Hôm nay,  

Tôi Tới Mỹ

15/08/200400:00:00(Xem: 280158)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 606-1144-vb5120804

Tác giả tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm; Sinh năm 1965 tại Sài gòn; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Những bài Viết Về Nước Mỹ của cô thường ngắn gọn, viết giống như nói. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
*
Gia đình tôi qua Mỹ từ tháng 1/90 theo diện HO1. Tôi là con áp út trong nhà. Tôi mong chờ ngày ra đi vô cùng để tự lập bản thân. Vậy mà khi đến Mỹ, tôi đâu có ngờ một sự thật không như mong đợi đang chờ mình. Tôi như vừa được sinh ra lại ở một mảnh đất mới, không tiếng nói, không bạn bè, không kỷ niệm, tôi đã bỏ lại sau lưng hết để bắt đầu.
Do vậy mà đời sống tại Mỹ của tôi ban đầu chỉ toàn là một màu đen, chẳng có gì sáng sủạ Nghề nghiệp chẳng có, người yêu thì không, học thì không biết đến bao giờ xong vì khó quá. Thử thách của cuộc đời lúc đó như sóng vỗ liên tục, tôi chưa đỡ kịp con sóng này thì con sóng khác đã trờ tớị
Biết biển chẳng bao giờ lặng tôi đành đổi thái độ với đời của mình, từ bi quan thành chấp nhận chứ biết làm sao...
Tôi ít nói từ bé. Hễ ai mà chọc tôi, tôi giả câm giả điếc không nghẹ. Chọc dữ lắm, tôi bỏ đi như chuyện không phải của mình. Chọc mà tôi chịu không nổi nữa, tôi nhảy bổ vào người đó hoặc đánh, hoặc ngắt rồi chạy thật lẹ. Dĩ nhiên là phương cách đó đâu có dùng với bố mẹ và anh chị tôi được.
Vì hay bị bệnh từ nhỏ, tôi rất là ghét uống thuốc, lúc nào cần tôi mới uống, cứ mà bắt uống hết theo toa bác sĩ thì cứ những viên mẹ tôi đưa khi tôi đã khoẻ ra chút tôi vứt vào góc giường. Mẹ tôi một lần dọn giường lôi ra quá chừng là thuốc. Mẹ tôi hỏi hết anh chị em trong nhà nhưng không có hỏi tôị Mẹ tôi vẫn nghĩ tôi ngoan lắm. Ha ha mà tôi có hư gì đâu, mọi người đều bảo không phải, còn lại một dưá duy nhất, mẹ tôi kêu tôi lại và bảo rằng "Này con, đã hay bịnh, thuốc tao đưa là tiền là bạc vào người mày, đỡ khổ tao, khổ bố mày lúc về già, đừng có mà phí phạm, mày không nói mà làm còn tệ hơn đó con ạ"...
Tôi ra chiều suy nghĩ "vậy là saỏ".
Lần sau, mẹ có đưa thêm thuốc mà tôi thấy không cần uống, tôi nói thẳng với mẹ "con khỏe rồi, mẹ không cần dưa thêm. " Mẹ tôi trừng mắt "Mày khỏe cái ba vạn, uống mau". Tôi nữa đùa nữa thật "Này nhé, không nói cụ bảo thâm, nói thì cụ mắng, con biết làm sao!" Cũng may, tôi chỉ bị bịnh lai rai, tôi chẳng bịnh nặng thêm, mẹ tôi lo cho 8 người con cũng chẳng có thời gian nhiều để mắng một mình tôị. Tôi cứ giữ sức khoẻ đừng để cụ nhức đầu là được.
Do vậy mà tới Mỹ, để có thể tự lập, tôi phải vừa đi làm vừa đi học, mệt không thể tả. Vừa ở chỗ làm ra, tôi vào cafeteria của trường, tôi cột cái giỏ xách vào chân rồi ngủ như chết. Trời Phật độ sao mà cứ đúng đến giờ vào lớp là tôi dậy. Năm đó, người thương của tôi ở quê nhà đi lấy vợ. Sách vở trước mặt nặng nề như cùm. Tôi vào nói với mấy ông thầy cho dời bài thi cuối khóa vì tôi phải đối phó với chuyện lỡ dở của mình, như trước đây thì tôi lặng im chỉ chấp nhận điểm kém.
Tôi bị một lớp C- và2 lớp B+. Kết quả khóa đó đã kéo điểm trung bình bốn năm của tôi xuống nhiều lắm, nhưng vậy thì đã sao, cuộc đời mà, tôi tự hiểu mình phải mạnh lên để mà sống, để mà đi tiếp, dù quanh mình xa lạ vẫn hoàn xa lạ.
Ban đầu tôi chỉ tính học có hai năm rồi ra đi làm dể còn kiếm tiền trở về quê nhà theo lời hứa với người yêu tôi về trước 3 năm. Tôi học đúng 2 năm thì ra trường. Tôi đã bỏ qua tất cả các lớp English ban đầu giúp tôi nói và phát âm tiếng Anh chuẩn hơn. Tôi xong 2 năm là hoàn toàn nhờ vào cần cù và may mắn hơn là hiểu biết trong trí. Tôi vẫn còn nhớ lúc tôi làm test cuối của lớp Reading 10, lớp dạy sinh viên đọc sách và nắm nội dung sách nhanh hơn, khi làm kiểm tra, tôi không hề hiểu người ta muốn hỏi gì, test là multiple choices tôi cứ đánh câu đúng bằng cách đánh câu A, rồi câu kế đánh câu B, câu kế đánh câu C. Tôi chỉ cần qua cái lớp bắt buộc này để được ghi danh chính thức cho những lớp lấy điểm sắp tới. Tôi không quan tâm lắm dến kết quả. Vậy mà ngày cuối của lớp bà giáo gọi tên tôi và đưa giấy khen vì tôi là người có diểm thi cao đứng thứ ba của lớp nàỵ Tôi như bị sét đánh, đứng ngẩn ngơ giữa lớp, nửa muốn nói với bà giáo không tôi không xứng dáng, nửa như muốn độn thổ, cũng may mà hôm ấy lớp học tan sớm hơn mọi ngày vì là ngày cuốị Khi tôi nói tôi nhờ vào may mắn để ra trường hai năm vì tôi được các thầy cô giáo nâng đỡ rất nhiềụ Họ cho thời gian tôi làm kiểm tra lâu hơn sinh viên bản xứ vì lý do English không phải là tiếng mẹ đẻ. Thật ra một phần tôi đã cần nhiều thời gian hơn để đoán các câu trả lời đúng vì tôi có đọc sách cũng chỉ hiểu 60% là hết sức.
Tôi học như để qua, lúc ra trường hai năm, tôi cầm cái bằng mà trong đầu một chữ tôi cũng không biết mình có hay không, hay đúng ra là tôi bị choáng ngợp khi phải ra thở với bầu không khí đời thường, khác với lúc trước, suốt hai năm tôi bị chìm trong bài vở và việc làm, chỉ biết nhắm mắt và làm cho xong, bây giờ mở mắt ra như là đang sống ở một thế kỷ khác vậy...
Tôi bắt đầu đi kiếm việc, từ công việc của một người quản thủ thư viện đến công việc của một người học làm pizza ban đêm, hay là cashier của một supermarket, tất cả là 15 chỗ nhưng vẫn không có chỗ nào nhận tôi. Họ nói tôi nói họ không hiểu, luc' đó thì tôi nghĩ đời thật là không công bằng, tại sao họ nói tôi lắng nghe và cố gắng hiểu mà họ thì không.
Năm ấy ba tôi bị bịnh nặng phải cắt bỏ 1/2 bao tử vì bị nghi cancer, ba tôi lâm vào tư tưởng tuyệt vọng rất nặng. Ba tôi từ nhà thương về xa lánh tất cả mọi người trong nhà. Ba tôi có biết đâu tư tưởng đó đè ba tôi một thì đè lên mẹ tôi và cả nhà gấp đôi.
Không kiếm ra việc, tôi đành xin trở lại trường học tiếp. Hai năm tiếp theo tôi lên một trường đại học xa nhà một tiếng lái xe. Lúc đó tôi từ chối học một term vì tình trạng gia đình, các anh chị tôi đều đi học xa, tôi không nỡ bỏ mẹ tôi trong cảnh đơn chiếc với ba tôi. Tuy nhiên một thời gian sau tôi nhận ra, sự có mặt của tôi chẳng làm gì tốt dẹp hơn cho cha me. Tôi vốn nhạy cảm và rất tự ti, tôi bỏ lên thành phố lớn sống đi học tiếp không nói cha mẹ một lời nào vì những lý do rất riêng tư, chỉ tự tôi hiểu và tự tôi biết.
Từ nhỏ sống với cha mẹ, giờ lên thành phố lớn, dù sống với cô em gái duy nhất, tôi vẫn có cảm giác như mình mồ côi, một cảm giác vô cùng lạc lõng, chơ vơ, có lẽ cô đơn thì đúng hơn, tôi như một cái ly thủy tinh, biết mình không sớm thì muộn sẽ vỡ ra, vỡ sao đây, thôi thì liều, tôi đâu có còn biết làm gì khác ngoài sự chấp nhận...


Tôi vào trường lớn học mang theo tất cả nghị lực còn xót lại trong bản thân mình. Tôi không thây bài vở là chiến trường chính, mà cô đơn mới là chiến trường chính của tôi. Tôi đi vào trường như là một chiếc bóng. Sáng nào cũng xách một giỏ sách và một giỏ cơm ở lại ăn trưa một mình. Tôi không hề có tới một người bạn.
Thành phố lớn như là một hành tinh nào dó tôi cố tình lạc vào. Ở thành phố tôi sống trước đây, dù không quen, đi ngang qua, họ cũng cười với tôi thân thiện, còn trên này, tôi có cười trước với ai chăng nữa, nụ cười cũng lạc lõng, theo gió bay mất. Tối về nhà, tôi kiếm những người bạn cũ qua phone để tâm sự, họ không có thời gian lắng nghe tôi. Tôi thấy cần một tình bạn dễ sợ, ít nhất là cũng đồng cảm được như những tình bạn tôi đã từng có. Nhưng không cả một năm trời tôi vẫn là một cái bóng, ra lớp, vào lớp rồi về nhà chuẩn bị bài vở, mai lại vào lớp. Tôi nghĩ nếu đời tiếp diễn như vầy, chưa chắc gì tôi học xong 2 năn còn lại, vì tương lai không thấy, tôi không có tiếp xúc với ai, thì sắp tới đây có ra trường chăng nữa cũng chỉ nhận những thư từ chối làm việc mà thôi.
Đang tuyệt vọng tôi nhận được giấy gọi phỏng vấn làm nhân viên xã hội tại thành phố lân cận. Tôi đến sở lao động thi test này lâu rồi đến nay mới được kêu. Tôi trông chờ caí job này như là một vị cứu tinh. Tôi vẫn mong cái gì đó xảy ra trong cuộc đời làm tôi phấn chấn và thay đổi được cảnh tuyệt vọng tôi đang chịu. Có dễ như vậy không hay chỉ là những khó khăn mới, thử thách mới đang chờ dợi"
Tôi mừng lắm khi được nhận vào làm việc tại sở xã hội của thành phố Beaverton, cách nơi tôi đang đi học mười lăm cây số. Chỉ có 3 người phỏng vấn, người ta kêu “the best candidate” nhưng người này vì lý do cá nhân gì đó không nhận việc. Họ kêu tôi là người kế.
Năm dó tôi mới định cư dược 3 năm rưỡi, vốn liếng trong trường còn chưa có, nói gì đến xã hội Mỹ và hệ thống làm việc của cơ quan xã hội Hoa Kỳ. Một điều thật buồn cười, tôi mong người ta kêu tôi dễ sợ, mà đến lúc bà Boss gọi tôi nhận việc, tôi xin phép bà cho tôi hỏi là tại sao bà lại nhận tôi ( tự ti dễ sơ....). Tôi nghe rõ tiếng bà cười lớn ở đầu dây bên kia, bà chọc tôi, "You seemed more honest than the 3rd one".
Tôi hỏi mà không quan tâm đến câu trả lời lắm, tôi như với được cái phao giữa biển, dù biết trước con đường sắp đến chẳng thênh thang rộng rãi gì, nhưng đôi chân tôi háo hức. Ở lưá tuổi 26 có được một công việc, một chỗ đứng, có phải là thành công không" Không. Bây giờ thì tôi hiểu, đó không phải là chỗ đứng, đó là trường đời, một môi trường nghiêm khắc. Tôi đã trăn trở, đau đớn trong quá trình trưởng thành.
Lột bỏ cái xác của một cô tiểu thư, sống với những ảo ảnh của cuộc đời, tôi dã hoà nhập vào cuộc sống của tầng lớp tận cùng của xã hội Mỹ, giao tiếp, trợ giúp, ngay cả xô xát tinh thần, lý trí và bị họ miệt thị để đứng vững như là một con người có lòng nhân ái, có lập trường, có ý chí và nghị lực đấu tranh cho lẽ phải và cái đúng trong mọi trường hợp. Tôi đã rất tự hào về sự mạnh mẽ đó của mình, nhưng đời đã cho tôi thêm bài học kế tiếp: cái gì quá cứng và quá mạnh sẽ dễ gãy, dễ vỡ. Sống trên đời, đôi khi cái đúng không còn đúng khi sử dụng không đúng chỗ.
Từ ngày là nhân viên của sở xã hội, tôi nghe được nhiều tiếng lóng và tiếng chửi thề tiếng Anh. Cứ ở trong trường tôi làm sao mà biết. Vốn ngôn ngữ này đã giúp tôi coi phim dễ hiểu hơn, vì trước đây thật sự tôi không biết. Một điều thật thú vị tôi nghiệm ra bản chất của sự kỳ thị ở Mỹ, đó không là vì màu da, không vì màu tóc, cũng không vì chất giọng không phải người bản xứ, đó không là gì hết... Bạn là ai, chẳng ăn thua gì với họ, nhưng bạn sẽ là thằng ngoại quốc đi tranh giành miếng cơm và manh áo của người bản xứ dù trong thực tế bạn giỏi, bạn cần cù, bạn chịu cực khổ gấp ba bốn lần nó để có những thứ bạn đang có.
Tôi là “maam” khi nói chuyện với khách hàng nếu tôi chấp thuận hồ sơ của họ, còn tôi là đủ thứ xấu xa trên đời họ có thể gán cho tôi, thậm chí có người còn hét lớn vào phone "Go back to your country" khi đơn của họ bị từ chối. Tôi không buồn khi nghe những người khách của tôi nói vậy. Tôi hiểu chỉ vì miếng cơm manh aó hằng ngàỵ. Nhưng còn những người làm việc chung, vì bộ mặt riêng, vì chính trị, họ sẳn sàng kỳ thị tôi để thăng tiến là điều tôi không chịu nổi. Họ có học là tầng lớp hiểu biết, cố tình hiểu sai để có lợi cho ho. Tôi đã đứng riêng một mình trong trận chiến này qua một lần... Tôi học được cái gì... tài năng và sự khôn khéo, không có hai điều đó, tôi nên cúi đầu làm công cho người ta hơn là đâm đầu vô một tảng đá cứng biết sẽ bể đầu mà ráng thử làm chi.
Cuộc đời nhiều khi tôi nghĩ đã sắp sẳn cho mỗi con người một vị trí. Có lẽ hồi nhỏ tôi lười biếng, ít chịu trau dồi nên vào đời chật vật, bị ném vô những chỗ hơi xô xát chút để từ đó mà mở mắt ra, mà trưởng thành mà chọi kiên cường với thử thách.
Từ những ngày được tiếp cận nhiều hơn với đời sống người Việt tại khắp các tiểu bang ở Mỹ, tôi rất tự hào khi được nghe, được thấy thành công của mỗi anh chị em người Việt qua các phương tiện truyền thông đại chúng, dù chẳng phải là của tôi mà sao tôi vẫn thấy tự hào vô cùng. Tôi không hề thấy buồn vì mình không bằng họ và vì sao mình lại đứng tại cái sở xã hội này những hơn mười năm, không hề thăng tiến.
Mỗi người được trang bị một đôi chân, một kiến thức vào đời. Mỗi sáng tôi tìm cho mình một niềm vui trước khi tới sở, niềm vui đó có thể tôi đã mượn một chút của người hàng xóm hôm qua khi vô tình họ cười với tôi lúc ra cửa, một chút của cụ người Mỹ ôm chầm lấy tôi khi tôi giúp cụ thả đồ lên bục cho cashier tính tiền, vì chính tôi muốn tính cho tôi nhanh mà.
Cũng có thể tôi đã mượn một chút của anh, của chị, của bác, của bạn, của bao người tôi chưa từng quen, chưa từng biết, niềm vui khi tôi nhận ra những trăn trở của một con người xa xứ bằng cách này, hay cách khác được khắc phục để hoà mình vào một cuộc sống mới ở nơi không phải là quê hương của mình.
Đời sống tại Mỹ của tôi hiện nay không còn là màu đen. Màu hồng ha" Chưa chắc, nhưng tôi tin, với sức mạnh và nghị lực đang có, tôi không bao giờ để nó trở lại màu đen như những ngày đầu sống tại Mỹ.

Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến