Hôm nay,  

Từ “chuyến Bay Định Mệnh”

27/03/200400:00:00(Xem: 150500)
Người viết: HOÀNG KIM
Bài số: 504-1041-vb4240304

Tác giả lần đầu viết về nước Mỹ bằng câu chuyện kể lại gần 30 năm của đời người: từ cô thiếu nữ một mình di tản năm 1975 cho tới khi thành người vợ, người mẹ một mình nuôi con. Hoàng Kim cho biết bà cư trú tại Norwalk nhưng không không ghi địa chỉ và sơ lược tiểu sử. Mong được bổ túc.
*

Vào tháng Tư năm 1975, dân chúng Sài Gòn bắt đầu xôn xao di tản. Mỹ Uyên gạt nước mắt từ giã Bố Mẹ và chị em để đi sang Mỹ cùng với gia đình của một người bạn gái rất thân. Anh của Thúy là ở toà lãnh sự Hoa Kỳ nên đã đưa cả nhà đi trong một chuyến bay đặc biệt. Mỹ Uyên may mắn được Bố Mẹ Thuý cho đi chung với gia đình họ.
Như đã hẹn, sáng ngày 25-4-1975, Hoà chạy xe Honda đến đón Uyên chở vô phi trường. Hành lý mang theo vỏn vẹn có một chiếc valy nhỏ gồm mấy bộ quần áo và hình ảnh gia đình. Mẹ Uyên đeo vội chiếc nhẫn vàng 2 chỉ vào ngón tay con rồi dặn dò.
-Con đem theo để phòng hờ khi cần đến, sang đến nơi nhớ viết thư về ngay nhé.
Uyên oà khóc nức nở.
-Thưa Bố Mẹ con đi. Tạm biệt chị và mấy em…
Quang cảnh phi trường Tân Sơn Nhất thật hỗn độn, người ta chen lấn nhau để vào trong cổng rào gần sân bay. Gia đình của Thuý đã đứng chờ Uyên ở đó. Hoà đôi mắt đỏ hoe, chàng nắm tay Uyên từ giã.
-Em đi bình an, nhớ giữ gìn sức khoẻ.
-Vâng, anh về đi, chúc anh hạnh phúc…
Nửa giờ sau phi cơ cất cánh, bóng Hoà mờ dần sau khung cửa kính và mất hút…
Uyên dựa đầu vào vai Thuý và khóc như một đứa trẻ, Thúy dỗ dành
-Nín đi chứ người đẹp, mắt sưng rồi người ta nhìn kìa.
Uyên vẫn khóc cho đến lúc quá mệt mỏi nàng ngủ thiếp đi.
-Uyên, ăn một chút cho khoẻ
Nàng giật mình khi thấy khay đồ ăn trước mặt. Anh Tân nói:
-Em ngủ được 4 tiếng rồi đó, khoẻ chưa" Ăn xong ngủ thêm mấy giờ nữa là đến trại rồi…
Uyên bẽn lẽn nhìn sang Thuý, cô bạn lém lỉnh:
-Tập ăn đồ Mỹ đi là vừa, cũng ngon lành, tớ ăn hết rồi nè.
Khoảng 7 giờ sáng thì máy bay đáp xuống phi trường Arkansas. Đoàn người di tản được phái đoàn Mỹ hướng dẫn lên xe bus để về trại tỵ nạn Fort Chaffee. Nhờ anh Tân biết tiếng Anh nên được mời làm thông dịch viên của trại và gia đình Thúy được ưu tiên hơn mọi người trong sinh hoạt hằng ngày. Những dãy nhà tôn được dựng lên và có số từ A, B, C…
Mỹ Uyên đã nhờ ban tổ chức liên lạc với chị của nàng ở Mỹ. Họ cho biết phải ở đây làm thủ tục và chờ đợi khoảng 1 tháng thì sẽ được đoàn tụ với gia đình.
Buổi tối thứ Bảy, Thúy rủ Uyên đi dự party ở trại. Đây cũng là dịp để gặp gỡ, kết bạn cho bớt cô đơn trong những tháng ngày trên đất khách quê người. Có một chàng mời Thúy khiêu vũ và 2 người có vẻ rất như đã quen từ trước…Uyên đang thả hồn về quê nhà yêu dấu, mới xa nhà có hơn 1 tuần mà sao nàng thấy như là lâu lắm.
-Xin lỗi, tôi có thể mời cô bài Tango này không"
Nàng do dự nhưng nếu từ chối thì sợ anh chàng quê nên nàng đứng lên
-Hân hạnh gặp cô, tôi tên Duy
-Tôi là Mỹ Uyên, xin chào anh.
Duy dìu nàng ra sàn nhảy. Nhìn thấy nàng, Thúy nháy mắt với vẻ ưng ý lắm. Duy nói:
-Trông cô có vẻ buồn lắm
-Thật sao" Vì tôi có một mình ở đây.
-Tôi cũng chẳng khác gì cô. Vậy từ nay xin được làm bạn với cô Uyên nghen.
-Dạ.
Suốt đêm ấy Uyên trằn trọc không ngủ được, hình bóng Duy cứ lởn vỡn trước mặt nàng, kể ra anh chàng này cũng bô trai, cao ráo lại khéo nói, giọng miền Nam nghe cũng dễ thương… Nàng chợt nghĩ đến Hoà, mối tình đầu dang dở, không biết Hoà đã về lại Đà Nẵng chưa và bao giờ thì anh cưới người vợ mà Mẹ anh đã chọn…
Ngày tháng qua, tình cảm giữa Duy và Uyên đã sâu đậm thì đến lúc phải chia tay. Đêm cuối gặp nhau nàng khóc sướt mướt. Duy ôm chặt Uyên vào lòng dỗ dành:
-Nín đi cưng, em khóc anh đau lòng lắm. Ráng lên, mình xa nhau mấy tháng thôi, khi ổn định chỗ ở anh sẽ sang đón em rồi tụi mình cưới nhau, em chịu làm vợ anh không"
-Mới sang Mỹ đâu có tiền mà làm đám cưới hả anh"
-Mình cũng có quen ai đâu, cha mẹ thì ở VN, mình tổ chức sơ sài được rồi em ạ.
-Anh nói đúng, nhưng mà đừng để em chờ lâu đó nghe.
-Anh hứa chừng 5 hoặc 6 tháng thôi…
Sáng ngày 2 tháng 5 năm 75, cả trại xôn xao vì kẻ đi người ở, những người có thân nhân hoặc người bảo trợ thì hôm nay lên máy bay để sang Hoa Kỳ. Gia đình Thuý về Cali. Duy đi Texas, Uyên về Arizona với chị Thảo…Giây phút chia tay bùi ngùi lưu luyến và tràn đầy nước mắt.
Duy và Uyên được đi chung một chuyến bay. Nàng tự nhủ đây là giây phút hiếm qúy bên chàng Uyên cố gắng không khóc nữa. Hai người nói với nhau về những dự tính tương lai. Đến phi trường Dallas, người Mỹ bảo trợ đã đến đón Duy về với gia đình của họ ở Texas, Uyên lủi thủi xách vali lên phi cơ khác để đi tiếp đến phi trường Arizona…
Khi phi cơ đáp xuống sân bay, Uyên vui mừng vì nhìn thấy vợ chồng chị Thảo đứng đón nàng ở cổng. Mới xa có 2 năm mà chị thay đổi nhiều quá. Hai chị em mừng tủi ôm nhau khóc. Nhà chị Thảo rất xinh xắn ở Sierra Vista. Uyên có 1 căn phòng ngủ với đầy đủ tiện nghi và trang trí đẹp, chị Thảo lo cho nàng chu đáo quá.
Sau mấy ngày nghỉ ngơi, chị Thảo dẫn Uyên đến trường để học E.S.L. Trong lớp học chỉ có nàng là người Việt duy nhất, nhưng các bạn cũng dễ thương và tử tế, có vài người China, Korea, đa số là Mexico.
Hơn 1 tháng ở trại Fort Chaffee, Uyên đã quen với món ăn Mỹ, nhưng nàng thích nhất món thịt steak nướng ăn khoai tây chiên và xà lách trộn chị Thảo làm rất ngon.
Anh Tâm dễ tính nên thỉnh thoảng 2 chị em cũng nấu món ăn theo kiểu VN như thịt kho tàu ăn với rau cải bắp luộc…
Duy vẫn điện thoại cho Uyên thường xuyên, chàng vừa đi làm vừa đi học nên cũng vất vả lắm. Duy cũng nói chuyện với anh Tâm và chị Thảo, hẹn ngày sang đây xin cưới Uyên…
Nhưng cuộc đời đâu có trôi chảy như mọi dự tính của mình. Anh Tom ở trong quân đội có lệnh phải thuyên chuyển sang nước Đức trong thời gian 3 năm. Dĩ nhiên Thảo không thể đem em gái đi theo được, cũng may chị có quen thân với một người bạn gái tên Chính cũng có chồng người Mỹ ở trong quân đội và chị Thảo đã gửi gắm Uyên cho chị Chính trước khi đi Đức. Vì chồng là lính nên cũng chẳng giàu có gì. Chị Thảo lấy phong bì nhỏ đưa cho Uyên.
-Đây là tấm lòng của chị, em cất 500 đồng để làm chi phí trong ngày cưới. Chị chúc em và Duy mãi mãi hạnh phúc bên nhau. Chị sẽ liên lạc với em khi đến Đức. Hy vọng 3 năm sau chi em mình lại sống gần nhau…
Uyên nghẹn ngào.
-Chị ơi em khổ quá, không biết đời em sẽ đi về đâu"
-Đừng lo, chị tin rằng em sẽ được hạnh phúc với Duy. Điều em cần nhớ là phải giữ gìn sức khoẻ, phấn đấu để thích nghi với mọi hoàn cảnh trong đời sống.
Mới sang đây với chị được 6 tháng, nay Uyên lại phải dọn về sống với gia đình chị Chính, cách nhà chị Thảo một con đường.
Khi về ở với chị Chính, Uyên không thể goị điện cho Duy thường xuyên, chỉ gọi vào cuối tuần. Nàng viết thư kể lể những cô đơn ray rứt khi phải sống xa người thân nơi đất khách quê người. Duy nóng lòng và lo cho người yêu nên chỉ 2 tuần sau khi chị Thảo đi Đức là chàng xin phép ông Robert, người bảo trợ cho chàng để đón Uyên về sống chung…
Uyên không còn cách nào hơn nữa, nàng đã nhờ chị Chính mua vé xe và chở nàng ra bến xe buýt. Sau chặng đường dài mệt mỏi, 7 giờ tối thì đến nơi. Xe ngừng ở trạm, Duy đã phóng lên ôm chầm lấy nàng.
-Tội nghiệp em tôi quá, mệt lắm hả cưng"
-Không sao, thấy anh là hết mệt rồi…
Duy dẫn Uyên đến giới thiệu với ông bà Robert và tất cả lên xe về nhà ông bà với bàn ăn đã dọn sẵn. Uyên cảm động chảy nước mắt, có lẽ vì cảm thông được số phận long đong của nàng nên bà Robert cũng rướm nước mắt khi ôm hôn nàng. Bà ta tuổi chừng 50, dáng người quý phái với mái tóc vàng óng chải chuốt gọn gàng và giọng nói nhẹ nhàng dễ gây thiện cảm. Ông Robert trông cũng cường tráng cao lớn, gương mặt nghiêm nghị nhưng cũng có vẻ hiền lành phúc hậu. Uyên cảm thấy yên tâm khi đến với gia đình này tại Mineral Wells Texas.
Sau bữa ăn tối, Duy dắt Uyên về phòng của chàng, nàng giật mình khi thấy trên giường của Duy trải khăn mới và có 2 chiếc gối mới tinh…nàng ngây thơ
-Tối nay em ngủ ở đâu"
-Từ hôm nay em là vợ anh rồi, nhà ông bà chỉ có 2 phòng ngủ thôi.
-Không được anh à, anh quên em là người công giáo sao" Chưa làm đám cưới thì không thể ngủ chung được.
-Có sao đâu em, trước sau gì mình cũng là vợ chồng mà. Hơn nữa còn tùy vào hoàn cảnh nữa, anh biết là em thiệt thòi nhiều khi chấp nhận lấy anh, hy vọng sau này anh có tiền sẽ bù đắp cho em nhiều hơn…
Đêm ấy Uyên đã cầu nguyện và khóc với Chúa, không ngờ cuộc đời nàng lại thay đổi một cách nhanh chóng thế này. Mới ngày nào còn mơ mộng sẽ lên xe hoa với người yêu đến thánh đường…Bỗng dưng nước mất, nhà tan, thân gái bơ vơ nơi xứ người, nàng lại yêu và lấy một người chồng ngoại đạo…
Duy tiếp tục học ở một trường Đại học, và cuối tuần làm việc ở một trạm xăng. Uyên xin vào làm ở một nhà hàng. Công việc của nàng là chạy bàn và rửa chén. Tuy vất vả nhưng Uyên vẫn cố gắng đến trường buổi tối để trau dồi sinh ngữ cho giỏi thì mới xin được việc làm tốt.
Duy đã liên lạc được với người chị ở Chicago, họ hứa tuần sau sẽ bay sang đây để thăm Duy vào dịp lễ Thanksgiving nhân tiện làm lễ cưới luôn thể.


Duy mua được chiếc xe Toyota cũ nhưng cũng còn tốt, chàng chở Uyên đi mua sắm đồ cưới. Uyên bây giờ đã thật sự biết lo lắng, tằn tiện từng đồng. Nàng đã chọn chiếc áo cưới rẻ nhất đang sale với giá 60 đô. Duy mua tặng nàng, chiếc đồng hồ Seiko và một sợi dây đeo cổ. Tay nàng nhỏ quá nên lựa mãi mới được chiếc nhẫn cưới vàng 18K. Khăn đội của cô dâu nhiều kiểu đẹp mà mắc tiền nên nàng đành phải chọn 1 cái vừa túi tiền 20.00 đô.
Đám cưới rất đơn sơ chỉ có 10 người gồm có anh chị Hai, ông bà Robert và mấy người hàng xóm. Uyên trang điểm và mặc áo cưới, Duy ngắm vợ và khen
-Em đẹp như một nàng tiên
Ông bà Robert làm chủ hôn, khi giới thiệu Duy và Uyên với mọi người Duy lấy cặp nhẫn ra và 2 người đeo cho nhau, Duy hôn nàng, mọi người vỗ tay chúc mừng và ngồi vào bàn ăn. Chị Hai cầm phong bì trao cho Uyên.
-Có chút quà tặng 2 em, chúc 2 em trăm năm hạnh phúc. Thu xếp để về Chicago ở với anh chị cho vui…
-Dạ, cám ơn anh chị, tụi em sẽ cố gắng…
Thế là xong, hôn lễ của nàng chỉ vỏn vẹn có chừng ấy, chỉ có mấy tấm hình để làm kỷ niệm mà thôi.
Sau đám cưới được 2 tháng, Duy và Uyên từ giã ông bà Robert để sang Chicago ở gần gia đình chồng. Duy thuê 1 căn apartment ở gần nhà anh chị Hai, Uyên đã xin được việc làm tại một hãng may…và Duy vẫn tiếp tục Đại học năm thứ 2. Cho đến năm 78 thì Uyên sanh 1 bé gái Duy đặt tên con là Jenny Nguyễn. Bé trông giống bố như đúc. Uyên sung sướng nhìn con. Mặc dù chưa làm phép hôn phối, nhưng Uyên đem con đến nhà thờ để xin Cha làm phép rửa tội cho bé Jenny. Ở quanh khu này cũng có vài gia đình người Việt Nam, thỉnh thoảng đi nhà thờ gặp nhau nói chuyện cũng vui vẻ.
Uyên quen với một người bạn gái, chị đã giới thiệu nàng vào làm việc ở Bank of America. Duy ở nhà trông con cho vợ đi làm. Thật ra 3 năm nay sống với Duy, Uyên mới biết chàng ta trước kia là một công tử con nhà giầu nên chỉ biết ăn chơi…không chiụ cực được hèn chi mà công việc nào chàng cũng chỉ làm được vài tháng là xin nghỉ, kêu chán quá…Thêm nữa, Duy rất độc tài, chàng đạo Phật nên để bàn thờ Phật ngay trong phòng khách. Còn cây thánh giá nhỏ xíu của Uyên chỉ được để ở kệ sách trong phòng ngủ…việc cử hành hôn lễ ở nhà thờ giờ đây đối với Uyên chỉ còn là ảo tưởng, không thể thực hiện được, Uyên buồn lắm nhưng biết sao hơn khi cuộc đời nàng đã trao cho Duy và bây giờ bé Jenny là nguồn sống của nàng.
Năm 1983, niềm sung sướng lớn lao đối với Uyên là Bố và các em nàng đã được sang Mỹ do chị Thảo bảo lãnh. Có một điều đau đớn là Mẹ nàng đã mất trước khi đi nên gia đình đã hoả táng và đem tro cốt qua đây. Ngày đoàn tụ cả gia đình đã ôm nhau khóc tại phi trường…
Uyên đau khổ, thế là từ nay nàng không còn đuợc nhìn thấy người Mẹ hiền yêu dấu nữa. Xa gia đình đã 9 năm, vì mãi vật lộn với đời sống nên nàng cũng đâu có giúp đỡ gì được cho gia đình.
Niềm ân hận làm tim Uyên như rướm máu…
Về lại Chicago, Uyên làm đơn thôi việc, nàng đã quyết định về Cali để sống gần Ba và các chị em nàng. May mắn cho nàng, ông giám đốc viết một lá thư để giới thiệu nàng với một Bank of America ở Santa Ana ở Cali, và khi về đây nàng đã được chấp nhận.
Năm 1987 Uyên lại sinh thêm một bé trai tên là Kevin. Hai vợ chồng đã mua được 1 căn nhà 3 phòng ngủ ở Huntington Beach, khi Kevin được 3 tuổi thì Duy đã tìm được việc làm ở một hãng bảo hiểm, hàng ngày hai vợ chồng đem con gửi nhà trẻ từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Bé Jenny đang theo học lớp 6 tại một trường học gần nhà.
Bố và chi em của Uyên rất mừng khi thấy Uyên và Duy có được một mái ấm hạnh phúc. Từ lúc Duy đi làm, nàng đã dành dụm thêm được một số tiền và nàng đã mua cho chồng một chiếc Mercedes đời cũ nhưng còn rất tốt.
Từ khi về sống gần gia đình nàng, Uyên vui lắm, thường vào cuối tuần là nàng đem con về ngoại để chung vui với gia đình. Uyên rủ chồng đi chung nhưng Duy từ chối lấy cớ là đi chơi tennis với bạn cho khoẻ…
Nào ngờ một hôm, Uyên nhận được một cú điện thoại của một người bà con cho biết họ trông thấy Duy đi cùng với một người đàn bà từ trong khách sạn đi ra, hai người có vẻ hạnh phúc lắm. Trời đất cuồng quay, Uyên như chết đứng, chẳng lẽ Duy đã phản bội nàng…
Uyên liền gọi cho một người bạn rất thân và làm cùng hãng với Duy. Sau một hồi lưỡng lự, anh Hải mới thú thật cho Uyên biết là Duy và Thanh đã dan díu với nhau từ lâu nay rồi, vì Thanh và chồng nàng cùng làm cùng phòng với nhau…Hải xin lỗi không dám cho Uyên biết sợ nàng đau khổ…
Uyên giận tím cả ruột gan, buổi chiều Duy vừa đi làm về, nàng lồng lên như một con sư tử
-Anh to gan thật, anh còn mặt mũi nhìn tôi sao"
-Có chuyện gì vậy Uyên, từ từ nói.
-Chuyện gì hả" Cũng tại tôi ngu quá nên bị người ta cắm sừng trên đầu mà không biết. Con nhỏ đó cũng có chồng mà sao còn đi cặp bồ với nó"
-Em nói con nhỏ nào"
-Thôi đừng có làm bộ, tôi biết hết rồi. Anh thích con Thanh hả, vậy từ nay anh hãy bước ra khỏi nhà này đi sống với nó, nghe chưa"
-Anh với Thanh chỉ là bạn thôi mà.
-Bạn mà cùng lên giường với nhau" Bạn kiểu Mỹ hả"
-Em không tin thì anh cũng không nói nữa.
-Được tôi cho anh 15 phút để thu dọn quần áo, nếu không ra khỏi nhà là tôi gọi cảnh sát.
Uyên cầm tấm hình cưới đậïp mạnh xuống nền nhà, Jenny và Kevin sợ quá khóc ầm lên.
- Em đừng làm con sợ, nếu em muốn thì anh đi ngay, em ráng lo cho 2 đứa con…
Uyên lôi 2 đứa nhỏ vô phòng, nàng đóng cửa lại. Tiếng xe nổ máy, Duy đã đi thật rồi. Thôi là hết ước mơ, hạnh phúc của đời nàng chấm dứt từ đây.
Nàng lo cho con ăn xong cho chúng ngủ rồi nàng lên giường mà khóc cho vơi hết những đau đớn đang vò xé tim nàng…
Sau đó Duy và Uyên đã đến văn phòng luật sư để làm đơn ly dị. Duy và Thanh cũng bị mất việc. Uyên phải lo cho 2 đứa con vì Duy đã thất nghiệp. Hơn nữa nợ credit card quá nhiều, Uyên giận mình đã tin tưởng chồng quá để sự việc đến nước này, âu cũng là số phận của nàng…
Phải mất hơn 1 tháng Uyên mới lấy lại thăng bằng, nàng hứa với lòng phải cố gắng làm lại tất cả. Uyên đã bán nhà, nàng dọn về một căn apartment 2 phòng để 3 mẹ con sống qua ngày…
Uyên có may mắn trong việc làm ăn, một chị bạn đã giới thiệu nàng với một trung tâm nha khoa thẫm mỹ với chức vụ điều hành văn phòng, lương căn bản 18đ/giờ. Bác sĩ và nhân viên đều là người Mỹ nhưng trình độ Anh ngữ của nàng cũng khá nên mọi việc dễ dàng, Uyên rất chăm chỉ và chu đáo trong công việc làm nên dù ở đâu nàng cũng được ưu đãi. Với mái tóc thề, nước da trắng, thon thả, nhan sắc Uyên còn mặn mà lắm nhìn nàng khó ai biết được nàng đã ở lứa tuổi ngoài 40…
Những ngày cuối tuần, Uyên tham gia vào sinh hoạt ca đoàn của nhà thờ, làm việc thiện và thỉnh thoảng đi hành hương với các bạn trong nhóm. Có một vài người đàn ông theo đuổi nàng nhưng Uyên chỉ xem như bạn, nàng như con chim bị đạn, sợ chuyện yêu đương…
Jenny bây giờ đã là 1 thiếu nữ xinh đẹp, năm thứ 3 Đại học, Jenny cũng làm việc part time để kiến tiền tiêu dùng cho bản thân. Nó có thành kiến với người cha vô trách nhiệm nên Jenny đã từng nói với Mẹ rằng:
-Con sẽ không lấy chồng người Việt Nam đâu mẹ ạ.
Và đúng thế, con bé quen toàn là bạn người Mỹ. Phần vì sinh ra ở đây nữa nên lối sống của nó hoàn toàn khác biệt với nàng. Uyên buồn lắm chỉ biết khuyên con gái thận trọng trong việc tiếp xúc với bạn trai.
Còn Kevin thì đang ở lứa tuổi teenager, nó làm cho nàng nhức đầu và lo lắng. Mỗi khi đang làm việc ở sở mà nghe nhà trường goị phone cho biết Kevin trốn học là tâm trí Uyên rối bời chỉ mong chóng hết giờ làm việc để về tìm con…
Có một hôm, đi làm về, quá mệt mỏi nàng lên giường nằm thiếp đi một lát. Lúc tỉnh dậy thì không thấy Kevin trong nhà. Nàng vội xuống garage thì chiếc xe cũng biến mất. Uyên hốt hoảng không biết làm sao, nàng chỉ biết đọc kinh khấn Mẹ, 1 tiếng đồng hồ sau thì Kevin về nhà. Nàng mừng quá vừa khóc vừa mắng con
-Kevin, tại sao con dám lái xe, con chưa đủ tuổi và chưa có bằng lái mà.
-Con biết lái mà mẹ, bạn con nó dạy con hoài
-Trời ơi! Con muốn đi tù hả" Con mới 15 tuổi không được phép lái xe hiểu chưa.
-Được rồi, mẹ tin con, đừng làm cho mẹ sợ có ngày mẹ đứng tim mà chết.
Thỉnh thoảng Duy cũng đến đón Kevin đi chơi, Uyên cũng nhờ chàng khuyên bảo cho Kevin chiụ khó học hành nhưng Duy không tròn bổn phận làm cha nên đâu có dạy được con cái…
Mấy năm nay Duy cũng sống lang bang chảng ra đâu vào đâu cả… Nghe nói chàng share phòng nhà của người bạn. Nhiều lúc Uyên cũng hơn áy náy vì nàng làm thế quá đáng chăng" Nàng hận Duy đã lừa dối nàng và dan díu với một người đàn bà thua kém nàng về mọi phương diện. Nghe nói cô ta có chồng ở trong ban nhạc nên thường xuyên vắng nhà do đó mới có mối tình vụng trộm với Duy. Nhưng chung qui là do lỗi Duy gây ra nên chàng phải gánh lấy hậu quả…
Đau khổ đã làm cho tâm hồn Uyên trở nên băng giá. Hàng ngày, nàng đọc kinh sớm tối nguyện cầu. Chỉ có Chúa và Mẹ Maria là cứu cánh duy nhất của đời nàng.
Uyên rất tằn tiện trong việc tiêu xài nhưng nàng đã dám bỏ tiền để thỉnh những ảnh tượng rất đắt tiền đem về thờ. Phòng khách nhà nàng chẳng khác gì một nhà nguyện nhỏ với đầy đủ các tượng ảnh…
Với đức tin mãnh liệt, nàng cảm thấy lòng thanh thản, bình an. Uyên chỉ mong sao 2 đứa con của nàng được thành đạt và có cuộc sống tốt đẹp.
Chị của nàng đã chảy nước mắt khi nghe em mình khoe rằng:
-Chị ơi, em vui lắm vì mọi việc đã lo xong kể cả việc di chúc em cũng nhờ luật sư làm rồi…

Hoàng Kim

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến