Hôm nay,  

Tỵ Nạn Lắm Chuyện

06/02/200400:00:00(Xem: 172759)
Người viết: Hồ Phi
Bài số 464-1002-Vb2020204

Người viết: HỒPHI, 68 tuổi, cư dân Fountain Valley, Orange County, CA. Cựu giáo sư, cựu VGS. 12.4 D.A.O., Saigon. Thuyền nhân đến Mỹ tháng 10-1976. Cựu EW 2. DPSS., Los Angeles County. Ông là tác giả bài "Thình Lình Đui Mắt" một bài viết rất cẩn trọng, sâu sắc, đã được trao tặng giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, một truyện ngắn về đời sống người tị nạn tại Mỹ.
*

Sau tháng 4/1975, cha của Bút đi tù cải tạo không hẹn ngày về. Mẹ Bút tảo tần cho đàn em dại. Gia cảnh tả tơi, nhưng mẹ cũng ráng xoay sở mấy cây vàng cho Bút vượt biển với hy vọng đặt một đầu cầu thông ra ngoại quốc, may ra có giúp được gì, chứ không thì te tua cả đám. Chuyến đi đầy nguy hiểm, phải xuống thuyền trong đêm mưa bão bùng. Nhờ lúc như vậy mới khỏi bị bắt, vì công an biên phòng bận tránh mưa bão, bớt canh phòng. Người ta không sợ biển khơi với bảo to sóng cả bằng sợ công an và sự tăm tối bạo tàn của chế độ Cộng sản.
Lần đầu tiên ra đến biển, trên chiếc thuyền mong manh, quá sợ hãi chàng lâm râm cầu nguyện, nếu như ơn trên phù hộ cho sống sót, chàng sẽ lánh dữ làm lành, tu tỉnh và ăn chay trường để đề cao đức hiếu sinh của muôn loài động vật.
Rất may mắn, sau nhiều ngày lênh đênh, thuyền đã cập bến an toàn. Qua thời gian ở trại tỵ nạn, chàng chứng tỏ là một thanh niên có tư cách đáng mến. Chàng cũng làm quen với một vài gia đình thuyền nhân và giúp đỡ chỉ dạy cho con cái họ học hành trong lúc chờ đi định cư. Tám tháng sau, chàng được định cư ở Mỹ và có để địa chỉ nơi bảo trợ ở California để những gia đình này về sau có thể liên lạc.
Mùa hè 1981, sang đến Mỹ lúc đó chàng cũng vừa tròn 23 tuổi. Được các bạn bè Việt Nam hướng dẫn đến trường học thêm Anh văn và một năm sau đó chàng xin vào học ở City College, được chính phủ cấp cho basic grant và college work study nên có phương tiện tài chánh đủ thõa mãn chi phí học hành, ăn ở còn lai rai ít nhiều chàng gởi về cho mẹ để nuôi mấy em và tiếp tế cho cha trong trại cải tạo. Tiếp theo đà đó, hai năm sau được chuyển qua California State University và 2 năm tiếp sau đó, Bút đã tốt nghiệp bằng B.S. Electrical Engineering.
Chàng được một hãng điện tử ở San Jose mướn làm kỷ sư. Đồng lương cũng khá hậu hĩ. Hàng tháng gởi về cho cha mẹ bên nhà ba bốn trăm. Tiêu pha xe cộ, chi phí ăn ở, lúc nào cũng tương rau, không rượu bia, không cà phê thuốc điếu, không giao thiệp thù tiếp gì nhiều, hàng ngày đi làm tối về đọc sách, xem TV và ngủ nghê, lương còn dư được bao nhiêu chàng dùng mua stock của hãng chàng làm. Sau nhiều năm làm việc, thừa lúc stock lên mạnh, chàng bán cả và mua một căn nhà mới giá khoảng hơn nữa triệu dollars.
Nhân dịp hãng gởi đi công tác sang miền đông, chàng ghé thăm gia đình ông Thành là chỗ mà chàng đã quen biết từ lúc còn chờ đi định cư ở trại tỵ nạn bên đảo. Trong bữa cơm chiều tại nhà ông Thành. Trong lúc nói chuyện về mọi đề tài lang bang, ông Thành vui miệng hỏi:
- Sang đây cậu đã học hành giỏi, có công việc làm tốt đã lâu nhà cửa đã ổn định, năm nay cậu đã ngoài 30 tuổi rồi, sao cậu không lập gia đình" Bút đáp nữa đùa nữa thật:
- Cháu ăn chay trường và bận làm việc suốt năm ngày nào cũng bận rộn công việc của hãng có ai chịu ăn chay và lấy cháu đâu. Ông Thành hỏi tiếp:
- Vậy nếu như có người chịu ưng cậu thì cậu có chịu không" Bút sơ ý đáp đáp:
- Nếu có người ưng, thì cháu chịu chớ sao không"
Vì hình như đã có chủ ý trước, cô Lana con gái lớn ông Thành lúc ở đảo thì còn nhỏ bé, Bút xem cô như trẻ con và không hề để ý đến. Nay cô đã trổ mã cao lớn thành một thiếu nữ mặn mà dễ coi, cũng có mặt trong bữa cơm hôm ấy liền nói:
- Vậy tôi ưng anh, anh chịu không" Bút lở trớn đáp:
- Sao lại không" Lana nói
- Nếu anh chịu thì anh phải dàn xếp hôn thú trong vòng 2 ngày thôi, trong lúc anh còn ở đây chứ lâu hơn hai ngày mà không xong, tôi sẽ không ưng nữa, cũng như hãng Sears chỉ sale món hàng trong mấy ngày nhất định mà thôi. Vậy anh và tôi phải làm thủ tục hôn thú cho xong việc pháp lý, chúng ta sẽ trở qua California thong thả làm lễ và đãi đằng bà con hai họ sau.
Bị đưa đẩy đột ngột vào thế khó từ chối Bút cũng đành răm rắp nghe theo. Xong công việc của hãng cùng lúc thủ tục giấy tờ hôn thú hoàn tất, Bút dẫn Lana theo về nhà ở San Jose chung sống.
Mấy tháng sau đó thì cha mẹ và mấy em của Bút cũng đi HO qua định cư ở Los Angeles. Một đám cưới linh đình được làm lễ tại chùa và đãi tiệc một nhà hàng sang trọng ở Orange County với sự tham dự của bạn bè bà con hai họ sau.
Ban đầu Lana cũng chìu Bút cùng ăn chay và lo sắp đặt nhà cửa chu đáo. Nàng học thêm ngành thẩm mỹ: tóc, da, móng tay. Hơn năm sau thì nàng sinh được một bé trai và cũng từ đó nàng thôi không ăn chay nữa, mua thịt cá về ăn và thỉnh thoảng tổ chức tiệc tùng, nấu món này món nọ hoặc nướng BBQ rủ bạn bè đến vui chơi ăn uống. Món mặn càng sửa soạn thêm chu đáo, còn món chay của chàng càng chểnh mảng thêm. Ngày nào chàng cũng cơm rau với tương chao. Chàng làm việc giỏi và tận tụy nên hãng lại càng nhờ chàng làm overtime nhiều. Công việc ở sở càng nhiều trông chàng hao gầy thì công việc nhà chàng lại càng sơ sài xao nhãng, khiến nàng có vẻ bất bình nhưng chưa nói ra.
Nàng bảo chàng mua hẳn và trả dứt cả trăm ngàn dollars cho nàng đứng tên chủ một tiệm hair & nail sang trọng, có cả chục thợ làm việc. Tiền bạc vô dồi dào, nàng rất tự tin, đổi xe Mercedes trông rất sang trọng, người Mỹ lối xóm trông vào rất nể phục cặp vợ chồng Việt Nam.
Lana làm chủ ghi hẹn phân phối khách cho các thợ làm nhưng vẫn giữ một station ngay cửa vào để làm và tiện tiếp khách walk-in. sau lưng chỗ nàng làm có treo một bức hình cỡ 8x10 hình nàng và Bút chụp chung. Trong hình nàng make-up nên có vẻ mát mẻ tươi tắn hơn, trong khi chàng có hơi gầy để lộ vài nét nhăn nhó. Nhưng ở xứ này vì thì giờ nhân công đắt đỏ nên thợ chụp hình chụp sao thì in hình ra vậy, chứ không bỏ công retouch sửa chữa trên phim và ảnh để cho hình trông mịn màng, đẹp đẽ hơn.
Những Beauty Parlors hay các tiệm làm tóc hay móng tay của người Việt tại Mỹ có thể gọi là một hệ thống Cao Học Vạn Khoa Bình Dân Bổ Túc, cho các bà các cô Việt Nam, vì ở hệ thống này đã tập trung đủ mọi trình độ học vấn của các ông bà cô cậu Việt Nam. Từ những cô gia đình khá giả du học Mỹ từ trước 1975, có những cô có bằng master với vài bằng cấp kỹ sư tại Mỹ, có những cô lấy lính Mỹ từ lúc chiến tranh VN, có những cô cậu tốt nghiệp đại học văn khoa, khoa học, luật khoa, sư phạm ở Saigon lúc trước và đến tận những cô cậu lúc trước ở thôn quê vì chiến tranh chưa đi học hoặc chỉ vừa biết viết, biết đọc mà thôi. Sang đây họ thấy nghề làm tóc, móng tay, make up, nhổ lông mày kiếm ăn được. Nếu kiếm việc trong hãng xưởng hay làm ăn ngành nghề gì khác không xong thì già trẻ đều chen vào. Trình độ nào rồi cũng lấy được license hành nghề và chuyển đổi làm việc trong hàng vạn cửa tiệm khắp nước Mỹ. Từ những em nhỏ mới 18 tuổi đến những bà già 60 cũng đi xuyên bang, chuyển từ tiệm này sang tiệm khác.
Vì đủ mọi trình độ, đủ mọi thành phần xã hội và đủ nghề nghiệp quá khứ, những người thợ này vừa là bậc thầy vừa là học sinh trong mọi lãnh vực. Nhờ làm việc chung nhau trong một tiệm, những lúc vắng khách họ học hỏi, bổ túc cho nhau cả vạn thứ từ chuyện tốt đến chuyện xấu từ chuyện thăng tiến nghề nghiệp, gia chánh nấu ăn, trồng rau cho đến chuyện ăn chơi, phòng theo kiểu cọ, dài ngắn, đến việc bắt nạt chồng, thủ tục ly dị, tranh giành tài sản, cảm tình con cái…hầm bà lằng, cái chốn lắm chuyện mà, kể sao cho hết.


Vào làm tiệm hairs & nails một vài năm là các cô, các bà lột xác, chuyện gì cũng biết cũng khôn lanh hơn xưa nhiều. Quê mùa như cục đất giờ cũng biết phấn son, đanh đá. Nên người ta cũng có thể gọi đó là hệ thống cao học vạn khoa lắm chuyện sẽ không sai chút nào. Mấy bà, mấy cô vào làm nghề đó thì lột xác thấy ngay. Trong tiệm thì kèn cữa gấu ó tranh nhau, rửa chân bóp tay nịnh bợ khách hàng ráng tranh thêm từng đồng típ. Nếu cô hay bà nào không thua cờ bạc thì có thể sắm xe Mercedes, Lexus mới toanh trông sang ra phết.
Thường trong beauty parlor dầu người chủ tốt xấu thế nào, cũng có thể xảy ra sự bất bình lớn nhỏ đó chứ không thể khỏi. Trông thì đồng nhưng lại bất hòa.
Một hôm Lana vắng khách, mấy cô thợ ngồi xúm lại với nhau tán gẫu. Không hiểu vô tình hay có dụng ý nói xỏ nào đó, một cô hỏi Lana:
- Tấm hình chị chụp chung với ai mà treo đó" Lana đáp:
- Tấm hình này tôi chụp với ông xã tôi đó chứ ai, trông có đẹp không" Một cô thợ nói:
- Vậy mà lối giờ tôi cứ tưởng là chị chụp chung với ông bố chị chứ, ai ngờ đó là ông xã chị. Một cô phụ vào:
- Sao mà ông ấy già dữ vậy, chị đẹp quá mà ổng thì già xấu òm, đâu có xứng. Một cô khác thêm.
- Chị đẹp và sang như thế này mà lại có ông chồng già và quê dữ vậy, nói xin lỗi chị đừng buồn theo tôi mấy cha đó dù có bạc triệu, sức mấy mà đụng tới tơi. Một cô khác chen vào:
- Chị mà ưng ai chả được. Bỏ chả quách cho rồi.
Lana về suy nghĩ, thấy lời nói của mấy cô thợ nghe có lý, và thấy chàng Bút làm nhiều overtime mệt mõi, nằm xuống là ngủ khì bất tỉnh, lâu lắm mới có xuân thu nhị kỳ. Nhiều bữa chàng đi làm về trông bơ phờ, cơm nước xong chàng còn gỏ ghẹt vào computer mà lại không lo gõ ghẹt nàng. Nàng thêm bực bội và đâm ra ghét chàng. Mấy hôm sau nàng ta tiệm lúc thưa khách nàng hỏi cách thức từ một cô thợ cũng vừa mới ly dị xong. Cô này bày vẻ và giới thiệu cô ra luật sư nhờ làm thủ tục ly dị.
Hôm ra tòa xử, nàng không chịu giữ con vì nàng còn trẻ nếu giữ con thì làm sao nàng lấy chồng mới. Nhưng nàng lại đòi được quyền thăm viếng con bất cứ lúc nào và có quyền ở lại đêm với con khi nàng muốn.Ti"m beauty parlor, nàng đứng tên là riêng hẳn của nàng. Giá trị gia tăng của căn nhà (appreciation since wedding date so far) từ khi chàng lấy nàng được chia làm đôi. Nên chàng được giữ căn nhà và phải trả cho nàng khoảng $100,000 tiền mặt. Vật dụng tư trang trong nhà ai sắm thì của nấy.
Bút lâm vào cảnh gà trống nuôi con quá bận rộn, sáng dậy sớm lo chở con đi gởi rồi mới đến sở, chiều về phải đón con về cho ăn uống, tối phải dậy ru, cho bú thay tả rất là bận rộn. Cha mẹ vợ cũng đã dọn sang San Jose từ lâu, nên ngày lễ hay chủ nhật chàng cũng thường phải chở cha mẹ vợ đi chợ, đi chơi. Nay Bút còn phải tiếp tục như cũ, vì ông bà này cũng vẫn khéo léo an ủi chàng. Chàng vẫn còn thương vợ và gia đình vợ. Được cha mẹ vợ tâm sự dỗ dành, chàng vẫn còn hy vọng cô nàng hồi tâm quay trở lại. Nhưng đối với nàng, thì như con chim vừa mới sỗ lòng. Sẵn được chị em trong lò tóc tay lắm chuyện này, giảng dạy chỉ dẫn, nàng đi học nhảy đầm, bày đặt ra thêm chuyện ăn diện thêm. Nhưng sau một thời gian, ra chỗ vui chơi nàng thấy dân ăn chơi toàn là một đám tạp nhạp, đủ hạng sang hèn thượng vàng hạ cám, khó phân biệt, dễ lầm lẫn, khi nhìn qua bề ngoài thấy vậy mà không phải vậy. Rốt cục nàng thấy chán nản vì không có ai vừa ý để nàng có thể bước đi bước tiếp.
Nhờ lúc tiệm vắng khách, chị em tóc tay lại dụm nhau lắm chuyện giảng dạy và đôn nhau bên Việt Nam vui lắm, khiến nàng động lòng thương quê. Giao tiệm cho thợ, nàng đi vacation sang đó.
Bên đó nàng được chị em bà con đưa đến chơi ở các vũ trường. Đó là những nơi vui chơi của du khách, Việt kiều con các quan chức lớn nhỏ và những người có bà con thân nhân ở ngoại quốc gởi tiền về. Vũ trường và các tụ điểm ăn chơi hoạt động ba bốn xuất mỗi ngày, hay liên miên, bảy ngày một tuần. Các tay chơi bên đó khi thấy khách đến, nhìn nước da mặt thì biết ngay là Việt kiều hay khách trong nước. Nếu Việt kiều vào vũ trường đi không thành cặp, thì sẽ có những tay chơi khác phái đến tạo thành căp mời nhảy nhót ngay. Những tay chơi này vừa tài tử vừa chuyên nghiệp, vừa chơi mà lại vừa kiếm tiền để có tiền xài lai rai, sống chơi tiếp.
Tại vũ trường Lana được Dũng, một vũ nam tay chơi trẻ tuổi hơn con nhà có ăn vì có thân nhân ngoại quốc gởi tiền về tiếp tế, nên ăn chơi dài dài, chẳng học hành và cũng chẳng biết làm nghề ngỗng gì, nhưng lịch lãm và biết cách khai thác Việt kiều nhẹ dạ. Chơi nghề gì, sống nhờ nghề đó. Sau khi Dũng dìu nàng nhảy, đưa đẫy mấy bản lã lướt, nhẹ nhàng, dịu tay, khéo chân, nàng thích quá, chơi vơi trong tiếng kèn, nhịp trống, như đang lạc vào chốn thiên thai huyền ảo với ánh sáng muôn màu chớp tắt. Nàng nghĩ mình may mắn gặp được hoàng tử lý tưởng của lòng, dìu nàng sánh bước mộng mơ. Mê mệt say sưa, nàng bao Dũng du lịch Dalat, Nha Trang. Nàng thấy vô cùng thích thú với chàng tuổi trẻ sung sức và lão luyện tình trường. Lana đem chuyện làm ăn và tình trạng gia đình của mình ra cho Dũng biết. Nàng đề nghị kết hôn với Dũng để đem chàng sang Mỹ sinh sống với mình. Dũng nghe thích lắm, nhưng thấy nàng mê mệt mình và nghe bà con bên Mỹ gởi thư về nói bên này cũng phải lao động cực nhọc không ít nên nữa mừng nữa sợ vì lối giờ Dũng chỉ biết sống nhờ gia đình và kiếm chác trong chốn ăn chơi chứ chưa hề biết làm nghề gì hữu dụng thiệt sự. Nên Dũng phân vân không thể trả lời dứt khoát mà lại khôn khéo đưa ra điều kiện. Dũng nói:
- Em ở bên đó có chồng với bằng kỹ sư ở Mỹ, nghề nghiệp lương bổng tốt mà chán rồi em cũng bỏ, huống chi anh không biết tiếng Mỹ, không bằng cấp Mỹ, không nghề nghiệp Mỹ. Rủi qua bên đó một thời gian, em chán bỏ anh sẽ biết xoay xở làm sao"
Vì mê mệt Dũng nên nàng chịu điều kiện và đã viết rõ ai là khi đem Dũng qua nàng phải cung cấp cho chàng học lấy bằng cấp kỹ sư như người chồng cũ của nàng. Thế rồi nàng nhờ luật sư làm giấy tờ bảo lãnh cho Dũng qua Mỹ theo diện fianceé.
Dũng sang đến bên này được nàng làm mọi thủ tục giấy tờ, thuê người dạy để lấy bằng lái xe. Xong sắm cho Dũng một chiếc Lexus mới toanh và hàng ngày lái đi học ESL và ra quán cà phê lai rai nhìn ngắm. Chừng nào ra kỹ sư cũng không gấp. Dũng đã trở thành một Xuân tóc đỏ xứ Cờ Hoa.
Lúc chưa đem Dũng qua thì thỉnh thoảng nàng hay trở về nhà Bút thăm con, nhiều hôm nàng ở lại ngủ với con và lúc nào nàng cũng ngăn trở không cho Bút quen bất cứ đàn bà con gái nào, mới nghe phong thanh là nàng đã tìm cách phá đám. Tuy là đã ly dị nhưng nàng vẫn tới lui nhà Bút bất cứ lúc nào như khi chưa ly dị. Bút cũng chả than phiền hay nói năng một điều gì mà còn thấy đỡ buồn. Nay đã có Dũng sang nàng không còn về thăm con hay ở lại. Vì Dũng không cho nàng làm như thế.
Rồi cũng do sự lắm chuyện của thợ trong tiệm, một hôm Lana nẫy ra một ý mới. Nàng nhớ lại đến Thanh, người chị lớn tuổi, con người cô của nàng, nhan sắc quê mùa đã lỡ thì bên Việt Nam. Nàng đến gặp Bút và kiếm chuyện bắt bè và trách cứ sao nuôi con thế này thế kia, tuy rằng nàng không hề chịu đóng góp một dollar về child support nhưng Bút cũng không nói gì. Nàng cố tình gây gỗ để ép buộc Bút phải về Việt Nam làm thủ tục để đem Thanh qua ở với chàng theo diện hôn nhân và chăm sóc đứa con cho nàng. Nàng còn hăm dọa nếu không làm đúng như vậy nàng sẽ không đêå Bút lập lại gia đình với bất cứ ai khác. Thế là Bút phải riu ríu về Việt Nam và lo làm thủ tục theo sự chỉ định của nàng. Trước khi đi Bút cũng chưa hề biết trước mặt mũi hay hình ảnh Thanh như thế nào.
Anh em bà con Bút nghe biết sự việc như vậy, có kẻ nói nó ăn chay nay đã thành Bụt rồi. Có người nói, nó học hành giỏi và làm ăn khá giả mà sao lại quá đần rất khó hiểu. Còn cha mẹ Bút hiện ở Los Angeles chỉ có kêu trời mà than không thấu trời.

HỒ PHI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,300,908
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa