Hôm nay,  

Bồng Bềnh Theo Vận Nước Nổi Trôi

10/11/200300:00:00(Xem: 151473)
Người viết: SAO NAM
Bài số 391-930-VB231103

Tác giả tên thật Trần Ngọc Bình, cựu sĩ quan QLVNCH. Nghề nghiệp tại Việt Nam: Dạy Anh ngữ trước 75 và sau khi đi cải tạo về. Định cư tại Mỹ theo diện HO 6, chuyển qua diện ODP., hiện cư trú tại Greenville, tiểu bang South Carolina và làm nghề Machine Operator. Sao Nam đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ rất chừng mực mà duyên dáng. Lần này, đặc biệt, là 2 bài viết mới cho thấy tấm lòng của ông, vừa với quê hương thứ hai -nơi ông định cư, vừa với quê nhà và những đồng đội cũ.
+
Khách nhàn du khi thực hiện một chuyến du lịch từ Little Saigon thủ đô của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ sẽ đáp máy bay thương mại loại lớn tới Atlanta, thủ đô của tiểu bang Georgia hay một thành phố nào đó, rồi phải đổi qua máy bay nhỏ hơn để tiếp tục cuộc không trình tới phi trường quốc tế Greenville Spartanburg thường viết tắt là GSP sở dĩ có tên này, có lẽ là do việc góp vốn của hai thành phố Greenville và Spartanburg hay là do sự việc phi trường này nằm trên ranh giới của hai thành phố này chăng. Dù tên được đặt thế nào đi chăng nữa thì du khách sẽ thấy một vùng trời bao la hùng vĩ phủ đầy màu xanh với đồi núi chập chùng, đôi khi lại hiện ra những khoảng đất đỏ do sự khai phá của con người, trong khi phi cơ đang hạ dần cao độ để đáp xuống phi trường.
Từ phi trường, khách dùng xe hơi đã thuê sẵn đi về đường số 14, tiếp tục chạy trên con đường này, khi gặp đường 29, khách rẽ phải, khi tới Gary Armstrong Road và Gap Creek là đường Hampton, tiếp tục chạy trên đường này cho tới khi gặp phải ngã tư Hampton Road và đường 358 hay là Holly Springs, khách rẽ phải, chùa Linh Quang Tự nằm cách ngã tư này lối 2 hay 3 ngôi nhà.
Người tỵ nạn Việt Nam ta, khi xa quê hương, ai ai cũng đều mang theo hình ảnh thân yêu nơi quê hương mình đã sống mà tiêu biểu có thể là ngôi đình, ngôi chùa hay gác chuông nhà thờ cao vút, trong tâm tư. Riêng đối với Phật tử, ngôi chùa không những là niềm tin nơi tôn giáo mà cũng còn là nơi biểu lộ những tình cảm nồng nàn mà ai ai khi đã đến chùa, cũng đều sẵn sàng dành cho người khách bằng những lời thăm hơi ân cần hay bằng những nụ cười tươi nở trên những khuôn mặt rạng rỡ.


Cũng "bồng bềnh theo vận nước nổi trôi" cùng với Phật tử của Ngài, Đức Phật trong tâm tư người Việt tỵ nạn ở Greenville, SC đã "bềnh bồng" được tôn kính, thờ phượng từ gia đình Phật tử này đến gia đình Phật tử khác mỗi khi có đại lễ Phật giáo. Người Việt ở đây không nhiều do đó các cơ sở thương mại cũng ít, nên việc đóng góp rất hạn chế chỉ đủ để cho Hội phật giáo Việt Nam tại Greenville "bồng bềnh" cùng các Phật tử tiếp tục duy trì để hội tiếp tục tồn tại. Phật tử nào cũng nói là phải có một ngôi chùa nhưng "tâm bất tòng tài" cứ như thế Phật tử và Ngài cứ tiếp tục "bềnh bồng" từ năm 1990 là năm có đợt HO đầu tiên, cho mãi đến năm 2002 do sự giúp đỡ tích cực, vô vị lợi của bác sĩ Diệp, Phật tử ở Grenville và các nơi lân cận mới có dịp tạo mãi được một ngôi nhà để sửa sang lại thành một ngôi chùa để "định cư" Ngài.
Chùa tuy nhỏ nhưng khi khách ghé chùa những gương mặt xa lạ trở nên thân quen, rộng vòng tay đón chào với nụ cười tươi nở trên môi cùng với những lời thăm hỏi ân cần. Nếu khách muốn dùng cơm chay ư, thì chùa sẽ rất hân hạnh được mời khách dùng bửa cơm chay tuy thanh đạm nhưng ngon tuyệt vời do bàn tay khéo léo của các bà các cô chế biến. Khách còn ngần ngại chăng, xin mời khách hãy dùng thử, trăm nghe không bằng một "ăn" mà! Bảo đảm là khách sẽ bớt được ít cholesterol tai hại và sẽ kéo dài thêm tuổi thọ được một chút để tu học.
Những ngày đại lễ, Phật tử từ các nơi xa như Colombia, Charlotte NC cũng kéo về đông đảo cộng thêm với số phật tử ở Greenville, SC khiến khách nếu đến chùa vào dịp này sẽ chen chân không lọt, nếu khách muốn vào chánh được để chiêm ngưỡng và để tỏ lòng tôn kính Ngài. Trong những dịp này, Phật tử còn được nghe thời thuyết pháp của các vị Hòa thượng, đại đức được thỉnh từ phương xa đến như Atlanta, Vieginia, Canada.
Sau khi thực hiện được "giấc mơ" là ngôi chùa, ước vọng tiếp của Phật tử là sẽ có đủ tài chánh để xây dựng nơi sinh hoạt cho các con em trong gia đình Phật tử và cũng là nơi để tiếp đón phật tử từ các nơi đổ về như đi tray hội mỗi khi có đại lễ.
Đang đứng trước Chùa Linh Quang Tự khách bỗng nhiên, nghe ai đó hỏi con có muốn "chơi bài" cùng ta không, khách ngạc nhiên vô cùng thì tiếng nói lại tiếp tục, bài của ta chỉ có một nút mà ta đã thắng được tham, sân, si cùng ma vương quỷ dữ và đắc đạo đó con à! Con không tin ư, hãy nhìn bức tượng ta giơ ngón tay chỉ lên trời một nút đó, không phải ta muốn nói "thiên thượng duy ngã độc tôn" đâu, mà ta đang "chơi bài" đấy, con nhớ nhé một nút thôi.
Đang ú ớ trước ý tưởng lạ lùng này thì có ai đó khẽ lay "Sir, sir will you please wake up, wake up". À thì ra khách đang ngủ mê trên phi cơ và cô chiêu đãi viên đánh thức khách vì phi cơ đang chuẩn bị hạ cánh.
SAO NAM TRẦN NGỌC BÌNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,165,447
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.