Hôm nay,  

String! Cơn Sốt Thời Đại

23/10/200400:00:00(Xem: 112021)

Người viết: LÊ THỊ KHÁNH THỌ
Bài số 638-1178-vb7231004

Tác giả Lê thị Khánh Thọ là một hoạ sĩ định cư tại Pháp từ 1978 và từng được giải thưởng hội hoạ Pháp năm 2000. Hiện nay, bà sống tại Châteauroux, France.Công việc: Dạy Pháp ngữ cho đồng bào tị nạn Việt nam và Á Rập---Animatrice viện dưỡng lão Pháp--- và làm thông dịch cho cộng đồng Việt nam tại Châteauroux- France. Bà cho biết thường du lịch Mỹ thăm thân phụ và 4 anh em. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, bà gửi luôn một loạt 4 bài viết đặc biệt. Sau đây là bài viết đầu tiên.

Những gian hàng bán đồ lót bên Mỹ tràn ngập một loại quần lót kiểu mới. Nói là quần lót cho dễ hiểu nhưng đúng ra con búp bê người mẫu chỉ mặc một miếng vải hình tam giác to bằng bàn tay che ngay miếng lá đa đằng trước, kéo hai bên hông là sợi dây thun nhỏ xíu bề cao độ một phân ôm sít vòng lưng. Đường nối của giữa lưng sau chạy dài xuống đáy là một sợi dây thẳng chèn ngay chính giữa hai múi mông phơi nguyên vòng số ba trần trụi rất khêu gợi. Lê nhớ đến đồng bào Thượng Du vùng núi xứ mình cũng mặc loại slip này lâu lắm rồi. Không chừng mấy anh chị Mỹ vẽ mẫu quần áo thời trang qua Việt nam du lịch tình cờ gặp dân tộc thiểu số, đánh hơi biết có mùi business nên ăn cắp kiểu, sau đó thêm thắt màu sắc hoa lá cành cho hợp thời trang rồi đưa vào thị trường với tên STRING.
Lê nhớ cách đây 35 năm, thời mình còn là nữ sinh bên Việt nam, đã thấy xuất hiện ba loại quần lót:
---Loại lưng cao che lỗ rún mà Lê đoán xuất xứ từ đời bà Trưng Trắc, Trưng Nhị. Có lẻ hai bà lo xa nghĩ kiểu trước khi ra trận đối đầu với tướng Tàu Tô Định, nếu chẳng may bị sút giải lưng quần dài thì cũng còn quần lót che rún!
Những bà bạn Mỹ và Việt nam trong lứa tuổi sồn sồn của Lê còn mặc loại slip cổ lổ sĩ này nhiều lắm!
Ngày nọ một bà bạn Việt nam từ New-York qua Cali thăm Lê, tặng một hộp gồm 7 slip loại che rún có ghi 7 ngày từ Monday đến Sunday. Con gái Lê tuổi đã đôi mươi, cầm những quần lót to bản này cười khúc khích, chế diễu :
“ThờI bây giờ nữ nhân nào mặc slip loại này thì coi chừng bị chồng bỏ. Chồng sợ uy chưa dám bỏ thì chồng cũng lén có mèo!”.
Từ đó Lê đặt tên slip che rún là “slip ly dị”. Mấy năm sau Lê nhận cú điện thoại của chị bạn tặng slip khóc bù lu bù loa chưởi thằng chồng theo con bồ nhí.
---Loại midi khoe lỗ rún nhưng vẫn còn kín đáo. Phụ nữ mặc loại này thường thiếu lập trường. Mấy bà không muốn mình bị chê hoài cổ nhưng cũng không có gan chơi bạo. Lê đặt tên là “slip nửa chừng xuân”.
---Loại mini nhỏ xíu đã khoe rún rồi mà còn khoe thêm vùng bụng dưới nữa. Loại này cực kỳ hấp dẫn nếu chịu khó uống Hà thủ Ô hay xài thêm thuốc “thoa đâu mọc đấy". Theo cuộc thăm dò ý kiến thương mại quốc tế thì slip mini làm quí ông nhạy cảm hơn hai loại kia.
Cơn sốt STRING tràn ngập trong những mẩu chuyện của phái nữ Việt nam tại Santa Ana. Mấy bà thuộc tuổi sồn sồn nói chuyện tào lao một hồi rồI cũng đề cập tới STRING.
Một bà cù lần:
---Thằng chồng Mỹ tui xúi tui mặc String. Tui nói tui không quen. Vậy mà sinh nhật tui nó cũng cứ mua tặng tui 3 cái String 3 màu. Tối nào nó cũng hỏi sao tui không mặc quà nó tặng làm tui bực mình hết sức!
Một bà chịu chơi:
---Hôm chợ bán sale tui mua cả chục cái đủ màu. Tui mặc và con gái tui cũng mặc.
Một bà ăn chay trường:
- Cái đồ quỷ đó cho tui cũng vứt thùng rác!
Bà vợ của ông thư ký hội Tin Lành :
- Tui đẻ ba đứa con da bụng nhăn rúm, mặc loạI đó coi sao được!
Bà chủ bán hủ tiếu Mỹ Tho:
- Từ ngày tui lên 15 kí lô bụng tui bự quá không mặc được loạI slip xệ, đi một chút là nó trụt xuống. Còn nói gì đến String!
Lê góp chuyện:
- Tui có ông bồ bên Việt nam, hè rồI về thăm ổng tui mặc biểu diễn. Ổng khoái quá chừng! Ổng khen xứ Mỹ văn minh thật!
Một bà mỏ nhọn có tính nhớ dai:
- Ủa! tui nhớ có lần bà chê nó kỳ cục, cho bà cũng không thèm mặc mà!
Lê cườI cườI chống chế:
- Ơ hơ!…thì tại giờ tui thấy nó đẹp…, với lại về xứ mình nóng điên người nên mặc String cho nó mát…Ơ hơ… nói đúng ra tui chỉ mặc nó về đêm thôi. Ban ngày tui vẫn mặc loại mini vì tui chưa quen với sợi dây chèn sau mông.

Tụi trẻ Mỹ da vàng mũi tẹt nào không có vài cái String thay đổi như Mỹ da trắng thứ thiệt thì có thể bị chúng bạn coi như lỗi thời, chê mình không theo kịp bước tiến của thờI đại. Trong các trường học xuất hiện một số nữ sinh mặc String, sợi dây lộ ra ngoài quần jean làm tụi nam sinh phát sốt quên hết bài vở, đôi khi thầy giáo cũng quên luôn bài dạy! Mode áo ngắn và lưng quần jean lại xệ, cố ý khoe sợi dây rất ư khiêu khích! Nhà vẽ kiểu mẫu có sáng kiến cho ra lò nhiều model rất lạ: trên khoảng da thịt hấp dẫn, ta thấy một sợi dây thun đăng ten nổi bật, ngay chính giữa lưng một đóa hồng thêu nổI, hay mũi tên đâm xuyên qua trái tim đỏ thắm… Lê là đàn bà còn muốn rớt mắt chiêm ngưỡng huống gì đàn ông!
Qua điện thoạI Lê sôi nổi kể cho cô em gái sống bên Pháp về hiện tượng String tại Mỹ. Nó cũng xác nhận đây là cơn sốt thời đại ở các nước tư bản. Tụi con nít xứ Phú Lãng Sa thân hình mới nẩy nở tuổi độ 11, 12 mà cũng bắt chước đàn chị đi học mặc String. Vậy là trên đài truyền hình Pháp giữa tháng 10/2003 người ta phỏng vấn ông bộ trưởng bộ giáo dục Pháp có nên cấm String tại học đường không" Ông bộ trưởng trả lời rất hợp lý mặc dù vợ con ông cũng bị cơn sốt String lôi cuốn:
“Tôi nghĩ rằng chuyện cấm nữ sinh mang String hở hang tới trường là điều đáng hoan nghênh. Mục đích tránh nạn khiêu khích thiên hạ. Trường học chớ không phảI là tiệm nhảy!”


Ngành thương mại về đồ lót phụ nữ ở xứ Cờ Hoa bỗng nhiên phát triển mạnh. Theo báo chí cho biết là từ chục năm nay đàn ông Mỹ đã thay đổi quan niệm cổ hủ về quà tặng cho vợ hay tình nhân. Đàn ông Việt nam cũng bị ảnh hưởng đàn ông Mỹ nhưng chỉ là thiểu số. Vào các dịp lễ cuối năm các gian hàng bán đồ lót phụ nữ tràn ngập phái nam đủ mọi lứa tuổi. Mấy ông tóc bạc muốI tiêu cũng theo thời trang mua tặng vợ bộ đồ lót, thông thường loai “nửa chừng xuân”. Ông già nào chơi bạo mua String thì Lê dám cá độ là để tặng vợ nhỏ hay bồ nhí.
String còn bước vào lãnh vực kịch nghệ. Tuần rồi truyền hình Mỹ chiếu một hài kịch có liên quan đến String làm hai mẹ con Lê được dịp cười nghiêng ngả.
“Chuyện xảy ra tại vùng Texas…
… John Tám Sẹo vừa ra tù và sáng nay là ngày đầu tiên vào làm việc tại một hãng buôn lớn. Chàng được mọi người trong hãng kính trọng vì chàng là em ruột của ông giám đốc. Dáng dấp cow-boy Texas, John Tám Sẹo khệnh khạng bước vào phòng giải lao bấm máy lấy càfé. Tiếp theo là một nàng tóc vàng, mặc jupe dài kín đáo, có vẻ đẹp thùy mị ở vùng quê vắt sữa bò. Nàng bắt chuyện với Billy Ròm, một đồng nghiệp đang chu miệng thổi nguội ly café:
- Tui xui quá trời! đương không sáng nay bị mất cái bóp. Tiền mất thì còn kiếm lạI được, nhưng tui đau ruột vì mất tấm hình con gái tui. Tui thích nhất tấm hình này, nó cười tươi rói chọc giỡn vớI bầy khỉ trong sở thú. Chưa có tấm nào đẹp như tấm này! Khổ là hôm dọn nhà tui làm mất phim rồi!
John Tám Sẹo góp ý:
- Cô viết tấm bảng dán trước cổng ra vào thử xem có ai lượm được không"
Nàng chớp mắt cảm động nhìn John Tám Sẹo:
- Cám ơn anh. Anh có ý kiến hay quá! Sao mà tui lú lẩn nghĩ không ra! Tui phải làm liền ngay mới được.
John Tám Sẹo bần thần nhìn theo người đẹp bước ra ngoài. Bàn tay chận lên ngực và nói với Billy Ròm:
- Thôi rồi. Tui bị tiếng sét ái tình đánh trúng tim rồi. Sao tim tui đập loạn xà ngầu vậy cà!
Billy Ròm cười dòn dã:
- Cô nào vậy đại ca" Con Jane Núi Lửa hả đại ca"
John Tám Sẹo lắc đầu:
- LoaiI Jane Núi Lửa tui có cả tá. Tui khoái con nhỏ hồi nảy kìa. Sao mà nó ngây thơ dễ nựng quá! Chú dàn xếp cho tui gặp nó 8 giờ tối nay tại quán Sư Tử Cái nghen.
Nét mặt đau khổ nhăn nhó, Billy Ròm thú nhận:
- Tui mê con Julie từ lâu rồi mà chưa dám ngỏ lời. Đại ca đừng bắt tui làm chuyện tréo cẳng ngỗng đại ca ơi! Đại ca cứ hỏi thẳng nó đi.
John Tám Sẹo biểu diễn nội công thâm hậu, vặn vẹo ngón tay kêu răng rắc, rồi vỗ mạnh vào vai Billy Ròm cái độp và gằn giọng:
- Nhớ lấy cho tui cái hẹn vớI nó, hiểu chưa"
Billy Ròm co rúm người lại gật đầu lia lịa
- Dạ dạ tui hiểu rồi đaiI ca.
John Tám Sẹo ra khỏI phòng. Một lúc sau Julie bước vào bấm nút lấy café. Billy Ròm hốt hoảng:
- Cô Julie ơi, thằng cha hồI nảy là em ông chủ muốn mơi cô tối nay 8 giờ tại quán Sư Tử Cái.
Julie ngạc nhiên chưa kịp nói gì thì Billy Ròm hạ thấp giọng:
- Đương nhiên cô có quyền từ chối. Đâu có ai ép buộc cô phải đi với thằng chả!
Julie lo lắng:
- Em trai ông chủ mà mình từ chối có sao không!"
Billy Ròm thầm thì:
- Thằng chả ở tù mới ra đó cô ơi!
Julie hốt hoảng:
- Ý trời ơi!
Billy Ròm vỗ ngực:
- Cô đừng có lo. Chuyện gì cũng còn có tui đây. Tui hứa sẽ bảo vệ cô tới hơi thở cuối cùng.
Julie chớp mắt lia lịa nhìn Billy Ròm chứa chan niềm cảm phục:
- May quá có anh chớ tui cũng không biết phải làm sao!
Một tiếng tằng hắng nhẹ. John Tám Sẹo nghênh ngang bước tới, tay cầm tấm hình dí vào mặt Julie. Nàng la lên ngạc nhiên :
- Ủa ! hình con gái tui nè. Anh kiếm đâu ra hay quá vậy anh"
- Thì tui chôm bóp cô chớ ai! Cô thấy tui tài hông!"
John Tám Sẹo cười khà khà đắc thắng. Chàng hất hàm :
- Billy đã chuyển lời tui mời cô tối nay 8 giờ ở quán Sư Tử Cái chưa" Nếu cô từ chối thì tui sẽ đốt cháy tiêu tấm hình con gái cô. Thằng John Tám Sẹo này ngon mà, nói là làm !
John Tám Sẹo kề tai Julie nói nhỏ:
- Nhớ mặc STRING nghe cưng!
Julie khiếp đảm mặt mày tái mét. Nàng bước lại đứng sát vào Billy Ròm tìm sự che chở:
- Trời ơi anh Billy, anh phải làm cái gì đi chớ! Hồi nãy anh hứa sẽ bảo vệ tui mà!
Billy Ròm đưa mắt bối rối nhìn John Tám Sẹo, giọng lạc hẳn:
- STRING màu gì đại ca"
*

STRING là nguyên nhân của nhiều vụ ly dị. Ông chồng già nhẫn tâm bỏ rơi mụ vợ sồn sồn 50 không chịu mặc String để đổI lấy hai con 25 (mặc String!).
Tuy nhiên STRING có công làm nền kinh tế Mỹ phát triển, giảm bớt nạn thất nghiệp và STRING còn mang lại hạnh phúc cho gia đình. STRING như một passport vượt qua mọi cửa nẻo khó khăn khi người đàn bà mặc String õng ẹo:
“- Anh ơi, mua cho em cái nhẫn hột xoàn- Anh ơi, ráng làm thêm overtime cho em về Việt nam- Anh ơi, em muốn đổi xe mới…”. Người được gọi tiếng “Anh ơi” ngọt xớt lo đi cày thấy mồ tổ nhưng khi vào phòng ngủ, ngắm bà xã mình với String thì bao nhiêu nhọc nhằn bỗng dưng tan biến. STRING là liều thuốc bổ…thận. Hoan hô STRING!
Đêm Giáng sinh mừng Chúa sinh ra đời. Dù là Phật giáo nhưng hai mẹ con Lê yêu Chúa và cũng thích tục lệ tặng quà. Lê hồi hộp mở cadeau con gái nàng trao, không kềm được tiếng “Ồ” khen ngợi: Một bộ đồ lót gồm soutien và String voan đen thêu con bướm xòe hai cánh lớn màu sặc sỡ nằm trên sợi dây thun đăng ten nhỏ xíu trông thật sexy!
Đồng thời đứa con gái Lê cũng la lên vui sướng về món quà của mẹ: Một bộ soutien và String màu hồng nhạt điểm những hoa hồng nhỏ trên sợi dây thun mỏng manh. Hai mẹ con đều bất ngờ thú vị vì cùng chung tư tưởng… STRING!

LÊ KHÁNH THỌ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,968
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.