Hôm nay,  

Chung Quanh Đời Sống

02/06/200400:00:00(Xem: 267330)
Người viết:
NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG
Bài số 550-1088 VB6280504

Tác giả Nguyễn Trần Diệu Hương, cư trú và làm việc tại San Jose, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
*
Hãy để tự do ngân vang và chia xẻ niềm cảm hứng với tất cả mọi người.
Hãy giữ lấy giấc mơ và chuyển cho thế hệ sau.
Barry Manilow
Composer & singer


Cái cầu thang máy ở phía Đông, cạnh building C từ basement parking lên mặt bằng thường dở chứng. Có lúc không mở cửa được. Có lúc cửa nhất định không chịu đóng. Lúc đầu, những người trực tiếp dùng thang máy phía đông đều lên tiếng. Người bận rộn thì viết e mail cho những thành viên của hội đồng quản trị complex phàn nàn về cái phòng thang máy hay dở dở ương ương. Người rãnh hơn thì đến dự cuộc họp hàng tháng của "HOA" Home Owners Association để nói lên những trở ngại khi thang máy bị hư. Nhưng coi bộ mọi biện pháp đều không đạt hiệu quả cao. Vì cầu thang có được sửa, nhưng hư lại chỉ trong vòng một tuần. Lâu dần không ai thèm để ý đến cái cầu thang "nắng không ưa, mưa không chịu" đó nữa.
Có khó gì đâu, thang máy này hư thì ta dùng thang máy khác, ở building phía Tây hay chịu khó đi bằng cầu thang thường, chỉ có mười tám bậc thôi, cũng không vất vả lắm lại đốt được ít nhất là mười tám calories mỗi lần lên, xuống. Mười tám calories thì chỉ bằng khoảng 15% của một cây "cà rem diet" loại "low fat, low carb" nhưng dù sao 'có còn hơn không". Cả ngày ngồi trong office rộng rãi, khang trang hay trong góc cubicle vuông vắn, chỉ thấy được bầu trời qua khung cửa sổ, không những không đốt được calorie nào mà lại đưa vào cơ thể một năng lượng quá sức thăng dư, từ chocolate khoai tây chiên, bánh kẹo và đủ thứ "junk food" trong phòng ăn ở sở làm, những thức ăn mà người ta mua ở chợ khi đang đói, khi "mắt to hơn bụng" lúc về nhà thấy ân hận và sợ "cầm lòng không đậu" trước những thứ thực phẩm đầy sức kích thích với khẩu vị nhưng là kẻ thù của sức khỏe nên đem vào để ở phòng ăn trong só gọi là "free food" (hay đồ cho không, biếu không)…. Và những thành phần thặng dư đó định cư vĩnh viễn ở bụng hay eo hay thậm chí ở cằm, đồng minh với thời gian trong việc tàn phá cơ thể.
Do vậy, người ta không ồn ào phản đối, và không hoài công "take further action" vì xem ra đời sống không bị phiền nhiều lắm vì cái cầu thang dở chứng ở phía đông. Không những thế, lại còn tiết kiệm được tiền bạc nhất là những người có "bệnh" cứ vào các tiệm trong Mall hay chợ là mua sắm thấy hay hay thì mua, mua mà không tự hỏi mình có thật sự cần đến món hàng hay cứ mua về để đó, chất đồng đầy nhà. Khi nào hết chỗ trong closet, storage hay garage thì bỏ ra một ngày cuối tuần đem đến "goodwill" hay "thrity" cho bớt, vừa lấy được biên lai trừ thuế, vừa làm việc thiện, lại vừa có chỗ để chứa đồ mới. Những đồ vật thăng dư đó đa số là áo quần, có những cái còn nguyên nhãn hiệu chưa hề đụng đến, bảng giá vẫn còn nguyên thẳng hoặc nếu có thấy "guilty" thì lại tự biện hộ, nhờ vậy, kinh tế dễ tăng trưởng hơn, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, mà những người mắc "bệnh shopping" thì trực tiếp góp phần đẩy chỉ số 'consumer index" lên cao, gián tiếp góp phần đưa mũi tên xanh lá cây về với thị trường chứng khoán.
Phải công nhận, ai cũng ngại ngùng khi phải vác những túi xách shopping leo hai cái cầu thang, dù mỗi cái chưa đến hai mươi bậc. Một cái từ basement parking lên mặt đất, một cái từ mặt đất lên đến nhà ở tầng hai. Lúc nào thang máy hoạt động bình thường, chỉ cần đưa tay bấm nút là đồ đạc sẽ ở gần như trước cửa nhà, giống như chỉ việc mang đồ vào bếp, sau khi xe đã an vị trong garage. Chính bản thân Linh cũng ngại mặc dù Linh không thuộc loại mắc "bệnh Shopping". Có lần đi chợ lúc xếp hàng ở quầy tính tiền nhìn lại cái shopping cart của mình nghĩ đến cái thang máy ở phía đông đang bị dở chứng, Linh vội bỏ lại rất nhiều thứ, chỉ giữ lại những thứ thật cần thiết cho tủ lạnh trong tuần tới. Theo nguyên tắc rơi tự do trong vật lý, đi xuống cầu thang bao giờ cũng dễ dàng hơn đi lên rất nhiều. Khi đi lên chỉ vác thân mình không với cái áo choàng dày cộm của mùa đông cộng thêm những túi xách shopping thì thôi thà đừng mua, khỏi mang, vác, khỏi tốn tiền. Lại nữa trong nhà không có "junk food" khỏi ăn, đỡ nỗi ám ảnh tăng trọng lượng, mất đường cong.
Mỗi năm chỉ có lần đi họp Home Owner Association (HOA) để bỏ phiếu về việc bầu ban quản trị mới và bỏ phiếu quyết định những Fitness Equiqment mới mà HOA sẽ trang bị cho phòng tập thể dục, bàn ghế sẽ mua cho guest house hay loại hoa sẽ được trồng trong mùa xuân sắp tới là được hầu hết chủ nhà tham gia đông đủ. Những phiên họp quanh năm của HOA vắng hoe, chỉ có ban quản trị phải đến vì đó là công việc của họ. Trong phiên họp quan trọng nhất trong năm thường là thứ tư đầu tiên của năm dương lịch, mọi người đi họp đông đủ đưa ý kiến về nhiều thứ. Thời gian giới hạn cho mỗi chủ nhà trên diễn đàn là ba phút, ai cũng có vấn đề cần giải quyết tùy theo vị trí nhà của mình, nên không ai có đủ thì giờ cho cái cầu thang hay dở chứng ở phía đông. Thật là "cha chung không ai khóc" chính bản thân Linh cũng dùng ba phút trên diễn đàn của mình để "campaign" cho việc trồng loại hoa mười giờ hồng tím ở bồn hoa trước cửa nhà mình và trồng hoa giấy ở cổng sau. Hai loại hoa đó tuy không sắc, không hương nhưng có "vẻ đẹp tập thể" rất rực rỡ của từng nhóm, từng chùm "Low maintenance" không đòi hỏi chăm sóc nhiều và quan trọng hơn ai hết, với riêng Linh là hình ảnh hạnh phúc của thời thơ ấu ở quê nhà, trước năm 1975.
Cũng như Linh ai cũng có "campaign" riêng của mình bảo vệ điều mình thích, nên không có giờ cho cái cầu thang máy nay ốm mai đau ở phía đông.
Những trục trặc khác trong khu complex như cổng vào hay cổng ra nằm ì ra không nhúc nhích, chỉ cần nhấc điện thoại nhắn vài lời hay gõ mấy chữ trên keyboard của PC vào buổi sáng, chiều đi làm về đâu đã vào đấy, hai cái cổng nặng nề, mỗi cái được kéo bởi một động cơ tương đương sức kéo của mười con ngựa đua, lại ngoan ngoãn, làm việc không mệt mỏi.
Chỉ có mỗi cái cầu thang ở phía đông, cứ như là một bệnh nhân hay nhõng nhẽo nhức đầu nghẹt mũi quanh năm, suốt tháng.
*
Người hay dùng phòng thang máy phía đông nhất là bà Ashley. Bà chỉ trạc tuổi trên dưới sáu mươi, cái tuổi chưa già đối với thế kỷ 21, chưa được phép hưởng những quyền lợi hữu trí dành cho "senior citizen" nhưng hình như bà bị một căn bệnh kinh niên nào đó, nên bả đi rất chậm như một em bé mới vừa tập đi những bước chập chững đầu tiên trong đời. Dĩ nhiên bà không thể xách hay mang nặng được. Mọi nhu cầu mua bán, dọn dẹp nhà cửa hàng ngày của bà đều có người lo toan. Thức ăn, nước uống nhu cầu chợ búa của bà đã có hệ thống chợ Albertsons hay Safeway đem đến tận nhà. Lâu lâu bà muốn thức ăn từ những nhà hàng nổi tiếng mà bà không muốn lái xe đi xa thì cũng có dịch vụ "home delivery" thực phẩm vẫn nóng và "fresh" như vừa bưng từ bếp ra.
Dĩ nhiên, bà Ashley cũng không phải dọn dẹp nhà cửa, giặt ủi áo quần, mặc dù máy giặt, máy sấy được thiết kế tại mỗi nhà rất tiện lợi đã có dịch vụ "maid services" lo cho bà, mỗi tuần hai hay ba lần tùy theo yêu cầu của bà. Ấy vậy mà bà Ashley vẫn phải dùng cầu thang, vì chân bà yếu và còn vì con chó cưng của bà, loài vật mà người Mỹ vẫn gọi là "men's best friend". Con chó giống berger của Đức được bà đặt tên là Spot, to cao và rất khôn ngoan. Có điều nó sống với người chủ cao tuổi sức yếu đã lâu, lúc nào cũng đi rất chậm, nên nét nhanh nhẹn như đồng loại cũng từ từ biến mất.
Cái phòng thang máy ở phía đông giúp bà Ashley rất nhiều trong việc di chuyển, đi dạo tập thể dục mỗi ngày cùng con chó quý lông trắng, điểm những khoanh vàng, xám nhạt. Khi thang máy phía đông bị hư bà cùng con Spot dùng thang máy phía Tây. Vì nếu phải dùng những bậc thang thường bà phải lên hay xuống cầu thang từng bước một trông rất vất vả, con Spot kiên nhẫn theo gót chủ, con mắt bi ve quắc lên mỗi lần thấy một người lạ lảng vảng quanh bà Ashley. Mỗi ngày bà đi dạo ít nhất là hai vòng quanh khu complex. Chúng tôi vẫn gọi đùa và là "unofficial daily security".


Thật vậy, không có chuyện gì xảy ra trong vòng rào của khu complex mà bà Ashley không biết. Chỉ cần nói chuyện với bà Asley vài phút là nắm được tình hình trong khu vực. Nhà góc ngoài của building B sắp được bán, sẽ được open house vào cuối tuần tới, nhà thứ ba của building D vừa mua máy giặt, máy sấy mới từ Sears, nhà cuối dãy của building C vừa tìm lại được con mèo quý sau gần 10 ngày bà chủ nhà khóc hết nước mắt vì con mèo tự dưng biến mất. Chủ nhà dán hình con mèo cưng ở khắp nơi, phần thưởng là một ngàn dollars cho ai tìm được. Nhưng cuối cùng không ai may mắn được nhận món tiền thưởng rất là hậu hỷ đó vì con mèo gần mười ngày "đi bụi đời" đã nhận ra là "home sweet home" nên bỏ "máu giang hồ vặt" tự động quay về, bạn của Linh khi đến chơi thấy những cái flyer có hình con mèo, có thắt nơ vàng, ỏng ẹo nằm trong một cái giỏ quấn ruban hồng, với background là một nhà bếp ấm cúng, đủ màu sắc của trái cây, hoa quả người bạn đã đùa:
- Mèo bốn chân mà đã thưởng đến một ngàn dollars, người này mà mất "mèo hai chân" thì tiền thưởng chắc phải lên đến cả trăm ngàn.
Khi Linh thuật lại điều này cho bà Ashley nghe, bà cười thành tiếng, phát biểu rất là Mỹ:
- Well, tùy trường hợp lắm lúc mèo bốn chân quý hơn "mèo hai chân" bội phần. Như con Spot của tôi chẳng hạn vừa biết bảo vệ tôi trong mọi trường hợp, vừa không bao giờ phản phúc, vừa không biết xài tiền, nhất là tiền của người khác!
Linh không muốn tranh luận với bà Ashley về chuyện này, mặc dù cô vẫn ngậm ngùi nghĩ đến đồng bào nghèo khổ của mình ở quê nhà mỗi lần đọc những flyer quảng cáo về thức ăn, đồ chơi và cả thuốc bổ cho chó, mèo ở Mỹ hay những lần đi ngang những bệnh viện, những khách sạn cho chó mèo, những quầy hàng cho thú vật trong chợ Mỹ, có cả diet food hay vitamin cho chó, mèo. Đúng là cuộc đời không bao giờ công bằng.
Đi đứng khó khăn như vậy nhưng và Ashley cũng đóng góp được cho xã hội. Lúc còn trẻ còn khỏe mạnh bà là một chuyên viên giỏi về "speech Therapy" chuyên dạy cho những người bị đứt mạch máu não nói chuyện lại được. Khi bị "coma" mạch máo não bị đứt, hệ thống thần kinh từ não bộ, trung tâm chỉ huy của cơ thể bị tê liệt một phần hay toàn bộ, lưỡi cứng lại, thanh quản bị tê liệt toàn phần hay một phần, bệnh nhân không nói được, hoặc nói giọng ngọng nghịu rất khó nghe. Những chuyên viên "speech therapy" sẽ dạy họ phát âm lại từng chữ một từ dễ đến khó, từ nguyên âm đến phụ âm, đến chữ đơn âm đến đa âm, từ câu ngắn đến câu dài. Công việc đòi hỏi nhiều nhẫn nại từ cả hai phía bệnh nhân đến người điều trị, thường người ta làm chỉ vì tiền, vì những cái paycheck có số tiền từ mức trung bình trở lên cho trình độ đại học. Vậy mà, bà Ashley làm thiện nguyện mỗi tuần ba tiếng cho bệnh viện Kaiser ở gần nhà. Có lần Linh thắc mắc hỏi bà:
- Nếu đã làm thiện nguyện thì tại sao bà không làm cho bệnh viện công chuyên giúp đỡ cho những người không có bảo hiểm sức khỏe Kaiser là bệnh viện tư điều trị cho những bệnh nhân có bảo hiểm, đương nhiên họ phải có bổn phận thuê những chuyên viên Speech therapy giúp đỡ bệnh nhân phục hồi lại âm thanh, tiếng nói. Công việc sẽ có ý nghĩa và cần thiết hơn nhiều nếu bà làm ở bệnh viện Bascom của chính phủ.
Bà cười:
- Dĩ nhiên là tôi có nghĩ đến điều này nhưng Bascom ở xa nhà quá mà tôi thì không muốn lái xe trên xa lộ nữa. Nếu có người đến chở tôi đi thì tôi sẵn lòng làm từ thiện nguyện cho bệnh viện công. Aáy vậy chủ bệnh viện tư cũng cần thiện nguyện viên rất nhiều, vì mặc dù họ có những chuyên viên được trả lương giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhưng đâu phải ai cũng làm với cả trái tim và lòng nhân ái.
Người Mỹ có những tính toán nhiều khi Linh không hiểu nỗi, mặc dù cô đã ở đây gần hai mươi năm và thấy gần gũi với đất nước tự do này hơn là quê hương tội nghiệp của mình. Nếu Linh là bà Ashley Linh sẽ gọi taxi đưa cô đi làm thiện nguyện ở bệnh viện công. Chi phí cho taxi không đáng là bao đối với nếp sống khá cao của bà Ashley và là một phần rất nhỏ đối với công sức ba tiếng "Speech therapy" thiện nguyện mỗi tuần bà vẫn đóng góp cho bệnh viện.
Như ông Mark ở căn nhà sát cổng sau chẳng hạn. Ông là một kỹ sư quân đội về hưu, sống một mình như bà Ashley nhưng ông còn rất khỏe mạnh. Mỗi sáng khi ông Mark chạy được năm vòng của khi complex thì bà Ashley cùng con Spot vừa đi được một vòng. Vào độ tuổi gần bảy mươi, ông sống nhờ tiền hưu trí của quỹ 401K đã dành dụm từ hồi bắt đầu bước vào tuổi ba mươi. Nhưng ông Mark còn rất khỏe nên tự làm lấy được mọi việc. Hơn thế nữa, ông cũng làm thiện nguyện cho phòng thí nghiệm của trường trung học ở gần nhà. Gần đây, theo chân bà Ashley ông còn làm cho bệnh viện Kaiser ở phòng nhận bệnh khu X-ray. Được hỏi tại sao không làm cho bệnh viện công, ông Mark có một câu trả lời rất kỹ sư và rất…Mỹ:
- Từ đây tới bệnh viện Kaiser chỉ 3.5miles và là đường thẳng, không bị kẹt xe, trong khi đến bệnh viện Bascom đến 22 miles lại là đường cong, kẹt xe rất nhiều. Mỗi tuần tôi làm cho bệnh viện hai ngày, cứ thử tính khoản tiền tôi phải chi phí cho xăng nhớt, bảo trì xe thì hiểu tại sao tôi làm thiện nguyện cho Kaiser trong khi tôi biết là Bascom cần thiện nguyện viên hơn nhiều!
Thì giờ luôn luôn là vàng bạc. Cả hai người hàng xóm của Linh đều tặng rất nhiều "vàng bạc" và công sức cho bệnh viện mỗi tuần, nhưng lại tính toán rất là chi li với chi phí di chuyển! Dù sao, đóng góp của họ cho xã hội dù ít dù nhiều cũng là một điều rất đáng được trân trọng.
Đó là chuyện của những người già ở Mỹ, có con cái hay không cuối đời thường vẫn cô đơn và tự lo lấy mọi chuyện, từ tinh thần đến vật chất. Bởi vậy ở Mỹ nếu muốn có một "hậu vận" an nhàn, những người trẻ ngay từ lúc qua đi thời hai mươi đẹp nhất đời người, mới ra trường được vài năm chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm chuyên môn, paycheck hãy còn thấp so với những đàn anh, đàn chị cùng nghề nghiệp chuyên môn, vẫn còn phải còng lưng trả student loan cả vốn lẫn lời mỗi tháng, đã phải lo để dành vào quỹ 401K cho những ngày về già.
Khu complex thu lệ phí hàng tháng từ tất cả chủ nhà khá cao, cho nền "tiền nào của nấy" đời sống trong vòng rào complex bình yên, sạch sẽ rất an ninh. Cả ông Mark lẫn bà Ashley đều là những người già hiếm hoi trong khu vực và đều là nguồn tin tức đáng tin cậy khi mọi người muốn biết thêm về đời sống chung quanh. Không có một "breaking news" nào mà họ không biết, vì phần lớn thời gian giải trí của họ là "cable network news" ở tivi hoặc trên internet.
*
Mỗi năm vào dịp lễ độc lập của Mỹ, July 4th ban quản trị khu vực tổ chức ngày "Home Owner Appereciation Day" có thịt nướng kiểu Mỹ, có món ăn truyền thống bánh mì kẹp hot dog tẩm đầy mustard và ketchup chưa ăn đã thấy triển vọng lên cân, đường cong bên hông biến từ đường cong lõm thành đường cong lồi. Ngày hôm đó guest house được trang hoàng bằng bong bóng xanh, trắng, đỏ như màu cờ Mỹ. Khi mặt trời vừa ngủ yên bầu trời sẩm tối, pháo bông bay lên khắp thành phố, lúc đó giọng hát trầm trầm của ông Mark cất lên "Let freedom ring and let share its inspiration. Let take the dream and pass it away" dĩ nhiên là không trầm ấm, truyền cảm như ca sĩ Barry Manilow nhưng đủ để làm toàn bộ những người tham dự party đứng lên hát theo "Let take the dream and pass it away" trông hào hùng như hội nghị Diên Hồng trong lịch sử Việt Nam. Có điều khác biệt là những người Mỹ cao to, no đủ và ăn mặt theo kiểu mùa hè rất mát mẻ hoàn toàn không giống những người Việt Nam mảnh mai với lối ăn mặc cổ kính, bảo thủ khi đến hội nghị Diên Hồng vài thế kỷ trước.
Nếu ngày hôm đó, thời khóa biểu không trở ngại, những người bạn thân của Linh sẽ đến dự ngày Lễ Độc Lập với Linh ở guest house với hình ảnh hội nghị Diên Hồng. Sau đó, thay vì nhảy xuống hồ tắm bơi lội hay ngâm mình trong Jacuzzi có những bọt nước nóng ấm chạy tung tăng, nối đuôi nhau massage cho cơ thể, cả bọn sẽ về nhà ra balcony nhìn về hướng công viên thành phố, nơi có những tràng pháo bông rực rỡ đủ màu bắn vào trời đêm. Ánh sáng của những tia pháo bông phản chiếu lên đôi mắt tròng nâu đen của những người Mỹ gốc Việt hình như thấp thoáng hình ảnh quê hương xa xăm, tít mù đầy tội nghiệp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,302,041
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và được giải danh dự. Bài viết mới nầy là một bút ký viết về đời sống các sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ trong lúc Miền Nam bị sụp đổ năm 1975.
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư, chiến tranh, di tản, làm vợ, làm mẹ trên đất Mỹ.
Tác giả sinh ra và lớn lên tại thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam; Cựu nữ sinh Trung Học Trần Quý Cáp, Hội An, niên khóa 1964-1972. Chồng là một quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân:
Nước Mỹ đang là mùa ra trường, và ngày 18 tháng Sáu 2017 sẽ là Father's Day in 2017 is on Sunday. the 18th of June (18/6/2017). Xin mời đọc bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của Tín Thất Tôn.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corpo-ration;
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu. Ông bà hiện là cư dân Brooklyn Park, Minnesota. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis và Ngôn Ngữ Việt Nam tại Đại Học Minnesota.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến