Hôm nay,  

Văn Hoá Cà Phê Starbucks

25/02/200400:00:00(Xem: 156071)
Người viết: LÊ HIỀN
Bài số 473-1011-Vb6130204

Lê Hiền là tác giả nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đã được phổ biến. Ông sinh năm 1951, du học tại Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Công việc: kỹ sư điện tại hãng ởÛ Irvine, thành phố mà ông và gia đình hiện đang cư trú. Sau đây là bài mới của ông.
*

Cảm cái vị giác tuyệt diệu của cà phê Starbucks. Buổi sáng sớm nào đó bất chợt ghé vào tiệm sách Barnes&Noble trong Huntington Beach Mall, vừa mở cửa ra một mùi thơm ngào ngạt theo gió lùa ra khoảng trống bốc thẳng vào mũi, khách khó có thể mà cầm lòng được phải kêu ly cà phê nóng đen đậm, ngồi xuống cái bàn tròn trong góc nhà sách vừa đọc sách vừa nhâm nhi vị đắng cà phê, thật là tuyệt. Không hiểu tại sao người ta lại có thể diễn tả cà phê có vị ngọt được! chắc người ta uống cà phê bỏ đường nhiều quá nên có vị ngọt chăng, như thế thì còn gì là chất cà phê đắng, rõ khổ. Tiệm cà phê Starbucks trong nhà sách thu hút rất nhiều sinh viên vừa đến đây đọc sách ké vừa thưởng thức cà phê hay chocolate moca, lại còn có ghế xa lông ngồi nữa khi mỏi lưng vì đọc sách quá lâu.
Chạy xe trên đường Brookhurst nếu để ý một chút, dạo này người ta đã thấy có một số đông người Việt thường ra ngồi quán cà phê Starbucks ngay góc đường Brookhurst và Edinger gần trung tâm Little Saigon, vừa uống cà phê vừa tán gẫu với bạn bè hoặc đọc báo một mình, ngồi ngoài vỉa hè có thể nhìn ra đường xe cộ chạy ngang tấp nập, hay ngó những người chạy bộ quanh khu Miles Square Park cũng thú vị chán, có lẽ số người Việt ra đây ngồi thưởng thức cà phê là cư dân vùng Fountain Valley. Khu Irvine tôi cư ngụ có hai tiệm cà phê Starbucks, một ở Walnut Plaza và một ở Westpark Plaza. Ra đây tôi thường gặp một số người gốc á châu có nhóm nói tiếng Tầu có nhóm nói tiếng Việt, nhưng đa số là dân Mỹ trắng.
Muốn uống cà phê ngon mà vào các quán ăn thường, McDonald hay các tiệm fast food nào đó thì thật không đúng chút nào, cà phê trong các tiệm này chỉ là một thứ nước giải khát uống cùng với bữa ăn. Người ta có thể uống năm hay sáu ly cà phê loại này dễ dàng, có người còn uống được tới mười ly như uống trà.
Vào các tiệm như kể trên thì đáng được chê như ai đó viết: “Cà phê Mỹ nhạt, cả màu lẫn vị. Một chất nước loãng nâu lờ nhờ, hơi có vị khét, thường pha trong một cái bình thủy tinh to và rót vào những chiếc ly giấy xốp.”
Hình như vào trong các hãng Mỹ ta cũng thấy cảnh cà phê quen thuộc này, cà phê được chảy vào bình thủy tinh tròn để chừng hơn mười phút thôi là đã có mùi khét rồi.
Loại này khét như thế là ta cứ việc đổ đi làm lại bình cà phê mới để uống, tội gì mà phải đứng đó mà chê. Cà phê loại này tôi chỉ uống lúc vừa pha xong tức thì, mùi thơm chưa kịp bay mất. Cà Phê trong hãng không mất tiền nên khó bảo đảm chất lượng, có uống là quí rồi để cho tỉnh ngủ mỗi buổi sáng.
Hay người ta có vào các quán ăn và phở Việt Nam ở Little Saigon thì cũng vậy mà thôi, không thể thưởng thức được cái thơm ngon, cách pha cũng chỉ là bỏ cà phê vào phin rồi đổ nước xôi vào đợi cho nhỏ giọt xuống mà khách không được biết cà phê loại nào được chọn lựa ra sao, và nước biết đâu chẳng là nước từ vòi mà ra. Đâu phải có cái phin lọc là tất nhiên cà phê phải ngon, không khéo cà phê lại đâm dở vì bã cà phê trộn lẫn trong ly cà phê. Thử nghĩ đang nhâm nhi từng ngụm cà phê nóng bỗng đâu vướng phải cái gì sàn sạn như cát thì mất ngon, mất cả hứng thú.
Vào các tiệm bán bánh mì nào đó sẽ thấy một loạt các phin cà phê ước chừng khoảng hơn chục cái đang thi nhau nhỏ rất nhanh xuống ly để cho kịp cà phê bán cho khách hàng. Cà phê loại này cũng chỉ để uống cho tỉnh táo con người vào buổi sáng, dứt khoát là không thể ngon rồi.
Để có được cảm vị cà phê Mỹ ngon, người ta chẳng đã phải mất nhiều năm trời để thử và làm quen hay sao, biết chọn không gian nào để mà nhâm nhi, biết cà phê loại nào và quán nào được gọi thật sự là cà phê ngon. Bạn thử ghé vào chợ Pavillion góc đường Brookhurst và Chapman coi, có gần năm chục loại hạt cà phê khác nhau, chính bạn có đủ thời giờ để thử từng loại không" Làm sao người khách qua đường có thể cảm được nếu không ở Mỹ lâu năm. Quán cà phê Starbucks đã làm thay cho người uống cái công việc lâu dài và công phu nhất: thử lọai nào ngon hay dở, để rồi chọn lựa ra thứ ngon nhất, đây là cái chìa khoá thành công của cà phê Starbucks.
Quán cà phê Starbucks đầu tiên xuất hiện trong Pike Place Market ở Seattle từ năm 1971 cho đến nay đã có tới hơn 7500 tiệm hiện diện hầu hết các nước trên thế giới. Nhãn hiệu cầu chứng là hình một cô gái tóc dài quá vai đội vương miện có ngôi sao trên chóp, phía trên có chữ STARBUCKS phiá dưới có chữ COFFEE, ngoài ra còn hàng chữ “Careful, the beverage you’re about to enjoy is extremely hot.”, chắc là để phòng ngừa nếu có ai lỡ làm đổ cà phê lên mình mẩy có thể kiện tiệm. Do đã có vụ kiện một bà khách đổ ly cà phê nóng trên người đã kiện tiệm McDonald thắng trên một triệu dollars.


Nói ra thì rất dài dòng tôi không muốn đề cập đến lịch sử và sự tiến triển làm ăn phát đạt của tiệm. Tôi chỉ muốn đề cập đến cách mua và pha cà phê của Starbucks. Trước hết Starbucks lập ra một đội ngũ chuyên nghiệp về mua và thử cà phê, hàng năm nhóm này phải thử trên ngàn loại cà phê khác nhau, cuối cùng chỉ có rất ít loại thật ngon mới được chọn mua, thật là sự chọn lựa công phu. Đến sự pha chế thì cũng hơi cầu kỳ không đơn giản như mình tưởng. Có bốn yếu tố căn bản: Tỉ lệ cà phê với nước, độ xay nghiền, nước dùng pha chế, và bột cà phê tươi mới. Để có ly cà phê Starbucks thơm ngon phân lượng giữa cà phê với nước phải thật đúng, đây là phần quan trọng nhất, nếu quá nhiều bột cà phê thì ly cà phê sẽ thành đắng uống vào có thể sẽ bị say và khiến ruột cồn cào, còn ít quá thì ly cà phê mất thơm và nhạt nhẽo. Starbucks đòi hỏi phân lượng nhất định sau khi đã qua nhiều đợt thử nghiệm: 10 gram cà phê bột với 180 milliliter nước, nếu quá đắng khách uống có thể pha thêm nước sôi. Độ xay nghiền hạt lớn hay mịn tuỳ theo loại máy pha chế cà phê, mỗi máy pha cà phê thương mại đều có thời gian pha chế dài ngắn khác nhau, điều quan trọng khi pha đừng để cho các vẩn bột cà phê trộn lẫn vào, uống hết ly cà phê mà đáy ly không thấy có vẩn bột đọng lại, ngon đến giọt cuối cùng. Nước pha cà phê phải là loại nước lọc tinh khiết, độ sôi của nước vừa đủ nóng từ 90 đến 96 độ C, tôi đã thử dùng nước pha từ vòi nước trong nhà, nước này vì có chất clorin nên giảm mùi vị cà phê rất nhiều, đưa lên mũi mùi clorin đã át đi mùi cà phê. Bột cà phê phải tươi mới; oxygen, ánh sáng, không khí nóng, và độ ẩm sẽ huỷ hoại chất lượng cà phê; tốt nhất là chỉ xay hột cà phê trước khi pha sẽ không bị mất mùi thơm. Mua một hộp cà phê xay rồi, lúc đầu uống rất thơm, càng để lâu về sau uống càng giống như bã mất ngon. Ly cà phê cũng đã được nghiên cứu kỹ, không phải bằng xốp mà bằng loại giấy dầy, bên ngoài lại còn bọc thêm lớp ly không đáy khác, vừa để giữ độ nóng cà phê lâu dài đồng thời người uống có thể cầm trên tay mà không bị phỏng. Buổi sáng sớm trời Cali sương mù lạnh lẽo mua ly cà phê nóng hổi cầm trên tay để giữ hơi ấm trong lòng hai bàn tay cũng là điều rất thú vị. Để giọt cà phê quí báu khỏi rớt ra ngoài và làm bỏng tay khi đang đi bộ, người ta có thể dùng nắp đậy kín lại và uống từng ngụm nóng cà phê qua một lỗ nhỏ xíu.
Nếu thực sự lười ra ngoài quán Starbucks để mua cà phê uống, người ta có thể mua máy pha cà phê hiệu nổi tiếng Barista giá khoảng gần 400 dollars có bầy bán ngay trong Starbucks. Ngay tại quán này cũng bầy bán cà phê chính hiệu Starbucks không có thể nào gỉa được.
Thế thì các tiệm cà phê Việt Nam chuyên bán cà phê ở khu Little Saigon thì sao có thể so sánh được vị thơm của cà phê Starbucks không" Tôi không dám có sự so sánh, thứ nhất vì vị gíac mỗi người một khác, thứ hai có quá nhiều tiệm cà phê Việt Nam tôi không có đủ thời gian để đi uống thử từ tiệm này qua tiệm khác. Một vài tiệm tôi ghé qua không hợp với vị giác của tôi, có lẽ tôi chưa vào đúng tiệm chăng" Nếu đến tiệm cà phê Việt Nam mà người uống thấy ngon hơn có lẽ một phần là do cái không khí Việt Nam, không khí quê nhà bàng bạc đâu đây. Như quán cà phê Picasso góc Brookhurst và MC Fadden gần nhà hàng Paracel hay Coffee Factory cũng nằm trên đường Brookhurst nhìn đối diện qua đường bên kia cùng dẫy tiệm phở Bắc. Ngồi kêu một ly cà phê phin đen trong khi chờ đợi cà phê nhỏ từng giọt khách có thể ngồi đấu láo với bạn bè. Bởi vậy uống cà phê ở các quán cà phê Việt Nam phải đi từ hai người trở lên, càng đông càng tốt, thì mới tăng được cảm giác ngon của vị cà phê, và rất hơi mất thì giờ.
Ở Mỹ thời gian thật eo hẹp, chỉ trừ những ngày cuối tuần họa hoằn còn có thời gian, nhưng chưa chắc còn phải dành phần lớn thời gian cho việc dọn dẹp nhà cửa, giặt dũ quần áo, và đi chợ búa cuối tuần. Do đó cà phê Starbucks ra đời đánh trúng vào nhu cầu làm sao có ly cà phê thơm ngon mà không mất nhiều thời gian chờ đợi. Người ta có thể dừng xe lại đi vào quán mua ly cà phê rồi đi ra trong vòng vài phút mà ly cà phê vẫn ngon thơm, nếu ai có thời gian rảnh rỗi mà ngồi lại quán để nhâm nhi cà phê đọc báo thì tiệm Starbucks vẫn sẵn sàng có bàn ghế ở trong và ngoài hành lang để phục vụ.
Howard Schultz là người có công mang văn hóa cà phê từ Italy du nhập vào Mỹ năm 1983 trong một lần du lịch thành phố Milan. Cà phê phin là văn hoá cà phê được du nhập từ Pháp cho đến nay đã trở thành thói quen uống cà phê của người Việt ngay cả ở tại trung tâm Little Saigon. Văn hóa cà phê du nhập từ Italy với lối pha dùng máy Barista đã nhanh chóng trở thành đại chúng trong dân chúng Mỹ sau hơn hai mươi năm phát triển. Hai hình thái văn hóa khác nhau, một đàng thì chầm chậm tà tà ngồi chờ đợi, còn đàng kia thì nhanh gọn tranh thủ thời gian. Cá nhân tôi đã quen với văn hóa cà phê Mỹ, nhanh gọn rẻ mà vẫn không mất đi chất thơm đắng đúng nghĩa cà phê, thời giờ ở Mỹ rất quí báu vì ai cũng phải đi làm đầu tắt mặt tối có chăng vài tháng một lần nể bạn bè đi ra quán ngồi đồng uống cà phê phin.
Văn hoá cà phê Starbucks, môt biểu hiện văn hóa rất Mỹ. Văn hoá này đã và đang đi dần vào mọi giai tầng dân chúng Mỹ, và đang dần chinh phục thế giới mở đầu bằng sự chinh phục nước Nhật vào năm 1996, chỉ trong vòng hơn 5 năm đã có trên 300 tiệm Starbucks trong nước Nhật, một nước có nền kinh tế mạnh đứng hàng thứ hai thế giới. Giới trẻ sinh viên học sinh ở Mỹ và khắp thế giới đã đang hưởng ứng và tiêu thụ loại cà phê này rất mạnh. Ngày 16 tháng giêng năm 2004 là ngày Starbucks ăn mừng trọng đại vì đã khai trương được tiệm cà phê đầu tiên ở Paris trong khu 26 Avenue de l'Opera. Người Pháp đã đang tự hào là nước phát minh ra cà phê, thì khó lòng mà văn hóa cà phê Mỹ có thể phá vỡ nổi thành trì bảo thủ này. Nếu thành công ở Pháp, sang năm tới 2005 Starbucks mới dám nghĩ tới đột nhập vào Italy nơi phát minh ra espresso coffee tuy có hơi sinh sau đẻ muộn đối với cà phê Pháp, vào thành phố Milan của Ý nơi cha đẻ của ý niệm pha chế cà phê Starbucks. Dù sao Starbucks vẫn là con rơi của văn hóa cà phê Italy trong ý nghĩ của dân Italy, liệu văn hóa cà phê Mỹ có phá vỡ nổi thành trì kiên cố cuối cùng này"
Lê Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,696,247
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến