Hôm nay,  

Đi Tìm Mùa Thu Đông Bắc Hoa Kỳ

24/09/200300:00:00(Xem: 135228)
Người viết: TRẦN ĐỨC HỢP
Bài số 357-895-vb7200903

Tác giả Trần Đức Hợp hiện cư trú tại San Diego, kỹ sư công chánh, phục vụ tại Department of Transportation, District II, San Diego. Trong nhiệm vụ một kỹ sư công chánh, ông cũng từng làm tại Caltrans, District 12, Orange County, từng tham gia việc mở rộng xa lộ 5 tại Santa Ana, xây cầu Coronado, làm đườngh 40th/15, mở đường tại vùng núi Ramona, San Diego. Bài viết mới của ông lần này kể chuyện du lịch , như hình kèm theo cho thấy mùa thu ở Maine với lá vàng, lá đỏ xen lẫn.
+
1984
Sống mãi ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ nhiều năm nên tôi cũng muốn thay đổi không khí và thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên đặc biệt chỉ có rõ rệt ở vùng Đông Bắc nước Mỹ. Cứ nghe nói và nhìn cảnh chụp mùa thu mà lòng thấy nao nao và dịp may đã đến.
Nhân có người bạn đang làm việc tại bệnh viện Boston và cho biết "Mùa Thu lá vàng" sẽ rộn rịp khoảng đầu tháng Mười và sẽ biến mất thành "Mùa Thu lá rụng" chỉ sau đó vài tuần lễ. Từ tiếng hú đó nên có được bài viết này.
Doctor Cường và người bạn gái đã đón tôi tại phi trường Quốc tế Logan của thành phố Boston thuộc tiểu bang Massachusete lúc 8 giờ tối sau một cơn mưa tầm tã, ướt sũng cả đường phố vào một ngày đầu thu. Cường đã đãi tôi món hủ tiếu mì tại nhà hàng VN ở khu Dorchester nam Boston, có nơi có nhiều người Việt cư ngụ và buôn bán rất sầm uất. Trời rất tối và thành phố Boston cũng rất cũ kỹ, được xây dựng trên 200 năm nên tôi không nhận ra vẻ đẹp cổ kính của thành phố này lắm.
Cường, trước đây cũng sống và lớn lên ở San Diego, sau 5 năm làm Engineer cho một company điện ở Santa Barbara, đã đi học trở lại ngành Y khoa, ra trường và đang thực tập tại "Emergency unit" của Boston Hospital. Sau này tôi mới biết Cường cũng có cái thú yêu mến thiên nhiên và khiếu chụp hình về cảnh một cách nồng nhiệt. Có lẽ khi ở Santa Barbara, Cường đã có dịp đi thăm học viện nhiếp ảnh "Brooks" nổi tiếng nhất thế giới, nên chàng ta cũng có tâm hồn và ý chí mãnh liệt về nghệ thuật thứ bảy này.
Hai chúng tôi sáng hôm sau đi mướn xe vì sẽ phải lái đi và về cả ngàn dặm đường từ Boston lên vùng đất đặc biệt, có lá vàng của tiểu bang Maine. Ngày xưa VN ta có bản nhạc "lên non tìm động hoa vàng" ngày nay có hai chàng "Lưu-Nguyễn" chúng tôi "lên Maine tìm gặp lá vàng mưa bay". Khi ra khòi Boston đã thấy lác đác lá vàng, lá đỏ, lá xanh rải rác khắp nơi lòng mình cũng đã cảm thấy rung động và xao xuyến lắm.
Ở California có lẽ cả đời chỉ thấy đá và sa mạc, còn chuyện lá vàng và "mùa thu lá bay" như trong mộng, chắc khó kiếm vì cảnh quan và thời tiết hoàn toàn khác biệt. Chỉ có ở vùng Đông Bắc nước Mỹ, cứ đến mùa thu thì mưa thật nhiều và rất lạnh nên lá từ từ đổi màu, từ xanh đậm của diệp lục tốt, chuyển sang màu vàng tươi, cam, đỏ rực và cuối cùng chuyển ra màu vàng nâu đậm và sau đó lá sẽ rụng.
Khung cảnh thiên nhiên với nhiều triệu triệu lá cây hòa hợp và đan quyện vào nhau tạo thành những bức tranh tuyệt đẹp của tạo hóa thiên nhiên mà không nơi nào trên thế giới có được. Trước khi khởi hành, cả hai chúng tôi đều vào thư viện dùng Internet để nghiên cứu và chọn lựa địa điểm sẽ tới. Với những lời khuyên quý báu của những nhiếp ảnh gia đi trước và đã sống nhiều năm tại vùng Đông Bắc này, chúng tôi đã lựa chọn khu "Baxter State Park" làm nơi để dụng võ (Baxter là tên của một vị cựu thống đốc của tiểu bang Maine đã quá cố và được nhiều sự thương mến của dân chúng địa phương).
Trong suốt 7 tiếng lái xe từ Boston lên hướng Quebec của Canada, trời đã mưa tầm tã và dai dẳng, càng đi lên phía Bắc, xe cộ càng thưa thớt và thật vắng vẻ. Hai chúng tôi đã kể những câu chuyện vui cho nhau nghe để thời gian đỡ bớt trống vắng. Người ta thường đi tìm thú vui nơi chốn phồn hoa, đô thị, nơi dân cư đông đúc, còn hai chúng tôi thì đi tìm cái yên tĩnh, cô đơn của thiên nhiên của núi rừng.
Thành phố nhỏ nơi mà chúng tôi đã hỏi để thuê phòng từ San Diego thì èo uột, loe hoe vài con phố cũ, nhà cửa thì rải rác, đường phố thì thưa thớt và rất ít du khách từ phương xa đến. Tìm mãi mới thấy cái Hotel lớn nhất địa phương ở trong "Hóc Bà Tó" và đã được đổi tên. Trong bữa ăn tối, được biết vào thăm State Park phải trả 10 đô mỗi xe và chúng tôi đã đi dò đường và được kiểm lâm cho biết khu rừng đặc biệt chỉ cho 50 xe vào mà thôi, nếu đến trễ xe thứ 51 thì mời hôm sau trở lại và nhớ dậy sớm hơn "First come, first serve" không có ngoại lệ nào cả.


Và ngày hôm sau thức dậy thật sớm, cả hai đều cầu nguyện mong cho trời tạnh mưa và có nắng lên vì chụp hình mà trời không nắng kể như "đen như mõm chó". Đúng là ông Trời đã không phụ hai kẻ có lòng, vừa bước ra khỏi cửa khách sạn chúng tôi đã thấy he hé ánh sáng cuối chân trời và chúng tôi đã phấn khởi và reo mừng trong bụng. Lái xe thêm 18 dặm để đến cửa trạm kiểm lâm của khu Baxter State Park và được biết nhiều người đã đến trước chúng tôi, tuy chỉ mới hơn 6:30 sáng, có lẽ chúng tôi là những người sau cùng của con số 50 giới hạn này. Vùng được chọn là những cụm rừng, với những màu lá vàng, đỏ, cam, xanh tím xen kẽ với bờ hồ nước trong veo tĩnh mịch. Chúng tôi may mắn khi gặp một con thú hoang "Moose" một loại nai to với 2 chiếc sừng to bản đang nhẹ nhàng và thong thả bơi từ bờ hồ bên này qua bên đối diện để tìm những loại thực phẩm ưa thích là loại cỏ non mọc dưới nước. Thật ngạc nhiên, chúng tôi đã gặp nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Hoa Kỳ đã có mặt đóng đô tại đây từ nhiều tiếng trước khi chúng tôi tới, với dụng cụ và máy móc tối tân 'top of the line" và đã chiếm trước những vị trí ngon lành nhất. Té ra chúng tôi đã lựa chọn "đúng ổ" của những tay thứ thiệt, nhà nghề trong việc săn ảnh. Họ cũng đi săn những giây phút đẹp nhất của tạo hóa thiên nhiên. Vì ở cao độ trên 5000 feet cách mặt biển, nên lúc nào cũng có mây mù che phủ và ánh nắng khi ẩn khi hiện chỉ trong vòng một vài phút nên chúng tôi phải rất kiên nhẫn và chờ cho đúng lúc và bấm máy. Với chủ ý "Không đẹp là không chụp" phó nhòm kiêm Doctor Cường đúng là "type người khắc khổ khó tính nhưng đầy đam mê nhiếp ảnh".
Tôi cũng rất là nghiêm khắc với bản thân, nhưng nhìn người bạn đồng hành này, tôi xin bái phục anh chàng Doctor Cường với tay dao, tay kéo trong nhà thương, nhưng bấm hình thì không chê vào đâu được.
Ai cũng có cái thú đam mê, nhưng mê nghệ thuật thứ bảy này thì khó có người đạt được tiêu chuẩn này trên thế giới. Xem hình đẹp thì quá dễ, nhưng tạo và chụp được tấm hình tuyệt đẹp và chia xẻ với bạn bè mới là cái khó và đầy thích thú. Chúng tôi rất vui vì có cùng một cảm xúc như nhau về cái đẹp của thiên nhiên và mùa "Fall Foliage" của miền Đông bắc nước Mỹ. Một trở ngại nhỏ, nhưng đúng là đại họa cho tôi: máy hình của tôi không hoạt động được, đi thay battery mới cũng không chụp được. Té ra thời tiết giá lạnh nên pin bị tắc mạch. Cường đã chụp cho tôi vài tấm bằng máy Medium format 5 inch để khi về San Diego có được vài tấm hình kỷ niệm cho đỡ buồn. Một vài tấm đã được Cường rửa lớn cỡ 11x16 inch treo ở "Starbuck Coffee" ở Boston và đã được dân ưa nghệ thuật mua 300 đô mỗi tấm. Đó cũng là "Extra income" để bù trừ những tốn kém chi phí cho dụng cụ và chuyến du hành đầy gian nan và vất vả này.
Thành phố Boston nổi tiếng khắp thế giới về những trường Đại học danh tiếng như Harvard, M.I.T, Tuft, U-Mass, Boston Collegeànên dân Boston trình độ thưởng thức nghệ thuật rất là cao và biết kính trọng những cái đẹp. Chữ ký dưới bức hình là một người Việt Nam mà người mua là dân trí thức có trình độ thì cũng phải hãnh diện cho phe Việt Nam ta phải không các bạn.
Dọc chuyến "field trip" này, rất nhiều nhiếp ảnh nhà nghề đã ngạc nhiên tò mò hỏi thăm chúng tôi có phải là người Nhật Bản không" Vì trong đầu họ chỉ có dân tộc Nhật mới ưa chuộng thiên nhiên và nghệ thuật. Chúng tôi đã làm cho họ thay đổi quan niệm và sự suy nghĩ về người Việt ta. Té ra sau nhiều năm chiến tranh, những thế hệ trẻ mới lớn ở Mỹ và được may mắn sống trong tự do, được học hành, đã cống hiến cho đất nước và quê hương thứ hai này nhiều tài năng cả về khoa học lẫn nghệ thuật.
Lời kết: Dr Cường và người bạn gái đã rời Bostondể di chuyển về North Caroline và làm việc trong một bệnh viện của US Army trong sư đoàn 82nd nhảy dù. Chính phủ Hoa Kỳ đã tạo cơ hội, trả tất cả chi phí tiền học lẫn lương bổng, trợ cấp đắt đỏ ở Boston cho Cường, một người VN tỵ nạn nay đã trở thành một Bác sĩ quân y với đầy đủ ý chí, khả năng và nhiệt huyết phục vụ cho đất nước mà chúng ta gọi là quê hương mới này. Xin cám ơn Cường, người bạn đã tiếp đón, tạo điều kiện và chia xẻ những cảm xúc tuyệt diệu trong chuyến du hành đầy lý thú này.

TRẦN ĐỨC HỢP

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,207,276
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.