Hôm nay,  

Viết Cho Người Cha

13/03/200400:00:00(Xem: 147287)
Người viết: TỐNG CHÍ LINH
Bài số: 491-1028-vb3090304

Tác giả cho biết ông 58 tuổi, đã về hưu, hiện cư trú tại tiểu bang Minnesota, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ trong số này có bài mang tựa đề "Ịàn Ông Bế Con" và “Đàn Ông Đi Chợ”. Sau đây, thêm một bài viết mới.
*

Hàng năm vào ngày 15 tháng 6 là ngày Father-Day, một tập tục người Mỹ chọn làm ngày lễ dành riêng dể tưởng nhớ người cha. Đây là một nét đặc biệt đáng ghi nhớ rất hợp với tinh thần văn hóa A ÙĐông, cũng là nền tảng luân lý tốt đẹp của người VN trong việc thờ cha kính mẹ.
Người ta nói và ca tụng người mẹ rất nhiều qua sách vở, qua truyền khẩu, nhưng nói về công ơn người cha rất ít. Vị trí người cha thật lớn lao trong xã hội cũng như trong gia đình, coi công ơn của cha như núi Thái Sơn, một ngọn núi cao ngất thuộc tỉnh Sơn Đông bên Tàu, thiết tưởng cũng chưa đủ lời lẽ để đền bù công đức của cha. Người ta thường ví von cha mẹ là trời biển, cao và rộng mênh mông nhưng ý nghĩa về công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn hơn vũ trụ , không bút mực nào tả hết được.
Từ lâu tôi muốn viết về cha tôi để ca ngợi cái công trình núi như Thái Sơn kia. Còn đối với nghĩa mẹ như nước trong nguồn, tôi xin mượn lời vàng ngọc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh viêt về mẹ có tựa đề “Bông hồng cài áo”, bởi theo tôi, bài viết của tác giả có giá trị để ca ngợi tình mẫu tử. Cha tôi dạy tôi rằng: Đừng viết gì về công trình của cha&người đàn ông trong chức nghiệp làm chồng làm cha đã được ông Trời phó thác, mặc nhiên không cần để được ca ngợi.
Lời dạy của cha tôi chất chứa bổn phận và hy sinh của người gia trưởng mà không cần đền bù, ngầm ý rằng hãy quên mình và thinh lặng vì sự khổ đau đã sắp đặt cho cái kiếp đàn ông. Thảo nào, tôi nhìn trong ánh mắt ông luôn luôn chứa ẩn nhiều nét ưu tư, nhưng tự tin, đôi lúc nghiêm nghị và cương trực. Đôi khi tôi say mê nhìn cha tôi làm việc mà không biết mệt, những công việc nặng nhọc có khi vượt quá sức người nhưng ông cũng giải quyết được, chỉ nhờ sự kiên nhẫn và óc thông minh. Tôi thương cha tôi về cách cư xử với mẹ tôi và con cái khi gặp những khó khăn, lúc vui cũng như lúc buồn trong gia đình. Tôi nhìn cái DŨNG của cha tôi như những người đàn ông khác. Tôi tự hào một người cha thật Việt Nam đã lo cho con nên người, đi tìm manh áo hạt cơm trong vất vả, chịu đựng, khổ cực, chịu sỉ nhục mà không hề thở than. Tôi cám ơn cha tôi dạy dỗ bằng rầy la, có khi dùng roi vọt để trừng trị những đứa con hư. Uy quyền của người cha đem đến TRẬT TỰ và MẪU MỰC trong gia đình Việt Nam:
“Mẹ đánh 100 roi không bằng cha la một tiếng” là câu nói dành phần thưởng cho cha. Tôi vẫn ưa thích lời khuyên tiền nhân dành cho chí khí nam nhi: Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, để nói lên trách nhiệm của người cha.
Tôi mơ hình ảnh người cha có đời sống yên vui nơi thôn quê. Hãy nhìn công việc người cha trên đồng ruộng với con trâu, chân lấm tay bùn, ngâm mình trong ánh nắng chói chan để có bát cơm nuôi sống gia đình:
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đó ai mà quản công
Bấy giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.Õ (Ca dao)
Tôi thương hình ảnh người cha trong đôi nạng gỗ, hy sinh một phần thân thể khi chiến đấu với quân thù để đem lại hạnh phúc an vui cho toàn dân. Tôi thắp nén huơng và nghiêng mình trước những nấm mồ của những người cha tử trận hay những người cha đã mất vì lý tưởng tự do hay những hy sinh cho mục đích cao đẹp. Tôi thán phục người cha trong tù cải tạo, chịu sỉ nhục và cực khổ khi bị tra tấn, chỉ vì sa cơ rơi vào tay giặc lúc đất nước tang thuơng. Tôi ứa lệ nhìn những người cha sống lang thang ăn xin trên đường phố, lê gót khắp các hang cùng ngõ hẻm khi đất nuớc đổi chủ. Tôi cảm đông cho người cha vùng kinh tế mới, sống không biết có ngày mai, sương nắng phủ đầy người khổ ải. Tôi cầu nguyện cho những người cha vượt biên đi tới bến bình an, vì trên đại dương những chiếc thuyền mong manh kia, dễ làm mồi cho phong ba bão táp, là mục tiêu của hải tăc cướp của giết người, hãm hiếp phụ nữ, rồi số phận người cha bị chúng đánh đập, trói chân tay thả trôi chìm theo nước, chỉ vì người cha cưỡng chống lại chúng để bảo vệ vợ con. Tôi kính trọng những người cha khoác áo tu hành, dâng trọn đời mình cho chân lý, giữ vững tinh thần đạo nghĩa, sống tha nhân hay đem lòng từ bi hỉ xả cho mọi người, luôn trung thành với lý tưởng tôn giáo dù ở hoàn cảnh khó khăn nào. Tâm tôi rung động những người cha làm nghệ sĩ và những công trình sáng tạo văn hóa của các học giả, đóng góp tài năng của mình làm cho đời thêm vui, giúp con người hiểu biết văn minh tiến bộ chung.
Sau cùng tôi cúi đầu thông cảm cho người đàn ông trong vai trò làm chồng, làm cha trong hoàn cảnh khó khăn nơi xứ người.
*
Cuối tháng 3 năm 1975, chiếc xe đò Liên Hiệp chạy lộ trình Saigon-Biên Hòa đưa gia đình tôi đến Trung tâm hành hương Bình Triệu để cầu xin Đức Me ban ơn bình an vào lúc tình cảnh đất nước đang tràn lan khói lửa. Các tỉnh miền Trung đã lần lượt di tản nhưng người dân Saigon vẫn sinh hoạt bình thường, không thấy bầu không khí chiến tranh là gì.
Gia đình tôi gồm có cha me tôi chúng tôi và 2 con còn nhỏ tham dự những giờ đền tạ, Thánh lễ Misa tại tượng đài Đức Mẹ , dịp này cha tôi mua 4 tràng hạt tặng vợ chồng tôi và 2 cháu nhỏ, bắt chúng tôi đeo vào cổ rồi cha tôi nói:
ẪỊây là chuỗi Mân Côi cha mẹ cho con cháu, hãy giữ gìn và nhớ kinh nguyện sớm tối, giữ vững đức tin dù ở đâu và bất cứ hoàn cảnh nào, hãy nhớ đến quê cha đất tổ. Ữ
Chúng tôi cúi đầu cám ơn cha, còn mẹ tôi rưng rưng nước mắt. Tôi cầm tay cha, nghẹn ngào nói không hết lời:
ỮDạ vâng, con sẽ làm theo ý cha mẹ. Ữ
Rồi chẳng ai bảo ai, mọi người cùng khóc to, hai đứa nhỏ thấy người lớn ồn ào cũng ghào thét thảm thiết trông cám cảnh thật đau lòng. Sau giây phút cảm động lắng xuống, đầu óc tôi trở nên suy tư về lời nói của người cha:Ữ &. giữ đạo hạnh, dừng quên quê cha đất tổ&Ữ
Thì ra cha tôi biết trước tình thế sẽ thay đổi, trong tâm cha mẹ tôi đã sắp đặt một chuyến đi xa lìa quê hương cho con cái. Cuộc gặp gỡ khó quên hôm đó không ngờ là một sự chia ly giữa tình cha con, tình mẫu tử.
Gia đình tôi tá túc tạm thời ở nhà người quen như cha tôi đã sắp xếp trước chờ cơ hội thuận tiện để lên đường&Rồi cha mẹ trở về xứ Bưởi, kể từ đó chiến sự càng ngày càng gia tăng. Tình hình an ninh không cho phép tôi đi xa, kể cả việc trở về đất Đồng Nai thăm gia đình. Như vậy tôi không còn nhìn thấy cha mẹ tôi nữa.


Ngày tháng định cư nơi xứ người, các con tôi lớn lên trong xã hội mới lạ, hoàn toàn thay đổi lối sống đơn giản cũng như luân lý đạo đức nơi quê hương. Tràng hạt của ông nội cho, môt thứ vũ khí cầu nguyện chống Satan không còn gìn giữ, tính tình chúng nó trở nên độc lập, không cần sự chỉ giáo giúp đỡ của phụ huynh mỗi khi gặp khó khăn; bướng bỉnh và lý sự khi cha mẹ rầy la vì nết hư tật xấu; tự do đi về không thưa trình... nhiều lắm.
Tôi thực sự thấy khó khăn trong vai trò làm cha nhưng không còn con đường nào chọn lựa, chỉ biết cầu xin, hy sinh và chịu đưng. Tôi không biết cha mẹ tôi làm cách nào mà họ lo cho 11 người con một cách chu đáo, một gia đình nghèo nhưng lại có đời sống hạnh phúc, tốt đẹp. Tôi chỉ có 2, một trai một gái cách nhau một tuổi, ấy thế mà chúng nó làm cho tôi mất ăn mất ngủ.
Một hôm đi làm về, tôi đọc cái “note” của đứa con gái để trên bàn, có nội dung như sau: “ÕOng lọi rọi Ba ở VN and me di choi.” Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng không hiểu nó nói gì đành chờ vợ tôi về để cùng nhau làm việc.
Bà đầm về tới nhà đem khoe cái áo mới mua cho tôi và nói:
- Anh bận chiếc áo này có vừa không để em còn đi đổi".
Tôi lầm lì nhìn vợ nghĩ rằng bà mua quà để cả vú lấp miệng em, tôi bèn hỏi:
- Em đi đâu ve"
- Đi làm chứ đi đâu!
Vơ tôi rất ngạc nhiên về câu hỏi của tôi, nàng hỏi lại:
- Sao anh lại hỏi như vậy"
- Em nói dối, con Thanh nó cho anh biết em đi chơi, đây cầm giấy mà đọc!
Tôi bực bội vừa nói vừa lấy giấy đưa cho vợ để chứng minh. Nàng đọc khá lâu cũng chẳng hiểu gì, liền gọi điện thoại khắp nơi tìm kiếm con gái để hỏi. Tôi nghe nàng nói to trong diện thoại.
- Thanh, tại sao con ăn nói như vậy" Mẹ đi làm mà con nói mẹ đi chơi!
Hai mẹ con nói gì với nhau lâu lắm, thỉnh thoảng tôi lại nghe vợ nói ÃỪ hứ, ừ hạ mà thôi.
Nàng nặng tay gác điện thoại lên máy, tiến lại về phía tôi với bộ mặt không mấy vui. Tôi vội vàng bỏ tờ báo Time xuống bàn, mắt nhìn kỹ tay nàng có gì không, sẵn sàng chống đỡ những bất trắc theo kinh nghiệm kể lại của những người đi trước.
Châm ngôn sẵn sàng người Hướng Đạo đã có trong tôi sẵn sàng ứng phó. Nhưng rồi tình hình lắng dịu, nàng đến bên tôi bày tỏ thiện chí Ẫthương thuyếtỮhơn là Ẫgây chiếnỮ. Nàng cầm trong tay tờ giấy đáng ghét kia để trên bàn. Ơ kìa, nàng lại bỏ đi vào nhà bếp rồi trở lại chỗ tôi, tay xách một con dao và túi giấy đi chợ&rồi quay trở lại bếp. Tôi đứng dậy trong tư thế báo động, mắt quan sát thật kỹ từng cử chỉ cho đến khi nàng trở ra với ly nước cam cầm trên tay. Nàng đặt nhẹ ly nước, mời tôi:
- Uống đi anh, uống đi để có sức mà nói.
- Cám ơn em.
Tôi lịch sự trả lời, mặc dầu biết nàng vừa nó đùa vừa mỉa. Tôi cảm thấy yên tâm, nhưng vẫn giữ thái độ nghiêm nghị, một thái độ của các nhà chính trị cần nghiêm chỉnh mỗi lần đấu trí với đối phương trong các hội nghị.
Nàng bắt đầu cầm tờ giấy đọc và cắt nghĩa ý của con Thanh cho tôi nghe, tay nàng cầm dao và lấy vài trái táo trong túi ra gọt vỏ. Nàng nói:
- Con gái mình nói và viết tiếng Việt không ai hiểu, em hỏi nó thì nó nói sáng nay nói chuyện với ông nội ở VN, ông bảo anh gọi về cho ông, thành ra khi con Thanh nó viết “Ong lọi rọi Ba ở VN có nghĩa là ông nội gọi Ba từ VN, chữ nội nó viết thành lọi, chữ gọi nó viết thành chữ rọi, tóm lại ông nội dặn con Thanh bảo Ba mày goi cho ông nội.
Tôi khen bà xã khá thông minh, bà hiểu con gái mình hơn ai hết. Nhưng tôi vẫn nghi vấn câu nói sau của con Thanh, tôi hỏi nàng một cách cứng rắn:
- Còn câu nó nói ”and me di choi” là thế nào"
Nàng đưa cho tôi một miếng táo, nhìn vào tôi như nhìn anh chàng ngố, nàng đanh đá nói:
- Đàn ông gì mà nghi ngờ ghen tức đủ thứ, con mình nó viết tiếng Anh và tiếng Việt lẫn lộn, cho nên câu “and me di choi” rất dễ bị hiểu lầm, nên hiểu là nó xin phép đi chơi chứ không phải mẹ đi chơi.
Tôi cảm thấy ê mặt khi vợ giải thích có lý, tôi tiếc rằng giá mà mình kiên nhẫn Ẫnghiên cứuỮ chữ nghĩa con cái kỹ hơn một tí thì không có việc họp bàn với vợ làm gì. Tôi tìm cách nói khác đi để may ra vợ nhận xét mình nói đúng:
- Anh chưa bao giờ nghe nó xin phép cha mẹ mỗi khi nó muốn đi chơi, sao bây giờ nó thay đổi thái độ".
- Nó nói với em, ông nội dạy từ nay đi đâu phải xin phép cha mẹ cho nên nó viết giấy để lại. Em thấy con bắt đầu biết cách ăn ở là nhờ ông nội nó.
Bây giờ tôi mới nhớ lại cha tôi rất thuơng và chìu cháu. Ngày ra đi Thanh mới gần 5 tuổi, cha tôi bế nó trong giây phút chia tay, khi trao nó lại cho chúng tôi, Thanh không chịu rời ông nội, nó khóc gào và kêu to “Ông nội ơi”.
“Dĩ hòa vi quí”, tôi đem ra áp dụng trong đời sống hằng ngày như cha mẹ tôi đã làm trong gia đình. Tôi bàn với vợ đi mua thẻ gọi điện thoại về gọi thăm cha mẹ tôi, để cám ơn cha đã giúp con cháu giữ đạo làm người. Hình ảnh người cha nhân lành đón nhận đứa con hoang đàng trở vê được kể lại trong Tân Ước nhắc nhủ tôi tình yêu tha thứ khi con cái nhận biết sai trái và ăn năn.
Sống nơi quê người, thế hệ già, trẻ thường hay khác biệt giữa đạo đức luân lý với tự do cá nhân, giữa trật tự gia đình với tiến bộ vật chất xã hội v. v.. Ngày xưa các cụ bảoẪỊa tử đa tôn đa phú quíỮ để nói lên hạnh phúc, sung mãn và tình nối kết tốt đẹp của gia đình. Ngày nay, câu nói đó ít ai áp dụng mà ngược lại!
Bữa cơm gia đình chiều thứ bảy có mặt đông đủ. Lần đầu tiên con Thanh, thằng Bình ngồi chung bàn ăn với cha mẹ. Tôi ngạc nhiên cả hai đứa con đều mời cha mẹ ăn cơm, một cử chỉ chưa bao giờ tôi nhìn thấy ở hai con tôi từ ngày đến đây. Tôi nhìn vợ nhìn con mà nghẹn ngào muốn khóc, nhưng cố giữ bình tĩnh để không khí ấm áp gia đình được trọn vẹn. Ai đã đem hạnh phúc đến cho gia đình tôi hôm nay", chắc chắn không phải là tôi, thầm nghĩ như thế, tôi càng xót xa thương cha mẹ, thương vợ và các con đã dành cho tôi một phần thưởng mà tôi hằng mơ ước nơi xứ người là con cái không còn bất kính cha mẹ mình.
Sau bữa ăn, tôi gọi điện thoại về VN để thăm gia đình. Tôi cám ơn cha tôi đã dạy các cháu trở nên hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Lời cha tôi vọng lại từ bên kia bờ đại dương giống như lời lúc chia tay tại Trung Tâm Hành Hương Bình Triệu: Hãy giữ đạo hạnh, đừng quên quê cha đất tổ.
Vài tháng sau, một hung tín đưa đến cho gia đình tôi : Cha tôi đã qua đời.
Và tôi đã mất người cha yêu dấu.

Tống Chí Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,980,701
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến