Hôm nay,  

Giấc Mộng Bồ Câu

07/08/200500:00:00(Xem: 139655)
Người viết: T. VŨ
Bài số 800-1388-225-vb7080605

Tác giả tên thật là Bryant Vu Do, một kỹ sư 36 tuổi, làm việc và sống tại Hurst, Texas. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông chọn đề tài Mẹ: Cùng có con cái tại Mỹ, hai bà mẹø, hai hoàn cảnh khác nhau. Bài trước là dữ dội, bi thảm. Bài này là nhẹ nhàng, an bình.
*
Không ai có thể diễn tả cảm xúc của bà khi bà nhận giấy tờ bảo lãnh sang Mỹ từ con trai bà. Bà vừa vui vừa buồn, vừa hân hoan phấn khởi, vừa bồn chồn lo lắng, vừa nôn nóng, vừa trầm tư suy nghĩ.
Bà biết rõ tính con bà lắm. Một khi đã quyết làm gì thì không thể thay đổi, giống hệt chồng bà. Một khi nó muốn bà sang Mỹ đoàn tụ với nó, thì nó quyết đem bà sang. Mấy chục năm sống nước ngoài mà nó không chịu về thăm bà một lần vì theo nó, về thăm lần đầu, sẽ có lần thứ hai, rồi thứ ba, rồi bà sẽ không bao giờ chịu đi nữa. Bà thì đã lớn tuổi rồi, hồi xưa bà cũng từng bỏ làng quê đi di cư. Chả nhẽ đến từng này tuổi lại phải sống tha phương một lần nữa "
Qua đến nơi xứ lạ, người lạ, tiếng lạ, sống côi cút thì có gì vui" Nhưng mà làm sao bà chịu nổi cảnh bà sống ở phương đông mà con thì ở đàng tây" Nhà có hai mẹ con, chồng bà chết trận để lại bà và đứa con chưa đầy ba tháng vào Tết Mậu Thân năm ấy. Rồi tháng ngày trôi đi, con bà lớn lên vài tuổi thì cái bọn đám giết chồng bà kéo vào thành phố, cướp nhà cướp cửa của bà. Bà lặng câm chịu đựng đám thắng cuộc, ráng dành dụm nuôi con, lo tương lai cho con.
Hồi xưa bà đã không thể sống với chúng thì bây giờ bà nhất quyết không thể để con bà sống trong xã hội của bọn chúng. Bà bán hết nhà cửa, gom góp vàng đưa con đi vượt biên. Có người nói bà lòng dạ sắt đá. Ừ, thì cũng đúng. Có mỗi một đứa con mà bà lại rứt ruột đẩy nó ra biển thì quả là sắt đá. Hồi xưa bà cứng lòng thế đấy, nhưng bây giờ bà không thể làm thế với con được nữa. Thôi thì gần một đời đã hy sinh vì con, hy sinh thêm mấy năm cuối đời còn lại cho nó cũng chẳng sao. Bà quyết định đi sang Mỹ.
Những ngày đầu sang Mỹ, bà vui vẻ lắm. Bà thoải mái ngắm nhìn mọi thứ, thứ gì cũng lạ, cũng đẹp, nhà cao cửa rộng, phố xá thênh thang...
Anh con trai đưa bà đi đây đi đó, hai mẹ con suốt ngày huyên thuyên trò chuyện. Bà liên tục trả lời những câu hỏi của anh về người thân quen và cuộc sống trong nước cũng như luôn miệng hỏi anh về những điều bà nghe và trông thấy ở vùng đất mới.
Sau hai tuần lễ nghỉ phép, anh trở lại công việc thường nhật của anh. Bà bắt đầu cuộc sống cô độc. Mặc dù anh lo cho bà đầy đủ, cuối tuần đưa bà đi đây đi đó, nhưng hình như bà thấy thiếu thiếu một thứ gì đó. Bà nhớ quá, bà nhớ quê cũ, người xưa, những bà bạn đi chùa hàng ngày và thường đi làm việc phước thiện với bà, và nhất là con bé hàng xóm ngoan ngoãn và lễ phép, hay sang thăm bà, trò chuyện với bà. Ở đây đã hai tuần, bà chưa có dịp gặp mặt hàng xóm. Mà đúng hơn, bà tránh gặp họ đấy chứ. Bà ngại lắm, khác ngôn ngữ, khác mầu da, trông họ có vẻ xa lạ thế nào ấỵ Thôi thì suô’t ngày cứ ở trong nhà cho an tâm. Con bà chả dặn bà ở nhà đừng mở cửa khi người lạ nhấn chuông là gì.
Bà ráng tập làm quen với cuộc sống tiện nghi, với máy móc và các luật lệ căn bản. Hồi xưa bà từng đi buôn thuốc tây, từng qua mặt đám công an để kiếm miếng cơm manh áo, chẳng có chuyện gì có thể làm khó bà, nhưng bây giờ đôi khi bà thấy lúng túng và bối rối quá. Chả hạn như hôm trước bà thấy lá khô rụng sau vườn chất thành tầng thành lớp. Bà liền ra vun lá lại thành đống rồi châm lửa đốt. Ở quê nhà đốt lá là chuyện thường. Trời xui khiến sao con bà về kịp. Anh ta hốt hoảng đi dập ngọn lửa. Cũng may hàng xóm chưa trông thấỵ Nếu họ thấy khói bốc lên, họ gọi sở cứu hỏa thì lôi thôi phiền phức lắm. Biết bà ở nhà buồn và cô đơn, anh con trai cũng ráng kiếm sách báo và phim ảnh Việt nam cho bà xem, nhưng ở thành phố nhỏ này, sách báo và phim ảnh thật khan hiếm. Loáng một cái, bà đã xem hết mọi thứ. Anh tập cho bà làm quen với máy vi tính để bà có thể đọc tin tức Việt nam hàng ngày. Một hôm bà nhỡ tay bấm vào chỗ nào lạ lắm, hoảng hồn bà bấm lung tung để kiếm đường trở ra, rồi máy vi ti’nh chết luôn. Chiều về, sau khi xem xe’t, anh con trai nói máy bị nhiễm vi khuẩn. Bà hết sức ngạc nhiên, đến máy móc còn có vi khuẩn truyền bệnh nữa thì bà hết ý kiến. Sau lần đấy, bà không dám dùng máy vi tính nữa, bà sợ phá hư đồ đạc của con.
Sáng nay bà một mình bước ra khỏi nhà. Ở cái xứ tiện nghi này người già lắm khi buồn vì nhàn rỗi quá. Hồi xưa, việc nhà bà làm hoài chả xong, bây giờ bà chỉ quơ một cái là rổ rau, chậu chén bát, đống đồ dơ đâu vào đấy tươm tất vì thật sự là máy móc làm hết phần lớn công việc. Cả ngày dài mà cứ đứng lên ngồi xuống không bệnh cũng hóa quẩn, bà mạnh chân bước ra ngoài. Hai bên đường chim hót líu lo. Ở đây chim dạn quá, chả sợ người. Không biết có phải đất lành chim đậu không nhỉ " Bà vội bước về con đường phía sau vườn nhà. Trên những tán cây, chim từng cặp thi nhau hót ca rộn rã. Bà chợt nhớ đến tô cơm hôm qua còn dư, bà quên đổ sáng naỵ Thằng con bà qua đây rồi đổi tính. Thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư bao nhiêu cũng đổ. Mẹ bố nó, bà nhiều lần la con bà. Chắc nó đã quên tháng ngày ở quê nhà đói lăn đói lóc. Rồi nó lại phải cắt nghĩa cho bà sống đâu theo đó. Nhỡ có chuyện gì phải vào bệnh viện thì có phải vì tiếc vài đồng mà tốn vài ngàn. Nghe thế bà sợ thật, nhưng cứ nghĩ đến việc đổ cơm đổ gạo là lòng bà lại xót. "À, đúng là ở mãi trong nhà mình không nghĩ ra giải pháp", bà vui mừng lẩm bẩm một mình. Bà đem tô cơm ra vãi cho chim ăn. Đàn chim lúc đầu ngần ngại nhưng dần dần từng con sà xuống lượm nhặt làm bà thích thú.
Ngày qua ngày, chim rủ nhau đến vườn nhà ngày càng đông. Chúng xây tổ trên các vòm cây. Có cả những con bồ câu đến nhặt cơm. Bà vui lắm vì bà vốn quý mến chim bồ câu. Có lẽ vì chúng hiền lành, dễ thương và chung thủy, không nỡ bỏ rời nơi chúng từng sinh sống. Bà bắt con bà dựng cái chuồng bồ câu sau vườn cho bà. Mỗi lần nhìn những con bồ câu, bà lại nhớ tới con bé hàng xóm, cũng đôi mắt đó, tà áo dài trắng cứ như hai cánh chim câu, dịu dàng và duyên dáng. Bà đưa hình con bé cho con bà xem, và con bà cũng công nhận bà nói đúng kia mà. Nếu thế thì bà sẽ ráng đem con bồ câu ấy qua xứ này mới toại cái nguyện ước cuối cùng của bà.
=====
Bây giờ bà đã bớt thấy lẻ loi. Đàn chim được bà chăm sóc cẩn thận nên chúng sanh sôi nảy nở mau chóng. Những ngày mưa giông hay tuyết sa, bà đứng bên cạnh cửa sổ trông ra, lòng lo canh cánh sợ những con chim phải lạnh. Đôi khi anh con trai phải nhắc chừng bà.
- Mẹ làm quá coi chừng hàng xóm phàn nàn đấy.


- Ối giời, con dư hơi lo xa quá. Chim đến càng vui xóm làng, người ta cám ơn mẹ không hết đấy, làm sao mà phàn nàn. Hình như có mấy nhà trong xóm bắt chước mẹ dựng chuồng chim rồi đấy. À này, mùa lạnh sắp tới rồi, mình phải câu điện ra ngoài vườn, bắt bóng đèn để sưởi cho chúng.
- Chim trời cá nước mà mẹ ơi, mẹ lo nhiều thế sao lo cho xuể. Mẹ lo giữ gìn sư’c khỏe của mẹ thì hơn.
Bà chợt im lặng nghĩ ngợi. Tự dưng anh con trai nhắc đến chữ “lo” làm bà nhớ lại mấy ngày nay lúc nào bà cũng ôm trong lòng một mối lo buồn canh cánh. Bây giờ bà chẳng có dịp gặp bà Năm nữa rồi. Bà Năm, một đạo hữu cùng đi chùa với bà, cũng trạc tuổi bà, cũng qua Mỹ cùng lúc với bà, mỗi lần lễ xong, hai bà đồng cảnh ngộ trò chuyện với nhau không dứt. Có khác chăng là con trai bà chưa lập gia đình, còn bà Năm thì sống với người con đã cưới vợ trước khi đem bà Năm sang đây. Anh con trai con bà Năm cũng sang Mỹ khá lâu như con bà, có lẽ Mỹ hóa hơn con bà nhiều. Hai vợ chồng nói chuyện với nhau mà toàn sổ tiếng Mỹ. Cuối tuần rồi, bà Năm chào bà rồi rưng rưng nước mắt chúc bà ở lại mạnh giỏi làm bà sững sờ, chả hiểu gì hết. Khi người con đến đón bà Năm, bà mới vỡ lẽ là kể từ ngày mai, bà Năm sẽ sống trong viện dưỡng lão, hai vợ chồng con bà Năm đã quyết định như thế. Bà nói con bà chở bà đi theo bà Năm, gọi là tiễn đưa lần cuối. Khi cánh cửa viện dưỡng lão đóng sập lại, bà không cầm được nước mắt.
Bà lo cho bà thì ít mà lo cho con bà nhiều hơn. Bà biết chắc con bà chả bao giờ bỏ bà vào viện dưỡng lão. Cho dù nó lập gia đình và vợ chồng nó không thể sống chung với bà, bà sẽ kiếm cách trở về Việt nam chứ không muốn chết dần, chết mòn trong cô quạnh trong viện dưỡng lão. Nếu có chết, bà cũng mong được chết ở quê hương xứ sở thôi. Bà hằng cầu nguyện sao cho con bà gặp được người hiền lành thuận thảo biết cư xử, sống với nhau trọn đời. Tuổi trẻ ở xư’ sở tự do này dễ dàng bỏ nhau quá, chả biết chịu đựng là gì. Bà chỉ có mỗi đứa con, thật sự trong tâm bà, bà muốn sống trọn đời gần nó. Bà lo là bà sẽ làm cho con bà khó xử nếu như nó lập gia đình. Bà lại nhớ đến con bé mắt bồ câu hàng xóm. Giá như có thể đem nó sang nhỉ. Ừ, nhất định bà phải thực hiện nguyện ước này.
*
Thấm thoát đã ba năm. Ba năm bà trông đợi ngày con bà đưa bà về thăm quê hương sứ xở. Anh con trai có hứa cuối năm công việc ngớt, sẽ đưa bà về chơi, nhưng năm nào cũng thế, chả bao giờ thấy con bà rảnh rỗi. Tội nghiệp nó. Chăm việc quá, thảo nào tới giờ vẫn chưa có thời giờ lo chuyện lập gia đình. Năm đầu bà mong đợi nhiều và thất vọng. Năm thứ hai ... thôi thì kệ nó, bà đã quen dần với cuộc sống lẻ loi bên này. Năm nay, bà thầm nghĩ nếu nó không thể đưa bà về thì bà sẽ tự về.
Rồi ngày về cũng đến. Mấy ngày trước đó bà bận rộn lo lỉnh kỉnh trăm thứ. Nào là quà cáp cho người thân quen, nào là thằng con bà ở lại. Ai nói sao thì nói chứ con bà dù có trăm tuổi, bà cũng vẫn lo cho nó như thuở nào.
- Không sao đâu mẹ à, mẹ đi có một tháng thôi. Thì mẹ cứ xem như lúc mẹ chưa qua đây, con tự lo được mà.
- Lúc trước khác bây giờ khác. Cứ xem như nhau là xem thế nào được. Thà là khuất mắt mẹ, chứ mẹ ở với mày, bảo mẹ không lo thì bảo làm sao "
- Chỉ một tháng thôi mẹ ơi. Mẹ cứ đi chơi cho vui, cho thoải mái.
- Ừ thì mẹ không lo nữa. Nhưng mà còn đàn chim, con nhớ phải cho nó ăn uống đầy đủ. Mùa này trời trở lạnh rồi, con nhớ phải chăm sóc chúng đàng hoàng nhé. Mẹ đã mua thức ăn cho chúng đầy đủ rồi đấy.
- Mẹ an tâm. Con sẽ chăm sóc đàn con vàng ngọc của mẹ đầy đủ.
- Mấy con bồ câu chưa ra ràng đấy. Chúng nom hiền quá. Nhất là đôi mắt. Mẹ đi mẹ nhớ chúng chết được. Ừ lần này mẹ về mẹ sẽ hỏi thăm con bé hàng xóm xem sao. Mà hay ghê, nó có đôi mắt hệt như đôi mắt bồ câu mày ạ. Giá như có thể ở cùng nhà thì hay biết mấy.
- Thôi thôi, đến giờ rồi mẹ ơi, coi chừng trễ chuyến bay đấy.
Bà nhìn đàn chim lần nữa, nhìn những gốc cây bà trồng lần nữa, nhìn ngôi nhà lần nữa. Ừ, chỉ một tháng thôi mà, đâu có gì mà bà phải lo quá. Thật là khổ, ở đây thì cứ ngóng về bên ấy, mà đến ngày đi thì lại quyến luyến, lo lắng nơi này, cứ như ba năm trước khi bà quyết định đi qua Mỹ vậy.
*
Ở quê nhà hai tuần, bà vui lắm. Cảnh cũ, người cũ mà sao cứ như mới gặp, mới thấy, tâm trạng của bà giô’ng hệt khi bà mới sang Mỹ vậy. Bà lại trò chuyện huyên thuyên, lại đi thăm hết chỗ này đến viếng nơi nọ. Và vui hơn hết, hạnh phúc hơn hết là bà đã nói chuyện với con bé hàng xóm. Con bé mắt bồ câu e thẹn quay mặt đi nhưng bà vẫn kịp thấy nụ cười đồng ý. Ngày nào bà không gọi cho con bà thì anh ta cũng gọi cho bà, hai mẹ con cứ ríu rít như chim, chuyện trò chẳng ngớt. Bà phải dằn lòng lắm mới không nói cho con biết chuyện con bé mắt bồ câu. Cứ đợi đến khi về bên kia, bà sẽ cho nó một ngạc nhiên lớn.
Đến tuần thứ ba, chiều hôm đó vừa đi chơi về, bà thấy váng đầu quá. Tối bà đi ngủ sớm. Sáng hôm sau, cô gái hàng xóm đến thăm bà thì bà đã ra đi từ bao giờ. Dù ra đi, nhưng trông bà như đang ngủ một giấc ngon, đang trong mộng đẹp, trên môi nở nụ cười mãn nguyện.
Anh con trai tức tốc bay về Việt nam làm đám tang cho mẹ Anh xin khóa lễ cầu siêu tại ngôi chùa mà khi còn nhỏ mẹ anh thường dắt anh đi và anh đã quy y tại đây. Cũng chính tại ngôi chùa này anh đã bao lần chứng kiến những cánh chim thoát khỏi chiếc lồng giam cầm, tự do bay vào trời xanh vào những ngày rằm lớn. Chắc có lẽ ngày anh vượt biên, mẹ cũng phóng sanh nhiều lắm, cầu mong cho anh mau đến bến bờ tự do. Tự dưng mắt anh nhòa lệ khi nghĩ đến những ngày thơ ấu, hân hoan nhìn tay mẹ mở cửa lồng. Những con chim đó chắc chắn có cùng niềm hạnh phúc như anh sau bao ngày lênh đênh trên biển được tàu Mỹ vớt. Anh chợt nhớ đến mẹ, đến bà Năm, những người già cô đơn bên Mỹ. Anh cảm thấy hối hận, cứ mãi vùi đầu vào công việc, không lo cho mẹ chu đáo hơn.
Anh không quên xin thầy một khóa lễ phóng sanh sau lễ cầu siêu cho mẹ. Những chú chim trong lồng xôn xao chờ đợi. Tiếng chuông mõ chợt ngừng, lời Thầy vừa dứt, anh rung rung mở cửa lồng. Những cánh chim chao liệng rồi bay cao. Có những con chim chưa bay đi vội, đậu trên mái chùa hoặc tán cây gần đó, nghiêng đầu như cảm tạ vị ân nhân. Qua làn khói hương anh thấy mẹ anh xa xa vẫy tay mỉm cười. Rồi làn khói hương lan rộng mãi, anh dõi nhìn theo bóng mẹ đang đi về phía tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.
Chợt anh thoáng thấy ánh mắt bồ câu đang nhìn anh. Cô gái hàng xóm đã thắp nhang lễ lạy xong, e thẹn quay đi tránh cái nhìn đáp lại của anh. Đôi tà áo trắng dịu dàng tung bay trong gió như đôi cánh chim câu bay vào trời xanh.

TVũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,990,975
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến