Hôm nay,  

NgƯỜi ChẾt TrỞ VỀ

01/06/200300:00:00(Xem: 123851)
Người viết: TUYẾT TRINH
Bài tham dự số 3217-815-vb60530

Tác giả Tuyết Trinh, cư trú tại Nam California, lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ký về người anh trai cựu sĩ quan và cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà. Sau đây là bài viết của bà.
*

Nhìn TV chiến sự Iraq hàng ngày thấy những tù binh Mỹ tôi nhớ đến anh trai tôi, nhớ mùa hè năm 1972.
Anh trai tôi Trịnh Đình Thông khóa 22-Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, năm 1972, anh là Trưởng chi Cảnh Sát Quốc Gia quận Lộc Ninh. Tôi viết bài này với lòng thương nhớ anh, nhớ khi anh “trở về từ cõi chết.”
Ngày 7/2/72 khi VC lấn chiếm quận Lộc Ninh, có tin dữ về: anh tôi bị mất tích. Bố mẹ, chị em tôi và toàn thể bà con nội ngoại, gia đình hai bên bạn bè thân thích tất cả đều bàng hoàng, xúc động, nhất là mẹ tôi và cô tôi.
Không ngày nào mẹ không khóc và thắp nhang cầu nguyện cho con trai được thoát chết, trở về với gia đình. Đáp lại sự nguyện cầu của mẹ, chỉ thấy toàn những tin thất thiệt. Nào anh tôi bị bắn chết, nào sắp được trao trả về trong những đợt trao trả tù binh.
Hàng ngày sau giờ làm việc và có khi tôi phải nghỉ làm để nhờ người quen đưa đến những nhà thương, quân y viện, trại trao trả tù binh để kiếm tìm anh tôi, may ra anh tôi có bị thương cũng còn có cơ hội được về với gia đình. Rồi một hôm bố tôi đem về một số tiền lớn. Bố nói với mẹ lãnh tiền tử của anh tôi, mẹ tôi hét lên bảo mẹ tôi không giữ tiền đó, mẹ chỉ muốn thấy anh tôi trở về. Bố tôi đề nghị lập bàn thờ anh tôi, mẹ tôi cũng bác đi, mẹ tôi vẫn hy vọng anh tôi còn sống. Cuối cùng bố tôi đem hết số tiền đó nhờ nhà chùa giúp cho những người di tản từ các vùng có đánh nhau về tạm trú ở trong sân chùa. Với những người này quần áo cũ, 1kg gạo, 1 chai nước mắm là điều quý giá cho họ lúc tản cư, chạy loạn.
Thời buổi loạn ly, gia đình lại hối thúc tôi nhận lời cầu hôn của một chàng lính mà tôi thương. Ngày đám cưới tôi, mẹ tôi và tôi khóc như mữ sa, mọi người ngạc nhiên nhưng rồi hiểu ra rằng vì nguyên nhân thiếu anh tôi. Ngày 30/4/75 gia đình tôi cũng di tản đi tìm đến bên bờ tự do nhưng rồi lại vì anh tôi, bố mẹ tôi nói chúng tôi đi trước bố mẹ ở lại may ra anh tôi còn có nơi để trở về, vì bố mẹ tôi vẫn còn hy vọng anh tôi còn sống sót. Tất cả lại kéo nhau về ngôi nhà cũ.
Nửa năm sau ngày CS chiếm miền Nam, gia đình tôi đã tuyệt vọng thì được tin anh tôi còn sống và ở trong trại giam Thủ Đức. Lúc đó chồng tôi đang trong trại cải tạo Long Khánh, tôi thì mới sanh cháu thứ nhì được mấy ngày, cả nhà vội vàng gửi cháu cho người hàng xóm, đi xe đò lên thăm anh tôi, lên tới nơi tại cổng trại giam họ hỏi giấy phép thăm nuôi của phường mới được gặp. Cả nhà chưng hửng ra về thất vọng. Hôm sau bố tôi nói để bố tôi xin phép đi một mình thử trước đã. Ròng rã thêm gần 3 năm (2 năm 9 tháng) anh tôi vẫn tiếp tục "học tập cải tạo." Hàng tháng, mẹ tôi lại chắt chiu giỏ xách nắm tôm khô, gỏi cá khô, gói đường, lon mỡ lên nuôi anh tôi. Dù là cực khổ nhưng mà mẹ vui vì anh tôi còn sống. Ngày anh tôi được thả về, sau khi được gọi học tập tốt, lao động tốt để trả xong "nợ máu" anh tôi được tha về. Cả gia đình tôi lại khóc lóc, bây giờ là khóc vui mừng vì anh tôi còn sống trở về từ cõi chết.
Sau một thời gian anh tôi lại phải đi kinh tế mới. Vì không được phép ở thành phố, thuộc thành phần ngụy quân, ngụy quyền.


Khi chính phủ Mỹ có chính sách nhân đạo cứu vớt những người cải tạo và gia đình họ sang Mỹ hưởng chế độ tự do, thì anh tôi lại lừng chừng vì nửa muốn đi nửa lại thương cha mẹ già (lúc này cha mẹ tôi đã già yếu lắm rồi) nếu bỏ đi thì thương cha mẹ không ai chăm sóc lúc tuổi già sức yếu. Tới khi quyết định vì bố mẹ tôi lại một lần nữa hy sinh cho con, anh tôi lại kém may mắn khi chính phủ Mỹ ban hành luật mới thời gian 3 năm tù binh của anh tôi không kể chỉ tính 2 năm 9 tháng cải tạo tù, anh tôi thiếu 3 tháng cải tạo. Thế là hồ sơ H36 của anh tôi bị bác đơn sau khi phỏng vấn phái đoàn Mỹ. Anh tôi buồn và gia đình tôi cũng buồn. Tôi thì may mắn hơn anh vì chồng tôi cải tạo 6 năm nên gia đình tôi và 3 con đến bến bờ tự do theo diện HO18.
Đến Mỹ tôi phải cám ơn chính phủ Mỹ, dân chúng Mỹ đã nhân đạo giúp đỡ gia đình tôi bước đầu, các con tôi được học đến đại học mà không phải tốn tiền vì nếu phải đóng tiền học, chắc suốt đời tôi làm cũng không đóng đủ cho con tiền học. Đến Mỹ một năm chữ nguôi nỗi nhớ nhà, thì tin mẹ chết đến với tôi, không giấy tờ cho phép không tiền bạc, tôi không về được để đữ mẹ tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi buồn đau vô cùng, tôi ân hận suốt một đời mẹ tôi cực khổ lo cho các con, tôi chữ trả hiếu một ngày, tôi buồn ray rứt chắc chắn đến ngày tôi nhắm mắt tôi cũng không nguôi thương nhớ người mẹ hiền. Mẹ tôi là một người đàn bà nhà quê ít học nhưng nhờ đọc sách nhiều, mẹ tôi biết nhiều lắm và mẹ dạy anh em chúng tôi đầy đủ đạo đức làm người và sống thật tốt với đời.

Sau khi mẹ tôi mất, bố tôi cũng buồn rầu và bệnh nặng, tôi bên Mỹ chỉ biết viết thư thăm hỏi sức khỏe bố. Anh trai và chị dâu tôi vất vả với vườn cây, gánh gạo và lo cho bố tôi. Bác sĩ nói bố tôi vì lớn tuổi nên dây thần kinh nhão không làm việc nữa nên mọi việc vệ sinh cá nhân, ăn uống đều không tự làm được. Tôi thương bố tôi nghiệp chướng nặng nề mặc dù cụ rất đạo đức tu hành và luôn giúp đỡ người nghèo gặp khó khăn lúc sinh thời. Tôi thương anh trai tôi anh sinh ra vào ngôi sao xấu, nên dù tính anh rất tốt anh được lòng bà con giòng họ, tất cả bạn bè thân quen anh, đều thương anh mà anh vẫn khổ. Anh tôi ngày ngày chăm lo cho bố tôi thật chu đáo tắm rửa, ăn uống, thuốc men…. cho tới khi người thanh thản ra đi sau khi ăn sáng và ngủ giấc ngủ êm dịu, không đau đớn không kêu ca. Tôi nghe kể lại là bố tôi đã mỉm cười với con cháu trước khi nhắm mắt lìa cõi trần về cõi Phật.
Thế là chúng tôi đã mất cả cha lẫn mẹ, mãi mãi chẳng còn nhìn thấy người nữa, tôi bây giờ chỉ mong gặp lại anh trai tôi ở bên ở bên bờ tự do nhưng sao thấy khó quá vì anh tôi năm nay đã 62 tuổi mà hồ sơ bảo lãnh anh em ruột theo luật di trú Mỹ phải mất 12 năm mới xét tới. Liệu anh anh tôi còn sống đến được năm 74 tuổi nữa không vì sau khi 3 năm tù binh, 2 năm 9 tháng cải tạo và suốt từ ngày về sau trại cải tạo là anh tôi gắn liền với miền đất kinh tế mới sỏi đá.
Mới đây tôi nhận được tin anh tôi sau bệnh cao máu sạn thận, sạn mật bao tử loét hành hạ lại thêm bệnh đường ruột viêm kinh niên phải uống thuốc thường xuyên. Tôi không lạ vì bệnh của anh xuất phát từ hậu quả bao năm tháng tù đày và những ngày tháng sống khổ cực thiếu thốn trên miền kinh tế mới sỏi đá khô cằn.
Bây giờ tôi chỉ còn biết cầu xin cho cha mẹ siêu thoát về cõi Phật và trời Phật cho anh em tôi đoàn tụ trên bến bờ tự do.
Tôi vẫn hy vọng anh em tôi sẽ gặp nhau trên đất tự do này. Sau những phân ly, khổ nhọc rồi sẽ là đoàn tụ, cũng như anh đã "chết đi sống lại" mà vẫn trở về với gia đình năm nào.

Tuyết Trinh
Tháng 4/2003
(714) 890-9961

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,116,403
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.