Du lịch qua Mỹ là mơ ước lớn nhất của bác tôi từ lâu và bác đã thật sự vui sướng khi giấc mơ đó nay đã thành sự thật.
Bác tôi đặt chân đến California vào một ngày mùa hạ lúc mà thời tiết coi như đẹp nhất trong năm, tháng Sáu. Khắp nơi cây cỏ xanh ngát một màu, muôn hoa đua nở. Vì thế mà chỉ một đoạn đường ngắn từ phi trường Los Angeles về đến nhà bác tôi đã không ngớt lời khen nào là hai bên đường chỗ nào cũng có bông hoa cây cỏ đẹp đẽ, xa lộ thì rộng thênh thang, xe chạy có hàng có lối. Nói chung nhìn thấy cái gì bác cũng khen, bác vui vẻ một cách hồn nhiên hệt như cô gái quê lần đầu tiên ra tỉnh. Bác tôi hỏi đủ thứ chưen cho đến khi xe về đến nhà.
Vào nhà chưa kịp nghỉ ngơi bác đã đi ngay một vòng thăm hết các phòng rồi bác ra vườn ngắm bông hoa cây cỏ. Trở vô nhà bác khen:
- Cái xứ chi mà hậu hỉnh quá, nhà nào cũng có sân cỏ phía trước, miếng vườn phía sau tha hồ trồng bông trông hoa, nhìn mát con mắt quá! Bác còn nghe nói bên này họ sống tiện nghi lắm; ở thì mỗi người một phòng, xe thì mỗi người ôm một chiếc chạy chơi rồi thì nhà cao cửa rộng. Đúng là cái xứ văn minh!
Người đầu tiên chúng tôi đưa bác đi thăm là gia đình anh Khôi, người con đỡ đầu của bác dang ở San Diego. Gặp nhau ai cũng vui mừng vì không ai ngờ có ngày lại được hội ngộ ở đây.
Sau khi hàn huyên đủ thứ chuyện, chị Khôi đưa chúng tôi ra thăm vườn. Tôi thấy anh Khôi nhìn chăm chú một cây cảnh trồng trong chậu, hỏi vợ anh:
- Cây này có từ hồi nào mà anh không biết, cây đẹp quá!
- Vú thấy không, chị Khôi nhìn bác tôi cười, nghe ảnh hỏi bác biết ngay là ảnh ấy chẳng bao giờ ra vườn. Hình như lâu lắm rồi nhà con không ra đây, nếu hôm nay không có vú đến thăm chắc anh cũng chưa ra ngoài nầy vì quá bận. Buổi sáng nhà con đi làm lúc trời còn mờ tối, lúc về đến nhà thì đã mười giờ đêm. Ngày qua tháng lại từ nhà đến xưởng, từ xưởng về nhà anh ấy hầu như không có dịp ra sân trước hoặc viếng vườn sau. Ngày nghỉ có khi cũng phải vào sở để lo các việc linh tinh khác; có lúc thì phải hội họp ở ngoài tiểu bang. Vì thế công việc nhà con gánh trọn. Sáng ra con lo cơm sáng cơm trưa cho các cháu xong đưa chúng đi học rồi con mới đi làm. Chiều con về sớm đón các cháu làm bài vở. Một ngày của con từ sáu giờ sáng đến gần nửa đêm. Nhà có trẻ con thì không bao giờ hết việc. Vì thế ở đây ai cũng quần quật suốt ngày. Cho nên vú không ngạc nhiên khi nghe người mình dùng chữ "đi cày" thay cho chữ "đi làm".
Nghe đến đây bác quay sang nói với mẹ tôi:
- Các cháu giàu là đúng thôi, làm ăn cần mẫn tính nết lại dễ thương nên thế nào cũng được ơn trên gia hộ.
Người thứ hai chúng tôi đưa bác đi thăm là gia đình ông Lâm. Ông bà Lâm rất thân với gia đình bác tôi lúc còn ở VN. Hôm đó chúng tôi phải đến chỗ làm để gặp ông Lâm vì xưởng may đang cần hàng gấp nên ông Lâm phải đi làm mặc dù hôm đó ông đã xin nghĩ. Đến nơi, vừa nhận ra ông Lâm bác tôi mừng rỡ kêu lên:
- Chào Đại Úy! Trời ơi lâu quá mới gặp lại Đại Úy.
Mọi người ngừng may nhìn bác tôi ngạc nhiên. Im lặng một hồi rồi bỗng có tiếng cười to:
- Bà phải chào "Đại Úy cắt chỉ" mới đúng.
Thế là cả tiệm cười ồ, ông Lâm cũng gượng cười theo. Sau khi giới thiệu bác tôi với mọi người ông Lâm cùng chúng tôi đến thăm khu Phước Lộc Thọ. Trong lúc ăn trưa ở đây ông Lâm hỏi bác tôi đủ thứ chuyện ở quê nhà rồi ông tâm sự:
- Đời em bây giờ đắng cay ngọt bùi đủ cả chị ơi. Qua đây thì mình đã già nhưng chưa đủ già để mà nghỉ ngơi, mà cũng không đủ trẻ để làm những chuyện mình thích. Chẳng lẽ ngồi không báo hại con cháu. Cắt chỉ là công việc dễ dàng nhất ai cũng làm được cho nên lúc đầu em ngượng lắm. Dù gì thì hồi xưa mình cũng có địa vị trong xã hội, có công việc của một người đàn ông: lại có xe cộ tài xế của chính phủ...
- Thì ông còn đòi gì nữa, bà Lâm ngắt lời ông. Hồi ở nhà ông có tài xế người Việt, sang đây ông có tài xế người Mỹ lái xe cho ông cả ngày, ông muốn đi đâu thì đi, ông còn kêu ca nổi gì!
Thấy bác tôi có vẻ ngạc nhiên ông Lâm cười:
- Bà xã em tiếu lâm đó chị, em đi xe bus nên bả tếu cho vui đó mà. Đi xe bus thì an toàn những cũng bất tiện. Những ngày mùa đông lạnh lẽo, những lúc mưa to gió lớn đứng chờ xe bus bực lắm. Có hôm đi làm về mệt, bước lên xe là em ngủ thẳng một giấc. Đến khi giựt mình tỉnh dậy thì xe đã chạy quá hai, ba trạm, em lại phải cuốc bộ về nhà. Còn học tiếng Anh thì học trước quên sau: mình già rồi nên phát âm không đúng nói cái gì họ cũng hỏi đi hỏi lại "What What" thế là em im luôn và cũng muốn bỏ học luôn. Nhưng kẹt là ở đây con cái có ở đời với mình đâu, đủ lông đủ cánh là chúng bay đi hết. Rồi cuộc còn lại vợ chồng già và nếu không biết chút tiếng Anh thì có khác chi người câm người điếc. Nhưng nói cho công bằng thì ở đây cái hay nhiều hơn cái đỡ. Sở dĩ mình khổ là tại mình già rồi thiên đường nếu chúng chịu khó hành, chăm chỉ làm ăn.
- Thế anh không muốn sống ở đây hả, có nhiều người đang mơ ước được như anh đó. Bác tôi hỏi.
- Dĩ nhiên là em chấp nhận cuộc sống ở đây nhưng không vui lắm khi mà mình sống như có một nửa...
Bác tôi chưa hiểu ông Lâm nói gì thì bà Lâm giải thích:
- Ý ổng nói với Mỹ mà không nói được tiếng Mỹ thì coi như mất đi 1/4 lại không dám lái xe thì mất thêm 1/4 nữa vị chi là ông ấy mất trọn một nửa và chỉ còn lại một nữa niềm vui sống mà thôi.
Câu chuyện đến đây thì bỗng ông Lâm nhớ ra điều gì ông bèn bảo bà:
- Mình kể chuyện "Heo chết" cho bà chị nghe đi.
Thế là bác Lâm gái không chịu nhỉn được cười, bác kể:
- Số là hôm qua em ra phố Bolsa mua đồ ăn cho cháu Út đem đến trường nhưng khi em đến nơi thì thấy tủ đồ ăn trống trơn: em bèn hỏi một bà sồn sồn đứng gần đó là tại sao em đã gọi đặt trước rồi nhưng bây giờ chẳng thấy đồ ăn đâu cả.
Cháu hỏi bác thích cái gì ở đây" Bác thích nhiều thứ lắm nhưng có một điều bác khăm phục nhất là sự tự do dân chủ thật sự ở đây. Người ta đưa vị Tổng Thống uy quyền nhất thế giới (ông Clinton) ra tòa để hạch tội rồi ông ấy còn bị các vua hề đưa lên TV để giễu cợt nữa. Họ bắt giam lầm nhà khoa học người Tàu rồi lại thả ra và ông chánh án phải công khai xin lỗi bàn dân thiên hạ. Nếu bác có đi chu du khắp thế giới để tìm kiếm tự do, thì chắc chắn bác cũng chỉ nhìn thấy như vậy mà thôi. Bác xin giở nón, cuối chào khăm phục. Còn cuộc sống vật chất ở đây thì quá đầy đủ, chẳng thiếu một thứ gì, nếu có thiếu chăng thì đó là một chút mùi vị của quê nhà! Tuy thế bác sẽ không ở lại đây, bác già rồi ở lại chỉ thêm gánh nặng cho xã hội. Thế giới này là của người trẻ. Ở đây bác sợ cái cảnh nhưng khuôn mặt già nua suốt ngày trông ngóng người thân. Bác cũng sợ những chiếc xe lăn, lăn tới lăn lui trước mắt mỗi ngày một cách buồn thảm. Bác muốn về sống những ngày già với con cháu ở quê nhà. Bác cũng xin cám ơn nước Mỹ đã mở rộng vòng tay cưu mang con cháu của bác tạo cơ hội cho các cháu được thành đạt như ngày hôm nay. Bác cũng xin cám người Mỹ nước Mỹ đã cho bác được dịp rong chơi vui vẻ trong mấy tháng vừa qua.
Xin đa tạ. Đa tạ.
NGUYỄN NGÔ CẨM GIANG