Hôm nay,  

Thân Em Như Cái Tét Miêu

25/05/200400:00:00(Xem: 178166)
Người Viết: BÙI XUÂN ĐÁNG
Bài số 546-1084-vb621504

Tác giả Bùi Xuân Đáng, 75 tuổi, cư trú tại Orange County đã liên tục góp nhiều bài viết đặc biệt, từng được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai, 2002. Ngoài thú viết văn, ông còn là nhà trồng lan danh tiếng, một hoạ sĩ., và là chủ nhân của một cái máy chạy bộ Tét Miêu. Bài viết sau đây có lời ghi của tác giả “Thân tặng những người có máy mà không xử dụng.”
*

Sáng nào cũng vậy, bất kỳ mưa hay nắng, mùa hè cũng như mùa đông, trời hãy còn mờ tối hay đã sáng bét, ông chủ của em cũng lôi em ra, đè em xuống, quần thảo một hồi khoảng chừng 45 phút. Khi nhanh khi chậm, khi nhặt khi khoan cho tới khi ông thở phì phò, mồ hôi nhễ nhại ông mới chịu ngừng. ..
Ấy chết! xin quý vị đừng có hiểu nhầm nghĩ đến chuyện mây kia, mưa khác mà tội cho em! Ý nghĩ thực thà chất phác của em không có nghĩa bóng gió, méo mó, lệch lạc chi cả. Thực ra em chỉ là chiếc máy đi bộ mà thôi, tên Mỹ gọi là chiếc máy Tét miêu (Treadmill ).
Chúng em sinh ra ở một công xưởng nhỏ bé thuộc miền Nam tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc. Người ta ráp nối các bộ phận cần thiết trong cơ thể con người chúng em, mỗi ngày hoàn tất chừng hơn trăm chiếc. Một chị công nhân tuổi ngoại 30, quần áo gọn gàng, tóc tai tém nhẹm, leo lên thử từng chiếc một sau đó ký tên vào mảnh giấy treo tòn ten trên đầu máy. Toán thợ khác gấp em lại và bỏ vào chiếc thùng giấy rồi niềng giây đai cho chặt. Hôm đó hơn 200 đứa chúng em được chở xuống tầu gửi sang Hoa Kỳ. Mang tiếng là tới một quốc gia hưng thịnh về mọi mặt nhưng chúng em đâu có biết gì, chỉ nằm trong nhà kho chờ đợi.
Năm tháng sau, em mới được một anh Mỹ lôi ra khỏi kho hàng. Em rùng mình lo sợ cái anh chàng ngoại khổ mắt trắng môi thâm, đen trùi trũi như con trâu lăn. Nhưng may thay anh ta không phải là chủ cuả em, anh chỉ là một kẻ giao hàng. Chủ nhân của em là một ông già người Việt khoảng chừng 60. Sau một hồi nói năng xí xố, ét ét nô nô loạn xạ xà ngầu,ï anh Mỹ đen xì ra về mặt mũi hí hửng với số tiền típ đủ cho ly cà phê và vài chiếc bánh đô nớt. Vưà khóa xong cửa, ông chủ vội vã đến quan sát em từ đầu đến chân, nâng em lên, hạ em xuống, vội vàng trút bỏ áo quần bước lên đi thử. Mới đầu còn chậm chạp nhịp nhàng sau đó gia tăng tốc độ. Năm phút rồi 10 phút trôi qua, ông buông em ra, nằm xuống ghế sô pha thở ra hồng hộc. Nhưng chỉ độ hơn một giờ sau đó ông lại đến bên em vuốt ve và cùng em quần thảo. Cũng như lần trước, chưa đầy 10 phút ông đã bở hơi tai đành phải ngưng cuộc. Qua giấc ngủ trưa la siết, ông cảm thấy trong người khỏe khoắn ông lại leo lên đi thêm một hơi nữa. Chiều đến, khi bà vợ coi tiệm trở về, ông khoe máy tốt, thấy khỏe hẳn ngươiø như vừa có thêm cô vợ trẻ hầu hạ đấm bóp. Bà vợ cũng nức lòng chẳng chịu thua, vội vàng bước lên đi thử, nhưng cũng như ông chồng chỉ dăm phút sau bà đành bỏ cuộc. Sau bữa cơm tối, hai vợ chồng ông chủ đi mua giầy vớ áo quần sửa soạn cho một cuộc tập dượt trình diễn quan trọng. Ngày hôm sau mấy bà bạn của vợ ông đến xem mặt em, coi tướng xấu tốt ra sao. Họ khen em thon gọn nhẹ nhàng thanh tú đúng là gái Đông phương chứ không mập thù lù, đồ sộ như mấy cô nàng Tây phương tóc vàng, da trắng. Tiếp theo sau là những màn ông chủ, bà chủ leo lên biểu diễn năm lần bẩy lượt và mời khách thử sức cùng em.
Ngày hôm sau nữa đã gần 10 giờ, ngó qua cưả sổ trời đã sáng bét mà vẫn chưa thấy ông bà chủ trở giậy. Em nhìn quanh ngó quẩn hết trong nhà, ngoài vườn chẳng thấy bóng dáng một ai. Em buồn cho thân phận và cảm thấy tủi hổ như một cô dâu mới bị chồng bỏ rơi sau ngày nhị hỷ. Nhưng rồi gần 12 giờ trưa ông chủ bà chủ cũng xuống thang lầu. Bà chủ dìu ông đi xuống,còn ông đúng thực là một ông già hết gân. Mặt mũi bơ phờ, chân tay bải hoải, miệng than đau lưng mỏi gối, ông ngồi phịch xuồng ghế chẳng thèm nhìn đến em một nửa con mắt. Bà chủ đứng đằng sau soa lưng nắn cổ mắng yêu :
Tôi đã bảo ông mà ! Già cúp bình thiếc rồi mà vẫn còn ham, cứ làm y như thời còn trai trẻ, cố đòi cho bằng được, hết sáng rồi lại chiều, hùng hùng, hổ hổ ra vẻ ta đây thì sức voi cũng chẳng chịu nổi.
Nghe đến đây em thẹn đỏ mặt nghĩ đến chuyện nọ kia, nhưng ông chủ em đã lên tiếng giải tỏa ý nghĩ bậy bạ trong lòng của cô gái đương thì như em.
Anh đi thử 10 phút thấy khoan khoái dễ chịu nên đi thêm vài lần nữa, rồi ngày hôm qua có bạn em đến lại đi thêm 5- 7 lần nữa. Ai ngờ nó làm mình rã rời thân thể.
Ngày hôm sau và mấy ngày sau đó ông bước không nổi, thở không ra, bà chủ cũng cảm thấy mệt mỏi toàn thân. Mãi đến hơn một tuần lễ sau ông bà chủ em mới trở lại bình thường. Nhưng từ đó không ai thèm ngó ngàng đến em nữa. Ông hằn học, bà chì chiết em và nhìn em bằng con mắt căm thù, như em chính là kẻ đã gây ra tai vạ.
Từ đó em bị bỏ rơi cho bụi phủ, nhện giăng cho đến gần một năm sau có người đến hỏi Ông bà vội vàng bán tống bán tháo em đi như một kẻ phong cùi.
Cô chủ mới là gái một con trông mòn con mắt. Chồng đi làm, cô ở nhà nuôi con nhỏ. Đọc sách, xem phim bộ, nghe nhạc mãi cũng nhàm, cô học nấu ăn. Nấu nướng phải nêm phải nếm để cho vừa miệng và hợp với khẩu vị anh chồng sành ăn sành uống. Thét rồi nêm nếm quá nhiều, cô đâm phát phì, bắt đầu từ bụng tới đùi, rồi sau lên mặt xuống cổ, chỗ nào cũng thấy nhung nhúc những mỡ. Soi gương cô thấy không còn những nét mình liễu, xương mai. Anh chồng cũng bắt đầu đi sớm về khuya, không còn đằm thắm mặn nồng đêm bẩy ngày ba như xưa nửa.
Cô tủi thân, trách phận, cô muốn đi mỹ viện nhưng thấy bà hàng xóm người Mễ vừa bị nhiễm trùng vì không đủ tiền vào viện thẩm mỹ hạng sang. Cô cũng thấy năm bẩy ngàn, một mớn tiền quá lớn mà không lấy gì làm chắc vì nghe nói mỡ hút đi rồi, mỡ lại mọc ra.
Xem ti vi thấy mấy cô thân hình thon gọn ẹo lên ẹo xuống, cô cũng bắt chước tập theo nhưng chẳng có hiệu quả. Mấy phòng tập thể dục, quảng cáo bảo đảm kết quả, cô đến coi thử.Trong phòng một giẫy máy chạy bộ kê dài. Những nàng kiều nữ xinh như mộng, eo nhỏ bụng thon, áo chẽn, quần thun bó sát thân thể phô bầy những đường cong tuyệt mỹ. Cô nào cô nấy phoong phoong chạy như ngựa xích thố. Mồ hôi nhễ nhại nhưng nét mặt vẫn hớn hở vui tươi, vừa chạy vừa chuyện trò với người bên cạnh. Cô tìm ra đuơcï chân lý dản dị. Tội gì phải đến phòng tập cho mất thì giờ mà lại tốn tiền. Cô làm một con tính nhẩm, mua chiếc máy có lẽ chỉ tốn bằng tiền trả cho phòng tập một hai năm, nều không ba năm cũng còn rẻ chán mà lại tiện lợi biết bao. Cô không cần phải gửi con, không cần phải lái xe, lúc nào cũng nơm nớp sợ bị đụng hay bị ông cảnh sát da mầu vẫn thường phục kích tại con hẻm gần lối đi ra phố.
Ngay chiều hôm đó, anh chồng vừa đi làm về cô đã vội vãõ dục ăn cơm cho mau còn dẫn cô ra tiệm bán dụng cụ thể dục, thể thao. Đủ hạng máy tập, anh chàng mại bản, saleman, trẻ măng sán gần lại mời cô đi thử. Máy mới tinh khôi đi nghe êm ru nhưng chẳng mấy vui bụng vì chiếc nào cũng năm bẩy trăm, có chiếc lên tới trên hai ngàn. Thấy vẻ mặt bí xị, giọng nói miễn cưỡng, nước đôi không một mảy may hăng hái của anh chồng :
- Tùy em, em muốn mua chiếc nào thì mua! Nhưng anh giao hẹn trước, mua rồi phải tập đừng có bỏ xó nghe!
Cô thấy cái chữ nghe này chẳng thấy thuận lỗ nhĩ chút nào cả, giọng hơi lên cao chẳng có vẻ đồng tình mà lại ngụ ý răn đe. Giá mấy năm về trước vào thời chưa cưới hay vào tuần trăng mật hắn ta mê cô như điếu đổ. Khi đó bất cứ chiếc máy nào cô chỉ cần ngó vào hắn ta đã vội vã lôi về nhà, sức mấy mà dám nói như vậy. Bây giờ thì con ong đã tỏ đường đi lối về và cô đã phát phì phát tướng, đi đứng nặng nề chưa tuy đến nỗi lạch bạch như con vịt bầu bến, nhưng gót sen nhún nhẩy chân chim chẳng còn. Biết mình, biết người, giá trị mệnh lệnh của mình xuống dốc như cổ phần điện toán, cô đành nói vuốt đuôi:
- Đắt quá! thôi không mua nữa!
Nhưng cô cũng chưa chịu bỏ cucäc, chịu thua anh chàng ở dây. Cô vớt vát thêm :
- Chờ khi nào nó seo hãy mua không muộn!
Rồi cô lại giả lả, phán thử một câu dò thám địch tình :
Thôi anh ạ! chúng ta để dành tiền mua chiếc xe mới!

Anh chồng hoảng sợ nhưng vẫn bình tĩnh làm thinh vì biết rõ rằng quân địch bây giờ không còn thực lực mà chỉ còn loa khua, trống gióng đánh võ mồm mà thôi. Cô trở về nhà trong lòng không vui nhưng miệng vẫn còn cười cầu tài.
Bỗng nhiên chiều hôm sau, cô hết đỗi ngạc nhiên, hắn mượn xe truck của người bạn, chở về cho cô một chiếc máy tuy không lấy ra từ trong thùng, nhưng còn mới tinh.
Leo lên đi thử vài bước, cô thấy chẳng thua gì chiếc máy cô mới. Ngay tối hôm đó sau bữa cơm chiều cô vừa đi vừa chạy một hơi chừng 20 phút. Mới có 10 phút cô đã thấy mồ hôi chẩy dòng dòng trên lưng,trên ngực, cô thở không được nhưng cô rất hài lòng.
Ngày hôm sau, sáng cô tập 30 phút, chiều 30 phút. Cô hy vọng rằng chiếc máy này sẽ giúp cho thân hình thon gọn như những thiếu nữ trong phòng tập. Xong buổi tập, cô thấy miệng khô như rang, mở tủ lạnh cô làm một hơi hết nửa chai Coca cola loại 2 lít. Sờ xuống bụng thấy có vẻ xẹp xuống và hơi đói, cô xơi hết chiếc bánh bông lang vừa mua ngoài chợ. Bước lên cân thử, xuống được một pao.
Hài lòng về kết quả, những ngày kế tiếp cô chỉ chạy chứ không đi nữa, chạy nhanh hơn và lâu hơn. Cô thầm nghĩ nếu mỗi ngày xuống được như vậy, chỉ trong một tháng cô sẽ lấy lại những đường cong thon gọn khi xưa. Tập mệt hơn, thấy đói hơn, cô ăn nhiều hơn và uống cũng nhiều hơn.
Mấy ngày hôm sau cô thấy hơi mỏi và bắt đầu thấy đau đầu gối. Cô nghĩ đến cái câu “No pain, no gain,” không đau không có hiệu quả, tương tự như câu thuốc đắng giã tật. Nhưng cái chứng đau đầu gối của cô mỗi ngày coi mòi có vẻ trầm trọng hơn. Dù đau, cô cương quyết không bỏ tập. Mãi cho đến khi không còn đi nổi và bác sĩ buộc cô phải ngưng tập.
Suốt thời gian ngưng tập, cô lại không thể ngưng cái miệng và trọng lượng của cô nhẩy vọt qua cái mức ban đầu khá xa. Ba tháng sau đầu gối vẫn còn đau, cô leo lên máy, mới buơcù thử vài bước đã thấy không ổn. Tuần lể sau cô thử nữa nhưng lại thấy đau hơn. Cô đành bỏ cuộc, đầu hàng vĩnh viễn. Cô có biết đâu rằng với cái thân hình trên 150 pao, mà chưa chi đã muốn đốt giai đoạn, muốn chạy cho nhanh, cho xuống cân mau lẹ là điều thất sách, làm sao cô không bị chấn thương ở đầu gối cho được.
Thế là sáng, tối em lại nằm không một mình. Không muốn nhìn thấy em, cái thứ đồ báo hại, cô chủ không thèm bán mà tặng cho ông bố chồng.
Ông này vừa mới “rì thai,” ông đã qua một cuộc hội thảo dành riêng cho những người về hưu. Biết rằng mình cần tiếp tục vận động để trì hoãn tuổi già, duy trì nguồn sinh lực càng ngày càng xuống dốc. Trước kia ông vẫn đi bộ từ nhiều năm qua, song có điều khu ông ở không mấy an toàn, xe cộ tấp nập và mũi ông dị ứng với khói xe. Nay có em về, ông vui mừng khôn xiết.
Ông mở hết cơ phận trong thân thể em ra, lau chùi dầu mỡ cho sạch, cho trơn tru nhẵn bóng. Ông đọc kỹ tờ chỉ dẫn và tìm hiểu về em rõ hơn. Thì ra trên thân em có một chiếc nút gia giảm độ dốc, muốn nâng đầu hạ đuôi cũng được, nhưng muốn làm nguơcï thì không. Trên mặt em có chiếc cần tốc độ, muốn nhanh muốn chậm tùy ý. Lại còn 4 chiếc đồng hồ điện tử chỉ thời gian, khoảng cách, tốc độ và đặc biệt chỉ xem nhịp tim là bao nhiêu, đã bớt được bao nhiêu ca lô ri năng lượng, đã bơtù được bao nhiêu chất mỡ (fat calories ).
Ngoài ra còn có thêm bảng chỉ dẫn nhịp tim đập tối đa cho các hạng tuổi, theo cường độ và mục đích của người tập muốn tốt tim hay muốn tiêu mỡ. Bảng nàykhá quan trọng, nhưng chẳng mấy người để ý tới, có loại máy dán ngay trên mặt, có loại ghi trong cuốn sách chỉ dẫn. Theo lời chỉ dẫn này, người tập lấy con số 220 (con số mà các giới y khoa thể dục ấn dịnh) trừ cho tuổi của mình để tìm ra nhịp tim tối đa, Thí dụ một người 60 tuổi, lấy 220 - 60 = 160 tức là nếu nhịp tim đập ở mức này có thể bị kích tim ( heart attack ) Do đó bảng chỉ dẫn này khuyên người tập trong giới hạn 80% của nhịp tim tối đa tức là 160 x 80% = 128, nhưng không nên tập dưới mức 65% vì tập như vậy sẽ không có kết quả tốt đẹp.
Chắc có lẽ vì vậy cho nên em có chiếc dây an toàn, khi tập ông chủ sẽ gài vào giây lưng phòng khi bi thượng mã phong hay kích tim bất tử em sẽ biết đuờng mà dừng ngay lại.
Nghiên cứu, tìm hiểu về em từ A đến Z xong xuôi, ông ta mới bắt đầu ra quân như sau:
Tuần lễ đầu tiên mỗi ngày ông quần em 2 lần sáng, chiều mỗi lần 10 phút, trước chậm khoảng 2 mai một giờ, sau đó nhanh lên 2.50.
Tuần lể thứ hai, vẫn hai buổi sáng chiều, tốc độ vẫn vậy nhưng lâu 15 phút
Tuần lể thứ ba cũng như tuần lễ thứ 2, nhưng tốc độ gia tăng 2.50 rồi 3 mai một giờ.
Tuần lễ thứ tư vẫn như tuần lễ thứ ba, nhưng thời gian quần thảo lên tới 20 phút mỗi lượt.
Tuần lễ thứ năm trở đi ông ta giữ nguyên thời gian, bắt đầu 2 mai ruỡi sau đó lúc lên 3 mai rồi 3 mai rưỡi. Hôm nào khỏe khoắn ông đi một lèo 25 - 30 phút với tốc độ gần 4 mai một giờ và mệt lắm ông cũng không chịu ngừng ở mức dưới 20 phút.
Nhưng những ngày sau đó ông chỉ đi 45 - 50 phút buổi sáng và bỏ hẳn buổi chiều. À quên, em nói trước quên sau, ông luôn luôn để thân em trên độ dốc chừng 5% bởi vì độ dốc tăng thêm cường độ.
Em để ý thấy ông giải thích với những bạn quen như sau :
Đi bộ hay chạy bộ đều tốt cả, nhưng phải tùy theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Già, yếu nên tập chậm chạp và nhẹ nhàng.
Trung niên và sức khỏe bình thường nên tập lâu hơn và cường độ vừa phải.
Trẻ tuổi nên tập nhanh và mạnh mẽ.
Các buổi tập cần liên tục và gia tăng cường độ. Thí dụ người già có thể tập mươi phút buổi sáng, mươi phút buổi chiều và nhịp độ nhanh chậm không cần thay đổi, mục đích để gìn giữ sức khỏe. Conø trẻ và khỏe mạnh nên tập liên tục, cử động nhanh và mạnh dần lên cho sức khỏe được gia tăng và thêm sự bền bỉ dẻo dai. Về đo lường cường độ, ông nói nếu tập mà chưa đổ mồ hôi, nghĩa là còn nhẹ. Cần phải đi nhanh hơn hoặc lâu hơn hoặc độ dốc cao hơn. Nhưng nếu đang tập thấy tức ngực, khó thở hoặc tập xong thấy người mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không được đó là triệu chứng quá mạnh cần phải tập bớt đi.
Bất cứ buổi tập nào cũng gồm 3 phần : Sơ khơỉ nhẹ nhàng vung tay, đá chân cho dãn gân, dãn cốt chừng 3 phút sau đó từ từ vào phần trọng động nhanh và mạnh hơn chiếm khoảng 80% thời gian. Sau cùng là phần hồi tĩnh dành vài ba phút đi lại chậm rãi để tim phổi trở lại tình trạng bình thường.
Ổng còn nhấn mạnh phải vừa đi vưà thở. Hít vào bằng mũi, thở ra đàng miệng theo chân bước nhịp đôi có nghĩa là : Hít hít rồi thở thở. Thông thường thở ra 4 hay 6 lần liền tù tì nhưng hít vào vẫn chỉ có 2 lần để tống hết thán khí ra ngoài. Ông bảo tập mà không thở thì cũng như không, hơn nữa nếu không tống hết thán khí ra ngoài làm sao có thể hít dưỡng khí vào được. Sau buổi tập ông thấy tâm thần sảng khoái, sinh lực tràn trề như người ở vào cái tuổi 40 - 50 năm về trước.
Ổng nói nhờ có em, sức khỏe khả quan trông thấy. Trước kia vẫn đi bộ, vẫn uống thuốc đêù đều, mà áp huyết của ông vẫn ở mức boọc đơ lai ( border line ) 140/ 90. Mỡ trong máu ( Triglyceride ) khoảng 500 - 700, Cô lét tơ rôn ( Choles terol ) vẫn ở mức 230 - 240, HDL 30 - 35.
Nhưng sau 6 tháng giao duyên cùng em, ăn uống cũng vẫn kiêng khem sơ sơ cho phải phép, kết quả đem lại như sau :
Áp huyết trung bình : 130 / 70
Mỡ trong máu : 125
Cholesterol : 180
HDL sau bao nhiêu năm thuốc thang, tập luyện vẫn ở mưcù cũ bỗng nhiên vọt lên 45.
Từ 10 năm nay ông lúc nào cũng giữ trọng lượng ở mức 160 pao.
Ông thương yêu em sáng chiều, thương em dài lâu, thương em đậm sâu, năm ngày một tuần chỉ cho em nghỉ dưỡng thương hai ngày thứ bẩy và chủ nhật.
Đã quá cái tuổi cổ lai hy từ năm nảo năm nào, ổng đang bước vào ngưỡng cửa bát tuần nhưng tình thương đối với em vẫn không thay đổi, cũng như tấm lòng chung thủy đối với mọi người, đối với quê hương đất nước. Em cũng vậy, trước sau như một, hết lòng với ông, khi nào ông muốn, em sẵn sàng phục vụ hết mình. Em mong cho ông khỏe mạnh, giữ vững được tấm lòng sắt son, chung thủy đó.
Cuối cùng em xin quý vị lượng thứ cho cái ngôn từ, chữ nghĩa tam quốc ba rọi của em. Sinh ra Trung Hoa, ăn ở với người Vịệt, lại sống trên đất Hoa kỳ, vì vậy xin đừng hiểu lầm, bắt bẻ tội nghiệp thân em.

Placentia 10 - 03
BÙI XUÂN ĐÁNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến