Hôm nay,  

Ba Thế Hệ Một Nhà

02/03/200400:00:00(Xem: 159868)
Người viết: LÊ TƯỜNG VI
Bài số: 481-1018-vb3240204


Tác giả cư trú tại San Diego, cho biết sơ lược tiểu sử như sau “Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995. Trước đây, tôi làm kỹ sư cho một hãng tele-communication ở San Diego. Hiện giờ thôi việc, đi học thêm và đọc sách báo cho thoả thích.” Bài viết thứ hai của bà có tựa đề tương tự một tựa đề của tác giả Bùi Xuân Đáng, đã được phổ biến, nhưng nội dung và cách viết khác hẳn. Mong đề tài đặc biệt này sẽ còn nhiều tác giả viết thêm.
*

Sau 20 năm sống ly biệt tôi được đoàn tụ với cha mẹ. Đây là một trong những khúc quanh quan trọng trong đời tôi.
Xa nhà từ lúc 14 tuổi, những năm đầu tâm tư của tôi gần như đông lạnh vì những biến chuyển chung quanh, những chuyện đã chứng kiến trong cuộc di tản 75 từ Nha Trang vô Sài gòn, từ Sài gòn qua tới Camp Pendleton làm tôi thấm thía câu thơ "những điều trông thấy mà đau đớn lòng".
Trong vài năm tháng đầu, tôi hay tìm kiếm những mục nhắn tin coi có ai quen thuộc hay phần tử nào trong gia đình có thoát thân được hay không" Sau đó vì phải lao đầu vào cuộc sống, đi học, đi làm tất bật nên tôi không còn thì giờ tìm kiếm nữa. Tuy nhiên, giấc mộng đoàn tụ với gia đình không bao giờ mất trong đáy lòng tôi.
10 năm sau cuộc chiến , gia đình người anh cả và người em trai tôi lần lượt vượt biên và lần về chung sống với tôi. Người anh đi cùng vợ và hai con nhỏ. Lúc đầu anh tôi sống chung với bên vợ nhưng sau khi vợ anh tranh cãi với chị dâu bên đó, anh chị xin về sống chung với gia đình tôi. Trong thời gian này chỉ có mình tôi đi làm vì anh chị phải đi học thêm nghề và Anh văn. Bố của con trai tôi lúc đó đang ở nhà vì cháu còn nhỏ và anh đang trong thời gian thất nghiệp. Sau khi khám phá ra anh và chị dâu tôi vi phạm mối liên hệ tình cảm anh em thì chúng tôi chia tay. Đây thật là một thử thách lớn lao cho tôi về mặt tình cảm lẫn kinh tế. Phải mất mấy năm sau tôi mới lấy lại quân bình tâm tư và tạo cuộc sống an lành cho con trai tôi.
Thoạt đầu tôi không dám viết thư cho Bố Mẹ tôi biết tự sự vì sợ các cụ buồn lo sanh bệnh. Tôi im lặng hoàn toàn nhưng thật khó mà dấu cây kim trong cái bọc. Ba mẹ chị dâu lại là bạn của bố mẹ tôi nên các cụ rồi cũng khám phá ra. Bố Má tôi lo lắng viết thư hỏi tôi mãi nên cuối cùng tôi phải trình bày tất cả
Sau vụ này Bố Má tôi quyết định đi doàn tụ vì lo cho cháu Ngoại và con gái. Thật tình mà nói sau khi sống chung với anh chị dâu tôi rất ngại cuộc sống chung với ai khác. Tôi hiểu rằng con bé 14 tuổi năm xưa đã thay đổi nhiều sau 20 năm bươn chải cố tạo một chổ đứng trong xã hội. Trong khi đó, trong mắt Bố Mẹ, tôi vẫn còn bé nhỏ. Liệu chúng tôi có thể hòa đồng và giữ mối tình cảm này bền chặt" Và nhất là tôi không muốn tạo sóng gió trong cuộc đời con trai tôi một lần nữa. Với trái tim thật băn khoăn và sôi nổi kích động, chúng tôi đi đón hai cụ ở phi trường San Diego.
Ngay hôm sau, Bố Má tôi lôi trong vali ra một bịch gừng to tướng, thấy tôi thắc mắc Má tôi giải thích rằng nghe bên đây không có gừng bà đem theo để dành. Sau khi đi chợ thấy gừng bán đầy Bố Má tôi cứ mắng anh Việt kiều cùng xóm xúi bậy.
Ông bà hì hục ra sân xới đất, bón phân bắt đầu trồng trọt. Vài tháng sau tôi thấy mấy ngọn bắp trổ bông rất xinh. Khi hái được chục trái bắp Bố Má tôi hãnh diện hấp bắp cho mẹ con tôi ăn. Mùa hè tới, thấy bắp sale 10 trái $1.00, ông bà tiếc rẻ công trồng bắp, đổi nghề qua trồng đậu rồng, đậu ván, khổ qua vv.. Má tôi trồng cây chuối gần 10 năm nay chưa hề ăn trái được vì tới mùa đông là cây chuối héo vì lạnh quá, mùa xuân nó mọc lại, gần thu bắt đầu trổ bông thật đẹp, qua mùa đông nó héo tiếp và cứ vậy tái diễn.
Sau vài tuần đầu cuộc sống chúng tôi êm dịu xuống. Bố Má tôi bắt đầu làm quen với những dụng cụ máy móc trong nhà. Má tôi là một người đàn bà rất thủ phận. Bà chỉ biết việc bếp núc và vườn tược. Còn tất cả những chuyện khác bà giao cho Bố tôi hết. Lúc tôi chỉ dẫn cách xử dụng cái microwave, bà lắng nghe tôi trình bày, xong xuôi bà quay sang Bố tôi:
- Ông nghe nó nói và ráng nhớ nhen.
Tôi ngạc nhiên:
- Ơ , Bố biết rồi mà. Cái này con giải thích cho Má thôi.
- Ôi daò, tao chỉ đưa cho Bố mày làm là yên việc.
Tôi hỏi bà:
- Ma ùà, Bố đi học Anh Văn sau buổi trưa mới về, trong lúc đó Má làm sao xử dụng những thứ này"
- Thì Má không dùng nó. Chờ Bố mày về.
Tôi lắc đầu. Chịu. Hai chúng tôi cá tính quá khác biệt. Tôi sống chung với 6 anh em trai từ nhỏ nên tôi đã tập tính tự lập. Bản tính này rất hữu hiệu khi tôi đặt chân tới đất Mỹ. Bố tôi là một người cha tốt vì lúc nào ông cũng khích lệ để tôi có thể tham gia trò chơi của các anh trai mà không sợ thua thiệt. Ông hy sinh những buổi ngủ trưa quí báu tập cho tôi cách đá kiện cho giỏi để tôi chiếm giải thắng với các anh và các bạn trai cùng lứa. Ông tạo cho tôi niềm tự tin thật hiếm có trong xãhội trọng nam hơn nữ lúc bấy giờ.
Thoạt đầu tôi hơi ngạc nhiên và thất vọng với bản tính thụ đông của Má tôi. Thật khó tâm sự với bà vì tâm tư bà rất khép kín, không bao giờ biểu lộ tư tưởng riêng. Niềm ước ao có thể tâm sự với Má tôi bị tàn lụi làm tôi rất buồn, tưởng chừng hố sâu giữa chúng tôi không thể khép lại được.
Nhưng tôi khám phá ra rằng tuy khó nói chuyện với tôi, bà rất cởi mở với thằng bé cháu Ngoại. Bà dồn tình thương vào cháu và cháu hỏi gì bà cũng trả lời. Tôi bèn tìm hiểu bà thêm bằng cách hỏi qua cháu Vinh. Trong bửa ăn cơm, tôi hỏi cháu:
- Món thịt kho này ngon quá. Đố Vinh ai nấu đó"
Cháu cười:
- Bà Ngoại chớ ai.
Tôi hỏi tiếp:
- Đố Vinh bà Ngoại nấu làm sao "
Cháu quay qua, kề tai bà, hỏi nhỏ:
- Bà Ngoại nấu làm sao"
Má tôi cười, kề tai cháu Vinh:
- Bà làm như vầy, như vầy ..


Và cháu lập lại cho cả nhà nghe. Dĩ nhiên cháu không lập lại đúng hết, chổ nào không đúng Bà Ngoại lên tiếng đính chính lại. Cứ như thế, từ từ chúng tôi hiểu nhau hơn qua cháu Vinh.
Tôi nói với Má tôi rằng vì muốn cháu Vinh thông hiểu phong tục tập quán người Việt, Má tôi có thể kể vài cách sống miền thôn quê ngày còn nhỏ của bà được không" Dĩ nhiên làm gì cho cháu là bà sẵn sàng. Nhờ vậy, tôi biết được cuộc sống khổ nhọc thời thơ ấu của Má tôi.
Bà lớn lên trong chiến tranh Việt Pháp, chạy giặc và chứng kiến nhiều cảnh chết chóc của người thân. Trường học bị thiêu rụi. Con đông nên những người con gái bên Ngoại không được cắp sách đến trường mà còn phải đi buôn gạo nuôi các anh em trai trong nhà đi học. Giọng nói của bà đầy tiếc nuối nhưng không một lời trách móc cha mẹ đã không công bằng.
Bà được gả chồng năm 19 tuổi. Cuộc đời làm dâu càng khổ hơn vì Bà Nội tôi nổi tiếng khó khăn. Làm dâu 5 năm bà Nội không hề cho Má tôi một manh áo mới hay tiền bạc tuy gia đình Nội có miếng ăn miếng để. Nghe tới đây, tôi nóng máu:
- Sao Má không bỏ về nhà Ngoại"
Má tôi cười buồn:
- Bà Ngoại sẽ đem Má trả lại bà Nội ngay. Và các em gái Má sẽ bị mang tiếng, không lấy chồng được.
Tôi suýt xoa:
- Đời sống thôn quê khắt khe quá.
Và từ đó, Má tôi kể cho tôi nghe nhiều chuyện thời xưa mà đời sống hiện tại tôi không sao tưởng tượng được. Tôi thật cám ơn Bố Má tôi đã cho tôi cơ hội lớn lên ở xã hội này.
Những năm đầu lấy nhau Bố tôi sống xa nhà nên Má tôi chậm trong việc thai nghén. Ông bà Nội tôi rất nóng lòng có cháu vì Bố tôi là con trai trưởng tộc duy nhất. Khi nghe tin ông bà Nội đang tính đi hỏi vợ hai, Bố tôi cự tuyệt. May thay, lúc gay go này ông được đổi ra Nha Trang làm việc nên Má tôi đi theo và thụ thai anh cả tôi ngay. Bà cho ra đời một hơi 6 anh con trai làm ông bà tôi hết bàn tới chuyện vợ hai, vợ ba nữa.
Tuy vậy, dì Tư tôi -em gái Má tôi- có máu cương hơn. Khi nghe ông Ngoại tôi gả dì cho một người dì không thương, Dì Tư leo lên cây xoài ngoài vườn tuyệt thực. Ngày dạm hỏi, ông Ngoại tôi phải nổi lửa đốt cây xoài và bà Ngoại tôi kêu khóc, dì mới chịu xuống. Khi dì Sáu tới tuổi lấy chồng, ông Ngoại ngán mấy mợ con gái quá, ông lựa vài ba người cho dì Sáu chọn. Tới phiên dì Bảy, dì chọn ai ông gả liền, khỏi thắc mắc.
Theo những mẫu chuyện của Má tôi kể, tôi nhận xét rằng những người đàn bà trong gia đình tôi rất chịu khó, cần cù, đức hạnh. Nhất là nghe anh em tôi kể lại chuyện anh Duy. Anh Duy là người con cùng cha khác mẹ mà chúng tôi không hề biết cho đến khi anh Duy từ Huế vào Nha Trang tìm cha năm anh 20 tuổi. Khi được tin anh Duy tìm vào, Má tôi cho anh cả đi đón anh Duy về, chính thức cho anh gia nhập vô đại gia đình . Những lúc nhận được quà gởi về từ Mỹ, Má tôi hay cho phép anh Duy lựa trước. Khi các anh tôi gạn hỏi, Má tôi trả lời:
- Duy sống lẻ loi từ nhỏ, không anh em sum họp như các con là một sự thiếu sót. Các con phải thương Duy hơn chớ không được so đọ
Tôi có dịp gặp anh Duy lần về thăm quê, anh rướm nước mắt khi kể lại chuyện Má tôi mở rộng vòng tay đón anh.
Bà gả vợ cho anh Duy và vợ anh rất cảm kích tình cảm của Má tôi dành cho vợ chồng anh nên chị dùng tên Má tôi đặt chử lót cho 3 cô con gái của chị.
Khi kể chuyện gia đình, thấy tôi có vẻ trách móc Bố tôi về mối liên hệ với mẹ anh Duy, Má tôi chận ngay:
- Đây là chuyện riêng giửa Bố Má, con đừng xía vào.
Lúc đầu tôi ức dùm cho Má tôi, nhưng sau tôi nghĩ mình kỳ quá. Bố Má tôi lúc nào cũng tôn trọng chuyện tình cảm của tôi tại sao tôi không học được như vậy"
Có lúc thấy bà chăm chăm nhìn ra vườn, tôi hỏi bà nghĩ gì" Bà quay lại nói:
- Má nhớ hồi đó có ông thầy bói nói Má có tướng xuất ngoại. Má nghĩ ông này thật đoán mò. Cậu Năm con có ăn học chớ Má có tới trường ngày nào mà xuất với nhập. Giờ thấy ông ta nói thế mà đúng.
Tôi cười, hỏi ông ta có đoán là Má sẽ biết nói ngoại ngữ không" Má tôi phì cười, nói mày ngạo Má hả con" Số là một hôm đi làm về, mới mở cửa tôi gặp cháu Vinh hí hửng kéo tôi vô, và đưa tay lên miệng làm dấu im lặng, nói nhỏ:
- Mẹ chờ đây nhen, để Vinh gọi bà Ngoại.
Và cu cậu gọi lớn:
- Bà Ngoại ơi! How are you"
Có tiếng bà Ngoại đáp lại từ trong bếp:
- I am fine, thank you! And You"
Tôi trố mắt ngạc nhiên vì thường ngày bắt điện thoại lên nghe tiếng Anh là Má tôi nói “Không biết. ‘ Và bà cúp cái rột ngon ơ, mặc cho bên kia ú ớ gì thây kệ.
Tôi đang thích thú thì cháu Vinh nói tiếp:
- Bà Ngoại hỏi Vinh đi.
Có tiếng bà vang ra:
- Hello, hi, how are you" Ím fine, thank you, and you"
Ông thầy Anh văn bất đắc dĩ phải nhắc lại học trò:
- Bà Ngoại ơi, phải dừng lại lúc How are you" Đợi hỏi mới trả lời Ím fine, thank you, Ok"
- Ờ bà quên, mình làm lại nhá.
Thế là hai bà cháu tập lại.
Tôi vô phòng thay áo ma không tránh được nụ cười trên môi. Tôi thấy mình hạnh phúc vì hai bà cháu đã tìm được mối dây liên lạc thân thiện với nhau.
Từ từ, Má con tôi không còn dùng cháu Vinh để truyền đạt với nhau nữa. Tôi có thể hỏi nhiều chuyện thầm kín và Má tôi có thể trả lời hay giải thích theo ý của bà. Cảm động nhất là khi tôi hỏi bà có thấy tức tối khi các cậu tôi được cắp sách tới trường trong khi bà và các em gái phải ở nhà làm việc hoặc đi buôn không" Bà trả lời với ánh mắt tóe sáng hiếm thấy nơi bà:
- Bởi vậy Má tự thề với lòng là nếu có con gái, Má sẽ cho học tới nơi tới chốn chớ không để cho bị thiếu sót như má.
Giờ thì tôi hiểu tại sao trong nhà có 7 anh em, sáu trai một gái mà tôi là người được Bố Má chọn cho đi trước. Hy vọng cái gien tốt của phái nữ trong họ tôi vẫn còn lưu chuyển trong tôi, đưa tôi tới bến an toàn mặc dù xa vòng tay cha mẹ từ nhỏ. Má tôi không thụ động như tôi đã nghĩ về bà. Trong thâm tâm, bà có mối tranh đấu riêng mà tôi là kẻ được hưởng phúc lợi. Tôi thật là người con gái may mắn có Bố Má tôi trong đời.
LÊ TƯỜNG VI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,062,250
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến