Hôm nay,  

Nỗi Đau Cuả Mẹ Không Xảy Ra, Nếu ....

16/06/200300:00:00(Xem: 26615)
Người viết: CHU TẤT TIẾN
Bài tham dự số 3228-827-vb80615

Tác giả Chu Tất Tiến là một nhà báo quen biết trong sinh hoạt truyền thông Việt ngữ tại Nam California. Ông hiện là một chuyên viên thuộc Bộ Phát Triển Nhân Dụng, truớc đây đã từng dậy học tại Học Khu Tustin. Bài viết mới của ông, thêm một lần, vẫn thể hiện những quan tâm về gia đình, giáo dục.
*
Tối thứ Sáu 6 tháng 6 vưà qua, mới buớc chân vào nhà, vợ tôi đã gọi: "Anh đã đọc bài viết về một nguời mẹ trong Việt Báo chưa"" Nghe nói như vậy, chắc là có điều chi quan trọng, nên nguời viết vội vàng lấy báo đọc, dù lúc đó đã là 12 giờ đêm. Đọc xong là thẫn thờ và đau xót.
Với thói quen cuả một nguời viết văn, tôi hình dung ra ngay tất cả những hình ảnh, những âm thanh, những động tác và sinh hoạt cuả gia đình nguời mẹ nói trên, và tuởng tuợng rằng giả như truờng hợp đó rơi vào chính tôi, có lẽ trái tim mệt mỏi cuả mình sẽ không chịu nổi mà ngưng đập mất. Rồi suốt đêm, những hình ảnh đó cứ bám vào tri thức cuả mình mãi, nên các giấc mơ chập chờn cứ đầy những tiếng khóc "khô không lệ", đẩy tôi dậy sớm, đến bên chiếc máy chữ quen thuộc và viết những dòng chữ này, mục đích để chân thành chiaxẻ với một gia đình không còn hạnh phúc cũng như nhiều gia đình khác, mà, nếu không áp dụng một phương pháp uyển chuyển để giữ hạnh phúc gia đình, sẽ trở thành bất hạnh lúc nào đó không ngờ.
Câu chuyện thuơng tâm đã gợi cho tôi một kỷ niệm khó quên. Lần đó, hai vợ chồng một nguời bạn thân gọi cho tôi hay một tin buồn: cả hai cháu gái đầu lòng đã trở thành những nạn nhân cuả xã hội mới, xã hội chập chờn giưã các gia đình mới qua và một thế hệ đầy những quyến rũ vật chất, trong đó, các nạn nhân nhỏ bé này, vì hoa mắt truớc những quan hệ hấp dẫn đó, đã bỏ học, đi theo tiếng gọi cuả "trái tim non nớt" mới 14 và 17 tuổi cuả mình, và hiện đang trong tâm trạng đầy bực bôị vì bị cha mẹ cấm cản.
Không thể chậm trễ, tôi vội đến và nhận thấy những hiện tuợng bên ngoài khá quan ngại. Cả hai cháu đều trong tình trạng "shut up", nghiã là "tự đóng cửa" tâm hồn mình, không thích nghe lời cuả bất cứ ai, ngoài chính con tim cuả mình. Vì vẫn còn liên hệ tình cảm với bố mẹ, các cháu chỉ chịu "nằm" và "ngồi" trên xalông để nghe những lời lải nhải cuả tôi mà không cãi lại nửa lời. Nhưng tôi biết chắc, không một lời nói nào cuả tôi lọt vào tai cuả hai cháu, vì tiếng nói từ ngoài tới đã bị chặn lại bởi những vật cản: làn môi son đen, mái tóc xanh xanh, và các móng tay đầy mầu sắc.
Biết rằng mọi khuyên can đều vô ích, tôi chỉ còn một gợi ý với bố mẹ hai cô bé một biện pháp quyết liệt: tách hai cháu ra khỏi môi truờng hiện taị ngay lập tức, trong vòng một hai ngày phải đưa hai cháu đi sang tiểu bang khác. Với tình thương vô hạn cuả cha mẹ, anh chị đã nghỉ việc ngay và đưa hai nạn nhân bé bỏng này qua một tiểu bang xa, và sau vài tháng, chị đã trở về và báo tin vui với tôi: các cháu đã chịu đi học lại! Nhất là cháu lớn, đã chiếm điểm rất cao. Ngày nay, cháu lớn đã tốt nghiệp đại học, cả hai cháu đều đã lập gia đình và vẫn ở gần bên bố mẹ. Gia đình các cháu rất hạnh phúc, cô bé 14 tuổi năm xưa, nay vừa đi học thêm vưà làm một bà mẹ trẻ rất xuất sắc, chồng cuả cháu cũng vừa làm vừa học. Mỗi tối, cả nhà quây quần bên nhau, nghe tiếng hót líu lo cuả một cô "công chúa" nhỏ xíu và những nụ cuời chan hoà nở rộ trong căn nhà ấm cúng.
Nguời viết còn biết một truờng hợp nữa, gia đình có cháu gái đi bụi đời, cứ ở nhà vài ngày là chán, lại bỏ đi với bạn trai chừng cả tháng, hết tiền, hết tình, bạn trai kia cũng bỏ đi, cháu lại về ăn "báo" bố mẹ. Gọi là "báo" bố mẹ thì đúng nhất, vì cháu về nhà lần nào cũng hầm hầm, chỉ lo gây gổ, " chôm" một ít tiền rồi lại rong chơi. Nhưng bất ngờ, qua nhiều năm bố mẹ cầu nguyện liên tục và kiên nhẫn với con, bất ngờ một hôm cô bé đòi đi thăm nhà tu, rồi ... đi tu luôn! Hiện đang là một Sơ hoạt động rất sốt sắng trong các công tác cuả nhà thờ. Một truờng hợp nữa là một em trai đã dấn thân rất sâu vào các hoạt động tội ác, đã từng bị tù vào lúc còn niên thiếu, nhưng nhờ cha mẹ và gia đình mà biến chuyển, nay đã trở thành một tu sinh trong một tu viện.
Dựa vào các kinh nghiệm này, nguời viết mạo muội nhìn lại từng giai đoạn trong câu chuyện thuơng tâm cuả nguời mẹ mất con thứ Sáu vưà qua, mà giả thiết rằng nếu những giai đoạn ấy đuợc điều chỉnh ngay thì kết luận đã không buồn bã như thế đó.
1- Khi phát giác cháu gái mời bạn trai vào nhà ban đêm: Bố mẹ cô bé đã gọi cháu ra nói chuyện ngay, nhưng lại chỉ nghe lời cháu nói vắn gọn, rồi quên đi mà không tìm một biện pháp cấp tốc nào để sưả đổi tình thế đã quá nguy hiểm: các cháu đã có quan hệ sinh lý với nhau từ lâu rồi, chữ trinh trắng đã không đuợc coi trọng nữa, cho nên mọi khuyên nhủ nhẹ nhàng như vậy dứt khoát không cải thiện đuợc tình hình. Chúng ta cũng đều biết một khi tình yêu đã nở trên một tâm hồn mới lớn thì không mấy hy vọng gì bảo chúng dứt bỏ đuợc, nhất là các cháu đã biết thuởng thức ái tình xác thịt thật sự, những cảm giác mạnh cuả yêu đuơng đã làm cho tâm hồn cuả các cháu bé đắm chìm trong một thế giới mới không còn chấp nhận những lý luận bình thuờng nữa. Trừ khi có sự can thiệp mạnh bạo và khôn ngoan cuả cha mẹ trong một thời gian liên tục, thế giới lý luận bình thuờng mới mong có chỗ đứng trong lòng con trẻ. Nếu gặp truờng hợp này, phải lập tức thay đổi môi truờng sống, để các cặp tình nhân trẻ tuổi này không còn liên lạc với nhau nữa. Dĩ nhiên cháu sẽ buồn giận khi phải xa nguời yêu, nhưng nếu cha mẹ dùng hết tình thuơng cuả mình để thay thế sự trống vắng đó, thì cháu sẽ từ từ nguôi ngoai, nhất là khi biết vì yêu mình mà cha mẹ phải hy sinh việc làm, hy sinh cuộc sống riêng tư để đổi lấy niềm vui cuả con, cháu sẽ thông cảm và sẽ bỏ tâm trạng "shut up" trên, để mở tim mình đón nhận tình yêu bố mẹ vào thay chỗ cho tình yêu trai gái.
Ngoài ra, nếu từ truớc mà cha mẹ có hay cãi nhau, bố có hay uống ruợu, mẹ có hay cờ bạc, cha mẹ chỉ cắm cúi lo đi kiếm tiền, hoặc bất cứ tật xấu nào ... thì bố mẹ phải tự sửa mình truớc khi sửa con. Tốt nhất là họp cả gia đình lại, cùng tìm hiểu xem tại sao cháu út lại sinh chứng như thế và cùng bàn bạc phuơng pháp đối phó. Các anh chị cùng thay đổi thái độ với em mà cùng nói chuyện liên tục, có lẽ cháu cũng sẽ thay đổi.


2-Sau khi cháu đã bỏ đi, lại liên lạc với gia đình: Lẽ ra, khi biết đuợc chỗ cháu ở, cha mẹ cùng nhau tìm đến mà chia xẻ niềm vui với cháu, thay vì làm mặt giận, mặt hờn, hoặc càm ràm cháu. Tất cả những lời lẽ luân lý, oán trách lúc này đều vô hiệu, vì cháu đã cuơng quyết như vậy rồi, càng nói nhiều những lời nguợc laị với cháu, càng đẩy cháu đi xa. Nên coi như mọi chuyện đã xong, "gạo đã thành cơm" rồi, chỉ có việc mà ăn thôi, không đuợc cơm gà cá gỏi thì có mắm tôm cũng đành ăn vậy, không nên buồn phiền mà đổ cơm đi. Các anh chị em trong nhà cũng nên đến mà vui chung với cháu, và nếu tạo đuợc những buổi sinh hoạt gia đình như mừng sinh nhật, kỷ niệm ngày ra truờng cuả cháu...thì rất tốt. Biết đâu những giây phút vui vẻ, ồn ào đó làm cháu thấy hay hay mà nghĩ lại. Tuyệt đối không nhắc gì đến những ngày buồn bã khi cháu mới bỏ đi làm cháu cảm thấy tội lỗi ( feeling guilty) rồi mang mặc cảm mình là cái hoạ cho gia đình, không cách nào chuộc lại đuợc, thôi đành đi luôn, không bao giờ trở lại.
3-Khi cháu mang gia đình bạn trai đến xin cuới: Sự vô tình lớn nhất và thiếu sót nhất là lúc cháu đã chịu mang bố mẹ bạn trai tới hỏi mà gia đình vẫn lấy tư tuởng xưa cũ như "cháu còn cần học hành, cháu chưa tới tuổi lập gia đình, cháu phải sống với bố mẹ..." Nguy hiểm trên hết là việc không chấp nhận đưá con rể không phải như ý mình, không do chính mình định đoạt. Điều này không những chỉ làm cháu và bạn trai cháu tự ái, bố mẹ bạn trai bực bội và coi thuờng cái quan niệm cổ hủ cuả nguời Việt Nam, còn làm cho cháu thêm oán trách bố mẹ và gia đình nhiều hơn nữa. Một khi cháu đã có gan đi xa, để sống một mình thì làm sao mà còn nói cháu "non trẻ" nữa đuợc! Cháu đã kinh nghiệm đầy mình rồi, chuyện gì thì cháu cũng đã thử qua: tình dục, ái tình, đối phó với lũ bạn trai chỉ muốn chiếm đoạt chaú, chủ nhà, truờng học, bạn bè, tiền cơm, tiền mua sắm... Nói "cháu vẫn còn cần sự bảo bọc cuả gia đình" chỉ làm cháu nghĩ rằng gia đình "khi dễ" cháu, không tin cậy cháu, chắc chắn cháu sẽ phản ứng tuơng tự là không còn tin tuởng gia đình nữa. "You don't trust me, how can I trust you"". Do đó, cháu đã tự làm lễ cuới một mình, không cần nhờ đến cha mẹ hay anh chị em nữa, chỉ để chứng minh rằng cháu có thể làm tất cả mọi thứ trên đời một mình.
4-Khi cháu đã ngỏ ý muốn nhờ bố dẫn cháu đến bàn tịêc cuới: Điều này chứng tỏ tâm hồn cháu vẫn còn hình ảnh gia đình rất nhiều, cháu còn yêu thuơng gia đình lắm và đã cố hết sức để cho mọi việc êm đẹp. Tiếc thay, thái độ cuối cùng này cuả cháu vẫn còn bị gia đình, vì tự ái, ma øtừ chối. Như vậy, là "vĩnh viễn", là "forever" sự chia cắt đã đuợc thành lập. Một gia đình đã hoàn toàn mất một đưá con. Có bậc cha mẹ, sau khi thấy không thể thuyết phục đuợc con theo ý mình, đành thở dài mà nói: "coi như chưa bao giờ đẻ ra nó!". Thực tế, có bao giờ "coi như" đuợc như vậy không" Có bao giờ lại quên đuợc một đưá con, một nguời thân, một đứa em dễ dàng không" Chắc chắn là không bao giờ. Chắc chắn là nuớc mắt sẽ chẩy hoài cho đến hết kiếp. Vậy, bây giờ phải làm sao"
Theo thiển ý, điều quan trọng hơn cả làhạnh phúc cuả con chứ không phải hạnh phúc cuả bố mẹ có con. Đôi khi, ngoài việc bố mẹ phải hy sinh sự huởng thụ, hy sinh tiện nghi, hy sinh thời gian cho con, bố mẹ còn phải hy sinh cả tư tuởng cuả mình, cả quan niệm cuả mình vì con cái nữa. Trời không chịu đất, thì đất phải chịu trời. Đó là câu ngạn ngữ cả vài chục đến cả trăm năm truớc. Do đó, đã lỡ không "dậy con từ thuở còn thơ" đuợc, chỉ biết cưng chiều con tối đa, tạo cho con sự Tự Do tuyệt đối rồi, lúc con đã ra ngoài tầm tay, thì đành phải thoả hiệp với con một phần mà thôi, không còn chữ "hạnh phúc tối đa" nữa. Đa số nguời Việt chúng ta đều mang quan niệm "tuyệt đối" (perfect) : con cái phải học giỏi, thông minh, ở nhà thì răm rắp nghe lời, đến truờng thì học đâu cũng nhất, ra truờng bác sĩ, kỹ sư, lấy vợ lấy chồng do bố mẹ đồng ý, nguời yêu cuả con phải tuơng đuơng nghề nghiệp... Chưa kể một số điều kiện gia đình sui gia phải thế này thế nọ, đạo đức phải vẹn toàn... Ai mà không mong con cái mình như thế, nhưng mà, mình đâu phải ông Trời, chuyện đời đâu phải muốn sao đuợc vậy, chuyện thiếu sót không đuợc như ý mình đã xẩy đến, sao không chấp nhận sự thật phũ phàng mà tìm cách vớt vát, lại còn cố cứng rắn với con" Hai lực đối nhau cùng mạnh, không ai chịu nhuờng ai, thì nhất định cả hai đều gẫy. Con mất bố mẹ và anh em, bố mẹ mất con cái. Công lao nuôi dậy bao năm đổ xuống sông, xuống biển mất rồi. Còn trái tim thì suốt đời nhỏ máu. Chỉ vì hai chữ TỰ ÁI mà thôi!
Như vậy, nếu không muốn gẫy luôn, nếu còn nhớ thuơng con mà muốn "có một đưá con không hoàn toàn như ý còn hơn không có con" thì xin áp dụng một số biện pháp như sau:
a-Tìm cách liên lạc với "các con" (con gái và con rể) để làm hoà và nêú can đảm, thì nói hai tiếng "xin lỗi" con. Nói hai tiếng này, không làm mất mặt bố mẹ cũng như ai hết, mà còn làm con cảm động. Đẹp hơn nữa là đến xin lỗi hai ông bà xui gia, cử chỉ này làm các con xúc động nhiều. Chắc mọi nguời cũng xin lỗi lại và có thể, tình cảm sẽ còn thắm thiết hơn xưa.
b-Phụ giúp với con trong công việc điều khiển gia đình, nếu có cháu ngoại. Tình cảnh xấu nhất là con gái trở thành "single mom" tức là mẹ trẻ độc thân vì lý do gì đó, thì nhận lãnh luôn cháu ngoại để trông giùm. Có cơ hội, cháu gái sẽ về nhà hoài, biết đâu, cháu sẽ ở lại luôn.
Trên đây là những lời lẽ chân thành mong chia xẻ với các gia đình có đưá con bỏ nhà ra đi. Hy vọng sẽ giúp tạo đuợc một niềm hạnh phúc mới, một hạnh phúc có lẽ còn tuơi đẹp hơn khi chưa có chuyện gì xẩy ra. Hạnh phúc đâu phải ở những hình thức bên ngoài, mà ở chính trong trái tim mình. Điều gì không làm hổ thẹn với luơng tâm thì cứ làm, nếu thiên hạ có thì thầm về con rể con gái mình không đuợc đẹp đôi, lấy chồng không đuợc cha mẹ ưng ý thì.... đã sao đâu" Đèn nhà ai, nấy rạng. Chưa chắc những cặp vợ chồng hàng xóm cuới nhau linh đình, le lói kia đã hạnh phúc, ra đuờng thì ông ông bà bà, về nhà là mày mày mày tao tao, cãi nhau như mổ bò, tiền bạc dành giật nhau, chồng ăn chả, vợ ăn nem... Còn mình, chỉ cần cha mẹ, anh em, chồng vợ, con cái gặp nhau mà cảm thấy vui thì đã đủ cho một kiếp nguời rồi.
Cầu mong cho mọi gia đình Việt Nam di tản đều êm đẹp, hạnh phúc.

Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,692,029
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến