Hôm nay,  

Bãi Đen San Diego

27/02/200400:00:00(Xem: 144777)
Người viết: HỒ PHI
Bài số 477-1015-vb5190204

Tác giả Hồ Phi, cư trú tại Fountain Valley, tuổi 70'. Tuy "thất thập cổ lai hy" nhưng ông vẫn liên tục góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Tôi có người bạn rất năng động. Lúc nào ông cũng không yên, luôn tìm cách làm thương mãi và khám phá mọi chỗ du lịch trong vùng. Ông thường rủ tôi đi để lái xe hay chỉ đường. Nên trong hơn 20 năm qua, ông đã đã rủ tôi hai lần viếng Bãi Đen, San Diego. Một lần vào ngày 14/7/1983 và một lần vào cuối tháng 8/2003. Đây cũng là một địa điểm đăc biệt ở Nam California. Vị nào chưa quá 80 tuổi và còn đủ gân cốt, cũng nên đến thăm qua ít nhất một lần cho biết về một trong những thú tiêu khiển của người Mỹ ở xứ nắng ấm nầy. Đó cũng là một chỗ trưng bày của trời cho, một việc khoe của không bình thường của một số người Mỹ. Bạn đến đây sẽ được mãn mục và không còn thấy lạ gì của trời đất nữa.
Hầu hết người Mỹ đều theo chủ nghĩa cá nhân, rất kỷ trong việc bảo vệ và che dấu cái gì riêng tư của mình. Ngay chung trong phòng việc một công sở, các đồng nghiệp làm cạnh nhau, cùng một công việc như nhau, chỉ thâm niên nhiều ít khác nhau, nên lương tiền chỉ hơn kém nhau chút ít, thế nhưng đến mỗi kỳ lãnh check lương, họ cũng đều giữ kín không để cho bạn khác liếc thấy check lương của mình.
Ra đường họ không muốn ai nhìn kỹ vào họ. Biết vậy cho nên khi lái xe , thấy người đẹp, dù muốn nhìn bạn cũng chỉ liếc sơ, chứ không nên nhìn kỷ. Người nào dại nhìn kỷ, có thể bị chửi cho.
Trái với người mình, khi lãnh check lương, lắm khi thích khoe ra cho bà con hay người quen nể chơi, nơi công cộng lại muốn làm cho mình nổi bật cho nhiều người nhìn thấy mình.
Nói vậy nhưng không tuyệt đối, cũng có trường hợp không phải vậy, mà còn ngựơc hẵn lại.
Thay vì dấu đi, lại đem khoe ra cho kẻ khác ngắm chơi.
Nếu vị nào tò mò, thích du lịch mà còn gân sức, thì nên viếng địa điểm Black Beach ở San Diego nầy. Từ Freeway 5, khoảng 5, 6 miles về phía bắc downtown San Diego, ta lấy exit La Jolla, đường chính dẫn vào khu Đai Học UCSD (University California San Diego) gần sát bờ biển Pacific.
Theo đường này chạy dọc gần bờ biển hướng vế phía tây khoảng chừng 3 miles. Khách du đến một địa điểm ở sát bờ biển. Nơi đây bờ biển như đồi cao chận gió từ biển vào, khiến gió phải bốc lộng lên cao, nhờ đó người ta có thể chơi môn thể thao đeo diều bay lượn trên không gần bờ (glidering). Trước khi đến chỗ nầy, ta phải vào một bãi đậu xe rất rộng trên mặt đất chưa tráng ciment. Khu nầy đươc gọi là Gliders Club. Quí vị đậu
xe ở đây miễn phí, đi tiêu tiểu vào vài cái toilet lưu động, và sát bờ cao gần đó có một quán bán fast food.
Nếu không tìm ra nơi nầy, đi lạc hay đi quá lố, bạn có thể thể hỏi thăm người địa phương là bạn muốn đi thăm Black Beach , hoặc Nudist Beach , hay Air
Glider Club House gần đó, thế nào cũng có người biết để chỉ đường cho bạn đến đó tham quan.
Từ bãi đậu xe, quí vị đi ra bờ biển, nhìn về phía tay trái, phía nam cách quán Fast Food vài trăm yards, bạn sẽ thấy một con đường giốc đất bụi, zigzag, quanh co, dẫn xuống bãi biển màu xám bên dưới xa khoảng Ỏ mile.. Mang theo những thức ăn uống nhẹ và những thứ cần dùng càng nhẹ càng tốt cho một cuộc đi chơi nhiều giờ ở bãi biển. Đường mòn nầy theo vết chân mà có, chứ không có public work khai phá hay tu sửa. Quí vị cứ việc thong thả từ từ theo đường mòn vừa thưởng thức gió biển thổi vào, vừa leo xuống giốc. Dốc này có nhiều chỗ nghiêng cở 45o, liệu sức biết mình chân yếu, nên mang theo một cây gậy aluminum nhẹ để chống, cho khỏi ngã xuống phía trước. Có vài chỗ còn cắm bảng để kỷ niệm những kẻ đến chỗ đó, mệt quá, bị heart attack phải được cấp cứu.
Sau cùng bạn sẽ đến bãi cát bằng sát mé biển, là nơi mà quí vị muốn đến.
Bãi cát bằng phẳng, rộng non vài trăm mét, dài cả mile chạy về phía đông nam, một phía là biển sóng rì rào nhấp nhô, một phía là bờ vách sa thạch (sand stone = cũng có thể gọi là đá mài) màu nâu dựng đứng, cao hơn 100 mét. Thỉnh thoảng có những hóc
sa thạch nhỏ. Khi triều cao, cả bãi có thể bị ngập nước biển.
Nơi đây quí vị sẽ thấy đủ thành phần dân Hợp Chủng Quốc đi chơi, phơi nắng ở bãi biển nầy. Từ già cở bảy tám mươi, đến trẻ mới sơ sinh, trai, gái, đen, trắng, Mễ, Tàu, Nhật, Hàn, Phi, Việt.... Họ đang đi đứng, qua lại, nằm ngồi giữa trời nắng, hay dưới bóng dù, lều vải, hoặc trên những tấm khăn, tấm vải, hay trên cát. Có những người đang chơi banh, hay ném dĩa với nhau. 80% trong số nầy, là dân chơi bờ biển thứ thiệt vì họ đều trần truồng, phơi ra đủ 100%, màu tóc màu lông giống nhau, nếu không nhuộm riêng khác màu, người nhỏ mà to giống, kẻ to con mà nhỏ giống, kẻ được phát triển theo tỷ lệ thuận bình thường, kẻ theo tỷ lệ nghịch. Nơi đây hoàn toàn tự do, bạn muốn ăn mặc sao cũng được: bikini, monokini, zerokini gì cũng không ai nói gì, hoặc than phiền gì. Nhưng ở nơi nầy, bạn ráng tử tế, nể mặt thiên hạ chung quanh mà phơi bày ra càng nhiều càng tốt thì mới là lịch sự và biết điều với người ta.


Họ tỉnh bơ, đi lại, nằm ngồi, chạy nhảy, trần truồng, vợ chồng, bồng bế con cái, như tại những nơi bãi biển công cộng thông thường, không có gì mắc cỡ hay e thẹn gì cả, mà còn lấy đó làm vui, cái thú vui có chỗ trưng bày của trời cho với người ta. Tôi mang theo máy hình, lựa mục tiêu xong, quay ngang chụp lẹ nguyên con mấy phát.
Thấy tôi làm thế cũng chẳng ai quan tâm, vì ai cũng thong dong thoải mái, vui vẻ chẳng chấp nê.
Lần đầu tiên đến đó, tôi rất ngạc nhiên và thắc mắc tại sao người ta lại ráng đến những hóc biển khó vào như vậy để mà phơi ra ra 100% như vậy, leo xuống, leo lên mệt muốn tắt thở.
Vì thắc mắc, tôi tìm thế, lựa người, lựa lời mà hỏi.
Có lần tôi thấy một cô gái trẻ, trên cổ thay vì đeo dây chuyền hột ngọc, cô ấy lại đeo một cái whistle. Hỏi đeo cái đó chi vậy, cô bảo whistle đeo như là một dụng cụ báo hiệu emergency. Có lần đi song song với một ông Mỹ trắng, có vẻ trí thức hiền lành tử tế, tuổi khoảng 60, tôi hỏi ông từ đâu đến, thường ngày làm ngành gì và tại sao ông thích đến đây phơi ra như vậy. Tôi được ông cho biết là ở Los Angeles, làm kỹ sư ở Planning Department cho County, đến chơi đây vì thích vậy cho vui. Điều tôi lạ nhất là khi thấy một gia đình 5 người đều trần truồng 100%, gồm cặp vợ chồng Mỹ trắng trung niên dẫn một con trai với hai con gái, cả ba đều trong cở tuổi 15, 18 dẫn nhau đi rất tự nhiên. Con cái nhìn cha mẹ, teenagers nhìn nhau như thế sao không thấy kỳ, nghĩ cũng lạ.
(Tại một hóc biển gần núi bao che ở San Pedro, Los Angeles cũng có một chỗ như vậy nhưng nhỏ hơn nhiều , không vui bằng, cũng gọi là Black Beach, ngay trên có một nhà thờ rất nghiêm trang, cũng đều sinh hoạt cuối tuần. - Tôi cũng xin lưu ý là ở vùng Nam California nầy, hai chỗ đó bạn có thể đến trưng bày, ngoài ra các bãi biển công cộng dễ đến, bạn trưng bày như vậy sẽ bị police còng ngay.)
Có mùa hè, đi dạo vài chỗ trên bờ hồ Genève ở Thụy Sĩ và Marseille ở Pháp, tôi thấy đàn bà phơi trần bộ ngực rất là thông thường, chứ chưa thấy đàn ông hay đàn bà phơi phần dưới, như ở Black Beach nầy.
Lần tôi đầu tôi đến đó trúng vào ngày 4 July 1983, nên nơi nầy nắng nóng, người
đông vui như hội, họ chia phe chơi trò níu dây (tug of war), dứt đoạn ra ngã lăn lóc, chỏng gọng, tô hô, thấy tức cười. Còn lần vừa rồi, 20 năm sau, tôi đi vào khoảng cuối tháng 8/2003, thấy bãi thưa vắng không có gì hào hứng, vì không trúng dịp lễ, nên không có người đông.
Người ta cũng vẫn trưng bày như xưa, nhưng chắc không phải mấy người năm cũ.
Lần trước đến đó, tôi vào tuổi 47, leo xuống, giốc còn hoang sơ hơn bây giờ và lúc về leo ngược trở lại, có lẽ còn nhiều sức nên leo nhanh lên dốc cao, khi tối về nhà thì thấy bình thường, nhưng đến mấy ngày hôm sau hai bắp đùi đau nhức kinh khủng cả tuần mới hết.
Nhưng lần vừa rồi, 20 năm sau, gần tuổi cổ lai hy, không còn thích chụp hình người ta nữa, nên tôi và ông bạn cứ thong thả rảo bước, từ chỗ dốc xuống, theo dọc bãi biển đi về phía Nam, dài khoảng một mile, để khảo sát toàn bộ hóc biển, xem thử còn chỗ nào lên xuống dễ dàng hơn không. Cuối cùng chúng tôi thấy một cầu tàu cách đó khoảng hơn nửa mile, nhưng bị mô đồi thấp ngăn cách không đến đó được. Đi đến cuối thì thấy một đường dốc nhỏ có tráng nhựa quanh co đi lên cao, dài khoảng chừng Õ mile, thì đến một cổng ngăn không cho xe cộ vào khu bờ biển, và có bảng hiệu cho biết khu bờ biển nầy là tài sản của Đại học UCSD, xe không được phép vào.
Từ nơi đây chúng tôi lội bộ quanh co hết đường nầy sang đường nọ về phía tây, khoảng vài ba miles, cứ tìm cách đi gần khu bờ biền càng gần càng tốt. Khu nầy có những biệt thự to lớn mỗi cái một kiểu, với vườn cảnh rộng rãi nằm trên dãy đồi dọc
theo bờ biển.
Cuối cùng chúng tôi mới trở lại được chỗ đậu xe. Lần nầy chúng tôi cứ thong thả đi lai rai, vì không vội vàng gì, nên mấy ngày sau về nhà không bị đau cặp đùi như lần trước đã leo dốc đứng. Lội bộ nhiều, nhưng nhờ gió biển, tôi không thấy mệt.
Để chấm dứt bài nầy, tôi xin đúc kết tất cả bằng bài thơ sau đây:
BLACK BEACH SAN DIEGO
Bãi đen Đại Học San Diego,
Sa thạch bờ cao chẳng dễ vô,
Nam giới rảo chơi thòng lễnh ễnh,
Nữ lưu phơi nắng
để tô hô.
Nằm ngồi cơ cụ (cái giặc) chong trời biển,
Đi đứng rong rêu (lu mông)
phủ lạch hồ.
Tạp chủng, lắm màu, to nhỏ đủ,
So gân dốc đứng hội dân gồ.

HỒ PHI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,480,031
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến