Hôm nay,  

Cái Tivi Ở Mỹ

30/06/200300:00:00(Xem: 131132)
Người viết: VÕ NGỌC TÂY
Bài tham dự số 3238-836-vb60627

Tác giả Võ Ngọc Tây sinh năm 1939, hiện cư trú tại San Diego, CA 92105.Nghề Nghiệp: Quản Lý Chung cư. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông viết “Người viết không mong viết bài để đoạt giải và cũng không có ý dạy đời. Chỉ ước mong vấn đề nêu trên góp một phần nhỏ vào việc giáo dục và giải trí con em của chúng ta...” Hy vọng vấn đề ông nêu lên sẽ còn được quan tâm thêm bởi nhiều tác giả khác.
*

Ở Mỹ, hầu hết nhà nào cũng có cái tivi. Nhà có nhiều phòng, nếu chúng ta muốn tiện nghi, thì mỗi phòng đều đặt một cái tivi.
Phương tiện quảng bá tin tức, phim ảnh và quảng cáo phổ thông hữu hiệu nhất có lẽ là cái tivi.
Gia đình tôi đến Mỹ theo diện HO. được ít hôm thì chúng tôi nhận được một cái tivi cũ của một người bạn thân qua Mỹ trước chúng tôi, khệ nệ mang tới tặng. Trông nó ô dề kệch cợm vì là cái tivi kiểu xưa, nhưng khi chúng tôi dùng "remote" mở đài thì hình ảnh hiện ra trên truyền hình ngay. Cả nhà chúng tôi mừng rỡ xúm xít quanh cái tivi đến nỗi trong giờ ăn không ai ngồi tại bàn ăn, mà mỗi người bưng cơm đến gần cái tivi để dán mắt nhìn vào.
Hồi còn ở VN, tuy gia đình chúng tôi ăn uống kham khổ, nhưng có cái lệ là tất cả thành viên trong nhà đều ngồi vào bàn ăn, để vừa ăn uống vừa chuyện trò chứ không chú ý đến cái tivi.
Có phải, chương trình truyền hình ở VN vì mải mê đặt nặng vấn đề tuyên truyền cho nhà nước, nên không có gì hấp dẫn để mà xem"
Riêng ở Mỹ, khi mở đài lên thì có đủ loại phim để mà chọn lựa. Nào phim truyện, show hài hước, phim kinh dị, phim bạo lực, phim khoa học dã tưởng, phim bay watch... v... v...
Đặc biệt một điều là cứ năm ba phút thì có cảnh hôn môi trên đài. Người thực hiện và sản xuất phim đã có chủ tâm khai thác triệt để những cảnh gợi tình để "câu" (thu hút) khán giả hoặc có dụng ý làm nhẹ bớt những pha đấm đá, bắn giết nhau bằng một nụ hôn nóng bỏng.
Xem trên tivi thì quanh đi quẩn lại có mấy đài, cho nên có nhiều gia đình đóng tiền " cables " để xem cả trăm "channels" mới thỏa thích.
Coi phim trên truyền hình hoài cũng đâm ra chán, nhiều gia đình bỏ tiền mua tivi thật lớn năm sáu chục "inche", mua đầu máy thứ "xịn" để chiếu phim video giống như "home theatre".
Phim video thì có đủ loại: phim chưởng, phim võ thuật, phim tình cảm, phim hài hước, phim ca nhạc, phim ma...
Phim giàu là loại phim từ vua chúa đến quan dân đều ăn mặc kín đáo và sang trọng. Cũng có loại phim nghèo thì hầu hết diễn viên không có mảnh vải để che thân. Loại phim này, nói là dành cho người lớn, nhưng đố ai kiểm soát được, khi trẻ em lén lút xem"
Nhiều bậc cha mẹ, anh chị kêu con kêu em đi ngủ mà vẫn mở phim ra coi, bất kể giờ giấc. Có nhiều người vô ý, xem xong "phim nghèo" không chịu đem đi cất kỹ. Con cái hay em út đi học về không có gì giải trí, bốc nhầm "phim nghèo" coi, vô tình chúng ta "hố" cho bọn trẻ một thang thuốc hư đời!


Con nít ở Mỹ, mới bốn năm tuổi, đã biết sử dụng "remote" đổi đài, biết bấm "games" và cũng biết chiếu phim video.
Phim bạo lực và phim dã thú là những loại phim mà theo cách nhìn của tôi, trẻ em thích nhất. Tôi có đứa cháu gái mới bốn tuổi. Nó rất thích xem phim về thú vật. Sau hơn một năm xem loại phim này, tánh tình của cháu tôi đổi khác. Mỗi khi nó giận dỗi, nó đều trân mình gầm gừ như thú dữ. Tôi cũng có một đứa cháu khác, trong lúc xem truyền hình, nó ngồi thật gần cái tivi. Cha mẹ của cháu nhiều khi bận trở không để ý đến sinh hoạt của con. Do đó, chỉ trong thời gian hơn hai năm, cháu phải đeo kính cận.
Vấn đề xem phim trên truyền hình cũng có cái lợi và cái hại. Xem phim để mở mang trí tuệ, để tầm nhìn không bị thiển cận, để hiểu biết những phát minh về khoa học phục vụ cho đời sống.
Xem phim trên truyền hình cũng dễ bị tiêm nhiễm bởi những pha gay cấn, những "action" gợi trí tò mò...
Lứa tuổi người lớn xem phim thì còn có thể phân biệt được cái tốt cái xấu để bắt chước hay tránh né.
Tội nghiệp! Đám trẻ em đâu biết gì" Cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi đi ngang một trường trung học ở Mỹ, thấy từng cặp học sinh ôm nhau hun môi một cách tự nhiên. Cũng có trường hợp vài ba em học sinh xách súng của cha mẹ tới trường bắn loạn xạ chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt là cô bạn gái của mình đi quen với một người con trai khác.
Liên tiếp trong hai năm 1998, 1999 và trong những năm kế đó, trên đất Mỹ đã xảy ra biết bao vụ nổ súng ở trường học gây chết chóc đau thương cho một số thầy cô và học sinh vô tội, chỉ vì ảnh hưởng phim ảnh bạo lực.
Có ai can đảm đem đập bỏ cái tivi của mình khi nhận thấy nó chỉ có hại" Nói cho vui, chứ trong gia đình ngoài cái tivi ra, có môn giải trí nào khác đâu" sau những giờ làm việc vất vả.
Vấn đề đặt ra là việc giải trí bằng phương tiện truyền hình của trẻ em làm sao cho lành mạnh và thích hợp cho từng lớp tuổi"
Trong bao nhiêu "channels" ở đài truyền hình chỉ có vài ba đài có chương trình giáo dục trẻ em đúng đắn.
Như vậy, bậc làm cha mẹ, anh chị nên hướng dẫn con em mình theo một nội qui do gia đình đề ra. Thí dụ: xem truyền hình phải có giờ giấc nhất định, ngày nào trong tuần được xem và phải xem đài nào" Điều quan trọng là phụ huynh phải nêu gương tốt cho con em bằng cách đến giờ ngủ là phải tắt đài và đi ngủ cùng một lượt. Không nên đuổi con em vào phòng rồi người lớn ở ngoài phòng khách tiếp tục xem phim.
Vài lời đề nghị sau cuối của người viết bài này là chúng ta không nên mua đầu máy để chiếu phim lẻ vì vừa hao tốn ngân quĩ gia đình vừa tai hại không ít.
Trên đây là ý kiến thô thiển của riêng tôi. Tôi mạo muội trình bày ra đây. Người viết không mong viết bài để đoạt giải và cũng không có ý dạy đời. Chỉ ước mong vấn đề nêu trên góp một phần nhỏ vào việc giáo dục và giải trí con em của chúng ta trong mai hậu trên một xứ sở mà phương tiện truyền hình đứng vào bậc nhất thế giới.
VÕ NGỌC TÂY

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến