Hôm nay,  

Số Phận Hẩm Hiu

04/06/200300:00:00(Xem: 177365)
Người viết: Duy Nguyễn
Bài tham dự số 3220-818-vb20602

Tác giả trước đây là một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Sau 1975, đi tù cải tạo đền năm 1983. Sau đó, vượt biên đến Thái Lan, định cư tại Mỹ. Hiện cư trú tại tiểu bang Maryland, làm assembler. Bài Viết Về Nước Mỹ thứ ba của ông là một truyện ngắn, đăng hai kỳ.
*

1972. Chiến trường Việt nam càng ngày càng sôi động, bao nhiêu người con yêu của Tổ quốc đã lên đường bảo vệ tổ quốc và dân tộc mình. Và cũng đau lòng thay cũng biết bao nhiêu người đã nằm xuống và máu đã đổ cho mảnh đất dấu yêu này.
Sự học của Trang đã có kết quả tốt đẹp, Trang đã được nhận vào làm việc cho một ngân hàng lớn nhất nhì ở Saigon, với một ví trí không kém phần quan trọng. Trang cảm thấy rất vui vẻ và phấn khởi khi tự mình đã đạt được những gì mình ấp ủ trong lòng.
Trang gặp Vũ trong một buổi họp mặt ở nhà một người bạn thân nhân ngày sinh nhật, cùng làm chung với nàng. Có phải đó được gọi là tiếng sét ái tình hay không" Mà sao lòng Trang cảm thấy rung động, một cảm giác lạ lùng len lõi trong tâm hồn Trang, Trang càng lúng túng nhiều hơn khi Vũ tiến đến để làm quen. Nhìn gương mặt của Vũ đầy vẻ phong trần với gương mặt rám nắng trong dáng người cao ráo khỏe mạnh biểu lộ một sự nhiệt huyết và tự tin của chàng. Trang cảm thấy lòng mình thật vui lên, cảm thấy yêu đời hẳn lên chỉ vào lần đầu tiên làm quen và nói chuyện với Vũ, Trang cũng không hiểu tại sao" Và Vũ cũng thế chàng cũng quấn quít bên Trang suốt cả cuộc vui. Những lời nói chuyện cỡi mở hiểu nhau càng làm cho hai người xích lại gần nhau nhiều hơn. Đây là một kỷ niệm thật đẹp in sâu vào ký ức của Trang.
Những ngày sau đó là những lần hò hẹn với nhau với những kỷ niệm càng ngày càng nhiều hơn trong tâm khảm của hai người. Trang đã cảm nhận được tình yêu như thế nào đã đến và mở cửa tâm hồn nàng. Trang cảm thấy hãnh diện nhiều hơn khi Vũ đang phục vụ tại sư đoàn 5 không quân trong phi đoàn A37. Những nỗi lo sợ lại đến với Trang khi nghĩ đến cuộc chiến này nào có phân biệt bất cứ một ai. Niềm lo sợ là một ám ảnh lớn trong lòng Trang, khi Trang nghĩ đến những ý nghĩ không tốt đến với nàng. Sự lo lắng của Trang đã làm cho Vũ để ý và dò hỏi:
- Anh thấy em có vẻ gì lo lắng trong ý nghĩ của em vậy Trang" Em có những lúc không được vui. Anh có làm gì cho em không vui không" Trang lắc đầu:
- Không anh à, tình yêu của anh đã làm em thấy mình vô cùng hạnh phúc, đây là lần đầu tiên trong cuộc đời con gái của em, anh là người đầu tiên đã đến và chiếm ngự trong tâm hồn của em đó.
Vũ ngắt lời
- Thế sao"...
- Trong một đất nước chiến tranh như thế này, người yêu của các người con gái thường thường là lính cả, và em là một trong những người con gái đó, do đó không dấu gì anh, em vẫn hằng mang niềm lo sợ mất mát sẽ đến với em anh à. Vũ an ủi
- Em đừng lo lắng như vậy, mọi người đều có số mạng riêng của mình, có ai tránh khỏi cái chết đâu em, cái chết nó không từ khước bất cứ chỗ nào cho dù em đứng ở đâu mà" Anh nghĩ rằng chúng mình đã tìm được nhau và yêu nhau trong thế giới này là một niềm hạnh phúc tuyệt vời đến với anh. Trang ngã đầu vào vai Vũ:
- Vâng, em đang hạnh phúc đây.
Trong những buổi tối ngồi trước màn ảnh TV nhìn những hình ảnh khốc liệt của trận chiến là Trang nghĩ đến Vũ, đến những phi vụ của chàng, đến những bất ngờ và bất hạnh nếu có xảy đến cho Vũ thì đời của Trang đau khổ biết bao nhiêu" Trang nghĩ đến cái tuổi của mình cái số vận của mình, cái định mạng của mình sẽ ra sao đây trong cuộc sống này" Mỗi lần gặp Vũ và đi chơi với nhau là Trang cảm thấy yên tâm thật nhiều, Vũ vẫn còn ở trước mặt Trang, tình yêu của Vũ vẫn còn đây với nàng. Trang ngụp lặn trong niềm hạnh phúc nàng đang có, Trang nghĩ đến tương lai và muốn lập gia đình với Vũ để có một tổ ấm riêng của hai người, để gần gũi nhau hơn và lo lắng cho nhau nhiều hơn. Vũ rất vui mừng trước lời đề nghị của Trang, hai người đồng ý sẽ tổ chức đám cưới vào mùa giáng sinh năm 1974 này. Chỉ còn sáu tháng nữa thôi cũng không phải là lâu cũng không phải là mau, cả hai sửa soạn những gì cần phải làm cho đám cưới này. Hai gia đình Vũ và Trang cũng đồng ý với nhau trước cuộc tình của con mình. Họ cũng thấy hạnh phúc trước hạnh phúc của con mình đang có. Các bạn Trang đều chúc mừng Trang khi gặp được nàng, nhiều người tỏ ý với Trang cũng thấy thèm thuồng cái hạnh phúc của nàng càng làm cho Trang cảm thấy sung sướng nhiều hơn nữa.
Ngày hai người đi chọn thiệp, đi chọn áo cưới thật vui, sự thương yêu lo lắng và quan tâm của Vũ đã làm cho Trang cảm động biết bao nhiêu, cũng như những lời an ủi thương yêu trước sự lo lắng của Trang. Trang cảm thấy mình là một người được nhiều ơn phước. Trang vẫn thầm cầu nguyện hàng đêm xin đừng ai cướp mất đi cái hạnh phúc của nàng.
Cái đến là phải đến, nỗi lo sợ của Trang đã thành sự thật, tin buồn của Vũ mang đến cho Trang trước ngày đám cưới đã làm tâm hồn Trang vỡ tan từng mảnh. Bài hát Huyền sử ca một người mang tên Quốc, bây giờ lại chính là anh là Vũ của Trang đó sao" Cuộc đời lại khắc nghiệt đối với Tranh như thế sao" Trang có làm phải tội tình gì đâu, một người con gái mới lớn biết yêu và được yêu như thế mà tạo hóa lại nhẫn tâm tước đoạt hết tình yêu của nàng đang có. Chả lẽ rằng suốt đời Trang sẽ sống mãi một cuộc đời cô độc hay sao" Những giọt nước mắt lại chảy dài từ đôi mắt trong cuộc đời Trang. Trang có cảm tưởng như là cuộc đời đã khép kín cuộc sống tình cảm của nàng trong một nơi vắng vẻ đìu hiu trên thế gian này.
Vũ đã nằm yên trong Nghĩa Trang Biên Hòa, Vũ đã bỏ lại cho Trang tất cả kỷ niệm, những điều ấp ủ của nhau, để cho Trang phải chịu đựng hết những gì đau buồn nhất trong cuộc sống này.
Vành khăn trắng thực sự đã được vấn trên đầu Trang, đó là hình ảnh vẫn thường thấy nhất trong cuộc chiến tranh này, nỗi đau đớn này biết bao nhiêu người con gái phải gánh chịu trước những thảm cảnh này, không có sự lựa chọn nào hết khi trót lỡ có người yêu, người chồng mang màu áo trận, ra đi để bảo vệ quê hương và dân tộc.
Những người ngày xữ đã từng chia vui với Trang bây giờ lại chia buồn, nhìn Trang với đôi mắt thương hại trước định mạng đau buồn đã xảy đến trong cuộc đời Trang. Trang không biết đến bao giờ mình mới bôi xóa được hết những nỗi đau buồn này vẫn còn mang nặng trong tâm tư bây giờ" Nước mắt vẫn không sao gội rửa được nỗi đau đớn của Trang, nàng nghĩ đến số mạng của mình và chỉ đành nhắm mắt chấp nhận số phận của mình thôi.
*
1976. Cộng sản Bắc Việt đã chiếm được miền Nam một năm rồi, chúng bày ra việc bầu cử thống nhất đất nước. Trang thấy buồn làm sao khi thấy DT Dương Văn Minh được chúng cho đi bỏ phiếu trong khi đó bao người con yêu của tổ quốc đã đi vào những trại cài tạo đầy rẫy trên đất nước. Chúng vẫn thường hô hào "Chế độ cũ nhà tù nhiều hơn trường học" còn đối với chúng không có nhà tù, mà chỉ có trường học mà thôi!
Thảo nào!
Trang vẫn còn mang nặng niềm đau trong cuộc tình của nàng, Trang đã tự khép kín lòng mình để không còn vướng bận gì nữa hết trong cuộc sống này, Trang cảm thấy chán nản, thất vọng trước sự việc đã xảy ra kể cả đất nước thân yêu của Trang giờ đây cũng đã mất rồi.
Một khung cảnh buồn thảm xảy đến cho cả miền Nam, bao nhiêu gia đình phải đày đi vùng kinh tế mới. May mắn cho Trang trong buổi giao thời vì cần người chúng vẫn còn dùng Trang, nhưng Trang không cảm thấy vui và hứng khởi như những ngày đầu làm việc trong cuộc đời nàng nữa rồi.
Trang đã gặp lại thầy Trung trên con đường phố buồn ở Saigon vào một buổi chiều, thầy vẫn như vậy. Trang biết thầy tuy rằng lớn hơn Trang đến 10 tuổi nhưng không thấy già so với tuổi của thầy. Thầy mừng rỡ ra mặt khi gặp được Trang. Trang vẫn biết ngày xưa nàng là cô học trò được thầy để ý trong những năm học cuối cùng ở Gia Long.
Hai người vào một quán nước vệ đường để hàn thuyên tâm sự. Được biết thầy vẫn chưa lập gia đình, thầy không còn đi dạy nựa và đã tìm một công việc để sinh nhai. Trang cũng kể lại cuộc đời bất hạnh của mình làm thầy Trung ngậm ngùi trước những sự việc đã xảy ra cho Trang. Hai người chia tay nhau, Trung nói với Trang:
- Thầy có chuyện muốn nói riêng với Trang, không biết Trang có thích nghe không"
Trang nhìn mặt Trung và nói:
- Thầy muốn nói gì Trang sẵn sàng nghe mà.
Trung nghiêm mặt và đầy vẻ quan trọng hỏi nhỏ Trang:
- Nhưng Trang có tin tưởng nơi thầy không đã chứ" Thầy vẫn xem Trang là cô học trò nhỏ của Thầy ngày xưa thôi.
Trang gật đầu với cặp mắt tin tưởng để thầy yên lòng. Trung cho biết là Trung có ý định vượt biên và ngỏ ý muốn cùng đi với Trang cho có bạn nếu Trang muốn. Trang hơi giật mình, điều này Trang vẫn không nghĩ đến mặc dầu đã có nhiều người bỏ nước ra đi từ 30 tháng 4 cho đến bây giờ vẫn còn nhiều người vượt biển Đông để tìm cái tự do đã mất mát dù phải đánh đổi mạng sống của mình. Trang xin thầy Trung cho Trang thời gian suy nghĩ và xin địa chỉ để liên lạc sau. Ba Trang và hai người anh vẫn còn trong cải tạo, Trang giúp mẹ trong vấn đề thăm nuôi các người thân. Về nhà Trang kể chuyện với mẹ và xin ý kiến của mẹ. Bà suy nghĩ rất nhiều về việc này và nói với Trang:


- Mẹ thấy rằng đây là quyết định của con, muốn hay không mẹ không có ý kiến gì cả, tuy nhiên mẹ ở đây có thể tự đảm đang được hết trách nhiệm của mẹ. Con hãy yên lòng và tìm ra giải pháp ổn thỏa cho mình.
Trang vẫn còn thấy nỗi đắn do mặc dù mẹ nàng có vẻ gián tiếp đã đồng ý với Trang rồi. Trang cũng cảm thấy hơi khó thở, không khí tự do người ta đã lấy mất để đổi lại cái không khí nặng nề kềm kẹp lao tù, Trang không thể nào chấp nhận được.
Trung và Trang đã mấy lần được hẹn ra bãi, lúc ở Bà Rịa, lúc ở Cần Giờ, lúc ở Bến Tre. Lần nào cũng vậy, chờ đợi qua đêm rồi bị bể, lại trốn chạy. May mắn lần nào Trung và Trang cũng vượt thoát được về đến nhà bình yên và lại giả vờ sống tiếp tục cuộc sống của mình, chờ đợi một chuyến đi khác. Những lần như thế Trang nhìn thấy sự đàng hoàng đứng đắn cũng như sự lo lắng của Trung đối với nàng. Bây giờ lòng Trang đã dứt khoát rồi bằng cách nàng phải cùng với Trung vượt thoát khỏi xứ sở này.
Lần này bãi được dọn ra ở Gò Công, Vàm làng nằm trên cửa Tiểu là đường ra, người tổ chức nói rất chắc ăn là bãi đã được mua từ công an đến lực lượng quân đội nhân dân, chuyện này là chắc ăn.Người tổ chức phải thúc giục mọi người thật nhanh nhẹn, nếu trễ giờ đổi ca khác thì hỏng hết chương trình. Do đó ai cũng đều gấp rút và vội vả. Chạy trên những con đường đê nhỏ trên ruộng, Trang đã suýt té mấy lần, mấy lần như thế đều có Trung kéo lên và đỡ dậy và cùng chạy tiếp trên con đê trước mặt. Mỗi lần nắm tay Trung, Trang có cảm tưởng như mình đang nắm một cái phao để kéo mình lên để Trang trở lại cuộc sống bình thường cũng như những người khác.
Mọi người đều nhẹ nhõm khi thuyền đi khá xa bờ, nằm chen chúc nhau trong chiếc khoang thuyền chật hẹp, mọi người đều ao ước được lên trên để được hít thở cái không khí của biển trời. Mùi hơi người, mùi dầu làm mọi người đều khó thở vô cùng nhưng cùng nhau phải cùng chịu đựng với nhau. Thời tiết tháng ba thật tốt, đúng như người ta thường nói:
Tháng ba bà già đi biển. Trung vẫn nằm kế cận bên Trang, nước dầu đã ướt lưng, Trang cảm thấy nóng rát dưới lưng. Trung bảo nàng ráng chịu khó nằm yên, mong rằng sẽ mau đến bến bờ tự do. Trang cảm thấy lòng mình ấm áp khi được một người đang che chở cho nàng.
Qua đêm thứ hai, tài công cho phép từ người được lên trên để hít thở khí trời, mọi người đều mừng rỡ. Trung và Trang cũng được lên trên, được nhìn thấy bầu trời cao rộng, được nhìn thấy mặt biển mênh mông, trời tối cũng chẳng thấy đâu là bến bờ. Tài công cho biết ghe đang đi về hướng Indonesia.
Những ngày tháng ở trại tỵ nạn Galang là những ngày tháng Trang cảm thấy tìm lại được sự yên tỉnh trong tâm hồn nàng, mọi việc đều do Trung chu toàn cả, Trang cũng cảm thấy vui trong niềm hạnh phúc này. Niềm vui nhất của Trang và của mọi người là thực sự đã hít thở cái không khí tự do và với đến được bến bờ tự do, tưởng chừng rằng không bao giờ tìm thấy lại được cuộc đời mình.
Sự gần gũi Trung những ngày tháng ở đây, Trang đã khám phá ra rằng Trung đã đặt tình yêu và nơi Trang.
Trước ngày lên máy bay đi Mỹ, Trung đã đặt câu hỏi này với Trang, thật tình ra tình yêu đã chết trong lòng của Trang từ khi cánh chim bằng của Vũ gãy cánh trên vùng đất thân yêu. Với tấm chân tình và đức tính của Trung, Trang rất cảm động và tiếp nhận với sự kính trọng trong lòng, và điều này Trang đã suy nghĩ và tự hỏi lòng mình trước rồi, nên Trang không ngần ngại gật đầu để Trung cảm thấy niềm hạnh phúc mà chàng chờ đợi từ bấy lâu nay đã đến.

1978. Trung và Trang đến Mỹ qua đường New York trước khi đến Washington DC, tại đây hai người đã được phái đoàn cho người đến đón và đữ về tạm trú ở Apartment. Sau khi Trang nhận lời, Trung đã gởi thư về gia đình báo tin vui nhất đời chàng. Nhưng buồn thay bức thư hồi âm Trung nhận được trước khi lên máy bay đi Mỹ đã làm Trung buồn rười rượi và đã làm cho Trang phải đắn do suy và chờ sự quyết định của Trung.
Nghe qua lời kể thực sự về cuộc đời của Trang và những bất hạnh mà nàng đã mang lấy và chịu đựng, gia đình của Trung rất lo sợ cho chàng, vì e ngại rằng Trang có số "sát phu" và gia đình mong Trung suy nghĩ lại và hãy xem Trang như là một cô bạn thuần túy trên bước đường đời thôi.
Những ngày ở Mỹ đầu tiên thật là khó khăn đối với Trang, tất cả đều mới lạ, tất cả đều bắt đầu từ bước đầu tiên, cũng may Trung và Trang không bị trở ngại lắm về vấn đề nói chuyện giao tiếp với người Mỹ nên cũng thấy dễ chịu một phần nào. Trung định sẽ đi làm để Trang tiếp tục việc học của nàng. Nhưng Trang không đồng ý điều đó, cả hai cũng có một trách nhiệm như nhau và cùng nhau gánh vác trong bước đầu tiên này.
Gia đình khi biết ra Trung đã tự quyết định chung sống với Trang bất chấp lời ngăn cản của gia đình, một làn sóng phẫn nộ gửi đến cho Trung với những lời tức giận và gia đình lên tiếng từ bỏ Trung.
Trung và Trang chỉ biết nhìn nhau không biết phải nói làm sao trước sự kiện như thế này. Sự hy sinh quá đổi của Trung càng làm cho Trang kính Trung nhiều hơn bao giờ hết, nhìn những vết hằn trên trán, nhíu mày đắn đo suy nghĩ để rồi cũng chấp nhận là chung sống với Trang. Trang vẫn hết sức làm tròn bổn phận một người vợ đối với Trung cũng đóng góp một cánh tay với Trung để gầy dựng một mái ấm gia đình.
Trung và Trang cũng đã tìm thấy hạnh phúc tràn ngập dâng tràn trong lòng nhau, mặc dù gia đình của Trung vẫn tiếp tục những bức thư chống đối mãnh liệt. Niềm hạnh phúc càng đến nhiều hơn nữa khi Trang sinh một đứa con gái đầu lòng, kết quả sau những ngày tháng bên nhau. Trang bớt phải lo nghĩ về số mạng của mình, Trang nghĩ rằng ông trời đã ngó lại và tặng cho nàng một mái ấm gia đình hạnh phúc nơi xứ người như thế. Trung cũng thế từ từ áp lực của gia đình cũng bớt căng thẳng khi biết Trung và Trang đã có đứa con gái đầu lòng, sự lo âu của gia đình cũng giảm bớt.

1982. Đứa con gái đầu lòng của nàng đã gần ba tuổi, nhìn nó cười nói ríu rít cả hai vợ chồng cảm thấy niềm hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn mình.
Trang lại có mang một lần nữa, Trung vui mừng biết mấy cả Trang cũng vậy. Bởi vì hai vợ chồng nhìn thấy đứa con đầu lòng của mình chơi đùa chỉ có một mình thì thật là buồn cho nó, nên cũng muốn có thêm một đứa con nữa cho có chị có em. Bây giờ Trung đã có một công việc vững chắc, tuổi của Trung đã ở vào lớp trung niên trông cũng khỏe mạnh bởi vì Trang chăm sóc rất kỹ từng miếng ăn giấc ngủ cho chồng nàng.
Ba và các anh của Trang vẫn còn đang cải tạo, trước kia ở miền Bắc bây giờ chuyển vào Nam cũng ở Bình Tân, Trang cũng cố gắng nhín ít tiền để hàng tháng phụ vào với mẹ để thăm nuôi ba và hai anh của Trang. Gia đình Trung ở VN cũng vào hàng khá giả nên cũng không cần mấy vào sự giúp đỡ của Trung, vả lại gia đình cũng hãy còn giận Trung ở trong lòng. Chỉ còn mấy tháng nữa thôi là Trang sắp sanh, Trung càng lo lắng và chăm sóc cho Trang nhiều hơn, đây là đứa con thứ nhìn nên cả hai cũng đã gặt hái được nhiều kinh nghiệm nuôi con.
Nhiều khi thức giấc nữa đêm nhìn chồng trong giấc ngủ say, Trang thấy lòng mình dâng lên một nỗi xúc động vô cùng, gặp được Trung và sống với chàng, ít ra Trang cũng đã hưởng và nếm được mùi vị của hạnh phúc, những kỷ niệm đau buồn của ngày xữ cũng nguôi ngoai dần với Trang, nhường lại bây giờ là hình ảnh của chồng nàng, của con gái nàng và một đứa con nữa sắp ra đời.
Cho đến một đêm kia, Trang ngồi chờ đợi Trung đi làm về hoài mà vẫn không thấy, Trang về nhà sớm đã đi rước con về nhà chuẩn bị bữa cơm tối như thường lệ. Lòng Trang thấy một nỗi bức rức khó chịu vô cùng, trí óc nàng như đang lang thang trong cõi vô định nào đó. Con nàng vẫn còn ngồi dưới chân nàng đùa chơi mấy món đồ chơi của nó, thỉnh thoảng cười tươi và nắm tay Trang chỉ vào những món đồ chơi.
Một sự lo sợ từ lâu rồi Trang không còn cảm nhận ra nó nữa, thế mà hôm nay nó lại trở về. Trang đứng lên tiến về phía cửa sổ, nhìn ra ngoài sân chờ đợi một ánh đèn xe của Trung về như thường lệ. Trang đứng ngóng đến tận cuối đường, thỉnh thoảng cũng có những ánh đèn xe nhưng không phải của chồng nàng. Trang chợt nghe một tiếng còi hụ của xe Police đột nhiên ngừng hẳn trước cửa nhà nàng. Cả toàn thân Trang lạnh toát Trang đã biết rằng có chuyện không lành xảy đến với Trung.
*
Thêm một vành tang trắng nữa được vấn lên đầu của Trang, cuộc đời nàng bất hạnh đến thế này sao" Làm sao đoán và luân giải được định mạng của con người. Trang mãi mãi là người phải mang lấy những nỗi đau đớn tuyệt cùng, số mạng vẫn chữ tha cho Trang được và Trang lại hứng chịu một lần nữa nỗi đớn đau này. Trung đã để lại cho Trang muôn vàn kỷ niệm, một nỗi đau nhức nhối nhất trong cuộc đời nàng. Trang muốn gọi tên chồng với tất cả sự thương yêu trong khi đứa con nhỏ đang khóc réo gọi nàng, và cái cựa mình của bào thai đang còn nằm trong bụng của Trang.

Duy Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến