Hôm nay,  

Chuyện Tình Lan Và Điệp

14/04/200400:00:00(Xem: 111380)
Người Viết: HẢI ĐỨC
Bài số: 515-1052-vb7100404

Bút hiệu Hải Đức lần đầu tham dự viết về nước Mỹ, kể chuyện đôi bạn Lan và Điệp của thế kỷ 21 tham dự “ngày khất thực” của tăng đoàn Làng Mai tại công viên Mile square park vùng Little Saigon. Người viết cho biết bà sinh tại Quảng Nam, cư trú tại Pasadena và là một chuyên viên thẩm mỹ.
*

Cả một tuần lễ nay nếu trời không mưa thì cũng nhìn ủ dột như cô gái bị ngăn cách không gặp được người yêu. Nhưng sáng nay nắng hanh vàng nhẹ trải lên không gian một giải lụa óng mượt cùng hơi lạnh của những ngày cuối đông vẫn còn vương vấn. Sương cũng đính những hạt kim cương trên vạn vật làm dáng cho một ngày mới bắt đầu. Bởi vì Today is today- Hôm nay là ngày của hôm nay.
Ngày mới, vâng; chính Lan cũng mới trong niềm vui bỏ làm về đòan tụ với người yêu, Điệp --Điệp cuả thế kỷ thứ 21-Điệp muốn đạt thành chí nguyện của mình, một mình bỏ lên non cao chấp tác và tu tập gần ba tháng rồi bỏ Lan ở lại trần gian tự xoay xở lấy đời mình.
Lan và Điệp vào Tài- bửu ăn sáng, Lan gọi một tô bánh canh còn Điệp gọi bánh mì hột gà op-la. Lan hỏi:
- Ít bữa về anh ăn mặn laị chứ.
- Anh định sẽ ăn chay trường luôn.
- Nếu có thể được thì em sẽ cùng ăn với anh, hay là anh đi lâu qúa lúc anh về em quên anh mất.
- Anh đi tu học để về sống với em được vui vẻ hơn, sao em nói vậy"
- Em cũng mong thế.
- Thôi chúng ta sửa soạn đi kẻo trễ, ghé qua bánh mì Cali mua đồ ăn trưa.
Sáng sớm thứ bảy phố Bolsa mang nét sinh họat Việt nam, hàng qùa đầy tiếng động và ngôn ngữ quen thuộc. Rời nơi đây, Điệp và Lan thẳng tiến tới Mile square park ở góc đường Waner và Euclid.
Hôm nay tăng đoàn Lộc uyển tổ chức ngày khất thực để nhớ lại lúc Bụt còn tại thế. Và cũng là lúc tăng đoàn xuống núi gần gũi, chia sẻ tình thương trong vòng tay lớn với đại chúng. Nhân dịp có thầy Nhất Hạnh về chủ trì khóa tu kiết đông ba tháng ở tu viện Lộc uyển.
Người ta bảo làm nghề buôn bán như Lan là làm dâu trăm họ, chịu nhiều tiếng khen chê. Nhưng Lan nghĩ không hẳn thế, đôi khi một nhà tu hiền như "cục đất" suốt đời vì đạo nghiệp vì chúng sanh mà cũng không tránh khỏi điều này. Lan dự cảm có một điều gì đó sẻ xảy ra nhưng không biết lành hay dữ. Làm gì cũng có người có điều chất chứa trong lòng muốn nói ra.
Lan và Điệp tìm chỗ đậu xe, rồi đi dọc theo bãi cỏ vào phía trong công viên nơi có túp lều trắng và bóng người qua lại. Bên phải gần lối đi có một cái hồ lớn, nước tịnh giữa hồ có cù lao nhỏ cây cối xanh tươi. Những chú vịt thong thả bơi lội trên mặt nước phẳng lờ vẽ lên những làn sóng vân vi; nghiêng đầu ngước mắt nhìn ngơ ngác như muốn hỏi: "Hôm nay có gì lạ" Ngoài những người đến đây tập thể dục, chơi banh và sưởi nắng. Các người đến đây làm gì"" Lan mỉm cười với những chú vịt và thong thả tiến vào "Ngôi làng Việt nam".
Đường vào làng phất phơ những câu đối đỏ, đong đưa theo chiều gió, được máng trên những thân cây. Hai bên vệ đường có những túp lều tranh, đó là những quán nước có đầy đủ lò bếp, ấm nướùc, chén trà làm bằng đất nung. Và cũng có những chiếc bàn bày bánh trái để chiêu đãi khách qua đường. Những cô hàng nước mặc aó tứ thân, yếm đào, chít khăn vành đuôi gà cao. Các cô xinh xắn, hân hoan, tươi cười rạng rỡ như đón chờ một điều gì trọng đại sắp xảy ra. Có cả những anh chàng mặc lễ phục cổ truyền Việt nam, áo dài khăn đóng gấm nền màu nước biển điểm chữ thọ bạc. Điều càng ngộ nghĩnh hơn nữa chàng lại cao lêu nghêu tóc vàng da trắng.
Đường ngoằn ngoèo dẩn đến ngôi đình làng rộng có thể chưá hàng ngàn người. Bụt đang ngồi ở giửa trên bàn trong vườn hoa hướng dương, mắt lim dim miệng tủm tỉm cười. Hôm nay ngài cũng đến để tham dự cùng chúng ta. Non nửa gian trên với những hàng toạ cụ dành cho tăng đòan gần 300 vị, gìa nửa gian dướùi và ngoài sân dành cho đại chúng. Phía bên phải có những dãy ghế dành cho những vị không ngồi quen dướùi đất và giàn máy phóng thanh.
Khoảng mười giờ loa phóng thanh mời tất cả mọi người hãy ra đứng hai bên vệ đường lối vào phía bên tay trái để đón tăng đòan đang đi tới. Xa xa một đoàn aó nâu phất phơ theo chiều gío điểm theo những chiếc nón lá màu trắng tỏa rộng ra hương sắc từ bi trong nắng sớm. Lan cũng đang lẫn lộn trong đám ngườøi chào đón, chấp tay lại với lòng kính ngưỡng và cũng không quên lựa cho mình một chỗ đứng gần và dễ thấy nhất. Hàng đầu một nhà sư lơnù tuổi, tướng mạo phương phi, có hàng lông mày bạc trắng vảnh ngược lên như tiên ông trong truyện cổ tích một bên và bên kia là thầy Nhất Hạnh. Ở giữa là một vị sư đi chân không khoác aó màu vàng đậm nhạt làm bằng nhiều mảnh ghép lại, đây là sáng kiến của Bụt khi nhìn thấy đồng lúa chín trải dài trước mặt. Những vị sư sau này thường mặc chiếc áo này để đi khất thực hướng về nguyên thuỷ.
Tuần tự, từng bước ung dung tất cả mọi người vào chỗ ngồi. Thiết lập không gian yên tịnh, lọai bỏ những tiếng động không cần thiết. Lời kinh, tiếng chuông, tiếng mõ vang lên trầm hùng ngân nga như hồi phục sức mạnh tâm linh hằng hưũ, uyên nguyên cho mọi người.
Những bươcù thiền hành trên lối cỏ đưa người vào an lạc hài hòa với thiên nhiên. Vị sư áo vàng chân đất đang ngồi trên bãi cỏ dưới gốc cây; dùng thực
phẩm người qua lại cúng dường để nhớ lại hình ảnh của Bụt ngày xưa.
Nãy giờ Lan vẫn ở bên Điệp nhưng sự im lặng hùng tráng và uy nghi là chiếc cầu thông cảm của hai người. Các vị xuất gia sửa sọan đi khất thực làm thành hai hàng nam, nữ. Sáng nay Lan có mua thêm mấy phần xôi bắp và bánh mì chay Lan rất muốn đi cúng dường vì đây là lần đầu tiên trong đời Lan làm việc này. Có lần Lan nghe thầy giảng khất thực là chiếc cầu bắc ngang qua hai thế giới xuất thế và nhập thế để tế độ chúng sanh, biểu thị hạnh khiêm cung, cũng như tìm niềm hạnh phúc giữa cho và nhận. Khi còn cắp sách đến trường mỗi buổi sáng Lan gặp những vị áo vàng, chân đất, bưng bình bát đi trên đường như là một hình ảnh quen thuộc nhưng rất ngại đến gần, hôm nay thì ngược lại. Lan hỏi Điệp có muốn cùng đi chung với Lan không" Điệp bảo: "Em đi trước, anh sắp xếp lại những cuốn phim rồi sẽ ra sau".
Các vị xuất gia thong dong từ tốn tiến dần trên con đường vào làng. Nơi những cô hàng nước đang chờ đợi. Trong tay những bánh trái vật thực sẵn sàng dâng tặng với tình thương và lòng kính ngưỡng. Những chiếc bình bát tuần tự đi ngang qua mở ra và đậy lại, mở ra và đậy lại…

Cô hàng nước ngày xưa đã làm rung động con tim chàng nghệ sĩ. Đến nỗi chàng phải bán đi cây đàn cuối cùng để theo nàng và viết lên bản tình ca. Nhưng những cô hàng nước hôm nay, đã làm rung động hàng trăm con tim của người từ bốn phương trời qui tụ lại trong ngôi làng Việt nam nhỏ be ùnày. Cũng chỉ một chữ tình. Tình bao la.
Lan đứng ở cuối đường dành cho khách thập phương cúng dường chờ đợi. Các vị giữ trật tự ngăn mọi người đừng giao động qúa để buổi lễ được trang nghiêm. Nhưng họ không làm sao ngăn được niềm hân hoan, lòng quyến luyến hiện rõ trên nét mặt mọi người, hồi hộp, chờ đợi để được đặt những món qùa vào bình bát và đem về cho mình một ít công đức. Lan nhìn thấy thầy Nhất Hạnh từ từ tiến tới. Trông thầy rạng rỡ, cười tươi như chưa từng xảy ra trước đây. Lan ước gì mình có thể nhớ hết tên của các thầy cô. Nhưng thật ra Lan đâu có biết hết tên đâu mà bảo nhớ, chỉ biết rằng đó là khối Đại từ bi khó phân ly.
Cũng như mọi người, Lan đặt một hộp xôi bắp vào bình bát của thầy Nhất Hạnh và chấp tay cúi lạy và thầm khấn: "Xin thầy ban cho con một ít công đức để gội rửa bớt lòng tham lam vì con đã hơn một lần trộm nghĩ, nếu con có tài viết sách hái ra bạc triệu như thầy thì con ngồi ung dung thụ hưởng. Còn thầy thì vẫn nâu sòng, đơn giản, đạm bạc, thiểu dục. Thầy nuôi cả một đàn con, cháu mang họ Thích và thiết lập tịnh độ cho nhân gian."
Còn một hộp xôi bắp nữa thì Lan đặt vaò bình bát của thầy Phước Tịnh mặt tươi tắn với nụ cười nở rộng. Lan chấp tay cúi lạy với một lời vưà đi ngang qua tâm tưởng. Hôm nay con có thêm một ngày tu đầy vui vẻ, thương yêu thầy ạ! Vì Lan vẫn nhớ lời giảng của thầy ngày nào đầy ngọt ngào và dỗ dành: " ….. . Thôi thì cứ tu thêm ngaỳ hôm nay đi , rồi sáng hôm sau thức dậy tu tiếp một ngày nữa và cứ như thế….. .Chính thầy đôi khi cũng áp dụng cách này."
Vật dâng tặng nhiều hơn sức chứa của bình bát nên nhiều vị đã từ chốikhông nhận. Lan cúng dường nốt khúc bánh mì chay, lui lại phiá sau. Nhìn về phiá thầy Nhất Hạnh, Lan không khỏi bật cười, cảm động. Dáng thầy khẳng khiu, tuổi đã cao, ăn uống chẳng bao nhiêu nhưng không thể tả được nỗi vui mừng, sung sướng thầy đang có. Thầy đang cất bớt những bánh trái vào túi áo ấm thầy đang khoác, để có chỗ trống nhận thêm tặng phẩm. Thầy không nỡ từ chối tấm lòng của những bà mẹ già và bé thơ đang tiến đến bên người.
Mọi người trở về chổ ngồi với thức ăn ở trước mặt. Bửa ăn "quá đường" hay là "nhất tọa thực" bắt đầu với một lời nhắc nhở: "Thức ăn này là tặng phẩm của đất trời và công phu lao tác. Chỉ xin thọ lãnh những thức ăn có gía trị nuôidưỡng
và ngăn ngừa tật bệnh….. ."
Bữa ăn qua đi. Thầy cho mọi người biết người ngồi bên tay trái của thầy là một vị cao tăng từ Việt nam mới qua tu viện tham dự Đại Giới Đàn Lâm Tế và yêu cầu đại chúng lạy ba lạy để tỏ lòng tôn kính. Chỗ chật, mọi người đứng lên vái ba vái. "Lạy xuống đất" một giọng nói từ trên vang xuống như một dòng điện có từ trường mạnh quét ngang. Mọi người cúi ngay xuống đất và không còn thấy chật nữa. Lan khẽ nói với Điệp: "Bị thầy la." Đến các vị xuất gia nam nữ còn rất trẻ lên phía trước hát thay một lời cảm tạ: "Tào khê một dòng biếc chảy maĩ về phương Đông, Quan Âm bình nước tịnh tẩy sạch vết phong trần...''
Điều Lan dự cảm sáng nay sắp xảy ra. Thầy Nhất Hạnh cho biết có một vị tiến sĩ muốn lên nói vài lời. VaØ đây là lời của ông: "Tôi là người Mỹ gốc Đại hàn và đangø làm việc cho thành phố Westminster. Có một ngày tôi vào tiệm sách, quyển "Kiềm chế cơn giận" đã đập vào mắt tôi. Tôi lật ra đọc vài dòng và không thể rời bỏ được. Nên tôi đã mua. Quyển sách đã giúp cho tôi rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Từ đó trong tủ sách của tôi có nhiều sách của thầy Nhất Hạnh.
Hôm nay tôi đại diện cho thị trưởng Westminster đến đây tạ ơn thầy đã giúp cho nhiều người có đời sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn."
Sau đó ông đã trao tặng bằng khen khắc trên gỗ của thành phố đến thầy Nhất Hạnh. Tiếng vỗ tay vang dội mọi nơi, hơi đi ra ngoài qui ước của Làng mai. Làng mai chỉ làm dấu hiệu hai bàn tay làm thành đoá sen nở lung lay trước gío đưa lên như một lời tán thưởng . Tốt qúa! Một điềm lành, Lan nghĩ.
Nhiều phút im lặng, rồi đến bài pháp thọai của thầy bằng hai thứ tiếng Anh-Việt. Chủ đề: Lấy tình thương và ái ngữ dẹp bỏ tự ái và kiêu ngạo để khai thông những suối nguồn yêu thương đã tắc nghẽn từ lâu.
Để bế mạc cô Chân Không hát giọng Huế: "Lời qua mà tiếng lại, giải quyết chi đâu, sao không dừng lại, kẻo hố thêm sâu….. . Lời qua mà tiếng lại, đưa ta đến đâu, sao không thở nhẹ, mỉm cười nhìn nhau."
Bây giờ Lan trở về đối diện sự thật cuả chính mình, nhìn qua bên phải Điệp đang thu dọn dụng cụ quay phim bỏ vaò túi. Lan nói:
- Anh ở lại chơi thêm một ngày nữa, mai hãy lên tu viện.
- Không, anh theo tăng đòan về tu viện hôm nay. Cuối tháng anh về.
Á! Ya, sức quyến rũ của Lan không còn hiệu lực nữa, làm sao đây. Lan biết ghen với ai bây giờ. Lan đứng dậy hít một hơi thở thật dài, nở nụ cười tươi, nói lời từ gĩa va øhẹn ngày gặp lại. Lan hiên ngang quay gót bước đi không ngoái đầu nhìn lại. Đi băng ra khỏi đám đông và bước vào không gian yên tịnh của buổi chiều trong công viên. Nắng xuống thấp bóng cây đổ dài trên lối cỏ, những con vịt vẫn nhởn nhơ bơi lội như không có việc gì xảy ra.
Lan bắt đầu suy nghĩ: "Điệp của Lan không lãng mạn như nhà thơ
Thái tú Hạp - Mai ta về chốùn non cao, xé mây làm áo lụa đào cho em --Nhưng Điệp thực tế hơn sẽ đem về làm qùa cho Lan những cuốn phim bài giảng cuả thầy mấy tháng nay để Lan có rộng thì giờ mà nghiền ngẫm." Lan mỉm cười và tiếp tục cất bước.
Lan đi chậm như đếm từng bước ra chỗ đậu xe, miệng hát nho nhỏ: "Sáng nay ta thiền hành, hương lòng quyện chung quanh, bát ngát rừng thông xanh, dòng suối reo êm đềm. Sáng nay ta thiền hành, sương mù còn long lanh, riú rít lời chim ca, từng bước trong an lành..."
Lan mở cửa xe ngồi vào, cài nịt, rồ máy, nhìn trước, nhìn sau, lưót nhẹ vào lòng đường. Xe Lan mất hút vào dòng xe cộ đông đảo của chiều thứ bảy cuối tuần.
Ngày 27 tháng2 năm 2004.

Quà sinh nhật cho anh Pháp Khí [Jan 19]
HẢI ĐỨC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến