Hôm nay,  

Trong Cuộc Đời Này

28/09/200400:00:00(Xem: 139873)
Người viết: ĐỆ NHỊ BẢO BÌNH
Bài số 620-1159-vb6240904

Tác giả lần đầu viết về nước Mỹ với một bút danh đặc biệt: Dân Đen Đệ Nhị Bảo Bình. Bài của ông là một truyện tình tan vỡ vì khác biệt tôn giáo,
*

Thành thẫn thờ bước ra nhà để xe, đóng mạnh cái cửa sau, như trút tất cả những đau buồn của mình một lần cũng như nhiều lần trong những năm qua. Đằng sau văng vẵng tiếng khóc sụt sùi của Thúy, người vợ mà Thành đã vâng lời bố mẹ cưới hỏi trong sự vội vàng, một thất bại trong đời mà Thành chắc hết cuộc đời nầy không bao giờ quên được. Người vợ mà bố mẹ đã hãnh diện và sung sướng khi biết Thành bằng lòng chấp nhận một hôn nhân mà Thành không bao giờ nghĩ tới. Người đàn bà thật đẹp, thật sang nhưng tính tình khác hẳn hoàn toàn với Thành. Lúc độc thân, Thành đã là một người ít nói, bây giờ có gia đình lại càng ít nói hơn, nhưng sự việc nầy làm Thúy càng nói nhiều, nói mãi. Hai đứa con, thằng cu Bi và cái Nga giờ nầy đã lên giường ngủ, mà chúng nó có nghe được sự cãi vả đi nữa, chắc chúng nó cũng không hiểu gì đâu.
Tính đến hôm nay, Thành lập gia đình đã hơn năm năm dài đăng đảng. Sau ngày đám cưới, bố mẹ Thành đã dàn xếp để vợ chồng ở chung nhà, dành cho căn phòng ở tận trên tầng thứ hai. Những lần gây gổ xích mích, nhiều khi ông bà cũng biết, nhưng tảng lờ không nghe, không thấy. Đời sống vợ chồng không lẽ sống mãi với bố, với mẹ. Thành rốt cuộc, quyết định dọn ra riêng chỉ vì không muốn buồn lòng bố mẹ. Ngày dọn nhà, giương mặt của bố già hẳn ra, không có nụ cười. Còn mẹ thì nước mắt lưng tròng, lúc nào cũng khuyên nhủ hai con phải tha thứ lỗi lầm lẫn nhau, phải thương yêu nhau, nâng đỡ nhau mà sống cho hết cuộc đời còn lại. Thành bề ngoài thì vâng vâng, dạ dạ nhưng trong lòng thật buồn, thật đau khổ vì những sai lầm của mình đã qua.
Một năm sau ngày đám cưới, bố lâm bịnh thật nặng, cái bịnh mà không ai muốn nhắc tới, đó là bịnh ung thư phổi. Những ngày hút thuốc thật nhiều, nhưng ngày khổ cực, chết đi sống lại trong những trại tù đã ngậm nhấm hết sức khỏe còn lại của bố. Sang tới Mỹ, nhờ mẹ Thành chuyển một số của cải rất lớn từ quê nhà, bố của Thành kiếm được một cái nghề thật nhàn hạ, ít lương nhưng có mẹ phụ giúp nhờ vào cái nghề giử trẻ cho mấy người hàng xóm, mua được một căn nhà cho cả gia đình, trong đó có Thành, được đi học thành tài, được việc làm vững chắc, nhiều lương. Công ơn của bố mẹ như trời cao bể rộng, nhất là bố đã sống xót từ những trại giam, đã đưa gia đình sang một chốn bình yên ở đây, đã lo cho con cái học hành đầy đủ.
Biết được mình không sống bao lâu, sau khi bác sĩ cho xuất viện về nhà.
Bố nói với Thành:
- Bố mẹ thật đau buồn khi thấy vợ chồng con không được hạnh phúc. Không biết ngày trước bố ngăn cản tình yêu của con và cô Hạnh có đúng hay không" Nhưng thật sự bố có sai lầm đi nữa thì lúc nào bố cũng mong cho chúng con được hạnh phúc đời đời. Trước khi bố lìa đời, bố nguyện cầu với Chúa, với Mẹ cho vợ chồng con bỏ hết những dị đồng khác biệt, hòa thuận với nhau, lo lắng cho tương lai của con cái sau nầy. Con hứa với bố hay không..."
Thành cũng ứa nước mắt, thương bố vô cùng, nói nhỏ:
- Bố đừng lo cho chúng con. Bố ráng tịnh dưỡng cho khỏe. Con hứa sẽ cố gắng cầu nguyện nhiều hơn....
Thành nói chuyện với bố, cặp mắt đỏ hoe, bố hết lòng thương con, đâu còn sống bao lâu mà vẫn lo cho Thành, một đứa con trai trưởng, một đứa con trai đã mất ăn, mất ngủ khi chọn lựa tình yêu và chữ hiếu. Phong tục trên đời có cái hay, cái dở, không biết dở hay hay, cuối cùng Thành đã quyết định lấy chữ hiếu làm đầu, quyết định hy sinh tình yêu của mình để làm theo ý bố mẹ. Lỗi lầm này đâu biết đến bao giờ mới hết.
****
Hình ảnh những ngày hồng hạnh phúc với Hạnh, một người con gái thật hiền, thật ngoan chỉ có một cái tội là người ngoại đạo. Ngôi trường đại học to lớn, trong đó đã đào tạo cho Thành trở nên một công dân trí thức, một sinh viên xuất sắc, nhưng cũng tạo cho Thành một sự gặp gỡ với Hạnh, như một thiên thần nào đó, một hạnh phúc ngút ngàn mỗi khi hai đứa gặp nhau. Sự thành công của Thành, phải nói có một phần đóng góp của Hạnh. Những khó khăn trong lớp học, những chán nản sau những bài thi quá khó đều tan biến dễ dàng khi Hạnh và Thành gặp nhau và bàn luận đến những ngày tương lai sắp tới.
Đôi lứa thần tiên suốt cả ngày
Em ban hạnh phúc chứa đầy tay
Dịu dàng áo trắng trong như suối
Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay
HC
Tình yêu trong trắng của hai đứa, mặc dầu cũng rất kín đáo nhưng dần dà chúng bạn cũng biết được, dần dà bố mẹ cũng biết. Bố mẹ Thành sau những ngày sang Mỹ, một lòng cầu nguyện cho gia đình, lúc nào cũng hướng về Chúa, thường hay mua hoa dâng lên Mẹ, khi được những ngày may mắn cho gia đình, cho con cái.
Bố mẹ còn tham dự những buổi đọc kinh vào những ngày Chúa Nhật, một lòng kính cẩn dâng niềm tin cho Chúa trong những ngày còn lại.
Trong số các bạn bè của bố mẹ, có nhiều gia đình cũng có con gái tới tuổi cập kê, lúc nào cũng muốn làm xui với bố mẹ của Thành, lâu lâu cũng ngỏ ý xa gần đâu đó.
Mỗi lần, sau buổi cơm chiều, mẹ tới gần Thành, nhỏ nhẹ bảo:
- Lúc nầy con học hành thế nào"
- Thưa mẹ, học ở trường đại học lớn nầy cũng khó khăn lắm. Nhưng mẹ đừng lo, con cố gắng chăm học là xong.
Mẹ Thành mỉm cười, vào đề thẳng thừng, hỏi:
- Mẹ nghe nói là con đã có bạn gái rồi phải chăng"
Thành hơi ngạc nhiên, ngẩn người ấp úng nói:
- Dạ... con có quen ... Mà sao mẹ biết được"
- Mẹ biết lúc nầy cũng trễ lắm rồi." Nhưng con nói cho mẹ biết cô ấy là người như thế nào được không"
Thành phải ngồi lại nói chuyện với mẹ về Hạnh, về tính tình, về những tình cảm lúc hai đứa gặp nhau.... Thành nói mãi, quên đi là mình đã đề cao một người con gái xa lạ với bà mẹ của mình. Một cô gái mà bà chưa hề gặp mặt. Bà cắt ngang:
- Cô ấy là con nhà ai vậy" Sao mẹ không thấy trong ca đoàn hay ở nhà thờ" Cô ấy ở giáo xứ nào thế"
Thành mất hứng, trả lời chậm chạp:
- Cô ấy không có đạo mẹ à!
Giương mặt của mẹ đang tươi tỉnh, hồng hào bỗng dưng đổi sắc, một điều mà chưa bao giờ Thành thấy ở mẹ trong cuộc đời. Giương mặt sắc lạnh, nụ cười của mẹ tắt hẳn hồi nào, trở thành xanh tái, hỏi lại:
- Cô ấy không phải là người Công giáo thật à"
Thành chỉ gật đầu thật nhẹ, ân hận là mình dại dột, nói quá nhiều về Hạnh, một người con gái chỉ có Thành thật sự thương yêu, lại còn tâng bốc một kẻ xa lạ với người mẹ của mình.
Mẹ Thành không nói thêm gì nữa, cặp mắt đỏ ửng, lẩng lặng vào nhà trong, như muốn dấu đi những giọt lệ tiếc nuối cho đứa con khờ dại của mình.
Bố mẹ của Thành, ngoại trừ những giờ làm việc, những ngày cuối tuần, những ngày lễ lạc, ông bà đã để hết thì giờ làm việc tông đồ, phụ giúp công việc nhà thờ. Ngay như mẹ rất bận rộn, nhưng cũng tình nguyện làm chủ tịch cái hội gì đó mà Thành không nhớ rõ. Ông bà đã chấm rất nhiều cô cho Thành, con cháu của mấy người trong họ đạo.
Bây giờ Thành mới nghĩ ra tai sao mẹ mình xúc cảm quá nhiều khi nghe thằng con trưởng của mình thương yêu một đứa con gái không có dính dáng gì đên cái tôn giáo thành kính của bà. Bà còn mặt mũi nào để nhìn các bạn bè của bà trong họ đạo đây. Còn ăn nói làm sao khi bà đang ở cái vị trí thật cao của hội"""
Thành ăn năn thật nhiều khi thấy mẹ buồn. Lần đầu tiên, trong đời Thành thấy mẹ thật đau khổ khi nghe cái tin về Hạnh. Thành vừa trách mình, vừa thương mẹ, bối rối cùng cực không biết làm thế nào cho phải, chỉ còn một cách duy nhất là đi tìm Hạnh, thứ nhất là giải bài tâm sự, thứ hai là bàn với người yêu của mình tìm cách giải quyết cho ổn thỏa vấn đề, có nghỉ học một ngày thì cũng chẳng sao.
*
Thành tìm mãi mới gặp Hạnh ngay trong thư viện, một nơi mà hai đứa thường hẹn nhau để học bài. Hạnh học sau Thành một năm, châm chạp với mấy môn toán, nhưng xuất sắc về các bộ môn văn chương và thương mại. Ngày hôm nay cô mặc chiếc áo đầm trắng, trông thật hiền, giống như một nàng tiên xinh đẹp. Thông thường Hạnh tươi cười nói trước, nhưng hôm nay, Thành vội vã kéo Hạnh ra hành lang, nói:
- Em có bận lắm không" Anh muốn bàn một chuyện với em"
Tươi cười, Hạnh trả lời:
- Anh có chuyện gì mà quan trọng thế" Em đang học thi cho ngày mốt thôi. Bài vở cũng học hết rồi. Anh cứ thong thả mà nói.
Thành kéo vội Hạnh sang câu lạc bộ của sinh viên, giờ nầy cũng không có mấy người lai vãng. Thành nói:
- Bố mẹ anh đã biết chuyện hai chúng mình quen nhau. Quan trọng nhất là họ cũng biết em không có đạo.... Anh mới nói chuyện với mẹ, bà ấy thật buồn khi nghe anh nói về tôn giáo của em...
Hạnh chau mày, nhỏ nhẹ nói
- Biết em không có đạo thì tại sao bác lại buồn nhỉ"
Nhìn gương mặt ngây thơ của Hạnh, Thành lại càng bối rối hơn nữa, Hạnh không thể nào biết được sự việc quan trọng mà các người lớn đã nghĩ, không biết gì đến những phong tục, nề nếp đã ăn sâu vào đời sống, vào mạch máu của bố mẹ Thành. Thành định bàn thêm nhưng Hạnh thật sự không nghĩ chuyện có đạo hay không có đạo là quan trọng một đời.
Từ giã Hạnh ngày hôm đó, Thành như một kẻ mất hồn bơ phờ nghĩ đến những ngày xa nhau, xa hẳn cái niềm hạnh phúc, cái tình yêu mãnh liệt của mình đối với người con gái vẫn còn có quan niệm tự do, khờ dại về tôn giáo.
Ngày cuối tuần sau đó, cả bố lẫn mẹ đều hỏi Thành thật nhiều về Hạnh, đã bao nhiêu lần, câu hỏi “tại sao” cứ lập đi lập lại cả trăm lần. Tại sao lại yêu một người khác tôn giáo, tại sao dại dột một đời, tại sao có biết bao nhiêu người con gái xinh đẹp, thật xinh trong ca đoàn, trong nhà thờ, tại sao..., tại sao... Tại sao Thành lại gặp gỡ một người con gái ngoại đạo.
*


Hạnh rửa xong mặt mũi, vuốt vội mái tóc thề óng ả, tiến lại bàn học cố gắng ngấu nghiến bài vở cho ngày thi. Lời nói hồi chiều của Thành kỳ lạ thật, tại sao mẹ Thành lại phiền nảo về đạo giáo của gia đình Hạnh. Cha mẹ chỉ sinh thêm một đứa con gái là Hạnh trên đất Mỹ nầy, ngày chạy loạn khi xưa, ông bà đã mất hết mấy anh chị của Hạnh. Chiếc xà lan chở người tỵ nạn đụng vào chiếc tầu thật lớn, lật úp, chết gần hết mọi người trên đó. Cha mẹ của Hạnh cũng sắp chết chìm, được tầu lớn vớt lên kịp, không hề gặp mặt cho tới ngày đến Guam mới được sum họp, mới biết rằng chỉ còn hai vợ chồng sống sót. Ông bà càng đau buồn tin tưởng thật nhiều vào số mệnh, vào Thượng Ðế, vào Phật trời. Hạnh ra đời lớn lên trong một xã hội đầy bình đẳng, tự do. Cha Hạnh thật sự sống trầm lặng với cuộc đời, tiếc nuối khi mất hết các đứa con thân yêu của mình, rất nuông chiều đứa con còn lại. Thật ra ông đã an phận với số phần, ngày ngày ngồi thiền trong bóng tối, suy gẫm cuộc đời. Hạnh có lần tâm sự với mẹ về Thành, mẹ lắng tai nghe rồi chỉ căn dặn Hạnh phải học hành đàng hoàng, tốt nghiệp xong xuôi rồi mới tính chuyện gia đình, chuyện hôn nhân.
Lúc còn thơ ấu, Hạnh cũng cùng cha mẹ ngồi thiền vào những ngày cuối tuần, để nghiền ngẫm những triết lý luân hồi, những số mệnh an bài đã được Thượng Ðế đặt cho trong cuộc đời phức tạp nầy, càng cao vọng, càng ràng buộc vào vật chất thì càng chuốc lấy những đau khổ không thể nào tránh được. Cuộc đời, sự nghiệp, tiền của, danh vọng đến rồi lại đi không thể nào giữ mãi mãi bên mình . Thêm vào đó, nền giáo dục ở đây đã thắm nhuần vào đầu óc của Hạnh những tự danh từ của tự do, bình đẳng. Câu chuyện của Thành làm Hạnh chẳng muốn học nữa, bước lên giường, gác tay suy nghĩ.
*
Thành cầm bức thư quá khổ, bức thư của một hãng điện tử ở thành phố nầy, chứng nhận là họ bằng lòng mướn Thành ngay sau khi ra trường, trả lương thật hậu. Bố mẹ mừng lắm hầu như cả đêm không ngủ được. Thành không muốn dùng điện thoại ở nhà để gọi cho Hạnh, sợ rằng bố mẹ không vui, mặc dầu muốn gọi cho Hạnh ngay lập tức. Sáng hôm sau, mẹ bảo:
- Ngày hôm nay mẹ mang một bình hoa để dâng lên tạ ơn Mẹ. Thật là phúc đức cho gia đình của minh đấy! Biết bao nhiêu người ra trường rồi mà chưa có việc. Chúa và Mẹ thương con nhiều lắm đấy Thành ạ!
Không chờ Thành lên tiếng, bà nói tiếp:
- Cuối tuần nầy, bố mẹ dẫn con sang thăm gia đình ông Tổng Tâm nhé! Bố mẹ đã nhận lời mời của gia đình ông Tổng rồi. Con ráng thu xếp đi với bố mẹ…
Thành bất ngờ thật sự, cuối tuần nầy Thành đã hẹn với Hạnh rồi, dự định là sẽ dành nguyên ngày để chia sẽ cái sự vui mừng, sự thành công của Thành đến với người yêu. Thành ngập ngừng nói:
- Không được đâu mẹ à! …Con đã có hẹn rồi! …Sao mẹ không nói gì với con trước khi nhận lời người ta. Ít ra mẹ phải xem con có bận rộn gì không chứ!
Mẹ Thành đang vui, làm như không để ý tới câu nói của Thành, bảo:
- Thì con hẹn lại khi khác vậy! Ði với bố mẹ có chuyện quan trọng lắm đấy!
Đầu óc Thành miên man bừng tỉnh. Thì ra ông Tâm có cô con gái tên Thúy. Thành cũng biết từ nhỏ. Gia đình bố mẹ Thành và gia đình ông Tâm biết nhau từ ngoài Bắc, di cư vào Nam, rồi chạy sang Mỹ. Cô Thúy là con gái út của ông bà, mới tốt nghiệp mãnh bằng Nha sĩ, người mãnh mai xinh đẹp. Thì ra là thế! Chắc mẹ muốn làm mai cho mình một cô vợ đẹp đầy tương lai hứa hẹn.
Thành thật sự cau có:
- Con đã nói rồi mẹ à! Con đã có hẹn rồi! Mẹ gọi lại ông Tâm hủy bỏ đi!
Mẹ Thành mặt biến sắc, lạnh lùng hỏi:
- Con bảo mẹ hủy bỏ thế nào đấy chứ! Chuyện người lớn đâu phải chuyện vui đùa, muốn hẹn thì hẹn, muốn bỏ thì bỏ!.... Thế có phải con có hẹn với cô ...cô …gì đấy phải không"
Thành biết dấu cũng không được, thẳng thắn trả lời:
- Phải đấy mẹ à! Chúng con muốn chia vui cùng nhau. Để lúc nào rảnh, con đi với bố mẹ được không"
Mẹ Thành không ngờ thằng con trai hiền lành, ngoan ngoãn của mình, ngày hôm nay lại cứng đầu, lì lợm đến thế! Không biết nó có bị con nhỏ kia bỏ bùa mê, thuốc lú rồi chăng" Bà đổi giọng:
- Thế ra bây giờ cậu đã học hành thành tài, có công ăn việc làm rồi thì cậu coi chúng tôi chẳng ra gì cả, phải không"
- Không phải đâu mẹ. Chuyện này con ....
- Thế thì cậu nghe cho rõ đây. Tôi không cần biết bạn gái của cậu hiền ngoan như thế nào. Gia đình chúng tôi không chấp nhận con dâu ngoại đạo. Không kể sau này cậu theo tà ma quỷ quái, cậu có xứng đáng là trưởng tử của gia đình hay không" Cậu chọn lựa đi...
Cả ngày, cả tuần, cả tháng sau đó Thành đau khổ miệt mài, không lẽ bây giờ vì tình yêu đầu đời của mình mà phải bỏ công ơn bố mẹ, cả hai người cũng đã già yếu rồi, không lẽ Thành lại bất hiếu, bất nghĩa như những người bất chính.
Câu nói của mẹ lúc nào cũng văng vẳng bên tai "Cha mẹ là ruột thịt, vợ chồng như quần áo. Quần áo mất đi còn có lại, cha mẹ mất đi là vĩnh viễn mất luôn." Phải làm thế nào cho vẹn toàn mọi thứ, hay là phải cứng rắn quên đi cái tình yêu sâu đậm, nghe lời bố mẹ ưng thuận một người con gái thật xa, thật lạ.
*
Trước hai ngày đám cưới với Thúy, Thành gặp lại Hạnh cũng tại cổng trường bên hông thư viện. Hạnh gầy đi thấy rõ, nhưng cặp mắt vẫn tinh anh, buồn xa xăm vời vợi.
Hạnh nhỏ nhẹ hỏi Thành:
- Anh có khỏe không"
- Cám ơn Hạnh, anh vẫn bình thường. Chỉ tội cho em...
Cặp mắt đỏ hoe, đầy nước mắt Hạnh hỏi Thành:
- Có lẽ đây là lần cuối cùng được nói chuyện cùng anh. Tháng sau bố mẹ của em sẽ dọn sang tiểu bang khác... Trong tận đáy lòng của em, lúc nào em cũng mong muốn cùng anh sánh vai, kề cận bên nhau cho đến hết cuộc đời còn lại. Nếu có cùng anh lên tận thiên đàng hay xuống hỏa ngục em vẫn theo anh. Tình yêu của chúng ta có lẽ do số trời an định, không được kiếp này thì em cũng mong rằng kiếp sau ở một khoảng đời nào đó, em và anh sẽ hạnh phúc bên nhau.
Không đợi Hạnh nói hết, Thành nắm chặt tay của người yêu nói lớn:
- Hay là anh từ hôn rồi tụi mình trốn đi...
- Anh đã mất trí rồi hay sao" Bố mẹ của anh công lao như trời cao, biển rộng, đã tạo cho anh thể xác này, đã dầy công nuôi dưỡng để anh thành người xứng đáng. Anh không thể nào ra đi với em như thế ! Cha mẹ của em cũng không chấp nhận một người con rễ bất hiếu như vậy. Tình yêu của chúng ta có thể dần dần sẽ phôi pha với ngày tháng. Chúng mình ra đi như thế sẽ ân hận suốt cuộc đời.
Thôi thì em lúc nào cũng khấn nguyện cho anh được hạnh phúc thật nhiều với chị Thúy. Chị ấy thật xinh, thật xứng đáng làm một người vợ hiền…
Hạnh muốn nói thật nhiều với Thành, muốn nói thêm nhưng xúc động đã ngăn chận tiếng nói từ trong tim, nước mắt tuôn trào không dứt.
*
Ngày cưới của Thành và Thúy thật linh đình, to lớn. Bố mẹ hai bên vui cười sung sướng. Những người trong họ đạo tấm tắc khen tặng, to nhỏ với nhau mà có lẽ cũng muốn để Thành nghe được:
-Chú rể có phúc quá chừng, cô dâu xinh đẹp lại học thức đầy người...
Lúc đó Thành cũng muốn quên đi những quá khứ thương yêu nào đó, mong muốn một lần cho tương lai của mình sẽ đúng với những lời chúc tụng của họ hàng hai bên.
Những ngày đầu tiên sống chung với người vợ mới, Thành từ từ nhận thấy bề trái của cuộc đời, bề trái của một con người sang trọng, bề trái của một người vợ thật xinh trong cái xả hội ở đây.
Gia đình của Thúy giàu sang từ lâu lắm, mổi câu nói của Thúy là một mệnh lệnh cho chồng, trái hẳn với Hạnh lúc nào cũng nói năng đầm ấm, nhỏ nhẹ khi đối đáp với Thành. Hơn thế nửa, Thúy thỉnh thỏang lại đem chuyện tình quá khứ ngày xưa của chồng ra làm đề tài cãi vã để có cớ chạy tội những lỗi lầm của Thúy đối với bố mẹ của Thành. Ông bà đâu có ngờ một đứa con dâu tân tiến, học thức, cao sang lại hổn hào, đối xử với bố mẹ chồng chẳng ra gì hết. Những lần vợ chồng cải vả không có lý do chính đáng đã làm Thành sa sút thấy rõ.
Mới có vài năm mà Thành trông gìa hẳn ra, nhiều lúc đêm khuya, trăng lặn, Thành nằm yên trong phòng khách, trên băng ghế sa lông, để nhưng giọt nước mắt lưng tròng, chảy đầy trên mặt.
Nước mắt nào nhỏ xuống
ướt môi khô
Những đêm khuya
nghe tình về réo gọi
Những chiều Thu
mưa bay từng hạt nhỏ
Giọt lệ sầu..
rơi rụng nát tim anh …
(Bài nhạc Trả lại thóang mây)
Những tháng ngày dài trôi qua, ngôi mộ của bố bây giờ xanh cỏ. Mẹ của Thành sống thật yên lặng, lúc nào rảnh rổi là bà đọc kinh, cầu nguyện.
Thành bây giờ có một đứa con trai, một đứa con gái, khuôn mặt của chúng nó thật buồn, như tấm lòng của người cha chịu đựng, của một người đàn ông đau khổ.
Hạnh ơi, bây giờ em ở đâu" Những đau khổ nầy chính tay anh đã tạo ra, hậu quả bây giờ chính do anh đã quyết định, lỗi lầm nầy chính do anh đã gây ra, bây giờ anh sẽ can đảm chấp nhận. Anh đã thật sự một lòng hiếu thảo, đền đáp công ơn bố mẹ, chỉ muốn họ vui lòng, sung sướng. Nhưng còn tấm lòng anh ở đây, vật chất thừa thải nầy có ý nghỉa gì đây, khi tình cảm của anh với người vợ mà bố mẹ đã chọn lựa, đã hòan tòan băng gía.
Tất cả bây giờ tinh thần của anh là con số không to tướng, tràn đầy những ân hận không nguôi. Những sự sung sướng của bố mẹ chỉ thóang qua vài tuần, vài tháng. Nhưng đau khổ triền miên của anh bây giờ sẽ kéo dài cho đến hết cuộc đời còn lại ...
Em đi về…
một chiều nắng úa mi
Đường em đi…
phai nhạt dấu chân hồng
Đếm xót xa …
em về trong tình mộng
Đễ hồn anh… l
à một cõi hư không
(Bài nhạc Trả lại thóang mây)
Ngòai trời đã tối lắm rồi, gío lạnh thổi từng cơn, báo hiệu cho cơn giông sắp đến. Thành vớ vội chiếc áo khóac, dự tính lái xe ra khỏi nhà để tìm một sự tỉnh lặng nào đó, suy gẩm cho cuộc đời, cho ngày mai.
*
Trời đổ mưa tầm tã, chiếc xe BMW mới tinh không hiểu vì sao người tài xế bổng dưng lạc tay lái đụng nhẹ vào mấy khối xi măng bên vệ đường.
Con đường xa lộ số 5 rộng thêng thang, nhưng lúc nầy trơn như mỡ, chiếc xe còn trớn vẩn chạy xiêng xẹo, bật sang bên phải,… bên trái…
Theo lời người tài xế của chiếc xe vận tải mười tám bánh, được cảnh sát điều tra trong bệnh viện, khi ông ta thấy chiếc xe BMW thì quá trể rồi.
Chiếc xe hàng khổng lồ thắng không kịp , trờ tới, đè bẹp chiếc xe nhà thật nhỏ, trong đó chỉ có một nạn nhân, một người đàn ông tên là Thành gì đó, sống trong khu phố sang trọng phía bên kia ngọn đồi Laguna thật cao, sát cạnh bờ biễn Thái Bình.

Dân Đen
Đệ Nhị Bão Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến