Hôm nay,  

Lại Chuyện Cưới Xin Ở Mỹ

30/07/200300:00:00(Xem: 134408)
Người viết: TRẦN QUÂN
Bài số 3257-853-vb5240703

Tác giả Trần Quân, cư trú tại Oxnard, CA, lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ bằng một bài góp ý xây dựng trong việc tổ chức đám cưới cho lớp trẻ tại Mỹ. Mong ông sẽ có thêm những bài viết mới.
*

Trước hết tôi xin trình bày quan điểm của tôi về vấn đề lễ nghi hôn nhân gồm cả tiệc cưới (như là một phần của đám cưới). Đây là một sinh hoạt trong đời sống xã hội của mọi người phản ảnh nền văn hóa của dân tộc.
Nước Mỹ là một nước đa chủng nên được gọi là Hiệp chủng quốc, mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Văn hóa nước nào cũng có cái hay cái dị tùy theo thời gian và hoàn cảnh sinh sống. Đối với người Việt Nam ta, vấn đề hôn nhân đã được minh định trong sách vở cũng như qua truyền khẩu, nay lưu lạc xứ người thì cũng phải tùy nghi chế biến nhưng căn bản là phải giữ lấy lề, đừng có lai căng quá, khó coi, mặc dù ngày nay phần đông "con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đó".
Đối với những người con ương ngạnh, bất trị thì khỏi bàn đến mất thời giờ.
Bài này chỉ đề cập đến những con cái còn có chút hiếu đễ, vâng lời cha mẹ hướng dẫn, khuyên can. Trong trường hợp này cha mẹ đừng chiều ý con cái quá đáng mà phải góp ý kiến, theo dõi việc làm của con cái trong tinh thần hợp tác bảo tồn văn hóa Việt Nam.
Cha mẹ có bổn phận phải giải thích cho con cái biết ý nghĩa của hôn nhân (nếu không biết thì tham khảo sách vở) để khi làm lễ, chúng thực sự hiểu biết và tôn kính, tôn trọng những điều kết ước với nhau trước bàn thờ tổ tiên hoặc trước bàn thờ Phật, Chúa và sự chứng kiến của hai họ hoặc trước cửa công quyền (Tòa án, tòa thị chính vv...) ví dụ như ý nghĩa của việc đeo nhẫn, một tập tục có từ ngàn xưa, nói lên bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình, trật tự xã hội, chứ không phải đeo nhận chỉ để trang sức hoặc khoe của.
Về vấn đề lễ nghi thì phải quan niệm đứng đắn trong khi hành lễ (độ 15 phút) đừng nói ra ngoài việc cưới xin, chớ có nói ba lơn, ba cợt đùa giỡn trong lúc mọi người đều ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang theo dõi.
Về vấn đề tiệc cưới chỉ nói từ 1975 đến nay tôi thấy nó đã biến thể lệch lạc quá nhiều, có lẽ bởi vì quan niệm thiếu nghiêm chỉnh. Có đôi trẻ khi quyết định thành hôn chỉ nghĩ đến việc đãi tiệc và đi tuần trăng mật, chứ chả thiết gì đến lễ nghi cho nên phần đông các trẻ này đến với nhau rất dễ và chia tay cũng rất dễ vì không thấy có gì ràng buộc nhau cả (easy come, easy go).
Trước hết hai họ mời quan khách, bà con thân hữu đến nhà hàng ăn tiệc chung vui tại sao lại mở đầu bằng cuộc diễn hành (procession) như ở nhà thờ với nhạc hành tôn giáo. Có nơi, người điều khiển chương trình (MC) lại còn nói to trong máy vi âm "yêu cầu quý khách đứng dậy và cho một tràng vỗ tay". UƯa hay, đây là nhà hàng, một đàng là khách, một đằng là chủ, mà thường thì "tiên vi khách, hậu vi chủ" tại sao lại có màn trình diễn như trên sân khấu và coi khách như khán giả"


Có nơi mở đầu bữa tiệc bằng một câu chuyện tếu vô duyên (bắt chước Mỹ) trong lúc mọi người ăn mặc tử tế đang chờ hai họ trình diện. Chưa hết, sau đó MC lại giới thiệu các cặp phụ dâu, phụ rể trước cả hai bên cha mẹ. Thật là ngược ngạo nếu không nói là hỗn hào, bởi vì đối với người Việt Nam ta, ở nơi công cộng bao giờ cũng "kính lão đắc thọ" thay đổi cái gì thì được chứ thay đổi cái truyền thống trật tự gia đình Việt Nam thì không nên vì đó là căn bản của trật tự xã hội. Ngoài những chi tiết về danh sách mời thực khách chọn nhà hàng, giờ giấc thực đơn, người điều khiển chương trình, thuê ban nhạc, vvàtôi xin phép được góp ý thêm về hai mục: cho quà và chào bàn.
Ngày trước vấn đề này được cân nhắc tế nhị để giữ thể diện cho cả người cho lẫn người nhận vì thường thì "cách cho quý hơn của cho". Nếu không lưu ý thì dễ dãi sẽ biến thành bừa bãi và tiệc cưới sẽ mất ý nghĩa cao đẹp mà chỉ có tính cách thương mại.
Ở Mỹ theo thủ tục thì nhà gái đài thọ mọi chi phí. Ởû Việt Nam, trái lại nhà trai phải lo trang trải. Thường thường cả hai nhà có thể chung lo, tùy hoàn cảnh của mỗi gia đình, miễn sao vui vẻ là được.
Ngày nay đa số đôi trẻ đều đi làm việc để dành tiền rồi mới đám cưới. Nếu quan niệm rằng việc đài thọ là do hai họ hoặc cô dâu chú rể chứ không phải do quan khách hoặc thân hữu thì gia chủ cũng nên phân biệt mời những ai "có qua có lại" quen biết nhau khá nhiều, chứ đừng gặp ai mời nấy làm cho người ít quen biết nhận được thiệp mời thêm khó nghĩ vì phải làm một việc vừa mất thì giờ đến nơi ngồi kẹt một chỗ, nghe nhạc điếc cả lỗ tai, ăn uống thừa thãi và phải chịu một số tiền "ngó cho được" mà đối với nhiều gia đình phải tiện tặn cả mấy ngày mới đủ.
Ngày xưa tổ chức đám cưới chỉ nhận được một số quà tặng tượng trưng. Ngày nay đám cưới theo kiểu phong bì, tuỳ cách tổ chức và khách mời, đám nào cũng lời dăm ba ngàn.
Có báo đã nói lên cái khó khăn vật chất của ông bà Nguyễn nào đó với 4 thiệp cưới trong một tháng như một cơn ác mộng.
Vậy thì theo tôi gia chủ chỉ nên gởi thiệp mời đến những người quen biết thân thích còn đối với những người sơ thân thì chỉ nên gởi giấy báo hỷ là đủ rồi. Người nhận sẽ tùy mức độ tình cảm hoặc gởi quà lại biếu tặng hoặc gởi thiệp đến chúc mừng hoặc điện thoại đến chung vui cũng được.
Đối với bà con và thân hữu thì có thể cho quà ngay tại nhà khi làm lễ hoặc đưa tại nơi ghi danh tham dự ở cửa đi vào phòng tiệc, tránh cái cảnh nhàm chán đi chào bàn mà một số người đã xem như đi thâu tiền ăn cho nhà hàng, tội nghiệp cho hai chữ "Hôn nhân". Việc giới thiệu hai bên cha mẹ và cô dâu, chú rể lúc mở đầu buổi tiệc với lời cám ơn của đại diện hai họ là đúng thủ tục rồi. Sau đó, cô dâu chú rể có muốn đi tiếp xúc và chụp hình kỷ niệm thì cứ thong thả đi chào hỏi chứ đừng có kéo đoàn hai họ đi từng bàn nhất là ở các tiệm ăn Tàu chật chội thì thật là bất tiện.
Nói là nói vậy chứ nếu muốn lợi dụng tiệc cưới để trang trải chi phí đám cưới thì lại là một chuyện khác. Xin miễn bàn.
Tóm lại thường thì ai cũng dễ dãi đối với đám cưới, đám ma cho nên mới có câu "Ai chê đám cưới, ai cười đám ma" nhưng dù sao đám cưới, đám ma là những yếu tố văn hóa của một dân tộc nên chúng ta hãy giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc ta một cách đứng đắn và tốt đẹp.]

TRẦN QUÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,204,746
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.