Hôm nay,  

Việt Kiều Về Quê

06/09/200300:00:00(Xem: 228162)
Người viết: DUY NHÂN
Bài số 343-882-vb2010803

Tác giả trước đây là một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Sau 1975, đi tù cải tạo đền năm 1983. Sau đó, vượt biên đến Thái Lan, định cư tại Mỹ. Hiện cư trú tại tiểu bang Maryland, làm assembler. Sau đây là một ký sư đặc biệt của ông.
*

Mặc dầu không ưa Cộng sản, ông vẫn thương mảnh đất khốn khổ cong cong hình chữ S ,vẫn nhớ nhà cửa, đường phố Sàigòn nơi ông lớn lên,đi học và trưởng thành.
Ở Mỹ, ông và vợ con vẫn sống bình thường như mọI người, nghĩa là làm việc thì vất vả nhưng đờI sống vật chất thoải mái, tinh thần thảnh thơi, chẳng phải lo bất cứ điều gì. Điều ông hài lòng nhất là đựơc tự do tư tưởng, viết lách, tự do nói lên điều mình suy nghĩ, dầu đúng hay sai. Có điều ông chưa thấy đựơc một điều gì đó thiêng liêng có thể gắn bó cuộc đời ông với đất nứơc giầu có nầy. Lòng ông nhớ giòng sông, lũy tre, bụi chuối, mái tranh nghèo ở làng quê, nơi ông sinh ra. Ông nhớ mồ mả ông bà, cha mẹ, nhớ những người anh em còn ở lại, kể cả con chó Lucky mà ông đã bỏ nó ra đi sáu năm về trứơc.
Trong khi đó, ông nghe nhiều người nói ở Việt Nam bây gìơ thay đổi nhiều lắm. Những người vựơt biên như ông không còn bị xem là phản quốc, là cặn bã xã hội, là tay sai đế quốc Mỹ nữa mà đựơc gọi bằng những danh từ hoa mỹ là khúc ruột ngàn dặm. Mặc dù không thể ưa và cũng chẳng thể tin chế độ do những người Cộng Sản cầm quyền, ông cũng nghĩ, thế cũng hay nếu đó là sự thật. Ta sẽ về một chuyến cho biết, khi có dịp.

1. saìgòn, ngày trở lại
Cơ hội đến khi ông bị lay off. Chuyến bay số 36 Q của hàng không Đại Hàn đưa ông về đến phi trường Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ 45 phút ngày 06tháng 10 năm 2002. Người ta thấy quyết định của ông có vẻ vội vàng, nhưng thực ra, ông đã chờ đợI ngày nầy từ lâu.
Quà ông mang về đựng trong 2 vali lớn không hết. Ông phải bỏ vào vali nhỏ xách tay và thêm một túi đeo lưng nữa.
Thời gian trên phi cơ ông không ngủ đựơc. Hai con mắt thì cay cay và mở thao tháo. Hết xem TV ông lại đọc sách, lại tới giờ ăn. Có lúc nhìn ra cửa sổ máy bay ông thấy trờI tối đen nhưng chỉ một lúc sau thì sáng lại. Đến khi nghe tiếng người tiếp viên phi hành báo phội cơ bắt đầu vào không phận Việt Nam thì ông thấy bồi hồi, xúc động.
Hình ảnh Tổ quốc không gian cứ hiện ra rõ dần. Trời xanh, mây trắng, rồi thì rừng núi chập chùng. Những giòng sông ngoằn ngoèo, uốn khúc như rắn lượn. Đường đất thì quanh co chứ không thẳng tấp như ở Mỹ. Ông thấy làng quê, lũy tre sao mà mộc mạc quá. Khi phi cơ vào khu vực thành phố thì nhà cửa hiện ra đầy góc cạnh, cái thấp, cái cao như muốn so kè, tranh đua nhau như tinh thần của lớp tư bản đỏ mới hình thành ở thành phố từ sau 1975.
-Xin qúy vị cài dây an tòan. Phi cơ đang hạ độ cao và sắp đáp xuống phi trường Tân sơn Nhất. Bây giờ bên ngòai là 34 độ. Kính chúc qúy vị một chuyến du lịch an toàn, vui vẻ và hạnh phúc.
Lời của người nữ tiếp viên phội hành sao mà êm ái, ngọt ngào quá Nếu nó là sự thật thì rất tuyệt vờI.
Tuần tự theo dòng người rờI khỏi phi cơ, ông xếp hàng ở khu vực chờ nhận cái mẫu giấy màu vàng khai quan thuế. Sau lưng ông là hai thanh niên mặc đồng phục, bảng tên có ghi rõ Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Khi ông quay lại thì một trong hai thanh niên nầy nói giọng Bắc nhỏ vào tai vừa đủ để ông nghe:
-Bác đi một mình, để chúng cháu giúp chuyển hành lý cho.
-Cám ơn. Tôi chỉ có một xách tay và một túi đeo lưng rất gọn, đâu cần phải giúp.
Khi ông làm xong thủ tục và ra khỏi khu vực khai quan thuế thì vẫn hai thanh niên khi nãy bám theo, nói với giọng van nài mà cộc lốc:
-Xin ông cho chúng tôi một ít tiền, bao nhiêu cũng đựơc. Anh em chúng tôi phục vụ đồng bào ở đây đói lắm. Lương nhà nước không đủ sống.
TrờI đất! Sao lại xin tiền giống ăn mày vậy" Ông kêu lên thảng thốt trong lòng. Bọn nầy sao giống ăn mày qúa, mà lại còn nói đựơc những danh từ phục vụ đồng bào, lại còn đứng ra tố cáo cái nhà nứơc mà mình phục vụ nữa. Thiệt là hết chỗ nói. Ông cố nén giận:
-Nghe mấy chú nói, tôi rất cảm thông. Nhưng tiếc là tôi không dự kiếán trước để giải quyết những tình huống như thế nầy.
Chỉ nói thế rồi ông bước nhanh đến chỗ nhận hành lý. Hai tên vẫn không thất vọng. Ông đi tới đâu, chúng bám theo tớI đó. Khi đến chỗ băng chuyền, ông nhận ra ngay chiếc vali của ông nhờ trên tay xách có cái nơ màu xanh đậm mà vợ ông đã cẩn thận buộc vào làm dấu riêng. Ông xách vali để vào một góc rồi đứng chờ chiếc thứ hai. Khi thấy nó xuất hiện trên băng chuyền, ông yên chí và đi tìm lấy chiếc xe đẩy. Khi ông trở lại thì chiếc vali trên băng chuyền đã biến mất. Ông đưa mắt nhìn quanh. Một tên 'ăn mày' nói với ông, để cháu tìm cho. Ông chữ kịp trả lơi thì nó chạy đi, 5 phút sau trở lại với chiếc vali có chộiếc nơ màu xanh và nói:
-Có lẽ ai đó đã cầm nhầm và để ở góc phòng xa tít đàng kia.
Tới lúc nầy ông mới biết bọn chúng không phải là ăn mày, ăn xin như ông nghĩ mà là những kẻ làm tiền một cách trắng trợn và có tổ chức. Ông móc túi đưa cho nó 5 đô. Nó cầm tiền mà không chịu trả chiếc vali cho ông, còn nói:
-Chẳng lẽ chiếc vali của bác chỉ đáng gía 5 đồng thôi sao"
Ông rất bực mình nhưng không muốn mất thì giờ đôi co vớI kẻ bất lương, bèn đưa 5 đô nữa. Nó nhận tiền rồi bỏ đi một nứơc, không nói một lời.
Ông uể oải chất hành lý lên xe rồi đẩy tớI chỗ check out một lần nữa, trước khi ra ngoài. Những người đi đón ông đã đứng chờ sẳn tự bao giờ. Ông rất ngạc nhiên khi nhìn thấy các em ông, ai cũng bơ phờ, hốc hác, đen và ốm đi rất nhiều. Thời gian vốn khắc nghiệt, nhưng ngày tháng ở Việt Nam còn khắc nghiệt hơn. Ông ngẩm nghĩ mà rơm rớm nước mắt.
Thành phố Sàigòn nơi ông ra đi, giờ trở lại thấy có nhiều thay đổ. Nhưng tất cả chỉ là bề ngoài. Khách sạn, nhà hàng, vũ trường, siêu thị đựơc đầu tư xây cất lớn chỉ là nơi lui tới của khách du lịch nước ngoài hoặc một thỉểu số thương gia giàu có, dân áp phe, buôn lậu hoặc đám cán bộ nhà nước có chức, có quyền, có điều kiện tham ô. Còn đa số người thành phố đầu tắt mặt tối, lam lũ suốt ngày vẫn không đủ ăn.
Nơi ông trú ngụ là nhà của người em ruột thứ năm, làm phụ tá Giám đốc một xí nghiệp, vợ làm cô giáo dạy học hơn hai chục năm nay, vậy mà nhà cưả xuống cấp vẫn không tìm đâu ra tiền sửa chữa. Vì nền nhà quá thấp nên khi trời mưa, nước ngoài đường cứ tuôn vào như thác đổ. Mỗi khi nước lớn, từ dưới nền nhà dâng lên cùng với mọI thứ dơ bẩn ở cống rảnh, cầu tiêu! Vì không thể sử dụng washroom ở nhà nên mỗi sáng khi đi tập thể dục ở công viên Tao Đàn, ông phải sử dụng washroom công cộng và phải trả hai ngàn đồng bác Hồ.
Nhiều lần ông muốn vào khách sạn ở cho thoải mái, nhưng nghĩ lại phần sợ em buồn, phần cũng muốn hòa mình với bà con lối xóm mà trước đây ông đã sống cùng vớI họ cả chục năm trời. Vẫn cô Bé bán bánh canh, chị Năm tàu hủ, Bà Ba cơm tấm, chú Sáu bán bánh mì. Sáu năm trước họ ngồi ở đâu thì bây giờ vẫn ngồi đó, bên lề đường, bán cho ông đi qua, bà đi lại. Ông thắc mắc, tại sao cực khổ như vậy mà họ không đổI nghề. Thật ra, cũng khó, biết đổi nghề gì bây giờ. Nhiều học sinh tốt nghiệp đại học ra trường vẫn không có việc làm, huống hồ gì họ. Mấy anh em đạp xích lô than phäiền ế ẩm vì bị cấm đường đầu nầy đầu nọ, vậy mà đâu dám buông chiếc xích lô ra. Họ nói, không có nó là cả nhà chết đói chứ không phải giởn đâu. Nghe họ nói, ông liên tưởng đến Năm Cam, mỗi lần hối lộ cán bộ nhà nước thì phải bạc tỷ trở lên!
Chị vợ chú Năm sống một mình nên ở chung nhà. Trước đây làm giáo viên dạy cấp hai, nay bán vé số cũng không đủ sống, lại phải bán thêm xăng dầu, thuốc lá lẻ. Suốt ngày xoay qua xoay lại, chạy tớI chạy lui như con lật đật. Vừa mớI bưng chén cơm chưa kịp và thì có tiếng kêu: 'Cô Bé ơi! bán cho điếu thuốc. ' Xong, trở vô vừa mới ngồi xuống thì:'Cô Bé ơi! bán cho tờ vé số'. Ăn chữ xong chén cơm thì: 'Cô Bé ơi! đổ cho lít xăng'. Ông để ý trong bữa ăn cô Bé phải chạy ít ra cũng năm sáu lần.
Những ngày đầu mớI về, ông đâu ngủ đựơc. Phần vì thay đổi giờ giấc, phần khác vì thành phố thì nóng, ồn ào và náo nhiệt quá. Có hôm, mới 4 giờ sáng ông đã nghe tiếng kêu la bài hãi, tiếng chân ngừơi chạy thình thịch ngoài đừơng vì những ngừơi đi buôn bán sớm bị bọn lưu manh chận đường, trấn lột đồng hồ, dây chuyền, túi xách... Những cảnh cướp bóc, giựt dọc ngày trước như thế nào thì bây giờ vẫn diễn ra y chang như vậy, nhiều khội còn táo tợn hơn. Ngày trước, mỗi nhà đều có thùng rác có nắp đậy, tới giờ mới đem ra cho xe rác đến đổ. Bây giờ thì người ta tự động đem rác ra đổ ở đầu các con hẻm, đống thấp, đống cao như những quả núi nhân tạo giữa lòng thành phố.
Sàigòn dưới mắt nhìn của ông sau nhiều năm xa cách là thế. Sàigòn sa hoa, Sàgòn lầm than, sàigòn ăn mày, sàigòn trấn lột, sàigòn ồn ào, bụi bặm và rác rưởi. Giờ đây, khi có khoảng cách để nhìn lại, khi có thời gian để nghiền ngẩm ông mới hiểu tại sao người ta cứ tìm đến nước Mỹ và nhận nơi nầy làm quê hương. Còn ông thì đã bắt đầu thấy nhớ nước Mỹ rồi.

2. Trưởng công an phường
Chú Năm dắt ông đến công an phường đăng ký tạm trú. Hai anh em trò chuyện:
-Nhớ đem theo gói ba số (555).
-Chi vậy"
-Để khi cần thì dùng.
-Khi nào thì cần"
-Khi bị làm khó dễ.
-Sao lại làm khó dễ"
-Đó là 'nghề của chàng '.
Hai người đến trụ sở. Gã trưởng công an khoảng 40 tuổI, mang cấp bậc đại úy đang ngồi trên ghế sau cái bàn lớn đặt giữa phòng. Trứơc bàn kê hai cái ghế đối diện nhau. Trên tường, đối diện vớI bàn công an có hai khẩu hiệu kẻ bằng sơn đỏ như màu máu: “Không có gì qúy hơn Đc lập, Tự do” và, “Yêu nước là yêu Chủ nghĩa Xã hội.”
Chú Năm giới thiệu ông là anh ruột, từ Mỹ mới về, đến đăng ký tạm trú. Tên công an vẫn không mời hai ngừơi ngồi, để ông đứng mỏi cả chân. Nó hỏi ông về hồi nào. Ông nói về hôm qua. Nó laị hỏi, sao hôm qua không đến trình diện" Chú Năm nói hôm qua chúng tôi có đến nhưng không thấy ai cả. Như nhớ ra điều gì, nó nói ,. à.. há. Chú Năm tự động ngồi xuống ghế. Ông bắt chứơc ngồi theo. Bây giờ thì tên công an hất hàm hỏi:
-Ông có giấy tờ gì thì đưa đây.
-Chú cần gì cứ nói, tôi sẽ đưA.
-Visa, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, tờ khai hải quan v.. v.. .
-Visa đây. Còn hộ chiếu tôi không có.
-Ai cũng có hết, sao ông lại không" Cuốn sổ bìa xanh đặm, có nhiều trang đó.
-A! Cái đó chúng tôi gọi là passport. Chỉ những ngừơi vào quốc tịch rồi mới có. Tôi thì có green card, gọi là thẻ xanh. Vừa nói, ông vừa trao thẻ cho tên công an phường. Hắn lật qua, lật lại, hai ba lần, không biết có hiểu tiếng Anh ghi trên thẻ không, mà nói:
-Ông đữ chứng minh nhân dân tôi xem.
-Có phải chú em muốn nói cái giấy căn cứơc, cái ai đi ca ( I D card ) không"
-Căn cứơc là danh từ của ngụy, còn ai đi, ai ở là danh từ đế quốc, ai mà không biết.
-Cáí nầy tôi không có. Tôi chỉ có bằng lái xe thôi.
-Ông giỡn mặt vớI tôi có phải không" Bao nhiêu người ở nước ngoài về đều có, mà ông lại bảo là không. Cái gì ông cũng không có hết, thế là làm sao"
Không để cho ông trả lờI, hắn lại hỏi:
-Vậy thì ông xin tạm trú bao lâu"
-Tôi vẫn chưa quyết định. Chú em gội cho ngày trình diện. Khi nào về, tôi sẽ báo.
-Vấn đề nầy thì hơi khó. Ở đây, chúng tôi quản lý tạm vắng, tạm trú, phải chặt chẻ, rõ ràng chứ không đựơc tùy tiện. Nếu xin tạm vắng thì vắng mấy tháng, mấy ngày, mấy giờ, tạm trú cũng vậy. Đâu có phải muốn đến lúc nào thì đến, muốn đi lúc nào thì đi. Như vậy đâu còn là quản lý nữa. Nhà nước lập ra để làm gì" Ông có bao giờ nghe cái khẩu hiệu, cái khẩu hiệu..
Ông nhăn mặt. Lại khẩu hộiệu! Đúng là bọn nầy sống bằng khẩu hiệu.
-Cái khẩu hiệu Đảng lảnh đạo, Nhà nứơc quản lý, Nhân dân làm chủ đó, ông có biết không" Đó là cơ chế. Mà cơ chế thì.. thì.. . thôi, ông cho tôi xem vé máy bay đi.
Sau khi xem xong, hắn nói:
-Tôi nghi ngờ có sai đâu. Ngày đi thì có, còn ngày về thì không. Mà còn ghi âu bần. Âu bần là mở, mở cái gì, ở đâu"
Thằng nầy ghê quá. Ông suy nghĩ, vừa giận, vừa thấy tức cười. Có lẽ ông cần phải ra ngoài để cười cho đã. Ông vừa đứng lên thì tên công an nói:
Trường hợp của ông, chúng tôi phải giữ giấy tờ để trình thựơng cấp.
Ông phản ứng:
-Tôi về Việt Nam để thăm bà con và du lịch, đựơc toà đại sứ Việt Nam ở Hoa kỳ chấp thuận bằng visa rõ ràng. Chẳng lẽ chú nghi ngờ luôn cả toà đại sứ Việt Nam nữõ à! Nếu chú giữ giấy tờ thì làm sao tôi đi lại chỗ nầy, chỗ kia. Tôi đề nghị chú trao giấy tờ lại cho tôi. Còn việc báo cáo cấp trên, nếu như nằm trong quyền hạn của chú, thì chú cứ làm, tôi không thắc mắc.
Chú Năm từ đầu chỉ ngồi im lặng, giờ thấy không khí căng thẳng thì lo quá. Chú lấy chân khều khều vào chân ông. Ông hiểu ý, lấy gói ba số đặt trên bàn. Để trấn tĩnh mình, ông từ từ hít vào thật sâu và thở ra nhè nhẹ. Ông làm ba lần như vậy, rồi nói, giọng trầm và chậm:
-Những gì chú thắc mắc về cơ bản mà nói thì đúng. Nhưng chú chưa nghe tôi giải thích..
-Ông nói thử tôi nghe.
Vừa nói, tên công an vừa lấy gói ba số bỏ vaò túi. Vậy là cá đã cắn câu.
--Về vấn đề ID card., mà ta quen gọI là chứng minh nhân dân, không phải do chánh quyền cấp mà do chỗ thi bằng lái xe cấp. Ai muốn đựơc cấp thì đóng 10 đồng. Thật ra ID card không có gía trị như bằng lái xe. Thường người ta hỏi bằng lái mà không hỏi ID card. Nếu ai không lái xe, cũng không cần bằng lái làm gì. Ở Mỹ không ai hỏi giấy tờ gì cuả mình cả nếu mình không phạm luật. Cũng không có hộ khẩu, tạm vắng, tạm trú gì cả...
-Không có hộ khẩu mà quản lý đựơc. Tôi chưa nghe ai nói thế bao giờ.
Ông giải thích:
-Mỗi người dân sống hợp pháp ở Mỹ đều có thẻ an sinh xã hội gọi là social security card nhỏ bằng hai ngón tay, không có dàn hình. Trong đó có một dãy số gồm 9 con số giống như số chứng minh nhân dân của mình. Nhà cầm quyền Mỹ chỉ cần quản lý con số nầy bằng máy tính là đủ. Nước Mỹ có trên 200 triệu dân, bao gồm đủ chủng tộc trên thế giới. Nếu họ không biết quản lý thì đất nứơc họ không thể tồn tại và phát triển như ngày nay.
Thấy tên công an đã tỏ ra thích thú khi nghe, ông tiếp tục:
-Về vé máy bay, có ngày đi còn ngày về ghi là open, là theo yêu cầu cuả khách hàng lúc mua vé. Open không có nghĩa là mở mà là tuỳ nghi. Do ảnh hưởng của khủng bố, nền kinh tế Mỹ hộiện nay đang thờI kỳ xuống dốc, tôi bị lay off. LợI dụng cơ hội đựơc nghỉ mà vẫn hưởng trợ cấp, tôi quyết định về Việt Nam. Chữ biết trở lại ngày nào nên để trống (open). Nếu thấy vui, thích thì ở lâu, nếu buồn chán thì có thể ra hãng máy bay đăng ký về ngay. Nói thế không có nghĩa là tôi muốn ở lại bao lâu cũng đựơc. Tự do bao giờ cũng không thể vựơt quá ranh giớI của luật pháp.
Nghe tớI đây, tên công an tỏ ý hài lòng bằng cách gật đầu và nói:
-Ông nói đúng, luật pháp là trên hết.
Đến đây thì ông biết đã thành công trong việc thuyết phục tên công an, ông nói tiếp câu cuối cùng:
-Tôi không thể nào ở lâu hơn thờI gian cho phép trong visa. Nếu visa hết hạn mà muốn ở thêm, tôi phải đi gia hạn.
Sau khi nghe xong, tên trưởng công an trả lại hết giấy tờ cho ông và nói:
-Tôi nói thế thôi chứ giử giấy tờ của ông làm gì. Còn sổ tạm trú thì để lại đây, tôi sẽ ký.


Trên đường về, ông nói vớIichú Năm:
- Chó chết. Chỉ vì một gói thuốc mà nó làm mất của mình hơn hai tiếng đồng hồ.
Chú Năm nói:
- Mẫu người tiêu biểu của đảng và nhà nước bây giờ là vậy đó anh. Vừa ngu dốt, vừa tham lam, vừa hách dịch mà hèn hạ nữa.

3. Ngày giỗ

Hôm nay nhà có đám giỗ. Trong khi mọi người đang ăn uống, nói cười thì lù lù xuất hiện hai ngườI khách không mời mà tới: tên trưởng công an phường và một tên công an lạ, chú Năm cũng chưa biết mặt.
Không khí đang vui vẻ thì chìm hẳn xuống. Khách ở lối xóm thấy công an đến, chẳng nói chẳng rằng, đứng dậy, bỏ về. Chủ nhà chưa kịp lên tiếng thì hai tên công an tự đng ngồi xuống ghế trống, trên bàn còn bày biện thức ăn dang dở. Tên trưởng công an phường lên tiếng:
-Cái sổ tạm trú tôi đã ký xong. Để chú Năm khỏi mất thì giờ lên phường, tôi đích thân mang đến cho chú đây.
Nghe tên công an phường nhấn mạnh hai tiếng 'đích thân' ông thấy phát ghét. Chắc là có ý đồ gì đây.
Chú Năm đưa tay lấy cuốn sổ tạm trú và nói:
-Cám ơn anh.
Chú tưởng cám ơn nó thì nó đi về. Ai dè, nó vẫn ngồi đó. Một lúc sau, nó nói đẩy, nói đưa:
-Hôm nay ở nhà làm tiệc đãi Việt kiều vui vẻ quá hả chú Năm"
-Thưã anh không phải. Hôm nay là ngày giổ Ba tôi. Sẵn dịp anh tôi về, tôi có mời một số bà con lối xóm đến chung vui vậy mà.
Tên công an lạ mặt bây giờ mới lên tiếng:
-Nghe đồng chí trưởng công an phường báo cáo bác Việt kiều mới về là anh của chú Năm đây nói chuyện về nước Mỹ hay lắm. Sẳn dịp xuống phường công tác, tôi ghé thăm, chẳng hay có phäiền hà gì không Bác"
A! thì ra tên nầy là xếp của tên công an phường mà hôm trước nó nói sẽ báo cáo đây. Rất có thể nó là trưởng công an quận. Sau vài lời đẩy đưa, tên công an quận đổi cách xưng hô:
-Chẳng qua chúng cháu thực häiện chính sách của đảng và nhà nước ta, coi kiều bào hải ngoại là khúc ruột ngàn dặm, là Việt kiều yêu nước. Nhất là biết Bác đã từ chối quốc tịch Mỹ và có ý định về lại quê nhà thì chúng cháu qúy lắm, mới rủ nhau đến mừng bác.
Vừa nói, nó tự động rót bia ra hai cái ly, cùng với tên công an phường, uống một hơi thì cạn. Lúc nầy khách khứa đã lặng lẽ chuồn êm, người nhà cũng rút lui ra phía sau. Bàn tiệc chỉ còn bốn ngườI, hai chủ, hai khách. Ông và chú Năm từ chối không ăn uống chung với chúng, viện cớ đã ăn uống xong rồi, để xem chúng có mắc cỡ mà rút lui không. Nhưng không. Được nước, chúng càng làm chủ tình hình, làm chủ trận địa.. . Cho đến khội trên bàn không còn chút gì để ăn, không còn thứ gì để uống thì bụng chúng căng như cái trống chầu, mặt chúng đỏ như trái gấc. Tưởng đến đây thì chúng ra về, nhưng chúng vẫn ngồi đó. Thấy mặt chúng đỏ, tưởng chúng đã say, nhưng chúng vẫn tỉnh như sáo. Khi thấy chủ nhà không ai muốn nói chuyện nữa thì tên công an quận gợi chuyện:
-Bác sống bao lăm ở Mỹ, bây giờ về đây, bác thấy Sàigòn nó ra nàm sao"
Định không nói về Việt Nam, nhưng nó đã hỏi, ông đành phải nói:
-Nhà hàng, khách sạn mọc lên như nấm, đường xá mở mang rng rãi, xe c thì nhiều vô kể, nhất là honda, nó chạy ào ào từ sáng tớI chộiều, từ chộiều tớI tối, không lúc nào ngơi. Nhiều lúc muốn băng qua đường cũng không dám, tôi phải nhờ đứa cháu nó cầm tay, dắc qua đó chú.
-Nghe nói bên Mỹ, lúc nào Bác cũng đi xe hơi, phải không"
-Đúng rồi.
-Cho nên về đây Bác khờ là phải. Mỹ nó độc địa lắm Bác ơi. Nó tập cho Bác đi xe hơi riết rồi quen, đến khi cần đi bộ, Bác đi không được. Vậy từ ngày về đây, Bác có lái xe Honda không" Chắc là không, hả Bác.
Thằng nầy thật là quá quắt. Mình làm mà nó tưởng mình khờ. Nó còn chửI mình nữa. Vậy thì mình đóng hết vai khờ luôn cho tiện. Thấy ông đóng vai khờ, tên công an quận bắt đầu giảng:
-Ở Việt Nam mình, điều người ta sợ nhất là mang nợ. Vậy mà họ nói ở Mỹ ngườI nào mắc nợ nhiều thì ngườI đó càng giàu có, càng có uy tín. Cháu không hiểu họ muốn nói gì, thì họ giải thích trường hợp những ngườI làm bi zi nét (business) gì đó, cháu cũng không hiểu. Họ còn nói nhiều tổ chức dụng tín hay tín dụng gì đó có thể cho mình mượn bằng thẻ rờ đít (credit) số tiền có thể lên đến 100 ngàn đô mà không cần thế chấp, họ và mình cũng chẳng cần biết mặt nhau, chỉ liên lạc qua giấy tờ là đủ. Thật là không thể tưởng tượng được. 100 ngàn đô tính rẽ là 1tỷ 500 triệu bạc Việt Nam! Ở ta, chỉ cần vay 100 ngàn đồng, tức là khỏan 8 đô la cũng phải thế chấp, ký biết bao nhiêu là giấy tờ, phải đi công chứng lên, công chứng xuống, xác minh tớI, xác minh lui, vậy mà cũng chẳng ăn thua gì, còn bị giựt. Mỹ nó làm ăn kiểu đó thì làm sao mà nó không sập tiệm, hả Bác" Người ta nói Mỹ là nước giàu nhất thế giớI thì khó tin quá.
Lần nầy ông cũng không trả lờI, mà hỏi lại là họ còn nói gì nữa không. Nó nói:
-Họ nói ở Mỹ những ngườI đi rửả chén, đi dọn cầu tiêu và những ngườI lao đng bình thường khác, ai cũng lái xe hơi, ăn mặc bảnh bao đến chỗ làm, giống như ông chủ. Hết giờ làm thì thay đồ lao đng ra, mặc bộ đồ láng vào và lái xe đi nhà hàng, ăn uống, cũng cao lương, mĩ vị, không thiếu món gì. Họ nói vậy là trật lất hết sách vở. Ai cũng biết Mỹ là nước Tư bản chủ nghiã. Mà bản chất của thằng tư bản là nó bóc lột tàn nhẩn sức lao đng của công nhân để làm giàu. Thế thì làm sao mà ngừơi công nhân ở Mỹ có nhà, có xe, có quần áo bảnh bao, có thể đi nhà hàng ăn uống như thằng chủ được. Điều nầy chỉ có được ở xã hội Cộng sản thôi, lúc đó sẽ không còn giai cấp, không có phân biệt chủ, tớ gì cả. Thằng Mỹ không phải là cộng sản thì còn lâu.. .
Càng nghe tên công an nói, ông càng hiểu là vô phương giảng giải cho chúng hiểu. Vì muốn chấm dứt buổi nói chuyện, nên mỗi lần chúng giảng ông chỉ nói “Thì ra là vậy.”
Khi đứng lên bắt tay ra về, hai tên công an ngỏ ý xin ông hai trăm. Ông tròn xoe mắt, hỏi hai trăm đô hay hai trăm Bác Hồ. Hai tên đồng thanh trả lờI hai trăm đô. Chờ cho giây phút kinh ngạc qua đi, ông mới chậm rãi nói:
-Bộ các chú tưởng bên Mỹ kiếm tiền dễ như nhặt lá mùa thu hay sao mà xin nhiều dữ vậy" Các chú có nghe nói ở Mỹ ai cũng biến thành trâu cày hết không"
-Dạ có. Chúng cháu còn nghe nói: Cày ngày không đủ, tranh thủ cày đêm. Một người cày đến hai ba dốp (job) nên tiền nhiều lắm.
-Đối với ai kìa. Còn tôi thì...
-Thôi thì Bác cho xin một trăm cũng được.
Ông suy nghĩ, mình không cho nó cũng được, nhưng còn chú Năm thì làm sao yên thân với nó. Ông lấy 50 đồng đưa cho nó mà tiếc hùi hụi. Đó là một ngày công lao động vất vả chứ đâu phải tự nhiên mà có. Nhiều gia đình bà con ông vớI 50 đồng họ có thể sống cả tháng, nay lại đem cho cái quân vô lại, thật là phi lý.
Đúng là trong đời, có những chuyện mình biết là phi lý mà vẫn phải làm.

4. Chó lucky
Thế là ông đã ở Sàigòn được một tuần lễ. Hôm đến nhà Chú Út trên Gò Vấp để thăm con Lucky của ông, Khäi đi, ông tưởng tượng khi gặp lại nó, nó sẽ vui mừng, sẽ cuống cuồng chạy đến, vẫy đuôi, liếm chân, tay, mặt mủi ông, nhưng ông hoàn toàn thất vọng khi gặp nó. Giờ đây, mắt nó mờ, tai nó lãng. Nó không còn nhận ra ông nữa. Nó nhìn ông như người xa lạ. Ông gọi tên, nó cũng không chạy đến. Có lẽ nó không nhận ra tiếng ông. Ông lấy thức ăn từ Mỹ đem về cho nó, nó ăn như một phản xạ, mà không biểu lộ được một cảm xúc nào. Đợi cho nó ăn xong, ông tắm rửa cho nó. Ông mở sợi dây xích ở cổ nó ra và ra phố mua sợi dây da thay vaò.
Khäi giã từ nó, nước mắt ông lăn dài trên má và nói, có lẽ, chỉ mình ông nghe:
-Tội nghäiệp mầy qúa, Lucky ơi! Có lẽ đây là lần cuối cùng tao về thăm mầy. Không biết tao có dịp gặp mầy nữa không. Chúc mầy bình yên. Tao đi.. .
5. Về quê, bị lật xe
Ông nhờ chú Năm chở ra bến xe Chợ lớn về Mỹ Tho thăm ông gìa vợ và bà con bên vợ. Xe ông đi là một chiếc Van, còn mới. Trọng tải xe chỉ có 8 chỗ, nhưng tài xế cho chở đến 12 ngườI, bằng cách kê thêm nhiều ghế phụ, nên xe chật cứng. Ông nghe nói, quốc l 4 về miến Tây thường xảy ra tai nạn, ông cũng ớn.
Khi xe ra khỏi Phú Lâm thì bắt đầu tăng tốc. Vì đường không được tốt, khi tốc độ xe lên tơi 60, 70 cây số giờ ông thấy xe bị dằn và run. Ông để ý thấy mỗi lần xe sau muốn vượt qua xe trước thì bóp còi inh ỏi. Nhiều lúc lơ xe còn lấy tay đập vào thùng xe rầm rầm, miệng thì la vô, vô, vô.. . Xe sau chỉ qua được khi xe trước chịu nhường mà nép sang phải. Nếu tài xế hai xe kình chống nhau thì tai nạn khó tránh khỏi. Điều nầy đã xảy ra khi xe ông vừa qua khỏi ngã ba Trung lương. Xe phía sau bóp còi xin qua. Chiếc Van chưa kịp nép vào vì phía trước còn một xe đang chạy sát lề phải. Xe phía sau cứ tăng tốc vượt lên, buộc chiếc Van phải né tránh và suýt đụng vào xe phía trước. Thế là tài xế xe Van nổi sùng, rượt theo xe đã ép mình, khiến cho hành khách ai cũng đứng tim, lên ruột. NgườI ta năn nỉ tài xế, thôi bỏ đi. Càng năn nỉ, nó càng tăng tốc. Khi đến Tân Hiệp thì chiếc Van đuổi kịp, vượt lên và ép vào cái xe đã ép nó. Kết quả: Một chiếc thì đụng cột đèn lề phải, còn chiếc Van lạc tay lái lủi sang lề trái, lật nghiêng. Hành khách trên xe bị thương, kêu la thảm thiết. Người gãy tay, người dập đầu, sứt trán, máu me bê bết. Những người bị thương được dân địa phương kêu hai chiếc xe lôi, loại xe đạp, gắn thêm phía sau một cái thùng và lôi đi, nghe nói làø chở tới bệnh viện.
Trong tai nạn, ông may mắn chỉ xây xát nhẹ, nhưng phải một phen hoảng hồn. Ngồi tựa gốùc cây bên vệ đường, ông suy nghĩ, chẳng lẽ lại quay trở về. Không nói với ai, ông đón xe khác, tiếp tục đi. Khi xe đến ngã ba Ông Văn, cách Chợ Gạo khoảng 7 cây số thì thả ông xuống. Ông đón xe ôm đi tiếp về nhà.
Con đường từ ngoài lộ vào gọi là hương lộ, chưa tráng nhựa nên nhiều chỗ còn lồi lõm, gồ ghề, nhiều vũng nước đọng lại trên đường. Tài xế không giảm tốc mà lách qua lách lại né tránh, ông phải ôm tài xế chặt cứng, vậy mà nhiều lúc còn muốn rớt khỏi xe.
Khi tớI đầu ngõ, anh tài xế nói 12 ngàn. Ông trả 20 ngàn. NgườI tài xế ngần ngại, không dám lấy. Ông nói, cất đi. Tôi thưởng cho chú đưa tôi đến nơi an toàn. Người tài xế nói,với số tiền nầy nó sẽ nghỉ chạy nguyên ngày mà gia đình 4 người khỏi phải lo. Ông tính nhẩm, chưa đến hai đô la. Người tài xế xe ôm hỏi có phải ông từ Mỹ mới về. Ông cười, không trả lời.
Bước chân lên cầu tre, mắt hứơng về những ngọn dừa bên tay phải, nhà Ba vợ ông ở đó.
Ba vợ ông năm nay khoảng 75 tuổI, đang sống với người vợ kế. Ông thứ hai, tên Mỹ nhưng vì có sáu đứa con đang sống ở Mỹ nên tụi chánh quyền xã vẫn gọi ông là Sáu Mỹ. Trong một lần nói chuyện, Ba vợ ông cho biết, những miếng ruộng trước đây cho những người bà con và hàng xóm làm thì họ cấu kết với xã cướp của ông mà chẳng bồi thường cắc bạc nào. Họ nói Sáu Mỹ là địa chủ bóc lột, có con phản động. MỗI lần có chuyện gì, xã cũng gọi tên ông. Cần lợp mái nhà trụ sở thì gọi Sáu Mỹ, cần đắp con đường, gọi Sáu Mỹ, thậm chí, cần họp hành, tiêc tùng cũng bắt Sáu Mỹ đóng góp.
Ông nói:
- Sao Ba không lên Thành Phố Mỹ Tho, sửa lại căn nhà của Ông Bà để lại mà sống. Ở đó có đầy đủ tiện nghi, gần chợ búa, bệnh viện, có phải tốt hơn không"
-Ba cũng có nghĩ đến điều đó. Nhưng ở thành phố tù túng, Ba chịu không nổi. Dầu sao, ở đây cũng còn mồ mã ông bà, mỗI ngày đi ra, đi vô chăm sóc vườn tược, bông hoa, Ba già rồi, chỉ mong khội chết được nằm nơi quê cha, đất tổ...
Nghe những lời nói của ba vợ, ông thấy buồn và xúc động.
Phải mất hai ngày ông mới đi thăm hết bà con và những ngườI thân quen ở xã. TớI gia đình nào ông cũng biếu họ chút ít quà. Người dân thôn quê thích nhất là dầu xanh Singapore hộiệu con ó. Họ nói cho tiền họ cũng không mừng bằng có được chai dầu nầy. Lúc trái gió, trở trời, đau bụng, nhức đầu hay sổ mủi gì, dùng nó cũng hết. MuỗI mòng gì nghe mùi nó cũng tránh xa. Ở Việt Nam cũng có, nhưng chỉ sợ đồ gỉa. Cây kem đánh răng, cục xà bông, đối vớI họ cũng quý. Họ cứ đữ lên mủi ngửI ngửI rồi nói sao món gì của Mỹ cũng đẹp, cũng thơm. NgườI dân ở thôn quê thật thà, chất phác là vậy.
Ông ở lại quê vợ 10 ngày đọc hết lô sách mang theo rồi mới trở lại thành phố.

6. Cháy ở thương xá Tam Đa
-Ngày 29/10/2002 ông rủ cô cháu gái đi chợ Sàgòn tìm mua ít nữ trang để làm qùa cho vợ và con gái. Từ chợ, cháu ông đề nghị đến thương xá Tam đa, nay gọi là Trung tâm thương mại quốc tế ở 95 Nam kỳ khởi nghĩa. Ở đó có Trung tâm vàng bạc đá qúy thành phố, có nhiều hàng đẹp và chất lượng, lại bảo đảm về gíá cả. Hai bác cháu đi bộ tới.
Chưa tới nơi thì đã thấy một cột khói đen, dày đặc đang cuồn cuộn bốc lên từ phần trên cao của tòa nhà. Lúc đó là 1 giờ 45 phút. Mặc dầu chưa phải là giờ cao điểm cho dân thành phố đi mua sắm, nhưng ít nhất cũng có 500 người đang có mặt, trong số đó có một đám cưới, một lớp tập huấn cho nhân viên cuả hảng bảo hiểm Mỹ AIA đang diễn ra bên trong tòa nhà. Nơi đây cũng có nhiều văn phòng của công ty nước ngoài như Út, Bỉ, Anh, Đức, Hồng kông, Singapore, Hoa kỳ...
Lửa xuất phát từ tầng hai ở vũ trường Blue, do sự bất cẩn của mấy ông thợ hàn đang làm việc. Chẳng mấy chốc cả toà nhà chìm trong biển lửa. Toà nhà như cái hộp kín, lửa và khói không lối thoát, cứ bốc lên, dồn mọi người lên các tầng trên. NgườI chạy tới đâu, lửả và khói rượt theo tớI đó. Các nạn nhân bị lửa rượt đến tầng cao nhất chỉ còn biết nhảy đại qua cửa sổ xuống mái nhà bên cạnh. Ai bình tỉnh thì leo đường ống nước và cột đèn thoát thân. Có một người đàn ông đến được cửa sổ lầu 5 kêu cứu vừa lúc ngọn lửa chụp tới, nuốt chửng, ông ngã xuống, nằm vắt vẻo nửa thân người ở lan can.
Đến 16 giờ 15 ngọn lửa mới được khống chế, nhưng khói vẫn còn bốc cao. Đến 20 giờ các toán cứu hộ mới xâm nhập được hết sáu tầng bên trong tòa nha. Ông đứng bên nhà hàng Thanh Thế dòm qua, nên thấy tất cả đám lính cứu hỏa dường như chỉ lo cứu, lấy vàng, còn nạn nhân thì bỏ mặc.
Đây là lần đầu tiên ông chứng kiến một vụ hỏa hoạn thảm khốc như vậy. Không häiểu từ khi chiếm được Sàigòn 28 năm nay thì những người có trách nhiệm phòng cháy chửa cháy làm gì.
Khi trở về nhà, ông mới chợt nghĩ ra: nếu như khi ra Sàigòn hai bác cháu ông đi ngay đến thương xá Tam đa, hoặc đến sớm hơn chừng năm mười phút thì làm sao biết được là bác cháu ông sẽ nằm trong danh sách 60+2 hay danh sách 102+2.
Hình ảnh người đàn ông nằm vắt vẻo nửa thân người trên lan can ở tầng năm tòa nhà cứ ám ảnh ông mãi. Ông nhớ thêm hai chú Hải quan đòi tiền ở phi trường Tân Sơn Nhất, nhớ gã trưởng công an phường, gã công an quận, nhớ chuyện lật xe khi về Mỹ tho. Ông cũng nhớ lời chúc ngọt ngào của người nữ tiếp viên phi hành lúc phi cơ sắp đáp xuống phi trường Tân sơn Nhứt: an toàn,vui vẻ và hạnh phúc!
Giờ đây ông mới hiểu điều nầy chỉ có thể có được ở nước Mỹ thôi. Lần đần tiên, ông thấy nhớ thương nước Mỹ với tình cảm thiêng liêng vô hạn, nơi đó có vợ, con đang chờ đợi ông.
*

Theo dự tính, ông đã hứa với Chú Năm và gia đình là sẽ cùng họ đi tham quan vịnh Hạ Long, Đà Lạt, Nha Trang và Vũng Tàu... Nhưng thôi, đành phải thất hứa. Ông quyết định ngày mai sẽ ra hãng máy bay, nếu cần thì biếu nhân viên phòng vé ít tiền, để đăng ký trở về Mỹ bằng chuyến bay sớm nhất.

Tháng 4, năm 2003.
DUY NHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến