trùng hợp kỳ diệu này khiến tôi nảy ra ý định sẽ tổ chức lần kỷ niệm này đặc biệt hơn và chúng tôi đã nghĩ đến một thánh lễ tạ ơn. Chúng tôi đã đến gặp vị linh mục chính xứ giáo xứ của chúng tôi, vị linh muc người Mỹ nhưng rất gần gần gũi với giáo dân Việt Nam đã hứa sẽ đến dâng thánh lễ tại tư gia chúng tôi trong dịp lỷ niệm đặc biệt này.
Ngày hôm đó tôi sẽ hiệp ý cùng linh mục chủ tế và những người hiện diện và tôi sẽ hiệp dâng thánh lễ trong tâm tư của những người đi tìm đất hứa trên chiếc tàu Mayflower khi xưa, trong tâm tình biết ơn đối với nước Mỹ đã cho gia đình chúng tôi nơi dung thân và cũng tạ ơn Bề Trên đã hướng dẫn vợ chồng chúng tôi đi trong yên ổn trong suốt 40 năm của cuộc sống hôn nhân.
Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,330,853
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.