Tác giả tên thật là Xuân Thu Đặng, hiện cư trú tại Hawaii, nghề nghiệp được ghi là chủ một tiệm may nhỏ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà là một lá thư gửi người bạn gái được mô tả là một "super woman", ôn lại những hồi ức đầy biến đổi của hai chị em từng cùng nhau mở một bar rượu thời chiến tranh Việt Nam. Sau đây là bài viết mới của bà với tựa đề được đặt lại theo nội dung chuyện kể.
*
Xin các bạn cho tôi được kể và bàn luận chút chút về “những điều trông thấy” quanh đời sống chúng ta, từ con voi, con kiến tới con người.
Voi là con vậti to lớn nhất, có con nặng đến 2000 Kg, 3000kg lận, gấp 30, 40 lần sức nặng của một người đàn ông to lớn (người Á Châu) vậy mà nó chỉ sống nhờ vào cây cỏ, trái cây mà thôi, những thứ này có đủ chất bổ nuôi cơ thể quá to lớn của nó không" Nó không biết ăn thịt. Chắc ông trời biết rằng nếu cho nó biết thưởng thức mùi vị của thịt thì tất cả các thú trong rừng khó mà "sinh tồn" mà còn cả đến con người nữa, có thể sẽ bị chúng "tiêu diệt" luôn.
Tánh voi không dữ tợn bằng cọp, beo, sư tử. Nó cũng biết nghe lời, tập luyện cho nó làm trò hay cưỡi, thường các gánh xiếc có voi. Nhưng khi nó nổi "Trận lôi đình" thì cũng ghê gớm lắm "cây ngã đá tan".
Cách đây độ 5, 6 năm có một gánh xiệc rất nổi tiếng sang Hawaii biểu diễn, có một lần con voi nổi chứng không chịu ra sân khấu, chắc vì mệt mỏi (hôm đó biểu diễn 2 xuất vì chủ nhật) người điều khiển cứ thúc giục đủ cách. Thình lình nó nổi giận đùng đùng, quật người đó chết ngay. Những người khác chạy ra cố kềm giữ không được lại bị nó quật lại gần chết (mới đầu khán giả tưởng đó là phần biểu diễn của voi). Sẵn đó nó chạy tung ra đường đạp nhàu lên các khán giả đang xem làm một số bị thương nặng. Cuối cùng cảnh sát phải giết con voi to lớn ấy.
Còn bạn có bao giờ chú ý đến loại côn trùng nhỏ nhoi nhất lớn chỉ bằng đầu mũi kim may" Chúng ta thường thấy những đàn kiến tí teo, bò tứ tung đâu cũng có, nhất là trong bếp gần món ăn, chúng nhiều vô số, giết hoài, còn hoài, chúng nối đuôi nhau bu vào thức ăn. Chẳng biết chúng ở đâu" Sanh sản nơi nào, mà đâu cũng bò tới. Bạn có nghĩ đến với tấm thân bé tí như vậy thì bộ tiêu hóa, mắt, mũi, môi, miệng, chân cẳng nằm chỗ nào" Cơ quan sanh sản ở đâu" Mà sao nó nở ra nhiều trứng mà nở ra con hàng hà sa số vậy" Nó có ăn vào thì phải thải ra giống đồng loại lớn hơn nó như: kiến lửa, kiến hôi, kiến vàng….
Tôi đã bàn tới con voi, con kiến, bây giờ xin bàn chuyện tính tình con người.
Hồi còn bé tôi từng sống trong xóm lao động nghèo khổ, có ông Tám mỗi lần đánh cậu con trai thì trói cậu lại đánh như "ăn cướp, khảo của" độ 14 tuổi, cậu bỏ nhà đi hoang. Ai cũng tưởng cậu hư hỏng đi luôn nhưng độ 6, 7 sau cậu lại trở về nuôi dưỡng ông cha. Ai cũng ngạc nhiên và khen ngợi. Có lẽ cậu nghĩ vì nhờ người cha đánh đập mà cậu ra đời mới thấy nhiều người còn đối xử tệ hơn nữa chăng" Hay nhờ bỏ đi mà cậu mới học được cái hay cái lạ ở đời, biết cách làm ăn nên mang ơn cha mới trở về phụng dưỡng"
Hàng xóm tôi thời ấy còn bác Trân người nghiêm nghị, chịu khó làm lụng để lo cho hai cậu con trai học hành. Bác cũng chịu khó dạy con theo "Lễ, nghĩa, trí, tín" vậy mà chỉ có cậu em là chịu khó ăn học, còn anh cả bỏ nhà đi lang thang sau thành dân bụi đời!
Dì Tâm có đến 6 con, chồng chết bất ngờ, 3 đứa con chịu thương, chộiụ khó đi bán đậu phọng rang, đánh giày, lượm lon vv… để kiếm tiền đem về cho mẹ nuôi ba em nhỏ dại.
Còn gia đình chị Hương cha mẹ chuyên nghề đỏ đen bài bạc, 5 đứa con nheo nhóc, chẳng học hành gì, đứa lớn cõng đứa bé. Thế mà sau này 3 người cũng làm ăn sống được, còn 2 đứa thì nối nghiệp cha mẹ "cờ gian, bạc lận".
Tôi cũng có người bà con xa, sinh ra một bé gái không bình thường. Đứa bé chỉ biết ăn và khóc từng chập. Khi biết nói thì nói ngọng và không biết đặt thành câu, nên khó nhọc lắm mới biết nó đòi hỏi gì. Dường như mọi người trong nhà đều xem đó là một bất hạnh lớn lao, ít ai để ý đến nó. Lúc nó lên 5 tuổi. Năm 72 trong nhà có đại tang bà nội chết. Lúc tất cả mọi người trong nhà đang ôm nấp quan tài khóc để thảm thiết thì bỗng nhiên nó từ trong buồng đi ra và nói lớn: "Bà nội đi về trời rồi…đừng khóc nữa". Câu nói của nó làm cho ai cũng ngạc nhiên vì không ngờ rằng đứa bé đó lại có thể nghĩ ra được những lời ấy. Do đó mọi người bớt khóc và ôm nó vào lòng. Gia đình nó sau đó sống rất đầm ấm, ai cũng yêu thương nó. Năm 1975 gia đình được đi sang sống ở tiểu bang Kansas, tại Kansas City, bây giờ nó cũng biết chữ, tính toán nói cũng khá hơn xưa và đi làm cho tiệm "hamburger Mc Donald", tiền bao nhiêu kiếm được đưa hết cho cha mẹ. Nó thật hiếu thảo và vui vẻ, dễ thương. Trong chỗ làm ai cũng mến nó.
Sống trên đất Mỹ ngày nay, tôi còn được nghe, được đọc, được thấy nhiều trường hợp lạ lùng hơn về tính tình con người.
Cũng như tài tử nổi tiếng Sly-Stallone hồi bé bị nói ngọng nghịu khó khăn vậy mà bây giờ anh thường đóng vai chánh 15, 20 triệu cho một phim, nếu để ý nghe kỹ, giọng anh nghe ồ ồ cứng lắm, không thanh và bình thường mấy.
Ở đây, tôi cũng có quen một cậu trông hiền lành nhưng bị tật bẩm sinh, hai chân đều bị cong, bàn chân không đều đặn, đi đứng khó khăn, hai tay cung lại trong mỗi bước, vậy mà vẫn có công ăn việc làm ngồi phòng giấy đàng hoàng từ hơn 20 năm nay. Và cậu ta cũng cưới một cô vợ dễ thương, đẹp đẽ sống hạnh phúc.
Những con mối nhỏ nhoi, tí tẹo không ra gì, thế mà chúng có thể gậm nhấm làm sập cả căn nhà to lớn. Những hạt cát tí ti, trùng trùng, điệp điệp tạo thành những bãi biển ngút ngàn, những đồi cát trắng xóa, nên thơ.ï Hạt muối không có giá trị gì về mặt vật chất trong đời sống chúng ta, thế nhưng nếu không có nó thì cuộc sống sẽ vô vị biết bao.
Theo tôi nghĩ những gì trong cõi đời này dù lớn hay nhỏ ở trước mắt chúng ta đều có tầm quan trọng không nhiều thì ít.
Thu Thảo