Hôm nay,  

Con Voi, Con Kiến, Con Người

30/08/200300:00:00(Xem: 145082)
Người viết: THU THẢO
Bài số 339-878-vb4270803

Tác giả tên thật là Xuân Thu Đặng, hiện cư trú tại Hawaii, nghề nghiệp được ghi là chủ một tiệm may nhỏ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà là một lá thư gửi người bạn gái được mô tả là một "super woman", ôn lại những hồi ức đầy biến đổi của hai chị em từng cùng nhau mở một bar rượu thời chiến tranh Việt Nam. Sau đây là bài viết mới của bà với tựa đề được đặt lại theo nội dung chuyện kể.
*
Xin các bạn cho tôi được kể và bàn luận chút chút về “những điều trông thấy” quanh đời sống chúng ta, từ con voi, con kiến tới con người.
Voi là con vậti to lớn nhất, có con nặng đến 2000 Kg, 3000kg lận, gấp 30, 40 lần sức nặng của một người đàn ông to lớn (người Á Châu) vậy mà nó chỉ sống nhờ vào cây cỏ, trái cây mà thôi, những thứ này có đủ chất bổ nuôi cơ thể quá to lớn của nó không" Nó không biết ăn thịt. Chắc ông trời biết rằng nếu cho nó biết thưởng thức mùi vị của thịt thì tất cả các thú trong rừng khó mà "sinh tồn" mà còn cả đến con người nữa, có thể sẽ bị chúng "tiêu diệt" luôn.
Tánh voi không dữ tợn bằng cọp, beo, sư tử. Nó cũng biết nghe lời, tập luyện cho nó làm trò hay cưỡi, thường các gánh xiếc có voi. Nhưng khi nó nổi "Trận lôi đình" thì cũng ghê gớm lắm "cây ngã đá tan".
Cách đây độ 5, 6 năm có một gánh xiệc rất nổi tiếng sang Hawaii biểu diễn, có một lần con voi nổi chứng không chịu ra sân khấu, chắc vì mệt mỏi (hôm đó biểu diễn 2 xuất vì chủ nhật) người điều khiển cứ thúc giục đủ cách. Thình lình nó nổi giận đùng đùng, quật người đó chết ngay. Những người khác chạy ra cố kềm giữ không được lại bị nó quật lại gần chết (mới đầu khán giả tưởng đó là phần biểu diễn của voi). Sẵn đó nó chạy tung ra đường đạp nhàu lên các khán giả đang xem làm một số bị thương nặng. Cuối cùng cảnh sát phải giết con voi to lớn ấy.
Còn bạn có bao giờ chú ý đến loại côn trùng nhỏ nhoi nhất lớn chỉ bằng đầu mũi kim may" Chúng ta thường thấy những đàn kiến tí teo, bò tứ tung đâu cũng có, nhất là trong bếp gần món ăn, chúng nhiều vô số, giết hoài, còn hoài, chúng nối đuôi nhau bu vào thức ăn. Chẳng biết chúng ở đâu" Sanh sản nơi nào, mà đâu cũng bò tới. Bạn có nghĩ đến với tấm thân bé tí như vậy thì bộ tiêu hóa, mắt, mũi, môi, miệng, chân cẳng nằm chỗ nào" Cơ quan sanh sản ở đâu" Mà sao nó nở ra nhiều trứng mà nở ra con hàng hà sa số vậy" Nó có ăn vào thì phải thải ra giống đồng loại lớn hơn nó như: kiến lửa, kiến hôi, kiến vàng….
Tôi đã bàn tới con voi, con kiến, bây giờ xin bàn chuyện tính tình con người.
Hồi còn bé tôi từng sống trong xóm lao động nghèo khổ, có ông Tám mỗi lần đánh cậu con trai thì trói cậu lại đánh như "ăn cướp, khảo của" độ 14 tuổi, cậu bỏ nhà đi hoang. Ai cũng tưởng cậu hư hỏng đi luôn nhưng độ 6, 7 sau cậu lại trở về nuôi dưỡng ông cha. Ai cũng ngạc nhiên và khen ngợi. Có lẽ cậu nghĩ vì nhờ người cha đánh đập mà cậu ra đời mới thấy nhiều người còn đối xử tệ hơn nữa chăng" Hay nhờ bỏ đi mà cậu mới học được cái hay cái lạ ở đời, biết cách làm ăn nên mang ơn cha mới trở về phụng dưỡng"
Hàng xóm tôi thời ấy còn bác Trân người nghiêm nghị, chịu khó làm lụng để lo cho hai cậu con trai học hành. Bác cũng chịu khó dạy con theo "Lễ, nghĩa, trí, tín" vậy mà chỉ có cậu em là chịu khó ăn học, còn anh cả bỏ nhà đi lang thang sau thành dân bụi đời!
Dì Tâm có đến 6 con, chồng chết bất ngờ, 3 đứa con chịu thương, chộiụ khó đi bán đậu phọng rang, đánh giày, lượm lon vv… để kiếm tiền đem về cho mẹ nuôi ba em nhỏ dại.
Còn gia đình chị Hương cha mẹ chuyên nghề đỏ đen bài bạc, 5 đứa con nheo nhóc, chẳng học hành gì, đứa lớn cõng đứa bé. Thế mà sau này 3 người cũng làm ăn sống được, còn 2 đứa thì nối nghiệp cha mẹ "cờ gian, bạc lận".
Tôi cũng có người bà con xa, sinh ra một bé gái không bình thường. Đứa bé chỉ biết ăn và khóc từng chập. Khi biết nói thì nói ngọng và không biết đặt thành câu, nên khó nhọc lắm mới biết nó đòi hỏi gì. Dường như mọi người trong nhà đều xem đó là một bất hạnh lớn lao, ít ai để ý đến nó. Lúc nó lên 5 tuổi. Năm 72 trong nhà có đại tang bà nội chết. Lúc tất cả mọi người trong nhà đang ôm nấp quan tài khóc để thảm thiết thì bỗng nhiên nó từ trong buồng đi ra và nói lớn: "Bà nội đi về trời rồi…đừng khóc nữa". Câu nói của nó làm cho ai cũng ngạc nhiên vì không ngờ rằng đứa bé đó lại có thể nghĩ ra được những lời ấy. Do đó mọi người bớt khóc và ôm nó vào lòng. Gia đình nó sau đó sống rất đầm ấm, ai cũng yêu thương nó. Năm 1975 gia đình được đi sang sống ở tiểu bang Kansas, tại Kansas City, bây giờ nó cũng biết chữ, tính toán nói cũng khá hơn xưa và đi làm cho tiệm "hamburger Mc Donald", tiền bao nhiêu kiếm được đưa hết cho cha mẹ. Nó thật hiếu thảo và vui vẻ, dễ thương. Trong chỗ làm ai cũng mến nó.
Sống trên đất Mỹ ngày nay, tôi còn được nghe, được đọc, được thấy nhiều trường hợp lạ lùng hơn về tính tình con người.


Cách đây không lâu có xảy ra một chuyện hi hữu vô cùng: Có một anh trông rất bình thường đứng ra nhìn nhận tội lỗi rằng chính anh đã giết chết 12 người phụ nữ đủ loại tuổi. Anh còn mô tả là sau khi anh hãm hiếp và dùng đôi vớ nylon dài của chính nạn nhân siết cổ họ cho đến chết. Vẻ mặt anh trông hiền từ chứ không dữ dằn, vậy mà khi anh khai và diễn lại trông thành thạo lắm. Nhưng khi khảo sát, kiểm chứng các tang vật ở hiện trường và thí nghiệm các điều tra viên mới phát giác ra anh không phải là thủ phạm các vụ sát nhân dã man này. Và tội ác tương tự vẫn được xảy ra trong lúc anh đang bị điều tra trong tù. Sau cùng anh mới thú thật rằng vì quá ham nổi tiếng được báo chí nhắc nhởø đến tên tuổi, hình ảnh được lên vô tuyến truyền hình khắp nơi mà anh mới khai vậy.
Thường người ta vì ham danh lợi, tiền bạc, của cải họ mới làm điều bất chính, mưu kế có khội giết người. Đằng này chỉ vì có tánh ham nổi tiếng mà anh chẳng kể chội đến mạng sống, tiếng xấu xa muôn đời hay ngồi ghế điện đi đời. Chắc ông trời cho anh tánh đó từ ban sơ nên anh mới có thể ra "thú tội" một cách dễ dàng mà không cần suy xét, anh làm cho những người quen thân biết anh phải rụng rời, không ngờ nổi. Cũng may mắn cho anh "Phước ông cha, bà cố giải để lại" anh được sanh trên đất Mỹ. Nếu anh sanh ra ở nước kém mở mang, không văn minh thì chánh quyền chẳng cần xem xét gì, đã mang ngay anh đi câu sấu, chặt đầu hay treo cổ, còn gì là đời
Cũng lại ở Mỹ này có hai anh em nhà kia vì quá tham lam tiền bạc, hung bạo đến nổi phải giết chết cả cha lẫn mẹ. Ra tòa mặt mày tỉnh queo, không có vẻ gì hối hận. Ơû trong tù cũng thảnh thơi chơi thị trường chứng khoán, kiếm được cũng khá tiền, các nàng kiều nữ cũng mê tít hai chàng và cách đây không lâu một chàng đã cưới vợ, dù chàng ngồi tù, nàng ở ngoài tự do. Luật lệ của nước Mỹ quá tự do, nhiều lúc quá trớn đến đỗi tù nhân cũng có quyền lợi, nhờ mấy ông luật sư giỏi tìm kẻ hở của luật mà giúp các thân chủ của họ. Chỉ lạ một điều là các nàng kiều nữ mê hai chàng này mà không sợ gì cả. Họ không nghĩ rằng chính cha mẹ của chúng mà chúng không nghĩ đến công lao "dưỡng dục, sanh thành" "mang nặng đẻ đau" nở đành đoạn giết chết dễ dàng, thì các nàng hai anh này coi ra gì" Biết đâu sẽ có lúc làm "vật tế thần" cho chàng.
Gần đây, có cô tài tử rất xinh đẹp, trẻ trung nổi tiếng là Winoma Ruder ở Hollywood, đã bị bắt vì tội ăn cắp quần áo đẹp trong những cửa hàng ở Hollywood.
Tôi chẳng biết những tánh hung bạo, tham lam này do ông trời sanh ra hay là do hoàn cảnh xã hội. Dù sao, ngay trong đời sống hàng ngày quanh chúng ta vẫn không thiếu những chuyện tốt đẹp.
Tôi đã chứng kiến ở khu chợ Tàu ở Honolulu này có một anh tên Nghĩa ăn mặc rất sạch sẽ đàng hoàng. Từ khoảng 10 năm nay, hàng ngày anh thường đi vòng vòng khắp mọi nơi chịu khó tìm kiếm, góp nhặt tất những rác rến, tàn thuốc, ly, lon không vv…anh cẩn thận gói ghém bỏ vào bao nylon cột chắc lại đem bỏ vô thùng rác công cộng gần đấy. Nếu ai cố ý nhìn kỹ sẽ thấy anh dùng cả bao nylon nhỏ tròng vô tay trước rồi mới lượm rác để không làm dơ bàn tay anh. Miệng anh ca hát rất hay và hùng hồn những bản về quê hương như: Hận đồ bàn, Bên bờ Đại dương, Dựng một mùa hoa, Nương chiều, Trường Làng tôi…. anh cũng biết thổi kèn Harmonica rất rành.
Có vài lần tôi nói chuyện với anh, anh bảo anh có nghề chạm gỗ rất đẹp, anh kể về các loại cây đẹp, anh nói cả về nhà khoa học không gian, các nhà bác học rất lưu loát. Tôi rất ngạc nhiên và phục anh. Mặt anh trông thông minh và sáng sủa. Thế mà ở chợ Tàu này, người Việt thường bảo là anh bị "bệnh tâm thần, khùng điên" không ai chơi với anh, nhưng có người cho tôi biết anh nói tiếng Mỹ lưu loát lắm vì anh đã từng học ở đại học "University of Hawaii".
Có một hôm tôi cùng một bà bạn người Mỹ lớn tuổi đi bộ ngang qua gặp lúc anh vừa lượm rác vừa thổi kèn, bà rất ngạc nhiên hỏi tôi "Người lượm rác đó là ai vậy"" Tôi đáp "Ở đây ai cũng bảo anh đó là một người Việt Nam khùng "Crazy". Bà chưng hửng bảo: "Nếu khùng thì làm sao biết thổi kèn tuyệt diệu đến thế" Và còn biết làm sạch thành phố như lời của chánh phủ thường khuyên trên vô tuyến truyền hình "Please keep Hawaii clean". Chắc tôi phải viết thư cho ông thị trưởng tặng cho người này một bằng "ban khen". Bà nói một vẻ kính phục và bà còn thêm "Như tôi đây cả đời chỉ "ăn không ngồi rồi" chẳng làm gì lợi ích, bây giờ tôi ăn năn thì đã muộn.

Cũng như tài tử nổi tiếng Sly-Stallone hồi bé bị nói ngọng nghịu khó khăn vậy mà bây giờ anh thường đóng vai chánh 15, 20 triệu cho một phim, nếu để ý nghe kỹ, giọng anh nghe ồ ồ cứng lắm, không thanh và bình thường mấy.
Ở đây, tôi cũng có quen một cậu trông hiền lành nhưng bị tật bẩm sinh, hai chân đều bị cong, bàn chân không đều đặn, đi đứng khó khăn, hai tay cung lại trong mỗi bước, vậy mà vẫn có công ăn việc làm ngồi phòng giấy đàng hoàng từ hơn 20 năm nay. Và cậu ta cũng cưới một cô vợ dễ thương, đẹp đẽ sống hạnh phúc.
Những con mối nhỏ nhoi, tí tẹo không ra gì, thế mà chúng có thể gậm nhấm làm sập cả căn nhà to lớn. Những hạt cát tí ti, trùng trùng, điệp điệp tạo thành những bãi biển ngút ngàn, những đồi cát trắng xóa, nên thơ.ï Hạt muối không có giá trị gì về mặt vật chất trong đời sống chúng ta, thế nhưng nếu không có nó thì cuộc sống sẽ vô vị biết bao.
Theo tôi nghĩ những gì trong cõi đời này dù lớn hay nhỏ ở trước mắt chúng ta đều có tầm quan trọng không nhiều thì ít.
Thu Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,074,742
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến