Hôm nay,  

Lỗi Tại Tôi Mọi Đàng

15/03/200400:00:00(Xem: 178859)
Người viết: CỘI THÔNG GIÀ
Bài số: 494-1031-vb6120304

Tác giả Cội Thông Già đã góp hai bài viết về nước Mỹ. Bút hiệu cũng như nhân vật xưng tôi cho thấy là một “ông”, nhưng người viết là phụ nữ. Bà họ Phan, cho biết qua Mỹ năm 92 và hiện đang cư ngụ ở PA... và “thật không biết nói gì về mình cả.” XS au đây là bài viết mới.

*

Người ta thường quan niệm rằng ngồi với cái key board thì tha hồ tự tung tự tác, chẳng ma nào nó thấy, muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi, muốn yêu ai thì yêu, yêu một lúc hai, ba, năm bẩy người cũng không ngại vì có trời mà biết!
Chính tôi cũng đã từng nghĩ vậy nên khi lân la vào các web site tôi cũng khiêu chiến ì xèo, cũng yêu nhăng cuội tá lả, trong tay cặp một lúc hai, ba bóng hồng. Chát qua, chát lại, phone tới, phone lui, thơ thẩn đối đáp, thư tình búa la xua cho tới lúc tình cảm đậm mùi, các cô đòi gặp mặt thì tôi đánh bài chuồn với một lí do hết sức tế nhị và chánh đáng "tôi chưa bao giờ nói yêu em, tình cảm tôi dành cho em, sự chăm sóc, quan tâm của tôi chỉ với tư cách là người anh, người bạn tri kỉ".
Tôi cứ ngỡ mọi chuyện rồi sẽ được êm xuôi bởi tôi đã làm tổn thương ai đâu" Chưa có xơ múi gì thì đâu có phải là hại hay lọc lừa tình cảm chứ" Ba cái nụ hôn trên nét, hôn gió, hôn qua phone, ba cái ái ân trên thơ, trên nhật kí, trên thư tình, trên phone thì đâu có xơ múi được gì mà bảo rằng là gian phu, dâm phụ, là ngoại tình, là phá gia cang"
Đấy chỉ là thơ văn lãng mạn, tôi tự bào chữa như vậy cho đến khi sự việc vợ tôi bỏ đi xảy ra quá phũ phàng, quá nghiệt ngã tôi mới tự đấm ngực mà kêu lên "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng".
Tôi bấy giờ mới hiểu cái câu "không có lửa sao có khói"

OoO

Tôi quen và lấy Thục Nghi được mười nặm . Chúng tôi đã có hai mặt con với nhau rất kháu khỉnh. Chuyện tình của chúng tôi kể ra thì cũng rất lạ lùng, ngẫu nhiên. Những ngày đầu mới quen, Thục Nghi thường gọi tôi bằng chú, chả là vì tôi lớn hơn nàng những 12 tuổi.
Những tháng ngày ấy thật buồn cười khi tôi thường thấy một con bé cà tàng, tôi nói cà tàng vì con bé ấy ăn bận rất cà tàng! nó cứ cái quần jean cũ kĩ từ thời bảo đại (tại quần made the in Vietnam), cái áo cổ lá sen cổ lỗ sĩ. Hình như nó chỉ thích áo kiểu cổ này mà thôi vì tôi thấy ngày nào đến trường, nó cũng với chiếc áo cổ lá sen, chỉ là khác màu. Nó đến trường cứ vào đúng 3:30 chiều bằng lô ca chân, hì hì nghĩa là nó đi bộ. Tôi thật là thán phục vì bất kể mưa hay nắng, lạnh hay nóng, tuyết hay không tuyết nó vẫn thủng thỉnh đi bộ. Trời nắng, mưa, hay tuyết nó cũng có cái dù che trên đầu. Trời mưa thì có thêm bộ áo mưa, còn trời lạnh thì có thêm cái áo khoác to đùng kín cổng cao tường.
Cũng đã có lần tôi tò mò lẽo đẽo đi đàng sau lưng nó với mục đích muốn làm quen nhưng nhìn cái bản mặt lạnh lùng khó đăm đăm tôi lại không có hứng nữa
OoO
Vậy mà tôi lại quen được nó rất tình cờ. Hôm ấy, tôi ra trước cổng trường đứng hút thuốc, trước mặt tôi vẫn có những chiếc xe của học sinh, xe taxi đến và dừng lại thả người.
Trời thì lạnh cóng, nhiệt độ xuống thấp quá, chỉ có 4 độ F, nếu không phải vì ghiền thuốc, tôi chẳng dại gì mà ra ngoài đây đứng tự đày đọa mình, vậy mà... con nhỏ đó nó tự đày đọa nó bằng cách lết bộ tới trường.
Tôi nói nó tự đày đọa nó cũng không ngoa đâu" Bởi tại làm sao nó không chịu đi xe bus nếu như nói nó vẫn chưa biết lái xe hoặc giả chưa có tiền mua xe" Xe bus rẻ rề, trạm khắp mọi nơi, ngôi trường này cũng nằm ngay trạm xe bus, vậy thì không tự đày đọa thì là gì"
Hôm nay, tôi thấy nó bước vào cổng trường mà cứ bang bang đi, chả nhìn ai. Mà nhìn làm sao được khi cái miệng nó thì cắn cái quai của cái giỏ đi học, cái đầu nó phủ chặt một chiếc nón xù lông, hai tay nó đút vào áo khoác, nó sợ gió lạnh hất vào mặt nên cứ cúi gầm mặt xuống đất như thể đi lụm bạc cắc vậy! Làm sao mà nó thấy đường để mà đi"
Chuyện gì tới cũng phải tới, chiếc xe thắng gấp tránh nó, còn nó hoảng hốt chạy băng ngang đường cho nhanh thì hỡi ôi, đường đông đá, nó trơn một phát như trợt ba te, hai cái đầu gối nó chà trên mặt đường một khoảng dài, cái cặp nó rớt xuống văng viết cùng bạc cắc tung toé, cái cằm đập xuống đất mà tôi nhìn thấy còn phải rùng mình. Chứng kiến cảnh tượng đó, tôi hớt hải chạy ra đỡ nó dậy
- Cô có sao không"
Nó mím môi như thể nén cái đau rồi hỏi ngược lại tôi một câu mà đã khiến tôi sau đó phải chạy vô toillet soi gương xem lại gương mặt già háp của mình
- Chú người việt hả" vậy mà mấy lần gặp chú, cháu tưởng chú ba tàu!
Trời ơi, tàu là tàu được rồi, còn ba tàu, nghe có vẻ xấc xược gì đâu! Tôi lại vẫn câu hỏi cũ rằng
- Cô có sao không"
- Đứng dậy không nổi chú ơi, cái bàn tọa chắc là không xong rồi, lót kĩ vậy mà cũng bị bể đít, ông mê!
Tôi bật cười vì lối nói chuyện dân dã, bốp chát và tự nhiên của nó.
- Để tôi đỡ cô dậy, ông mê là gì vậy cô"
- Là ê mông đó chú, sao chú chậm tiêu quá!
- Trời ....
- Lụm cặp và tiền cùng viết dùm cháu đi chu.ù
- Ừø, đây này, bây giờ vịn tay tôi mà đứng dậy nhé.
Nó đứng dậy vừa đi cà nhắc với tôi vừa xuýt xoa
- Ui cha, đau cái bàn toạ quá, thiệt ông trời mắc dịch! gì mà lạnh quá không biết!
- Cô rủa ông trời coi chừng bị phạt đó.
- Bị rồi sợ gì nữa chú"
- Vậy à, không sợ thiệt sao" ừ, hồi nãy cô nói lót, mà lót cái gì vậy"
- Thì lót hai cái quần đó chú, vậy mà té vẫn đau.
Tôi cười lớn:
- Thế cô lót mấy cái áo"
- Năm cái chú!
- Trời đất, thảo nào cô trông giống cái khúc gỗ biết nhúc nhích, cô không thấy như thế là gò bó lắm sao"
- Thấy chứ, nhưng còn hơn bị chết cóng.
- Nếu sợ chết cóng sao cô không đi xe bus"
- Đứng đợi xe bus cũng bị chết cóng, chi bằng đi bộ cũng là dịp để tập thể dục, đỡ lo bệnh phì như ..... như chú!!
- Chà, cô cũng vui tánh đấy chứ"
- Vui gì chú, sự thật là vậy mà, tại chú không cảm thấy chú đang bệnh phì thôi, chứ cháu là người ngoài, thấy rõ lắm, chú nặng chắc cũng cỡ 180 lbs, như thế không phải phì sao" Chẳng chóng thì chầy cũng bị tăng xông máu, cao mỡ té cái đụi đó chú ơi!
- Cô làm tôi có cảm tưởng cô đang là bác sĩ, cảnh cáo tôi vậy!
- Cháu nói điều tốt, có lợi cho sức khoẻ, chú không cám ơn thì thôi, không nói nữa
Chúng tôi đang nhởn nhơ đốp chát thì ông trực trường gọi với:
- Nè, tụi bay có biết là chân tụi bay đang chảy máu nhỏ giọt tùm lum không"
Tôi vội cúi xuống đất ngó, thì ra là máu thật, nhìn quanh quất, tôi phát hiện máu rỉ ra từ hai cái đầu gối của nó. Mèn ơi, vậy mà nó không biết đau gì cả" Tôi bảo:
- Đầu gối cô chảy máu rồi, phải vô phòng y tá băng bó lại thôi.
- Con bà nó, sao hôm nay xui quá không biết" đúng là đi không coi ngày
Tôi nhìn sững no:ù
- Cô có cảm giác đau không"
- Lạnh quá, cảm gì nổi mà cảm chú!
Hai cái đầu gối nó được băng bó mà tôi không được nhìn coi nó bị rách đến cỡ nào vì nó bắt tôi chỉ có quyền đứng ngoài mà không được vào trong lúc y tá làm nhiệm vụ. Cái lỗ rách của hai chiếc quần toang hoác khiến tôi cũng có thể hình dung vết trầy to lắm chứ chẳng chơi.
Vậy là tôi đã làm quen nó, biết nó tên Thục Nghi, mới qua Mỹ và còn đang đi học ESL. Tôi lúc ấy đang thất nghiệp, nhàn rỗi nên tôi cắp sách đến trường để có cớ ăn thêm hai năm thất nghiệp nữa. Khi tôi bảo với nó điều này, nó tỉnh bơ chửi xo:û
- Nếu ai cũng như chú thì nước Mỹ chắc rồi cũng như Việt nam, toàn những phường tính lợi về phần mình mà không chịu thấy bao nhiêu cảnh lam lũ khác.
Tôi nghe tự ái, nghe nhột, cái con nhỏ này láo thật đấy, nó xỏ xiên tôi mà chẳng hề ngại tôi sẽ giận, ừ, tôi với nó là người dưng, giận hay không đâu có ăn nhậu gì được. Tôi nghĩ vậy nhưng cũng tránh mặt nó, cứ ngại ngại nó sẽ xỏ xiên nếu như biết thêm chút ít gì về tôi.
Tôi là ma cũ ở ngôi trường cộng đồng này, tôi ở Mỹ cũng đã chục năm hơn nên từ đường xá, lề luật cũng như kinh nghiệm sống ở đây tôi đương nhiên là rành hơn nó, vậy mà nó chưa hề mở miệng nhờ vả tôi điều gì" Tiếng anh của nó, theo tôi nhìn thấy thì đa số xài động từ tu quơ, nghĩa là quơ tới quơ lui, quơ cho tới khi người đối diện thở phào là đã hiểu thì nó mới toét miệng cười rạng rỡ .
Nó chẳng đẹp, đen đủi như cột nhà cháy dù cái tên cũng thơ mộng lắm! Có lẽ, nó chỉ có đôi mắt là thơ mộng mà thôi. Người ta bảo:
"nước da nâu nhìn lâu muốn cắn
Nước da trăng trắng nhìn lắm muốn hôn "
Nhưng tôi thì chỉ thấy
"nước da nâu nâu nhìn lâu muốn...gây lộn!!"
Tại nó hay kiếm chuyện bất hòa với tôi quá. Này nhé, tôi vừa mở miệng rủ nó đi họp cộng đồng người Việt để tham dự nhóm văn nghệ giới trẻ thì nó đã đãi cái miệng ra rằng
- Cháu không có ở không mà làm chuyện rỗi hơi đâu chú.
- Là chuyện lành mạnh mà, văn nghệ duy trì ngôn ngữ Việt.
- Duy trì cái mốc xì, cháu có coi một bận rồi, đàn hát um xùm, nhảy tưng tưng như khỉ, bày ra để ăn nhậu chứ có thấy duy trì cái giống gì" Nếu có duy trì, chắc là duy trì mấy câu chửi thề cho nó khỏi mất gốc hoặc duy trì thói ăn nhậu mà thôi.
Tôi giận thiệt nên bẵng đi một thời gian, tôi không nói chuyện với nó, gặp nhau cũng chỉ chào cho có lệ. Nó cũng chẳng lấy làm hối hận gì, vẫn dửng dưng cuốc bộ đến trường hàng ngày, vẫn rời lớp lúc 10 giờ 30 tối. Tôi thầm thán phục nó bởi sau khi điều tra, tôi biết nó lấy tới ba lớp một term, nghĩa là hơn cả full time dù nó chỉ đến trường có nửa ngày. Chẳng bù cho tôi, suốt ngày ở trường mà cũng chỉ lấy ba lớp! Mỗi lần thán phục nó, tôi thường tự an ủi mình
"Chắc nó toàn lấy lớp ESL và Toán toàn số nên dễ dàng, vả lại, nó không tham gia những phong trào cho cộng đồng người Việt như tôi nên rãnh rỗi hơn. "
OoO
Bẵng đi ba tháng hè, tôi đi làm part time nên không đến trường, vả lại mùa hè là mùa enjoy, mùa for fun, ai mà có đủ nghị lực để đến trường chứ" Rồi cái kiểu học tàng tàng ăn tiền thất nghiệp là chủ yếu như tôi nữa, đâu cần phải chăm chỉ đến trường"
Ngày đầu tiên tôi quay lại ngôi trường chán ngắt, tôi đi tìm tên mình trong cái danh sách dán ngoài cửa lớp cho lớp toán thống kê, tôi chưng hửng vì có tên nó. Chà, chì ghê nhỉ, dám mò vào lớp này khi mà mới ngót nghét ở Mỹ hơn sáu tháng! tôi khoái chí "Phen này, thế nào nó cũng phải lạy lục nhờ cậy tôi vì loại toán này không phải chỉ toàn là con số!
Tôi lần qua lớp Bio của tôi thì " mẹ kiếp" cũng có tên nó!
Tôi nghe cục tự ái chạy lên tới cần cổ, con nhỏ này đúng là điếc không sợ súng, tiếng Anh như dở như hạch mà dám bò vô mấy cái lớp loằng ngoằng chữ như vầy!
Bổng dưng, tôi nôn nao chờ tới giờ vào lớp kinh khủng.

Chờ mãi rồi cũng tới, nó vẫn cái cặp, đúng ra là cái giỏ xách, vẫn cái áo cổ lá sen hồi sáu tháng trước, vẫn cái quần jean bạc màu, khác chăng là tháng này chỉ là đầu tháng chín, trời còn chưa lạnh nên nó không trang bị những năm lớp áo quần, thành thử nhìn nó có chút xíu. Còn có một điều lạ nữa là nó trông trắng ra (đúng ra là sau mùa hè phải đen hơn mới phải ). Tôi thầm nhủ "Thì ra chỉ hơn sáu tháng thôi nó đã nhả phèn rồi! mái tóc nó hình như cũng không còn chẻ năm chẻ bảy nữa, trông tha thướt, óng ả ra dáng con gái hơn chứ không phải cằn cỗi khó ưa như thuở nọ. Gặp nó, tôi chào
- Hi cô, không gặp mấy tháng trông cô lạ quá.
- Lạ gì đâu chú ơi, trắng thì nói trắng, quanh co làm gì cho mệt!
Trời mẹ ơi, nó lại đốp chát rồi! Tôi chắt lưỡi đâm ngang hông luôn :
- Ừø, cô nhả phèn trông cũng ra dáng đàn bà chứ không như...
- bà chằng phải không chú"
- Cô thiệt đoán như thần
- Đâu có đoán, bà chằng thật đó mà. Ở nhà cháu là bà chằng con của gia đình mà lị! Hôm nay cháu học chung với chú, để rồi chú coi, cháu chằng lửa lắm.
- Chú xem rồi, chằn ăn trăn quấn nuốt không vô.
- Vậy là chú thông minh đấy
- Tôi thông minh là dĩ nhiên rồi
- Thông minh đột xuất thôi chú.
- Trời, ý cô là.....
- Thông minh đột xuất ngu thường trực đó chú.
Tôi giận thiệt, con nhỏ này quá đáng mà, không biết kiếp trước tôi có hận thù gì nó không mà nó chơi tôi sát ván vậy không biết" Tôi làm mặt nghiêm:
- Cô nhỏ hơn tôi, gọi tôi bằng chú mà cô đối đáp như vậy, cô không thấy là cô hỗn lắm sao"
- Oh, vậy chú đã công nhận là chú già rồi ư" Tại thấy chú cứ cố tình phô trương rằng chú trẻ, chú hăng hái, ga lăng nên cháu muốn để chú thấy rằng chú không còn trẻ nữa.
- Tôi đã làm gì mà cô bảo rằng tôi phô trương"
- Thôi, cháu không nói, nói ra lại khiến chú nổi cơn, mình nên ít nói chuyện để bớt tranh luận chú ạ! Tánh cháu hay kê, móc, đốp chát, không hợp với tánh ngọt ngào ngụy tạo của chú đâu.
Nói rồi nó quày quả vào lớp, cứ như thể nó chẳng hề quen tôi.

Cái vẻ ương ương ngạnh ngạnh, ngang ngang tàng tàng của nó càng làm cho tôi bực tức. Tò mò, tôi hạ quyết tâm rằng phải cua được nó và mần thịt nó luôn cho bõ ghét.
Tôi bắt đầu phác họa chiến thuật cua nó. Biết nó mê học, biết nó cầu tiến và biết nó bướng bỉnh nên tôi phải dùng biện pháp "gậy ông đập lưng ông". Nghĩa là tôi phải học thật ngầu về những môn mà nó thích, nó am tường. Tôi dày công nghiên cứu, tìm hiểu sở thích cũng như hoàn cảnh của nó để làm bàn đạp tấn công nó. Tôi phải thầm công nhận nó có lòng nhẫn nại thứ thiệt, có chí hơn cả một thằng đàn ông hơn ba mươi như tôi.


Trải qua chiều dài ba tháng học chung, tôi nhìn thấy yếu điểm về ngôn ngữ của nó nhưng nó lại khắc phục rất khổ sở bằng sự miệt mài. Tôi học tà tà còn nó thì học rất vất vả, nhiều khi tôi rất muốn giúp nó nhưng thấy vẻ mặt bơ bơ, dửng dưng, khinh khỉnh của nó đến phát ghét nên tôi mặc kệ.
Trái lại tôi lại bị lậm cá tánh cầu tiến của nó, tôi thấy nhột khi nó có vẻ khinh tôi là tầng lớp ăn bám, moi móc tiền của chính phủ nên tôi đã xin đi làm full time.
Vì muốn nó tâm phục khẩu phục nên tôi cũng bù đầu bù cổ mà học, cũng phải lấy ba lớp giống như nó và cũng đổi ngành học cho gần giống với nó. Cũng may là tôi xin được việc ở cái hãng mà nó chịu trả tiền cho tôi đi học chứ không tôi chắc mắc nợ đến chết cũng chẳng trả xong! (tôi ăn xài thế kia, ga lăng chịu chơi thế kia thì làm gì mà không mắc nợ!)
Nó quả là một con nhỏ không dễ nuốt, con cá ương ngạnh không dễ mắc câu như bao con cá mà tôi câu trước kia. Nó càng ngang ngạnh ương bướng thì tôi càng kiên nhẫn và nung nấu ý nguyện phục thù, tôi cứ say men chiến thắng, cứ hình dung ra có một ngày nó đem lòng oán hận, bẽ bàng vì mục đích của tôi khiến tôi cứ khoái chí, vểnh râu và tưởng thưởng cho mình hết chai bia này tới chai bia khác. Biết nó chúa ghét đàn ông nhậu nhẹt nên tôi bao giờ cũng đóng vai một con nai tơ, con nai đạo đức đả phá mấy cái chuyện bia bủng.
Nó có khôn đàng trời thì cũng có điều sơ hở, đấy là nó ít giao thiệp, ít ra đường. Vương quốc của nó theo lời kể và theo tôi điều tra thì chỉ là cái phòng trên lầu ba, mùa hè thì nóng như lửa mà nó tài thật, nóng vậy mà tiết kiệm không chịu xài máy lạnh, nó cứ bảo:
- Việt nam cũng nóng, quen rồi.
Mùa đông thì trên cao, dù có heat cũng vẫn lạnh hơn ở dưới. Ngoài giờ đi làm, đi học hoặc việc nhà việc cửa, còn lại nó tu tại nơi ấy, chung thủy không bao giờ đổi dời. Ấy nhờ vậy mà nó học giỏi, số điểm bao giờ cũng suýt soát tôi chứ chẳng thua bao nhiêu. Con gái như nó vậy là giỏi lắm, mấy ai được thế đâu" Thời buổi điện tử này con gái mười ba tuổi đã có bầu, còn nó chắc cũng đã hăm ba mà vẫn chưa có bạn trai đấy! Người ta thì lấy thế làm buồn nhưng nó thì tuyệt đối không. Nó luôn trang bị, phòng thủ cho mình một vòng rào lô cốt vững chắc bằng cái giọng đốp chát, bằng thái độ khinh khỉnh có nhuốm màu xấc xược
OoO
Người ta bảo kiên nhẫn là mẹ thành công. Ngày nó ra trường hai năm cũng chính là ngày nó nhận lời đi chơi cùng tôi với tính cách là bồ bịch.
Cũng gần hai năm chứ ít ỏi gì" Nó vẫn không thể phát hiện ra mưu đồ của tôi mà ngược lại đã chịu đèn tôi rồi. Bằng chứng là nó đã không gọi tôi bằng chú mà chuyển tông gọi là anh. Nó thố lộ rằng nó cảm thấy tôi cũng không tệ, rằng tôi cũng chịu khó cầu tiến và rất có duyên .
Viễn cảnh tôi vẽ ra trong ngày đi chơi ấy thật lãng mạn, thật trữ tình, tôi còn giả vờ mang cuốn vở có vài bài thơ tình mà tôi chà được trong web site để chộ nó là do chính tôi sáng tác. Nó có vẻ xúc động lắm.
Món quà tôi trao nó hôm ấy là chiếc nhẫn hột xoàn Mỹ mà người ta bảo là hột giả, song cũng chiếu lấp lánh như ai. Tôi làm như thể chính thức cầu hôn nó nhưng nó từ chối nhận món quà và cũng an ủi tôi rằng:
- Bao giờ anh học xong rồi mới tính mấy cái chuyện này.
Tôi cụt hứng song cũng mừng thầm vì nếu nó nhận quà rồi đem đi khoe tùm lum khiến có người phát hiện ra hột xoàn giả thì công tôi sẽ trở nên công cốc.
Tôi lại phải mài kinh luyện sử, mặt khác vẫn cứ cố gắng chịu đựng làm vui lòng nó. Có đôi lúc tôi thấy nó cũng đáng yêu chứ không phải đốp chát hay xỏ xiên như ngày xưa.
Chuyện sẽ rất boring nếu như cái cơ hội ngàn năm một thuở không ập đến bất ngờ vào buổi tối hôm ấy.
Lớp học nó bị cancel, em trai nó lại đi làm không thể ra đón nó về như thường nhật, nó chạnh nghĩ đến tôi và gọi cho tôi. Quen biết nhau hai năm chứ đây chỉ là lần thứ nhất tôi chở nó về vào buổi tối. Trời mưa tầm tã, tôi nảy ra kế hoạch mần thịt nó nên tôi giả vờ bảo phải ghé nhà lấy thẻ để đi làm luôn (vì tôi làm ca ba). Tôi dụ nó vào nhà tôi uống li nước, tiện thể vô cho biết nhà. Có lẽ tối trời, nó cũng sợ ở ngoài xe chờ đợi tôi kiếm thẻ nên theo tôi vào nhà, uống li nước xong tôi cứ giả vờ quên trước, quên sau, cứ cố tình đụng chạm nó và còn mạnh dạn vòng tay qua ôm eo nó.
Con nhỏ quả thật chưa gần ai bao giờ nên giật bắn mình khi tôi ôm eo. Thấy nó không phản ứng khó chịu thì tôi chắc mẩm thuốc đã ngấm, tôi mạnh dạn hơn nữa, ôm nó và đặt một nụ hôn lên môi. Nó líu quíu tay chân, rồi thì run bần bật trong vòng tay tôi.
Có lẽ chưa bao giờ tôi thấy thỏa mãn như hôm đó dù tôi đã va chạm xác thịt với khá nhiều đàn bà. Đơn giản vì nó còn trinh. Người ta bảo vớ được gái còn trinh thì hên lắm! Tôi thì rạng rỡ, còn nó thì thút thít khóc, nhìn nó lã chã nước mắt, tôi an ủi:
- Có gì đâu mà em phải buồn, trước sau gì mình cũng đám cưới mà
- Nhưng chắc chắn sẽ không hạnh phúc vì anh sẽ khinh em
Tôi cười khẩy trong lòng "khinh gì mà khinh, thời nay con gái có đứa nào còn trinh đâu" Mà có lấy nhau đâu mà khinh" nhưng vẫn dỗ dành lấy lệ.
- Thôi em, đừng có nói vậy, em có cho ai đâu mà anh khinh"
Dỗ mãi rồi nó cũng nín, tôi đưa nó về và chẳng mảy may suy nghĩ gì. Có lẽ ghét của nào trời trao của đó, tôi chỉ là mần thịt nó để thỏa mãn cái cục tự ái, để trả thù cái vẻ kênh kênh, ba gai hách dịch của nó thôi, đâu có ngờ .... tôi đánh bài chuồn hơn một tháng để rồi vô tình gặp lại nó với gương mặt lo âu, hốt hoảng:
- Anh đi đâu mà em kiếm hoài không gặp... hichichic em có thai rồi
Tôi sửng sốt, không lẽ nào lại xui đến như vậy"
- Em có chắc không"
- Thì em không có kinh, vậy không phải là có thai hay sao"
- Chắc có sự cố, đi mua que thử đi, nếu có thì mình bỏ
- Anh nói gì" phá thai hả" anh không thấy đó là điều tàn nhẫn vô nhân đạo sao"
- Em à, mình nên thực tế chút, chưa có đám cưới em không sợ người ta dị nghị sao" Với lại học chưa xong, biết lấy gì mà nuôi con"
- Nếu anh không nhận nó thì thôi, coi như tôi chưa hề quen anh, đồ tồi!!
Nó quày quả bỏ đi để lại tôi chưng hửng, nó cũng không quên ném tia nhìn khinh bỉ cho tôi. Cái tia nhìn đó đã ám ảnh tôi một dạo để rồi tôi phải chạy đôn chạy đáo đi kiếm nó và năn nỉ làm đám cưới.
Cuối cùng thì nó cũng tha thứ cho tôi, chấp nhận làm vợ tôi. Một buổi tiệc nho nhỏ được bày ra. Trong ánh mắt nó luôn nhuốm một nỗi buồn bởi đám cưới này không ai trong gia đình nó chấp nhận cả" Nó chịu tai tiếng chứ nhất định không phá thai. Nó bỏ học để chỉ bươn chải lo kiếm tiền cho tôi đường hoàng đi học.
Chín tháng sau, nó sanh một thằng con trai kháu khỉnh giống tôi như tạc. Tôi chẳng buồn, chẳng vui, chỉ thấy tiếc đời sống tự do ngày xưa nên tôi cứ tìm dịp để xổ lồng. Ban đầu nó còn khóc lóc năn nỉ ỉ ôi nhưng từ từ nó bỏ hẳn, có lẽ vì không còn nước mắt để khóc cho tôi.
Nó bắt đầu đi học lại khi tôi đã tốt nghiệp. Tôi cứ cười khẩy vì chẳng bao giờ tôi lại tin là nó có đủ kiên nhẫn để mà theo tiếp khi mà bề bộn con cái, công việc như thế này! Đàn bà mà, làm gì có chí lớn như đàn ông" Thế nhưng nó vẫn cứ âm thầm đi học dù đang vác cái bụng bầu to tướng của đứa thứ hai. Tôi thì vẫn cứ mải mê gõ lóc cóc chít chát với mấy cô nhân tình hờ trên đất ảo
Có đôi khi thầy cô nó gọi phone tới kiếm nó để thông báo điểm làm tôi giật mình. Có lộn không đây" Nó mà học giỏi vậy sao" Tôi bảo
- Mày coi lại xem có chấm lộn không chứ vợ tao ở nhà đâu thấy học hành gì" Công việc của nó ngập tới mũi đó.
- Vợ mày học rất giỏi, lẽ ra mày phải hãnh diện vì điều này.
Tôi đâm ra nghi ngờ nó... không lẽ nó thực giỏi hay sao" Kiểm chứng lại từ khi tôi quen nó rồi lấy nó, cũng có đôi lúc tôi thầm phục khả năng chịu đựng của nó chứ như người khác chắc họ bỏ tôi từ tám kiếp rồi. Thực ra nếu nó bỏ tôi, tôi cũng chẳng có gì làm buồn vì tôi vốn không yêu nó. Thấy nó mang bầu thì tôi đành phải cưới thôi, dẫu sao tôi cũng là cha đứa nhỏ, tôi đường đường là một kĩ sư, không lẽ lại đi mang cái tai tiếng là phụ rẫy hay đánh bài chuồn"
Tôi cũng mặc kệ sự việc, cứ hàng ngày vui vẻ lên Net gõ lóc cóc, làm vài bài thơ lãng mạn, thả những lời ngọt ngào cho mấy cô nàng cũng lãng mạn giống như tôi qua phone. Rồi tôi quen một ả, xem hình thì không bắt mắt lắm nhưng cái giọng ỏn ẻn ngọt ngào miền nam của cô ta thì thật sự thu hút tôi.
Quen nhau được hơn ba tháng thì tôi quyết định đi gặp mặt cổ. Cứ ngỡ rằng cổ còn chưa mang gông, ai dè khi gặp nhau tôi mới vô tình biết được cổ cũng đã có chồng. Một chút thất vọng len vào lòng nhưng khi nghe cô chê anh chồng cù lần, cục mịch chẳng biết lãng mạn thơ thẩn tình tứ thì tôi cùng bùi tai. Chúng tôi đi chơi thật vui vẻ, tôi còn xơ múi được chút đỉnh nên cùng không đến nỗi lỗ lã chiếc vé máy bay.
Chuyện ấy tưởng êm xuôi nhưng không dè nó lại biết, kẹt nỗi nó biết mà lại không phản ứng gì.
Nó âm thầm mang bầu, âm thầm lo cho con cái, âm thầm đến trường chẳng hề kêu ca hay thở vắn than dài. Nó cũng bỏ mặc tôi với những thú vui trên nét cho tới khi tôi mang tai tiếng cùng mình là gian phu dâm phụ với đàn bà có chồng thì nó bắt đầu lên tiếng:
- Ông không cảm thấy xấu hổ khi cứ bám theo người ta dù biết người ta có chồng sờ sờ ra đó hay sao"
- Bà nói gì" tôi thơ thẩn thôi, có làm gì đâu"
- Ôâng đừng tưởng trên Net không ai biết ai mà làm trời, ông lúc nào cũng đi theo nó như hình với bóng, còn tặng thơ ngả ngớn, người ta chửi ông bám váy đàn bà đầy dẫy lên kìa,có ngày chồng nó cho ăn đạn thì sáng mắt ra.
- Thì ra là bà ghen
- Tôi mà thèm ghen" Tôi chỉ thấy xấu hổ khi chồng nó gọi lại đây để kiếm ông chửi mà thôi.
- Làm sao chồng nó biết mà gọi "
- Đi đêm thì cũng có ngày gặp ma, nó dấu chồng nó được bao lâu khi mà ngày nào cũng tò tí, trò chuyện qua phone hết thằng này đến thằng nọ, rồi còn viết thư tình, nhật kí, làm thơ mùi mẫn trên nét nữa. Thằng chồng dù có mù nhưng cũng đâu có điếc, đâu có mất trí đến độ không biết vợ mình đang làm trò khỉ. Cũng giống như ông vậy, đầu hai thứ tóc, con cái sờ sờ ra đó mà cứ lên Net ngả ngớn. Ông mặt dày chớ tôi với các con không dày mặt giống ông đâu "
- Bà có tin là tôi sẽ cho bà ăn bạt tai với cái kiểu xỏ xiên của bà không"
- Ông dám" Nếu ông mê nó như vậy sao không chịu kí đơn li dị của tôi mà cuốn gói theo nó đi. Nó mà thương ông thì tôi đi đầu xuống đất, bộ ông tưởng ông là người tình của nó hả" Nó chỉ lợi dụng ông thôi, chơi cho vui chớ ngữ ông làm sao bằng thằng Vĩnh mà đèo bồng.
- Bà nói gì" bà cũng biết thằng Vĩnh"
- Ai mà không biết" buồn cười quá đi!
Tôi giật bắn mình, trời đất, không lẽ tẩy của tôi đã bị lộ" không lẽ tôi bị con nhỏ đó chơi xỏ mặt tôi từ đỏ quay sang xanh. Tôi cố trấn tĩnh mình nhưng trái tim cứ bình bịch, bình bịch. Dẫu gì tôi cũng là dân có học thức, bây giờ mang cái tiếng gian phu với người ta, lại còn bị làm bức bình phong cho kẻ khác thì cùng bễ mặt lắm.
Nghĩ thế tôi vạch kế hoạch đánh bài chuồn tiếp tục. Tôi dở giọng ngọt ngào năn nỉ Thục Nghi tha thứ và hết sức nuông chiều vợ nhưng dường như nó cũng chỉ là lấy lệ với tôi mà thôi. Thấy thái độ dửng dưng của nó tôi đâm cáu, dường như trong mắt nó chỉ có hai đứa con, còn tôi thì chẳng có công cán gì. Bộ ở trên trời rơi xuống cho nó hai đứa con kháu khỉnh như vậy sao"
Tôi lại tiếp tục mở trò chơi mới bên một web mới, rồi cũng tha hồ tự tung, tự tác để rồi một buổi chiều mùa hè, khi tôi vác cặp táp đi làm về nhà thì căn nhà của tôi trống lốc không nghi ngút khói đồ ăn, không tiếng cười đùa của mấy mẹ con nó, không tiếng ê a đọc bài của thằng lớn.
Đảo mắt vào các phòng, tôi thấy trống trơn. Tiếng o o của cái máy còm piu tờ vẫn đều đều, tôi rà con chuột, màn hình nổi lên với hộp thơ của tôi trong Yahoo. Trời ơi, sao ai lại biết pass word của tôi mà mở ra thế này" Bao nhiêu thư tình của các nàng gởi cho tôi và những thư tôi gởi lại bị phơi ra hết. Chắc chắn vợ tôi đã đọc được và đã bỏ đi...
Tôi còn cố an ủi "thôi kệ, nó bỏ đi rồi thì đời sống tôi sẽ được tự do hơn, lên net khỏi bị mang tiếng là có vợ rồi mà còn trơ trẽn đi thả dê"
Chỉ có điều niềm vui của tôi chưa được mấy ngày vui vẻ thì có những cú phone gọi tới mà tôi đứng cả tim vì toàn là những cú phone hăm he, đe dọa của các đấng ông chồng, rồi thì những cú phone than khóc tỉ tê của mấy cô bồ tôi nữa...Tôi đâm ớn.
Đầu tuần, theo thông lệ tôi vào hãng, xếp gọi tôi lên bảo tôi đọc mấy cái thơ. Xem lướt qua, tôi tá hỏa tam tinh, rồi thì boss còn bảo có nhiều cú phone gọi đến office của tôi và vô tình người sát bên bốc lên và nghe được những điều tố cáo về tôi. Họ học lại với boss. Giọng xếp tôi cứ đều đều còn tôi thì thót cả ruột gan.
Bị cảnh cáo lần đó tôi tởn. Net tưởng rằng ảo mà chẳng ảo tí nào" tôi đã bắt đầu thấy cô đơn. Vào hãng tôi bị người ta ném cho những tia nhìn khinh bỉ, về nhà, tôi lại bị ám ảnh tia nhìn của Thục Nghi ngày xưa. Tôi thấy thấm thía một bài học, muốn làm lại tất cả nhưng mà điều tôi mong mỏi nhất là sự tha thứ của vợ tôi. Tôi cứ thầm thì " Thục Nghi ơi, em và con đang ở đâu" hãy tha thứ cho anh "
Tôi nhờ người quen viết bài viết này trên Net, hy vọng nếu vợ tôi đọc được, xin hãy quay trở về và tha thứ cho tôi
CỘI THÔNG GIÀ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến