Hôm nay,  

Khôn Hay Dại

18/11/200300:00:00(Xem: 192601)
Người viết: LƯU NGUYỄN
Bài số 401-940-VB7151103

Tác giả Lưu Nguyễn tên thật Nguyen Thi Luu, 55 tuổi, cư trú tại Davia, CA, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt, kể chuyện bà đi học và tốt nghiệp ngành thẩm mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
*
Sau 2 Semesters tập sự (training) làm giảng viên ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College. Bằng giọng nói đong đầy "nước mắm" của tôi, không ít lần các học viên Mỹ, Mễ, Phi, Tàu, Thái, Lào, Miên &đã phải ngơ ngác. Nhìn nhừng nét mặt ngơ ngác của họ, tôi phải tự hiểu là mình không có đủ khả năng làm giảng viên cho ngành thẩm mỹ mang tầm cỡ " Quốc tế" như vậy được. Tôi đành giã từ trường lớp. Đi tìm việc làm.
Công việc đầu tiên tôi tìm được là "Hair Cut" trong 3 ngày cuối tuần: thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy cho một tiệm "Hair Cut Only" ở gần nhà. Để được nhận vào làm. Bà chủ tiệm đã thử tay nghề tôi qua 3 cái đầu. Tóc phải dài, ngắn. Cắt các kiểu khác nhau với: "Một ông, một bà và một trẻ em". Ba người khách hàng may mắn "được" thử tay nghề của tôi. Nhất định họ phải là những người đại diện cho 3 phái tính theo sự đòi hỏi của bà chủ. Thời gian tôi chăm sóc đầu tóc cho 3 vị khách hàng "đại biểu", tổng cộng hết chừng một tiếng đồng hồ thôi. Nhưng vì phải rình chờ "tóm" cho được đúng đối tượng. Tôi tiêu phí thêm mấy chục phút ngồi ngóng chờ tại tiệm nữa.Qua "tay nghề" của tôi. Bà chủ thu hoạch ngon lành 37 đồng (tóc bà 15, ông 12, trẻ em 10). Còn tôi chỉ (may mắn) được hưởng 6 đồng tiền "tip" của khách cho mà thôi. Bà chủ giải thích rằng: Tôi mới "làm thử" để cho bà đánh giá khả năng nghề nghiệp. Tôi chưa "làm thật" nên công lao động của tôi chưa được tính. Bà còn khẳng định đó là "cái ru" của tiệm bà. Nói xong bà đưa "Application for Employment", nói tôi điền vào ngay tại chỗ. Bà sẽ làm "hồ sơ" cho tôi "được phép" đi làm thật bắt đầu từ thứ Năm tuần này. Lương 9 đồng một giờ.
Về nhà, tôi thuật lại "cái ru" của bà chủ tiệm Việt Nam. Ông xã tôi cười và nói: "Em đã gặp một bà chủ đầy lòng nhân đức, "biết cách" thương thợ rồi đấy. Nếu không "nhân đức" bà ta đã bắt em nộp lại cho bà ta cả 6 đồng tiền típ rồi đó.
Ngày đầu tiên tôi đến làm. Bà chủ cho biết: bình nước để ở trong tiệm là dành cho khách. Tôi phải nhớ đem theo nước uống của mình. Bà còn cho biết thêm một "cái ru" nữa là: "Chỉ khi nào tôi đã sẵn sàng làm việc. Lúc đó tôi mới được bấm thẻ giờ đến. Còn giờ về, thì phải bấm ngay sau khi đã bỏ lược, tông đơ, dao, kéo xuống khỏi tay. Dứt khoát không được "câu giờ", chờ đến khi xách giỏ ra về mới bấm giờ như ở các hãng xưởng đâu nhé. Giờ nghỉ ăn trưa khỏi phải bấm. Cứ cộng số giờ trong ngày lại, rồi trừ ra một giờ nghỉ ăn trưa cho dễ nhớ".
Như vậy là trên nguyên tắc. Tôi được quyền nghỉ trọn vẹn một giờ để ăn trưa (dĩ nhiên là không có tiền lương).Nhưng ngay giờ nghỉ ăn trưa đầu tiên. Tôi đã biết là: mình sẽ chẳng bao giờ có đủ "can đảm" nghỉ trọn vẹn một giờ ăn trưa. Lý do là cứ năm, mười phút bà chủ lại vào thăm chừng xem tôi đã ăn xong chưa. Hoặc bà cho biết có khách "walk-ins" đang đợi.
Tôi cũng hơi bực mình vì giờ nghỉ ăn trưa, giờ "quyền lợi" của mình đang bị xâm phạm. Nhưng tôi lại nghĩ: mình là thợ mới. Cần phải biết chấp nhận một chút "thiệt thòi " để trau dồi "nghề" và "nghiệp". Mình có chịu thiệt thòi một chút cho bà chủ được vui, thì không khí làm việc mới "dễ thở". Thật vậy, khi thấy tôi vội vàng hoàn tất bữa ăn trưa, ra đón khách vào cắt tóc. Bà chủ đã hớn hở ra mặt. Còn tôi đành gượng cười làm vui khi phải "tự giác" lao động không công cho bà chủ thụ hưởng lợi nhuận.
Sáng sớm ngày thứ Tư. Không phải là ngày tôi đi làm theo như hợp đồng. Nhưng bà chủ gọi phone đến nhà cho biết: "Bữa nay tiệm bà "Discount 20% off" cho các vị cao niên. Tiệm đông khách lắm". Bà cần tôi ra tiệm làm thêm vài giờ để gặp gỡ làm quen với khách hàng"
Đã biết tánh bà hay lợi dụng thì giờ của thợ để thủ lợi. Tôi không muốn bị lợi dụng hoặc dại dột nhận thêm "cái ru" mới nào của bà nữa nên tôi hỏi: "Vậy hôm nay đi làm. Tôi có được tính giờ trả lương không"" Đúng như điều tôi dự đoán. Bà tỉnh queo trả lời: "Không. Hôm nay đâu có phải là ngày làm việc của chị. Em thương chị còn yếu tay nghề. Em tạo cơ hội cho chị ra tiệm em luyện thêm tay nghề đó mà." Tôi bèn trả lời bà rằng: " I don't need any more training. If your shop has free Hair cut for Seniors, then I will work for free". Nghe tôi nói vậy, bà vội chào tạm biệt và nhắc tôi ngày mai Thứ Năm nhớ đi làm.
Trước một ngày trả lương. Bà đưa cho tôi xem tờ giấy đã tính tổng cộng số giờ làm việc của tôi trong nửa tháng vừa qua. Tôi cộng lại, thấy thiếu mất nua giờ. Tôi nêu thắc mắc, thì bà nói: "Đã có một ngày, chị về sớm nủa giờ nên tôi trừ bớt." Suy nghĩ một lúc để nhớ lại. Tôi tìm thẻ bấm giờ để xem lại và chỉ cho bà thấy: có một ngày, tôi về sớm nửa giờ thật. Nhưng tôi cũng đã phải đến sớm nửa giờ làm cho khách hẹn theo yêu cầu của bà. Vậy bà không thể tính thiếu cho tôi nửa giờ ngày hôm đó được. Tôi phải "nhắc" kỹ như vậy, bà mới chịu cộng thêm nửa giờ nữa cho tôi. Nhưng coi bộ bà ấm ức lắm. Chắc bà nghĩ: thợ đến làm sớm là do bà "cho phép" được làm không công "
Sau một thời gian làm ở tiệm bà. Tôi cứ luôn gặp phải những chuyện bực mình hoặc phải cảnh giác liên tục nếu không muốn bị bà chủ lợi dụng hoặc ăn gian công sức lao động của mình. Trước một tháng, tôi báo cho bà biết: Tôi xin nghỉ việc. Bà hỏi lý do tại sao " Để tránh phải tranh cãi. Lời qua tiếng lại một cách vô ích. Tôi cho bà biết: tôi muốn tìm một "Beauty Salon Full Service" để làm. Tôi không thích suốt cả ngày chỉ có đứng cắt tóc, trong khi tôi có khả năng làm tất cả mọi việc trong ngành thẩm mỹ. Gồm chung cả: "Hair, Nail and Facial".
Khi biết chắc chắn không cầm giữ được tôi ở lại. Bà ca cẩm rằng: " Bà không có tay "nuôi" thợ. Bà trả lương cao. Tiền bạc sòng phẳng. Bà đối xử rất "tử tế". (""")Vậy mà thợ nào cũng chỉ đến làm có một thời gian ngắn là bỏ đi như tôi vậy đó.Tôi rất "tội nghiệp" cho bà. Tôi muốn nói cho bà biết: lý do thợ bỏ ra đi là vì họ không chấp nhận nổi những hành động quá chi li tính toán, rất "khôn vặt" của bà đã dành cho thợ hàng ngày. Tư cách gì mà bà dám nói "nuôi thợ" nhỉ " Bà trả lương thợ 9 đồng một giờ. Bà chỉ mướn thợ trong những ngày cuối tuần là thời điểm khách đã được dồn khách lại rất đông. Lợi nhuận trung bình bà thu vào sau khi đã trả lương thợ, không dưới 15 đồng một giờ. Ai "nuôi" ai mà bà dám kể công "nuôi thợ""


Để tỏ lòng quyến luyến và tử tế đối với tôi. Bà giới thiệu tôi với chủ tiệm Victoria, một người bạn rất thân của bà đang cần thợ "Full Service". Tên bà Victoria được gọi tắt là Vích.( Vích đây không hề có bà con họ hàng với rùa đâu nhé). Tôi đã định từ chối sự giới thiệu này. Nhưng tôi lại hy vọng bà Vích là người hiểu biết, bà sẽ không có những hành xử chi li tính toán một cách "khôn vặt" với thợ. Nên tôi nhận lời.
Làm ở tiệm bà Vích, tôi không nhận trả lương giờ mà thỏa thuận chia 6/4. Tôi nghĩ tính công như vậy lại hay. Ngày tiệm đông khách. Thợ phải vất vả làm nhiều, thì được hưởng lợi nhuận nhiều. Ngày tiệm vắng khách, lợi nhuận ít. Thợ được thoải mái ngồi đọc sách, xem ti vi hoặc xách xe chạy lăng quăng đâu đó để giết thì giờ.Không phải "bới việc" ra mà làm. Không phải nghe những lời bóng gió, những tiếng thở dài vu vơ của chủ nếu thợ lãnh lương giờ.
Tiệm của bà Vích rất khang trang, rộng rãi. Gồm có một phòng làm Facial. Bốn bàn làm tóc, bẩy bàn làm nail và ba ghế làm chân. Tiệm được điều hành bởi một tập thể gồm năm người trong gia đình: Bà mẹ, cậu con trai và 3 cô con gái có tiếng là đỏng đảnh, đanh đá, lắm điều nhiều lời. Ngay ngày đầu tiên tôi mới vào làm. Chị Hellen người thợ duy nhất trong tiệm ( tên Việt nam là Hết ) đã rỉ tai cho tôi biết để mà né tránh những "đụng chạm" không cần thiết với tam cô nương. Khi đuợc biết "tài danh" của tam cô nương như vậy, tôi cũng đã e ngại và thầm cầu mong cho mình được "bình yên vô sự" khi làm việc chung với một tập thể gồm cả gia đình làm "chủ" trong tiệm này.
Khi gặp tôi, bà Vích hỏi tôi có tên Mỹ là gì " Tôi trả lời bà rằng: tôi chưa bao giờ có một cái tên nào khác ngoài cái tên Việt Nam cha mẹ đã đặt cho. Nghe tôi nói vậy, bà Vích bèn giảng dậy rằng: Chị nè, ai làm nghề này cũng cần phải (""")có tên Mỹ gọi cho nó văn minh hiện đại. Gọi tên Việt nghe quê lắm. Như tôi tên Vân, tôi đổi tên là Victoria có nghĩa là "thắng lớn" đó nghe. Còn mấy đứa con tôi, thằng Tuấn lấy tên Tô- nì nè. Con Mai lấy tên Ma-rì nè. Con Thu lấy tên Ti-nà nè. Con Cúc lấy tên Ca-rồn nè.Chị Hết cũng có tên Mỹ là Hê Lèn nè. Chị "thấy" không, những cái tên Mỹ gọi lên nghe rất sang. Vậy tên chị bắt đầu bằng chữ e lờ, chị nên lấy tên là Linh-đà, cũng như chị Hết đã lấy tên là Hê-lèn vậy đó.Nghe bà phạng liền tù tì những tiếng "nè", những dấu huyền ở âm cuối. Tôi nghe muốn "nè nưỡi nuôn".Và bà Vích đã làm mặt giận khi thấy tôi lắc đầu, từ chối mang tên Linh-đà.
Vì tiệm đang cần thợ, nên bà Vích vẫn nhận tôi vào làm, mặc dù tôi đã phá luật lệ, không chịu thay tên cúng cơm để lấy tên Mỹ.Thời gian sau này, khi biết tôi theo đạo Thiên Chúa. Bà Vích lại xúi tôi lấy tên Thánh làm tên gọi để được thánh quan thầy phù hộ cho có nhiều khách hàng, cũng như để cho khách hàng dễ gọi được tên tôi. Nghe bà Vích xúi như vậy, tôi "ngây thơ" khen bà khôn hơn người ta, khôn quá cỡ thợ mộc. Bà đã biết lợi dụng cả các đấng Thánh để làm "Bi di nét". Nhưng tôi đã nói cho bà biết: "Bà thánh quan thầy của tôi không hề biết chăm sóc da mặt, cắt tóc, nhuộm tóc hoặc làm neo để mà phù hộ cho tôi trong lãnh vực này". Hơn nữa, nếu mình gọi được tên người Mỹ, thì người Mỹ họ cũng sẽ gọi được tên mình. Chẳng lẽ chỉ có người Việt mình ngon lành, còn "Mỹ" ngu và ngọng hết ráo trọi sao" Từ đó bà không nhắc đến việc tôi "phải" đổi tên Mỹ nữa.
Ông bà ta đã nói " Bách nhân bách tính". Vì thế năm mẹ con bà Vích, có năm cách điều hành thợ khác nhau. Mỗi người một cách. Nói chung, ai cũng "năm bờ oăn"cả. Chỉ có thợ (gồm chị Hết và tôi) là "năm bờ then" thôi. Có lẽ vì lý do đó mà tiệm của bà Vích thường trực chỉ có năm mẹ con nhà bà, vừa làm thợ kiêm làm chủ với nhau. Trong năm mẹ con bà Vích, một mình "Ca-rồn" (Cúc) có giấy phép hành nghề Cosmetology, còn bốn người kia chỉ có giấy phép làm Nail thôi. Nhưng Cúc đã "truyền nghề" làm Facial, Brow Wax, nhuộm, uốn cho cả nhà, để những lúc kẹt khách ai cũng có thể chạy ra nhận khách vào làm được. Việc làm bất hợp pháp này đã ngưng lại sau khi họ bị "State Board" phạt và cho biết sẽ rút giấy phép hành nghề nếu còn tái phạm thêm một lần nữa.
Được đồng làm chủ một beauty Salon. Tam cô nương luôn hãnh diện là mình "giầu và đẹp". Vòng vàng đeo đầy người. Đã cắt mắt, sửa mũi, lột da, nâng ngực, bóc mỡ đủ phép cả rồi. Tốn hết mấy chục ngàn cho một nương chứ bộ ít sao " Phải giàu mới có tiền đi sửa sắc đẹp, mà đã sửa rồi là phải đẹp ăn đứt người đẹp Chung vô Diệm chứ. "Giầu và đẹp" như vậy nên tam cô nương luôn than than, trách phận mình hẩm hiu. Lấy phải những "thằng chồng" chả ra gì.
Ngoài cái khoản :"giàu và đẹp" ra. Tam cô nương còn hãnh diện là mình "khôn" nhất trong thiên hạ. Thử hỏi đã có mấy ai trong nghề làm Nail biết ngồi mà tính cho chính xác một cuộn giấy vệ sinh có một ngàn tờ (Sheet)mua gía on-sell 33 xu. Mỗi lần đắp bột dùng 10 tờ vị chi là 33 xu dùng được 100 lần đắp bột. So ra rẻ hơn dùng nửa tờ giấy lau tay. Lại nữa, sau khi Eye Brow Wax cho khách. Thay vì vứt bỏ tờ giấy đã kê dưới đầu cho khách theo phép vệ sinh và theo luật của State Board đòi hỏi, thì tôi phải giữ lại đưa cho tam cô nương dùng để làm Nail.v.v&.
Dù đã hết sức cố gắng tránh né. Nhưng chỉ sau một tuần làm ở tiệm bà Vích tôi đã phải xin nghỉ việc sau khi mẹ con bà Vích đã lớn tiếng trách tôi xài phí phạm giấy. Lý do: tôi đã vứt bỏ 6 tờ giấy lau tay mà tôi đã dùng để trải cho khách nằm khi "Bikini Wax" vào thùng rác.( Đúng ra phải dùng giấy khổ rộng, trải cho khách nằm như trong các phòng khám bệnh, sau đó là vứt bỏ ) Trong vai trò đồng"chủ" tiệm, một cô nương "ra lệnh" cho tôi lấy 6 tờ giấy trong thùng rác ra để cho tiệm dùng đắp bột Nail cho khách. Tôi thấy ghê tởm quá và tôi đã từ chối mệnh lệnh đó. Thế là cô nương này, chạy vội lại thùng rác. Lôi những tờ giấy ấy ra, vuốt lại cho gọn để dùng làm Nail cho khách. Ngay cả đôi bao tay tôi vứt, cũng được cô nương nhặt ra luôn. Đôi bao tay này cô nương không nhắc tới, vì nó được mua bằng tiền của tôi. Chị Hết đã nói nhỏ với tôi rằng: "Bần tiện như vậy, biết đâu có ngày họ gom cả giấy lau tay, giấy chùi đít đem về giặt để xài lại."
Khi sự việc này xảy ra. Tôi ngỡ ngàng và tự hỏi: Tại sao những người "giầu và đẹp" như vậy, họ lại không biết ghê sợ khi khách hàng đã "cởi truồng" nằm trên những tờ giấy đó để làm " Bikini Wax". Hơn nữa, tiệm cũng đã thu được 45 đô-la cho dịch vụ này rồi. Cần gì phải bủn xỉn, bần tiện như vậy nữa chứ. Thôi thì, chủ đã "khôn" và hành xử như vậy rồi. Thợ đành chấp nhận "dại" bỏ việc mà chạy thôi.

LƯU NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,239,213
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến