Hôm nay,  

Vui Buồn Nghề Nail...

17/08/200400:00:00(Xem: 170784)
Người viết: KIM N. C.
Bài số 607-1145-vb6130804

Tác giả Kim N.C. cư trú tại Anaheim, đã viết "Vui buồn nghề Nails," "Người đẹp Hà Thành và nước Mỹ" và “Nước Mỹ Đủ Chuyện”. Tác giả còn cho biết đã “viết bài trên Freeway 91 mỗi sáng khi kẹt xe.” Sau đây là bài viết mới nhất của bà, tiếp tục chuyện “Vui Buồn Nghề Nails”
*

1. Doctor... Nails!

Chân ướt chân ráo đến Mỹ, thằng Xíu Lé của khu cư xá Kiến Thiết ngày nào, càng lé thêm vì xe cộ chạy ào ào trên freeway lúc ông anh cả của nó đón cả gia đình về nhà từ phi trường LA, anh nó là người bảo lãnh má nó và lũ em qua. Xíu Lé là út, sỡ dĩ gọi nó là Xíu Lé vì nó lé lại nhỏ con, lé kim thôi nhưng cũng thuộc diện lé.
Từ giã Saigon nó sẽ từ giã luôn cái tên mà lũ bạn cùng xóm đặt cho. Từ nay trở đi nó là Tôn Thất Sắc đàng hoàng như trong giấy khai sinh, nhưng khổ thay qua tới Mỹ tên nó lại biến thành "Sac Toong" nghe như sạc bình điện. Anh nó an ủi nó bảo chờ ít lâu anh sẽ dẫn đi đổi tên Mỹ nghe cho tiện. Nó tự nghĩ là sẽ đổi thành Kenny Tôn nghe cho bảnh. Tụi bạn Xíu Lé qua trước gọi điện thoại thăm hỏi tưng bừng rồi quân sư quạt mo cho nó đủ kiểu. Nào là học nghề này lớp nọ dễ kiếm Job, nào là vừa học vừa làm cho có tiền rủng rỉnh. Job thì có đủ loại: bỏ báo, cắt chỉ, bê phở, phụ cắt cỏ làm vườn. Xíu Lé nghiên cứu nghề nào cũng phải đến trường 3. 4 năm trong khi tiếng Anh của nó thì khỏi nói, chỉ đếm được từ 1 tới 10 là tắc tị, giỏi lắm thì thêm vài câu học ở Let's learn English ở bên nhà. Cuộc đời đang tối mò mò mà không thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm" bỗng nhên thằng Bobo (tên hồi nhỏ của nó, bị khi ba má nó đẻ ra cả nhà nước nhai bobo như điên) bạn cũ thời bắn bi, đá dế của Xíu Lé, gọi điện thoại giọng oang oang như lệnh vỡ từ bang Louisiana.
- Hi! Xíu Lé mày mới qua hả" Bộ tính vô đại học hả" Thôi I "can" you. Mày xuống Bolsa kiếm cái trường thẩm mỹ, ghi tên đi học lấy cái bằng làm Nails rồi qua đây, tao tính cho.
Xíu Lé bàn chuyện đi học Nails với má nó và ông anh cả, má nó thì mếu máo khóc thương ông con út, chuẩn bị nhào vô cái nghề của con bé Phượng xóm lâm tỳ ni làm nghề móng tay vẫn tới nhà làm móng tay, móng chân. Má nó liên tưởng tới cái ngày Xíu Lé xách cái giỏ đựng kềm dũa nước sơn vài trái chanh đi làm móng tay dạo ở phố Bolsa. Anh nó thì nhảy lên như đụng ổ kiến lửa:
- Trời ơi! bộ em tính theo cái nghề của đàn bà, con gái đó hả, đàn ông nam nhi mà lại đi làm Nails, chả giời"
- Dạ, thằng Bobo bạn em nó nói làm nghề này khá lắm, có khi hơn cả lương kỹ sư nữa.
Cả nhà xúm lại chọc ghẹo Xíu Lé đủ điều.
Sau khi đoạt được bằng lái xe vĩ đại, Xíu Lé đến trường thẩm mỹ. Chỉ vài tháng sau nó đậu luôn cái bằng Manicursit cũng vĩ đại không kém. Ráng ở Mỹ ít lâu kiếm thêm cái bằng Mastercard là về Việt Nam huênh hoang được rồi.
Thằng Bobo đón Xíu Lé ở phi trường. Sau một chặng bay dài Xíu Lé càng lé thêm khi nhìn cái xe láng coóng của Bobo. Trên đường về Bobo ba hoa thiên địa nổ như lựu đạn.
- Rồi đây mày sẽ thấy. Mày phải chịu khó ở đây làm ăn, chịu khó dũa dũa mài mài chừng vài năm thì mày sẽ có đủ thứ như mọi người, nhưng ở đây thôi chứ mày mà về Cali là tao không bảo đảm. Cali mật ít ruồi nhiều, nhà cửa đắt đỏ, dân Bolsa lại khoái "trình diễn" nữa. Ở đây đất lành chim đậu, lâu lâu bay về Cali "èn doi" cuộc đời, hoặc thỉnh thoảng bay về Saigon mang cái nhãn hiệu doctor Nails thì khối em xin được "nâng khăn sửa túi".
Xíu Lé được Bobo cho nghỉ ngơi một ngày, sau đó đưa ra tiệm bắt đầu cuộc đời của một thợ Nails chuyên nghiệp. Khởi đầu Bobo cho Xíu Lé chùi nước sơn, tập dũa, sơn màu trên tay khách. Từ từ Bobo kiếm mấy bà khách dễ tính cho Xíu Lé thực tập gắn móng, đắp bột, dũa.... Chỉ cần vài tuần Xíu Lé có thể tự mình hoàn chỉnh một bộ móng bột dù chưa xuất sắc nhưng cũng không đến nỗi bị mắng vốn.
Cầm những đồng lương đầu tiên kiếm trên đất Mỹ, Xíu Lé thấy mình trưởng thành hẳn ra, nó tự nhủ sẽ dành ra một ngày đi mua quà cho má nó, cho ông anh có công bảo lãnh, cho cả nhà hết chế nhạo nó. Quả thật là nhất nghệ tinh nhất thân vinh, Xíu Lé đâu có ngờ cái nghề Nails này "í dì" hết sức. Có nghề nào hơn được nghề này tha hồ cầm tay mấy em Mỹ trắng thơm như múi mít, em nào em nấy mắt xanh môi mọng, tóc vàng sợi nhỏ, trời ơi lại còn làn da mịn màng như sữa. Xíu Lé quên dần hình bóng nhỏ Tí Sún trong khu cư xá Kiến Thiết thởu nào, con gái con đứa gì đâu mà da khô mốc, tóc tai chẻ 5, chẻ 7 xác xơ như râu bắp. Xíu Lé định bụng khi nào ổn định có nhà có xe như thằng Bobo là nó sẽ tán ngay một em Mỹ "real American" đem về Saigon trình bày cho bà con lé mắt.
Thành phố nhỏ nơi Bobo có tiệm Nails, buồn ơi là buồn, buồn như Hội an trước 75.
Sáng sáng Bobo chở đám thợ tới tiệm, từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối mài mài dũa dũa, ngày nào cũng như ngày nấy, hamburger hot dog ăn liên hồi. Thỉnh thoảng mới có nồi cơm và gà 7 món. Tối về xúm lại đánh bài, uống rượu, coi phim bộ và nhớ Cali. Tiền bạc thì rủng rỉnh mà dần dần Xíu Lé thấy thiếu thốn điều chi không rõ rệt.
Buổi sáng chủ nhật, ông anh cả của Xíu Lé gọi qua, sau hồi vấn an là hồi lên lớp:
- Nè Xíu, anh mới đọc báo, nghe đâu có mấy đứa khách Mỹ kiện mấy anh thợ Nails lợi dụng làm Nails sờ mó bậy bạ, anh nhắc nhở em cẩn thận kẻo có ngày bị thưa ra tòa đó.
- Em bảo đảm với anh làm gì có chuyện đó.
Xíu Lé kể lại cho Bobo nghe, Bobo lại lên lớp nó một hồi:
- Mày biết sao không"
- Không.
- Mày hãy nhớ một điều, tụi Mỹ nó khoái thưa kiện để kiếm tiền. Chứ tao hỏi mày thực tế là khi mày đang làm cho một bà khách, chung quanh có bao nhiêu người là bấy nhiêu cặp mắt, mày có muốn làm gì nó mày cũng đâu có làm được. Nó có cho không cũng chào thua. Mày có biết là tụi Mỹ, ngay cả vợ chồng, vợ còn đi thưa chồng là "hiếp dâm" nó, nếu bữa nớ nó không muốn làm chuyện vợ chồng, thằng chồng mà cự nự là khi ra tòa còn thêm cái tội "abuse" vợ nữa.
Bữa nọ Xíu Lé làm manicure cho một chị khách Mỹ xồn xồn, tới lúc Xíu Lé massage 2 cánh tay thì chị rên lên:
- Ôi cha mẹ ơi (Oh my god" mày bóp đã quá (you make me feel good) bóp lên chút nữa (go up, up right there) chu cha ơi.
Xíu Lé đang tà tà biểu diễn nghệ thuật xoa bóp thì thằng Bobo xuất hiện:
- Ngừng đi nhen Xíu Lé, mày bóp cao chút nữa là nó thưa mày đụng vào ngực nó đó, mày thấy hai trái bưởi Biên Hòa của nó chưa, từ đây tới đó có chút xíu, lỡ chạm vô là nó kêu cảnh sát liền.
May phước ông chủ Bobo xuất hiện kịp thời.
Gần Tết Nguyên Đán thợ Cali xin nghỉ, lớp về Việt Nam lớp về Cali ăn Tết, tiệm thiếu thợ báo hại cả Bobo lẫn Xíu Lé phải nhào xuống làm pedicure cho khách. Cha mẹ ơi lần đầu Xíu Lé vớ phải một em nặng cỡ 2 tạ, đùi của em đúng al đùi xoài tượng, em chơi một cái mini skirt cực kỳ ngắn mà chẳng chơi quần xì làm Xíu Lé cứ cúi gầm mặt xuống mà làm. Suốt buổi Bobo ngồi kế bên thỉnh thoảng nhắc chừng:
- Massage vừa thôi, đừng lên cao quá, đừng để cho nó rên rỉ ầm nhà, đừng.....
Hai năm sau tiền bạc, xe cộ rủng rỉnh, Xíu Lé tạm biệt Bobo về Cali mua vé đi Việt Nam làm một chuyến qui cố hương đáng đồng tiền bát gạo. Nghe lời Bobo nó in cả cọc business card chữ mạ vàng, ghi rõ danh tánh nghề nghiệp special manicurist. Khỏi nói, về tới Saigon, Xíu Lé đâu có giờ mà đi kiếm nhỏ Tí Sún, cái đám con gái mới lớn mơn mởn ở vũ trường Mưa Rừng ơi Mưa Rừng bám theo nó gạt ra đâu có hết. Em nào Xíu Lé cũng tán bừa: Em là mối tình đầu của anh và phát cho một cái business card kèm theo số phone bên Cali, rồi hứa hẹn tràn cung mây: Chờ anh em nhé, về bển anh sẽ làm giấy tờ rước em qua. Việt Kiều như nó quả là có giá.
Khi Xíu Lé trở về Mỹ ở lại Cali vài ngày thăm má, thăm anh chị xong bay về lại Lousiana, tiếp tục ngày ngày mài mài dũa dũa. Má nó ở dưới miệt Bolsa ngày nào cũng nhận được vài cú phone từ Saigon. Có bữa một cú phone làm bà già Xíu Lé xém té ngửa:
- Bác ơi con là Mai Lan ở Saigon, bác làm ơn cho con gặp anh Doctor Nails Kenny đi bác, Dạ, ủa ảnh không có nhà hả bác" Bác là má ảnh hả bác" Bác làm ơn nói với ảnh con có bầu 3 tháng rồi. Bà già nghe tới đó cúp phone cái rẹt.
- Tổ cha cái thằng Doctor Xíu Lé....

2. NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP

Mười năm về trước, khi mới lấy được cái bằng Manicurist tôi bắt đầu đi làm ở cái tiệm có tên rất là kêu "dễ thương Nails Spa", mà quả thật từ chủ đến thợ rất là dễ thương.
Buổi sáng khi thức dậy chuẩn bị đi làm tôi đều tự nhủ mình sẽ bắt đầu 24 giờ tốt đẹp, nhưng dần dà tiệm đổi chủ đổi manager, tiệm "Dễ Thương" đã và đang biến thành "Khủng bố Nails & Spa". Tôi không nói ngoa vì trong tiệm 20 người thợ có 5 người là vây cánh của cô manager đang tung hoành ngang dọc trong tiệm. Khủng bố của Sep 11 ở New York chỉ đùng một cái là xong còn trong tiệm tôi khủng bố đến bất cứ lúc nào với bất cứ ai.
Sáng chị Vivian đến tiệm rất sớm, chị luôn luôn là người đương đầu danh sách thợ, chị clean up đồ nghề, chỗ làm việc sạch sẽ thì đạn bắt đầu nhả ra từ những người thợ dữ dằn:
- Mẹ kiếp chắc đêm nào cũng giăng mùng ở lại tiệm.
Chưa hết. Chị Vivian là thợ lâu năm nhất nên có rất nhiều khách hẹn. Mới 11 giờ sáng chị đã làm xong 3 người khách hẹn. thế là:
- ĐM mấy con thợ già đầu điếm thúi, chuyên môn giựt khách....
Cuối tuần qua, chị Annie đi đám cưới, chị diện trong bộ áo quần thật đẹp đặng chiều về sớm đi thẳng tới nhà hàng. Thế là B40 thụt vào:
- Nẹc xà lù. Đi làm Nails mà cứ như là thư ký nhà băng. Dzái trời tối nay ăn cướp vào tiệm nó cắt cổ lột hết cho hết khoe khoang.
Cô bé Michelle nhỏ nhất tiệm, ăn mặc lè phè cũng nhất tiệm, xuân thu nhị kỳ là quần Jeans áo thun rất bụi, hiền lành không ai bằng thế mà cũng chẳng được tha:
- Trời đất đi làm tiệm thẩm mỹ và mặt mày như quạ, quần áo như đại cái bang thế kia.
Chưa kể trong tiệm có 6 cô thợ đều có bằng Esthetician có 2 cô là họ hàng với manager nên được ưu tiên hơn. Thế là chiến tranh lại xảy ra không thua gì chiến tranh vùng vịnh, nào là cái bikini wax kia là của tui, sao đưa cho nhỏ đó làm, bà khách đòi tui làm eyebrown wax sao hổng cho tui làm... cái facial kia có legwax kia.... Cứ thế mà loạn cả lên rồi họ thi nhau bốc phone lên gọi chủ complan đủ thứ chuyện trên đời, chắc bà chủ cũng có ngày bị heart attack. Đó là giữa thợ với nhau, 1001 chuyện xảy ra hàng ngày.
Còn đối với khách thì cũng chẳng hơn gì. Ở tiệm Nails, khách là người đem income đến cho chủ và thợ. Những ngày mưa gió ế ẩm không có khách đám thợ ngồi buồn thiu như "Junegloom" của Cali, vậy mà mấy người thợ dữ dằn cũng đâu có tha.
Bà Nancy là khách thường xuyên của tiệm, bà giới thiệu rất nhiều bạn bè bà con đến làm Nails. Bà là người dễ tính, rộng rãi thế mà cũng có ngày đạn bay rào rào vào người bà. Như thường lệ sáng thứ 6 bà Nancy bước vào tiệm thì đạn rào rào bay ra:
- ĐM con đĩ lùn này, sao thấy cái mặt nó là thấy ghét liền, người đâu mà xấu đau, xấu đớn quả là con mẻ có "cái nhan sắc của người đàn ông không đẹp trai" vậy mà ông trời bất công cho con mẻ giàu dữ dzậy.
Nói xong cả bọn nhìn bà Nancy cười ré lên, bà quay lại hỏi:
- Your guy talking about me" Something funny"
Chẳng may trong đám khách có cô nhỏ Việt Nam cổ thông dịch không sót một chữ nào cho bà Nancy nghe. Bà đùng đùng đứng dậy, lại front desk lấy số phone của chủ bà nói với bà chủ là "Thợ của mày bad attitude" tao sẽ không bao giờ trở lại.” Thế là tiệm mất đi một mối khách.
Trong tiệm có chị Pamela người nổi tiếng thông thái, lịch lãm, hiền lành thường can thiệp. Mỗi khi thợ xô xát nhau chị đem triết lý Phật Chúa ra mà tụng:
- Này này các em ơi, nghề Nails cũng giống như nghề câu cá. Cùng đứng trên cầu Newport Beach mà có em câu được nhiều, em câu được ít, tựa như tiệm Nails có ngày khách đông có ngày khách ế. Các em cứ cầu xin cho hàng ngày dùng đủ là được, giành giựt nhau mà chi, cuộc đời này là cõi tạm là sắc sắc không không là có đó rồi mất đó. Một mai "six feet under" có em nào mang được cái nhẫn 2 carat, cái xe Lexus xuống tuyền đài đâu. Lúc đó à nhen "nó" lột hết chỉ còn trần xì một bộ đồ mà thôi, các em ạ.
Chị Pamela còn sưu tầm ra các câu danh ngôn, dán đầy ở khu vực bàn ăn của thợ, có bữa tôi đọc được một bài rất có lý, chị trích từ báo LA Times:
Making Everyday a Great Day
Think that good things will happen
Express gratitute to a loved one
Put your gripes away in a box
be patient with an annoying person
Do something special for yourself
Reach out to someone who needs comport
Focus deeply on each moment.
Learn from a mistake
Look closely at a flower or tree you haven't noticed before.
Smile
By Dr. Yoyce Brothers

K.NC phỏng dịch:

Mười Điều Giúp Cho Mỗi ngày của bạn Tốt Đẹp hơn

Hãy nghĩ đến những điều tốt lành sẽ xảy ra trong ngày
Hãy biểu lộ lòng biết ơn đối với người mà bạn thương mến
Tránh xa những điều làm bạn buồn phiền
Hãy kiên nhẫn với người quấy rầy bạn
Hãy tự làm một điều gì đặc biệt cho mình
Hãy đưa tay ra cho những người cần sự giúp đỡ
Hãy tập trung tư tưởng
Hãy học hỏi thêm từ những lỗi lầm
Nhìn kỹ một bông hoa hoặc một nhành cây mà trước đây bạn không hề để ý đến
Hãy mỉm cười với tất cả

Chị Pamela quả rất tốt bụng nhưng cũng không cải thiện được chút nào tình trạng khủng bố của tiệm. Mỗi ngày ông xã tôi nghe tôi phàn nàn đủ thứ chuyện xảy ra trong tiệm, ổng cũng nổi cáu lên: Ở Mỹ mà sao em khổ quá vậy "You have a ton of tress at work, let quick". Đi kiếm chỗ khác mà làm, hoặc là em đổi nghề khác mà làm. Em có biết hệ thống Starbuck coffee cứ mỗi 7 tiếng đồng hồ là có một tiệm mới ra đời, còn hệ thống tiệm Nails của người Việt mình cứ 7 tiếng thì có 14 tiệm Nails ra đời, không tin em đếm ngay con đường nhà mình giữa 2 cái đèn anh thấy có 8 tiệm Nails. Em đi tìm việc đâu xa chi cho mệt.
Chồng tôi nói quá đúng đi chứ. Chỉ tội một nỗi tôi tiếc công sức built được đám khách xộp gần 10 năm nay. Bỏ thì thương vương thì tội. Nghề Nails giống như nmột câu ca về nghề ca sĩ (2 cô ca sĩ có thương nhau bao giờ). Thôi thì cũng đành "bỏ của chạy lấy người", tôi gọi cho chủ xin nghỉ với lý do vắn tắt: No happy, no work.
Tôi đọc báo tìm việc làm sau một tuần nghỉ xả hơi. Sáng sớm tôi lái xe đi đến tiệm Nails có tên "Những điều tốt đẹp Nails & Spa" tiệm ở vùng biển Corona del Mar xinh đẹp dọc theo đường Duyên Hải (Pacific Coast Highway).
Cô chủ của tiệm này quả là người đặc biệt. Cổ không care tôi là người lớn tuổi, cổ chỉ cần thợ giỏi tay nghề, đi làm đúng giờ có trách nhiệm với khách và tử tế với bạn đồng nghiệp. Chả bù với các tiệm khác khi tôi gọi đến xin việc, chủ tiệm thường hỏi là chị có trẻ đẹp không" Làm như tuyển lựa tiếp viên karaoke cho tiệm cà phê. Thú thật khi bước chân vào tiệm tôi đã có cảm giác an toàn thân thiện, khi cô chủ dẫn tôi đi giới thiệu với mọi người chỉ cho tôi mọi điều cần thiết. Các cô thợ cũng chào hỏi tôi đàng hoàng, khác hẳn với các tiệm tôi đến hôm qua, các thợ thấy tôi đến xin việc đã "khủng bố" liền một câu: Ở đây cần khách chứ đâu cần thợ.
Tiệm ngăn nắp không có mùi hôi, phòng giặt khăn riêng biệt, phòng ăn sạch sẽ bảng phân công ghi rõ lịch giặt khăn, lịch clean các ghế Spa, cô chủ luôn nhắc nhở thợ clean đồ nghề sau khi làm cho mỗi khách. Thợ ở đây ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Cô chủ ăn nói nhỏ nhẹ dễ gây thiện cảm cho thợ và khách. Cô chủ đón khách ân cần, mỗi khi khách đến cô cho ngồi vào chỗ rồi mới gọi thợ cho khách cảm giác được quan tâm. Nếu khách không hài lòng với cách làm của thợ, cô chủ sẽ đến take over, rồi free cái này cái nọ, khách ra về vui vẻ còn giới thiệu thêm bạn bè đến. Đối với thợ nếu có làm điều gì mistake cô chủ nhẹ nhàng phân tích, không có la lối đâp bàn đá ghế như nơi khác.
Trong suốt một tháng đầu làm thử, tôi rất thích và thầm nghĩ mình may mắn quá, khó lòng mà tìm ra một nơi như vầy. Trong tiệm rất yên tĩnh chỉ nghe tiếng nhạc và máy dũa. Các cô thợ nói chuyện với nhau rất đàng hoàng, đặc biệt không có tiếng chửi thề bậy bạ, không có cảnh thợ ngồi tụ lại nói xấu người này người no,ï không có chuyện ganh tỵ chửi xỏ xiên, không có màn đá bàn đạp ghế, không có dọa nạt lăng mạ, nói tóm lại không có khủng bố.
Tôi thấy vô cùng thoải mái khi làm việc ở đây. Cám ơn những cô bạn nhỏ đã cho thấy được tình thân ái. Ở đây tôi thực sự tìm thấy tình đồng nghiệp tình người. Hy vọng tôi sẽ làm việc lâu dài ở đây. Với cả tâm tình, xin cảm ơn tiệm Nails mang tên "Những Điều Tốt Đẹp".

Kim NC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,300,908
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.