Hôm nay,  

Con Diều Việt Nam

24/04/200400:00:00(Xem: 104157)
Người viết: VÕ PHÚ
Bài số: 524-1061-vb6230404

Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của ông: chuyện một người Viêt trham dự lễ hội thả diều tại vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
*


“Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”
Đỗ Trung Quân

-- Ba ơi...
-- Gì đó con"
-- Thứ Bảy tới ba có đi làm không vậy"
-- Có chứ. Thứ Bảy làm overtimes. Mà, con hỏi có chi không"
-- Ba đi làm thì thôi. Tưởng đâu ba ở nhà....
Thằng Lamson mặt mày buồn buồn, bỏ đi vô phòng. Phàm chạy theo thằng bé, chàng ôm con vào lòng, vuốt tóc nó, hỏi:
-- Con có chuyện gì à" Nói với ba đi, để ba xem sao.
-- Dạ không gì. Tưởng đâu ba ở nhà dắt con đi thả diều. À, mà ba biết làm diều không"
-- Biết chứ sao không. Ba mày làm diều là ăn đứt thiên hạ. Mà, thả diều gì"
-- Tuần tới ở D.C. có hội thả diều, nhiều người đi lắm. Ba dắt con đi nha"
-- Ờ....Ờ... Để ba hỏi lại mẹ con đã.
oOo

Thứ Sáu, sau khi đi làm về, Phàm ghé nhà người bạn xin chặt vài cây trúc và đi Walmart mua keo dán giấy, kéo, giấy màu, cước để về làm diều cho con.
Chàng vừa lái xe, vừa nghĩ lại thời thơ ấu của mình. Cảm giác rạo rực, háo hức, mong sớm về nhà để làm diều. Cái cảm giác này giống như lúc chàng chỉ là một thằng bé mười ba, mười bốn tuổi của hai mươi năm về trước, lúc chàng còn mài đũng quần trên ghế nhà trường và mình trần chạy thả diều trên đồng.
Phàm chưa kịp mở cổng thì thằng Lamson chạy ù ra ôm lấy:
-- Ba về rồi...Hay quá!
-- Mẹ đâu con "
Trong nhà có tiếng nói của Liên, vợ Phàm, vọng ra:
-- Anh về đó à"
-- Ừ...
-- Sao hôm nay về muộn thế"
-- Anh ghé qua nhà thằng John xin chặt vài cây trúc. Rồi ghé Walmart mua giấy keo về dán diều cho thằng Sơn nhà ta chơi. À, em xin nghỉ rồi chứ hả"
-- Chết....Em quên mất. Không được đâu, mai em làm chứ. Em lỡ sign up rồi, không nghỉ được.
-- Ờ...
-- Sorry... Anh.
Xong, Liên tiếp:
-- Thôi vô rửa tay rồi cha con ăn cơm.
Phàm vội vã lùa những hạt cơm còn sót lại trong chén vô miệng rồi dắt tay con chạy ra sân. Chị vợ nhìn chồng, lắc đầu, rồi mỉm cười.

oOo

Tuổi thơ của Phàm luôn gắn liền với Lam Sơn -thôn quê ngoại chàng. Từ nhỏ vì không có cha, nên Phàm sống gần mẹ, cậu, và ngoại. Những tháng hè, Phàm luôn chạy qua nhà ngoại để thả diều, câu cá, hái hoa, bắn chim. Nay, ngồi làm diều, hình ảnh quê hương xưa lại hiện về trong tâm trí chàng. Ở đó, có hàng cau trắng soi bóng dưới ánh trăng, có ụ rơm sau nhà và đàn gà kêu chiêm chiếp gọi mẹ, có con diều của tuổi ấu thơ….. Và, tất cả mọi thứ đều khơi dậy trong ký ức của chàng.
Phàm vừa gọt trúc vừa quay lại thước phim quá khứ trong đầu. Cho đến lúc cành trúc đâm vào da thịt, chàng mới giật mình. Phàm chăm chú vào việc chẻ trúc và làm diều.
Vài tiếng đồng hồ sau khi cắt, vẽ, dán. Con diều của chàng từ từ ló dạng. Đầu diều là hình ảnh lá quốc kỳ Việt Nam. Đuôi và tai diều là những sợi giấy màu vàng và đỏ dài ngoằng hơn ba mét. Chàng ngắm tác phẩm của mình, rồi tự hào nói với con:
-- Ngày mai con diều này sẽ tung bay trên bầu trời tự do. Nó sẽ là cánh diều bay cao và tự hào nhất xứ sở này.
Lamson nhìn Phàm, ngơ ngác. Chàng nhìn con rồi thầm nghĩ, làm thế nào thằng bé hiểu được những gì chàng nói. Nó làm sao hiểu nỗi nhớ quê ray rứt xâm lấn tâm hồn chàng. Chàng lẩm bẩm:
-- Con diều làm gì biết nhớ đến quê hương, đất tổ" Con diều làm gì biết đến sự tự do hay kềm kẹp" Con diều làm gì có hồn để mà thăng hoa tới đỉnh vinh quang" Con diều làm gì có tâm sự"
Phàm lắc đầu, xua tan ý nghĩ lởn vởn ấy. Chàng ôm cánh diều vừa làm xong và dắt con vào nhà.

oOo

Sáng thứ Bảy....


Một buổi sáng cuối tuần đẹp trời. Ánh nắng chui qua rèm cửa, rọi vào mắt Phàm. Chàng dụi mắt, ngồi bật dậy, đi đánh răng rửa mặt. Chàng mở cửa, nhòm vào phòng con. Thằng bé Lamson đang chơi trò chơi điện tử. Vừa thấy chàng, thằng bé vội chạy lại bên bố, rồi làm mặt giận.
Nó nói:
-- Ba ngủ dậy trễ quá à.... Nắng lên tới... mười sào rồi kia kìa.
Thằng bé vừa nói vừa giang tay thật dài làm điệu bộ. "Nắng lên đến mười sào" là câu mà nó bắt chước mẹ nó mỗi khi Phàm ngủ nướng, không chịu dậy. Chàng xoa đầu con, nói:
-- Ba sorry. Thôi để ba thay đồ, đưa con đi ra McDonald ăn rồi mình thả diều chịu không nè"
-- Hay quá! Con muốn happy meals cơ.
-- Ờ được...

oOo

Phàm lái xe đưa con ra tiệm bánh mì kẹp thịt, mua thức ăn và nước uống cho mình và con, rồi chạy thẳng đến trạm xe điện ngầm gần đấy. Hôm nay Phàm cảm thấy tâm hồn chàng thảnh thơi lạ.
Đã bao năm rồi nhỉ"
Dắt con đi vào trạm xe điện, Phàm mua vé cho hai người. Thằng bé, nhìn bố hỏi:
-- Ba ơi, sao mình đi Metro hả ba"
-- Ừ... Đi Metro cho dễ. Giờ này lên đó không tìm chỗ đậu xe, mất công lắm....
Xe điện đỗ tại trạm Smithonian. Phàm vai đeo ba lô thức ăn, tay ôm diều, tay dắt con, hai cha con họ đi đến nơi thả diều. Nơi ấy, chàng thấy vô số người tham dự thả diều, đủ mọi sắc dân, tầng lớp, nhưng hầu hết là con nít.
Phàm đưa mắt nhìn lên bầu trời, những con diều hình người, hình máy bay, hình con bướm, con ong, hình chiếc lá, muôn màu, muôn kiểu, đang tung bay. Chàng dắt con tìm một chỗ trống bỏ ba-lô xuống. Chàng dùng dây buộc con diều lại và trải đều ra, chuẩn bị thả. Khi chàng sắp sửa thả, một người phụ nữ tay dắt đứa bé gái sáu bảy tuổi đi xem thả diều. Cô ta nhìn thấy cha con Phàm, cô buột miệng, hỏi:
-- Anh là người Việt Nam hả"
-- Vâng, đúng ạ.
-- Chào anh.... Diều anh mua ở đâu mà đẹp vậy"
-- Chúng tôi tự làm lấy ạ.
-- Oh...Wow.... Đẹp quá phải không con"
Người phụ nữ vừa vuốt lên cánh diều vừa nhìn đứa con gái tấm tắc khen. Cô ta hỏi chàng:
-- Diều anh làm đẹp ghê. Anh có dự thi không" Tôi nghĩ cánh diều của anh mà dự thi thì sẽ thắng giải đó.
-- Dự thi sao cô"
-- Anh thấy mấy người xếp hàng cầm diều bên kia không" Họ xếp hàng dự thi đó. Anh tới đó điền tên đăng ký. Sau khi thả, họ sẽ chấm điểm và phát thưởng nếu anh thắng.
Phàm đưa mắt nhìn về hướng người phụ nữ chỉ. Nơi đó, chàng thấy một số người xếp hàng đăng ký thi thả diều. Chàng tạm biệt cô ta và dắt Lamson đến làm thủ tục. Đi được vài bước, chàng còn nghe tiếng người phụ nữ nói vói theo:
-- Anh nhớ điền tên của nước mình vào nha.
Phàm quay lại nhìn người phụ nữ, cười, rồi vẫy tay chào biệt. Lúc điền đơn, ai cũng ngạc nhiên nhìn con diều của cha con chàng. Có lẽ trong tầm mắt họ, con diều của cha con chàng lạ lắm" Chắc có lẽ họ chưa bao giờ thấy con diều nào có đuôi và tai dài lê thê đến thế. Nhưng rồi họ sẽ biết và sẽ tấm tắc khen khi con diều này tung bay trên bầu trời…
Phàm dắt con đi. Chàng chọn một điểm hơi vắng người và bắt đầu chỉ cách cho thằng bé thả diều. Bé Lamson ngồi lắng tai nghe bố chỉ dẫn. Nó bắt đầu kéo sợi dây và chạy.
Gió thổi...
Khi con diều gặp gió, bay lên. Giữa bầu trời xanh lơ, đám mây trắng, đó là màu quốc kỳ nước Việt Nam tung mình trong gió, lả lướt. Con diều càng lên cao, lại càng uốn lượn đôi tai như hẳn đang vểnh lên nghe chàng tâm sự. Phàm bảo con cứ thả dây cho diều bay càng cao càng tốt. Thằng bé ngây thơ hỏi:
-- Ba cho nó bay cao quá, đụng trời thì sao"
Phàm cười. Khi con diều bay cao, gần hết giây, nó chỉ còn ba vệt đen; một dài, hai ngắn trên bầu trời xanh.
Cùng lúc đó, tiếng loa phóng thanh phát ra:
-- Lamson Tran, con diều Việt Nam được chấm hạng nhất năm nay. Hãy xem con diều đang bay kia đó là con diều duyên dáng nhất đoạt giải. Con Diều của nước Việt Nam. Chúng tôi xin chúc mừng Lamson Tran đã thắng giải thả diều năm nay.
Mọi người đều chạy tới nơi cha con Phàm xem diều. Họ trầm trồ, chỉ trỏ.
Phàm đưa mắt nhìn lên bầu trời, nơi có con diều của cha con chàng. Chàng thầm reo lên trong lòng:
-- Ôi!.......Đẹp thay con diều Việt Nam...

VÕ PHÚ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,084,321
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.