Hôm nay,  

Bà Mẹ Thất Nghiệp

13/03/200400:00:00(Xem: 157694)
Người viết: HỒ THỊ TRIỀU LAM
Bài số: 489-1026-vb7060304

Bà Hồ Thị Triều Lam là một trong những tác giả vừa được bình chọn vào giải chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba, 2003. Bài viết “Bà Mẹ Độc Thân” của bà, chỉ riêng trên Việt Báo Online, cho tới nay đã có 5,480 lượt người đọc. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
*

Bà Mẹ Độc Thân trở thành Bà Mẹ Thất Nghiệp đã rời bỏ Cali nắng ấm lưu lạc tại xứ tuyết Colorado.


Số Nhàn có lẽ may mắn, vì qua Mỹ từ năm 1975 Nhàn được học chương trình huấn nghệ CETA, ra làm việc được mấy tháng đầu tiên sau đó Nhàn ở nhà giữ con rồi lại tiếp tục con đường học vấn cho có chữ nghĩa với người ta và mãi đến hai mươi năm sau: "Thôi thì hết, anh đi đường anh, tình chúng mình chỉ bấy nhiêu thôi...", không phải vì phong trào ly dị ở Mỹ mà vì lòng người thay đổi. Chồng Nhàn ra đi với một cuộc tình mới trẻ trung hơn.
Ở Mỹ ai cũng quan niệm đàn bà ly dị "lời" hơn đàn ông, nào tiền cấp dưỡng, tiền nuôi con ... ở nhà chơi không cũng được, nào "con nít đứng hạng nhứt, đàn bà hạng nhì... đàn ông hạng bét!". Có lẽ Nhàn dở, "lời" đâu không thấy thì thấy ông chồng cũ của Nhàn từ từ lơ đi tiền cấp dưỡng, ai cũng nghĩ "Ông không trả tiền nuôi con thì lôi ông ra tòa". Nhàn cũng "làm cho bõ ghét!'... lôi Trân ra tòa với đầy đủ giấy tờ.
Quan tòa của Nhàn chấp nhận số tiền ông chồng thiếu nợ Nhàn nhưng khi nàng đưa giấy "đòi tiền có đóng mộc hẳn hòi của tòa", ý nói: "Xứ Mỹ này, lộn xộn, quỵt tiền tôi là tù đó ông ạ!" thì ông chồng nàng cũng đưa giấy "chứng nhận của bác sĩ là Trân bị bịnh, không thể đi làm được!”.
Nhàn không tin cho lắm (ở tại Orange này đôi khi mánh mung bịnh giả bịnh thiệt...nào ai biết"), vì khi Nhàn còn sống chung với Trân thì ngày nào anh cũng siêng làm việc không bao giờ chịu nghỉ dù là một ngày thôi, nếu nghỉ vì bịnh hay đi nghỉ hè thì Trân cứ đếm từ ngày, cứ một ngày nghỉ ở nhà thì mất chừng ấy tiền mà tiếc hùi hụi.
Thời gian từ từ trôi... Khi tiếng chân người đến cửa nhà Nhàn để rước Bambi đi chơi càng lúc càng nặng nề, Nhàn mới tin rằng Trân nói thật. Anh đã bị căn bịnh quái ác ALS (Amyotrophic Lateral Sclerosis) mà bác sĩ Mỹ nào cũng chào thua.
Theo Nhàn hiểu bịnh này do một loại virus tấn công và ăn mòn vòng bao bọc phía ngoài của lớp gân khiến cho gân không bảo vệ được làm cho người bị tê liệt teo nhỏ dần dần, bắt đầu từ chân, đến tay, theo thời gian sẽ lên từ từ đến bụng, ngực, vai, cổ... toàn thân người bịnh sẽ không tự điều khiển, không cử động theo ý muốn nhưng đầu óc người bịnh vẫn thông minh sáng suốt tỉnh táo, khi trời trở lạnh toàn thân tê nhức... Trường hợp bệnh nàycó khi mất đến 5 năm, mười năm mới chết tùy theo thuốc men, sức chịu đựng của người đó.
Nhàn đã nghe thằng bé, Bambi, con Nhàn kể với sự vô tư của nó:
"Hôm nay Ba đi ăn phở với con, không biết tại sao tay Ba bỗng dưng không điều khiển được mà làm rớt tay của Ba xuống tô phở, Ba tỉnh bơ như chuyện không có gì xảy ra Ba kêu con cầm tay Ba ra khỏi tô phở làm con sợ quá!"
"Má ơi! Lúc này Ba lái xe kỳ quá, Ba không còn đủ sức nắm tay lái quẹo trái mà con phải phụ Ba lái xe đó".
Nhàn nghe Bambi nói mà nàng rụng rời cả tay chân. Bịnh gì mà khủng khiếp quá. Nàng mới nói chuyện với Trân đêm hôm qua, giọng nói của Trân vẫn còn uy nghi, cứng cỏi không có gì là bịnh hoạn cả!
Nàng ôm con chảy nước mắt, thằng bé không hiểu tại sao nhưng cũng vòng tay ôm nàng, đôi bàn tay nhỏ bé vỗ nhè nhẹ lên vai nàng như muốn an ủi nàng đừng sợ những lời nó nói.
Động lòng trắc ẩn nên Nhàn không thể đòi tiền một người không còn sức đi làm nữa. Nhàn bắt đầu đi xin việc làm. Có xin việc mới biết là không dễ! Hai mươi năm sau! Tuổi đời nàng đã lớn và không kinh nghiệm, những gì nàng học ngày xưa giờ cũng đã cũ! Để chuẩn bị xin việc dễ dàng hơn, Nhàn ghi tên học thêm những lớp computer để bù đắp những thiếu sót, sau đó trường giới thiệu cho nàng công việc làm tại công ty xe truck gần nhà.
Hàng ngày công việc của Nhàn là trả lời điện thoại, làm hóa đơn và cuối tuần thì phụ bà chủ tính giờ trả tiền cho công nhân. Đây là công ty tư nhân do hai vợ chồng người Thái Lan làm chủ nhưng công nhân thì đủ hạng người, Mỹ, Mễ, Phi, Tàu...
Những ngày đầu tiên Nhàn hơi sợ khi nhìn những anh Mỹ đen cao lớn ra vào công ty để nhận công việc giao hàng nhưng riết rồi cũng quen, nàng lại thấy các anh Mỹ đen này dễ chịu hơn những công nhân khác. Có anh vừa đi vừa lắc theo điệu nhạc rock hát ngêu ngao với giọng đặc biệt của dân da đen, có anh đi đâu cũng đem theo con chó nhỏ mà anh đã lượm ở ngoài đường. Anh này không nhà cửa nên xe truck là nhà của anh. Nhàn thường tưởng tượng nếu mình thất nghiệp, không bà con thân nhân, sẽ có một ngày nàng cũng như mấy người này "Không nhà cửa, sống ngày qua ngày" và nghĩ đến Bambi mới lên lớp 9, tương lai thằng bé còn dài nên nàng càng làm việc chăm chỉ và đúng giờ thêm.


Nhưng cuộc đời không đơn giản như nàng nghĩ, biến cố 911 ở New York làm ảnh hưởng đến công ty xe truck và Nhàn cũng bị lây. Một sáng đẹp trời khi Nhàn vừa bước chân vào văn phòng, bà chủ nhìn nàng một cách "âu yếm", lối nhìn một cách khác thường cho nàng biết rằng cuộc đời mình sắp vào một lối rẽ khác... Bà nói vài câu chia buồn, khuôn mặt bà lúc đó sao lạnh lùng quá, không có một chút nào đi đôi với lời chia buồn của bà cũng như "chúng ta là người Á Đông..." mà bà thường nói!
Thế rồi Bà phụ Nhàn dọn dẹp sạch sẽ những đồ dùng trong học tủ của nàng và hẹn khi công việc khá hơn, bà sẽ gọi nàng đi làm trở lại.
Nhàn về nhà với thùng giấy tờ, ngồi một mình trong phòng khách, căn phòng rộng lớn. Chưa bao giờ nàng cảm thấy cô đơn như lúc này! Biết nói cùng ai" Biết tỏ cùng ai để chia sẻ nỗi buồn... THẤT NGHIỆP! Nàng làm sao "ăn nói" với con trai nàng" Thằng bé thêm lo lắng... lại đòi đi làm thêm sau giờ học. Cô đơn! Cô đơn! Nhàn như thấy mình bị nhận chìm xuống tận cùng của nổi cô đơn!
Nàng phải cố gắng tự vương mình lên, can đảm vượt qua mọi khó khăn. Nàng đọc báo tìm việc, trăm job không ai mướn, nàng thầm nghĩ, nếu cùng đường nàng sẽ đi làm... cu li, cực khổ cách mấy cũng ráng kiếm tiền nuôi con.
Nhờ ngươiø bạn cùng quê giới thiệu Nhàn vào làm Finance trong một trường "..." nổi tiếng. Nàng rất vui mừng, cố gắng làm việc với tất cả khả năng của nàng...
Nhiệm vụ chính của Nhàn là xem xét giấy tờ cho các học viên có lợi tức thấp rồi gởi đi cho chính phủ, ngoài ra còn phụ thêm những việc khác khi nhân viên trường quá bận rộn: thâu thẻ bấm giờ, tiếp khách đến hỏi thăm cơ sở trường, chỉ dẫn học viên mới trong ngày đầu khóa học, chứng nhận giấy cho học trò xuyên bang...
Nhưng ông trời đã phụ lòng Nhàn, làm chung với nàng là một Chánh văn phòng, tuổi ông cở tuổi nàng nhưng làm việc lâu năm hơn, bàn viết hai người ngồi đối diện nên mỗi ngày họ vừa làm việc vừa trò chuyện rất vui vẻ. Không hiểu ông nghĩ sao ông mời nàng đi dùng cơm trưa với ông dù ông đã có gia đình, Nhàn tìm đủ mọi cách khéo léo từ chối nên ông có vẻ không vui.
Học viên càng đông thì số người có cảm tình với Nhàn càng nhiều vì tính tình nhỏ nhẹ của nàng nhưng không tránh khỏi sự đố kỵ của ông Chánh văn phòng. Nhàn được mời vào văn phòng và ông Giám đốc báo tin tuần tới là ngày cuối cùng của nàng! Nhàn thắc mắc hỏi: "Thưa ông tôi làm sai điều gì" Nếu giấy tờ hồ sơ có thiếu sót, lầm lỗi chỗ nào tôi sẽ cố gắng sửa lỗi".
Ông Giám đốc lạnh lùng nói rõ từng câu với Nhàn: "Nếu nói về kế toán chị làm rất đúng, không có điều gì sơ sót nhưng trong contract khi tôi mướn chị, tôi cần chị dịch tiếng Việt ra tiếng Anh mỗi khi họp cuối tháng để báo cáo lên Chính phủ. Chị dịch tiếng Anh không đúng theo ý muốn của tôi...".
Thế là xong! "Khi thương trái ấu cũng tròn..." lần này Nhàn không còn khóc nữa, có lẽ nàng có thêm một kinh nghiệm để đời, kinh nghiệm... THẤT NGHIỆP.
Kỳ thất nghiệp này đã làm cho Nhàn xuống tinh thần rất nhiều, nàng không còn tin tưởng ở chính nàng... Thôi thì tới đâu hay tới đó, tiền thâtÙ nghiệp không đủ sống cho hai mẹ con, số tiền để dành đã cạn dần nhưng cũng may Bambi vừa xong trung học với số điểm trung bình 4.30. Nhìn thằng bé ngồi trên hàng ghế danh dự trong ngày ra trường, Nhàn cảm thấy an ủi rất nhiều nhưng nàng cũng đọc được trong ánh mắt của con trai có chút buồn vì thiếu sự hiện diện của Ba nó.
Một lần nữa, Nhàn cùng con gái phụ Bambi khệ nệ bỏ tất cả đồ dùng cần thiết cho sinh viên nội trú chất đầy chiếc xe nhỏ lên đường đi Berkeley nhập học, lòng Nhàn cũng rộn ràng như lúc nàng tựu trường của mấy chục năm về trước. Bambi mới 17 tuổi không chịu học những trường đại học gần nhà mà chọn trường đại học tít mù xa bỏ Nhàn ở lại một mình cô đơn. Thằng bé không linh động như chị nó, điềm đạm, trầm tỉnh, bận rộn từ giả bạn bè trực chỉ San Francisco.
Còn lại mình Nhàn trong căn nhà vắng lặng, nàng nhớ đến mỗi buổi sáng thức dậy chở Bambi đi học, trưa lo nấu cơm, chiều phải rước Bambi về đúng giờ...
Nàng đã hy sinh tuổi xuân, đã bỏ lỡ những dịp may để tạo dựng lại mái ấm gia đình mà dồn hết tâm trí nuôi con nên người. Bây giờ nàng đã tạm xong nửa chặng đường, con chim non đã trưởng thành tung cánh bay đi. Nhàn quyết định bán nhà dọn đi xa, căn nhà nàng đã dùng nơi nương tựa trong 18 năm với bao nhiêu kỷ niệm buồn hơn vui. Nhỏ bạn học, gần 40 năm tình nghĩa lắc đầu trách móc: "Mày điên mới bỏ Cali nắng ấm đi Colorado lạnh lẽo tuyết phủ quanh năm, thiệt tình... nước chảy ngược dòng!".
Không ai hiểu Nhàn bằng chính nàng, nàng cần phải đi xa để tạm quên mọi phiền não, quên đi ánh mắt lờ đờ của Trân nhìn nàng nói với giọng đứt quãng, ngọng nghịu: "Đau đớn quá! Anh đau quá! Bao nhiêu con vi khuẩn đang bòn rút thân thể Anh, Anh chỉ muốn chết đi mà thôi!"ù...
HỒ THỊ TRIỀU LAM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến