Hôm nay,  

Hành Trang Giã Từ

24/05/200300:00:00(Xem: 279803)
Người viết: Bồ Tùng Ma
Bài tham dự số 3210-808-vb50522

Bồ Tùng Ma là tác giả được trao tặng giải bán kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai. Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan, định cư tại thành phố Glendale, hiện làm việc tại một dịch vụ di trú ở Los Angeles. Khi còn ở Việt Nam thường làm các bài thơ châm biếm chế độ một cách kín đáo đăng trên các báo, sau bị cấm viết. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Tôi là một trong những người đầu tiên được tái định cư tại Mỹ theo chương trình ra đi của cựu tù nhân chính trị. Vào năm 1989 chúng tôi được một số báo chí nhà nước nhắc đến một cách thân tình như cho chúng tôi là "bộ phận không thể thiếu được của dân tộc Việt Nam". Thế mà trước đó không bao lâu, chúng tôi bị xem là một trong những loại tàn dư của Mỹ, được tha tội chết là may mắn lắm rồi.
Thật ra, "thiếu" hay "dư" cũng chỉ có một nghĩa là "thù". Thế nên chúng tôi bỏ ngoài tai những gì họ nó, chỉ mong sao rời khỏi nơi đây càng sớm càng tốt, cho khuất mắt họ và cho khuất mắt . . . ông Trần Bạch Đằng. Số là không ai bảo ai, nhưng hầu hết chúng tôi đều đặt may một bộ đồ vét để mặc lên đường. Chúng tôi đã theo nề nếp trước đây: những khi xuất ngoại du học, ai cũng được quân nhu may cho một bộ đồ vét; chớ không phải chúng tôi ngờ nghệch tưởng tất cả người Mỹ đều mặc đồ vét đâu. Những bộ đồ vét đó đã không thoát khỏi cặp mắt của ông Trần Bạch Đằng. Trong một bài báo, ông ta đã mỉa mai như sau: "Trong bộ đồ vét, họ cố sửa lại dáng đi bệ vệ của thời vàng son trước đây". Có lẽ ông Đằng đã khoái chí tưởng bọn tù này chết hết rồi, nhưng không ngờ chúng tôi vẫn sống, nên ngứa mắt "phan"một câu như thế, sau khi đã rình rập chúng tôi từ nơi nào đó gần Sở Ngoại Vụ, có thể trong một quán bia ôm. Cũng có thể ông Đằng đã suy bụng ta ra bụng người, vào ngày 30-4-1975 ắt hẳn ông Đằng đã đặt may một bộ đồ vét sịn nhất để chuẩn bị mặc trong ngày đọc diễn văn nhận chức . . . chủ tịch nước.
Sau khi sắm xong bộ đồ vết, có người sắm thêm những thứ mà nghe nói bên Mỹ không thể có được như mắm ruốt, mắm nêm, ớt tỏi. . . Có người mang theo cả cối đá, thớt và dao phay. Chúng tôi gọi đùa tất cả những món này là "hành trang giã từ", tên một bản nhạc của Trường Sa.
***
Vào đầu năm 1990 nhiều người thuộc " bộ phận không thể thiếu được" này, trong số đó có tôi và hai người bạn thân, vợ chồng Cảnh và già Hạnh, ngồi chồm hổm sắp hàng ở sân bay Tân Sơn Nhất, trưng bày "hành trang giã từ" trên sàn xi-măng y hệt mấy anh bán chợ trời để công an kiểm tra. Một anh công an đến chỗ hai vợ chồng Cảnh đang ngồi sát bên nhau như một cặp tình nhân High School. Thấy mỗi người đang cầm trên tay một quyển sách, bên cạnh họ chỉ có cái túi xách nhỏ và một ít "hành trang giã từ", anh ta hỏi:
-Anh chị có hành lý gì đặc biệt nữa không"
Cảnh cười, chỉ vợ:
-Tôi chỉ có "hành lý đặc biệt" này thôi.
-Chị cho xem túi xách.
Anh công an bảo Hằng mở túi xách. Anh ta lấy một gói nhỏ trong ấy ra:
-Cái gì mà gói nhiều lớp dữ dzậy"
Hằng nhìn mọi người chung quanh rồi ấp úng nói:
-Thuốc tây.
-Chị mở hết ra đi!
Anh công an thấy Hằng vẫn ngồi im, bèn lấy cái gói mở ra. Mọi người cười ồ lên. Thì ra đó là một gói "áo mưa". Hằng đỏ mặt. Cảnh nói:
-Nghe nói thứ này bên Mỹ đắt lắm.
Một người nói:
-Mà kích cỡ . . . Mỹ cũng khác Việt Nam. Đem qua là phải.
Mọi nguời nhìn Hẵng cười ồ lên.
Hằng là người Hà Nội, trông khá đẹp và hiền. Hằng vào Nam sau 1975, làm chủ một tiệm cho thuê sách nhỏ. Tiệm cho thuê sách của Hằng có một số truyện xuất bản trước 1975 tại miền Nam, nên nhiều người quen biết với Hằng thường đến thuê lén, trong số này có Cảnh. Do đó Cảnh và Hằng quen nhau rồi tiến tới hôn nhân.
Cảnh nguyên là Thiếu Uý Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà, một người bạn tù trẻ của tôi, lại cùng quân chủng với tôi trước đây, nên chúng tôi rất thân nhau. Cảnh rất thích đọc sách, nhất là truyện kiếm hiệp và khoa học viển tưởng. Cảnh bị vợ bỏ ngay sau ngày 30-4-1975 và không có con cái gì cả. Cảnh cao to và đẹp trai. Tánh Cảnh rất nóng, khi giận ai hắn thường phát ngôn như muốn giết người ta, nhưng thật ra rất thương người, đối xử tốt với bạn bè và đặc biệt rất có "tư cách tù", nghĩa là không khúm núm trước mặt cán bộ và không nói theo kiểu tiến bộ. Cảnh có hai "bệnh nan y": bệnh thèm ăn và bệnh thèm đàn bà, những bệnh không có thuốc chữa ở trong trại cải tạo. Hắn nghĩ đến ăn uống nhiều đến nỗi hạch nước miếng lồi ra hai bên cằm như hai trái ổi, làm cằm hắn bạnh ra như cằm lực sĩ. Hắn nói trong tù hắn thường nằm mơ thấy mình ăn bánh mì, lúc tỉnh dậy miệng chua lè vì nhai nước miếng. Ai cũng lấy làm lạ sao hắn thèm ăn như vậy mà có thể thèm luôn cả đàn bà. Lấy sức đâu ra thế" Khi biết Cảnh và Hằng lấy nhau, ai cũng mừng thầm cho hắn.
Anh công an đưa mắt một vòng trên mớ hành lý của tôi và của già Hạnh, một viên chức cao cấp của chế độ cũ. Anh ta hỏi già Hạnh:
-Cái hủ gì của ông dzậy"
-Muối hầm.
Anh công an mở nắp hủ, nhìn sơ phía bên trong, rồi bảo già Hạnh đậy nắp lại.
Sau khi vào một cái phòng rộng có tên khá đáng sợ là phòng cách ly, gia đình tôi ra sân bay, bước lên cầu thang trước những cặp mắt không lấy gì làm thân thiện lắm của các cô chiêu đải viên hàng hhông Việt Nam. Tôi nhìn quanh quất, không thấy vợ chồng Cảnh đâu cả, bèn hỏi già Hạnh:
-Thấy vợ chồng Cảnh đâu không"
-Bị kẹt lại rồi.
-Vì sao"
-Nghe nói vì lý do sách vở gì đó.
Tôi vừa tức vừa buồn:
-Đem sách vở theo làm cái gì không biết.
Chúng tôi qua Thái Lan. Mỗi lần xe buýt đưa mọïi người đến một khu phố sang trọng, bọn trẻ lại đồng loạt "ồ" lên một tiếng, làm mấy anh lái xe người Thái vênh mặt lên nhìn chúng tôi như nhìn lũ mọi. Bốn ngày sau, có trên mười gia đình được gọi đi Mỹ, trong số đó có già Hạnh và gia đình tôi. Tôi còn nhớ khi đi qua những dãy hành lang màu tím thẩm trong ánh vàng rực rỡ nhưng vô cùng êm dịu của những ngọn đèn được che khuất đâu đó trong các ngách tường, tôi tưởng như mình lạc vào chốn thần tiên và thấy thương vô cùng cho sự nghèo khó của đất nước mình. Bước vào trong tàu bay rồi mà tôi vẫn còn ngỡ ngàng, cứ tưởng như đang ngồi trong phòng khách. Chiếc tàu bay to quá, thế mà nó lại bay lên được sao" Nhìn xuyên qua một khung cửa sổ, lòng tôi buồn vui lẫn lộn. Trời đang mưa lớn. Già Hạnh ngồi bên cạnh cứ khư khư ôm lấy cái hủ muối hầm. Tôi hỏi:
-Sao không gởi "hành trang giã từ" này đi"
-Vì không phải là muối hầm.
-"""
-Đây là con gái tôi. Tôi hứa với nó đi đâu cũng đem nó theo. Tôi không nỡ để nó một mình bên đó.
-Ông muốn nói đây là tro hài cốt của con gái ông"
-Phải. Nó chết khi mới 12 tuổi. Anh hãy tưởng tượng đi. Anh có một đứa con gái duy nhất mới 12 tuổi, rất xinh đẹp, rất dễ thương, thế rồi bị bẹp dúm dưới bánh xe vận tải của thằng lái xe say rượu trong khi đang chơi đùa. Cái xứ gì mà xe cộ. . . Anh có thể chết theo nó, đừng nói chi bỏ nó lại một mình bên đó. Tôi sắp đến một đất nước vĩ đại như thế này mà nó lại không được đi theo. Tôi oán ông trời, tôi oán tôi. . .Thật tội nghiệp cho nó quá. Tôi ra tù, mẹ nó chết. Tôi thay bà ấy nuôi nó nhưng không làm tròn bổn phận.
-Già Hạnh nói và khóc nức nở. Vợ tôi khóc theo. Tôi hỏi:
-Bao lâu rồi"
-Nếu còn sống nó đã là một thiếu nữ. Tôi khóc nó sáu năm nay rồi mà vẫn không hết nước mắt.
-Già Hạnh nói xong nằm vật ra trên ghế.
Tàu bay khởi hành được gần một giờ rồi mà già Hạnh vẫn nằm trong một tư thế như vậy. Tôi hỏi nhỏ:
-Ngủ hả"
-Ngủ hồi nào đâu. Trời mưa to quá hả! Chắc tàu bay cất cánh không được.
-Nó cất cánh từ lâu rồi ông ơi. Tiếng động cơ chớ không phải tiếng mưa rơi đâu.
-Vậy à.
Một cô chiêu đãi viên Thái mỉm cười, nhỏ nhẹ bảo già Hạnh cho cái dựa ghế thẳng lại vì sắp đến giờ ăn.
Chúng tôi ghé lại Tokyo chừng một giờ rồi chuyển sang tàu bay Mỹ, thuộc hãng NorthWest. Tôi nhận thấy mấy cô, đúng hơn là mấy bà, chiêu đãi viên hàng không Mỹ thường đứng tuổi nhưng rất lịch sự. Đối với tôi lúc bấy giờ, Hàng Không Thái cho ăn uống như thế là quá nhiều rồi; nhưng khi sang tàu bay Mỹ, tôi không ngờ lại được ăn uống nhiều hơn thế nữa, cứ như là họ đợi hành khách thức dậy để đút đồ ăn vào mồm. Vợ tôi bỏ đồ ăn thừa vào túi ni-lông để dành, mặc cho những người lạ ngồi bên cạnh nhìn.


Đến San Francisco, tôi "lạc" thêm vài người bạn HO. Đến Chicago tôi "lạc" thêm già Hạnh. Thế là ở trạm cuối cùng, Orlando thuộc Florida, chỉ còn có gia đình chúng tôi. Tôi bùi ngùi nhớ đến vợ chồng Cảnh, đến già Hạnh và vài người bạn đồng hành khác. Chúng tôi từng ước mơ qua đây sẽ được sống chung với nhau trong "Làng HO", một loại trại gia binh, sẽ ngày ngày gặp nhau, cùng nhau làm việc trong một hãng xưởng nào đó và gả con cái cho nhau. Bây giờ nhớ lại thấy mình lúc ấy thật ngây thơ và nhạy cảm. Ước gì bây giờ mình cũng được ngây thơ và nhạy cảm như thế. Đời sống Mỹ và sự già nua đã làm chúng tôi thay đổi. Chúng tôi rất ít liên lạc với nhau, dù là một cú gọi trên điện thoại. Khi liên lạc được, chúng tôi lại trách nhau, người này đổ lỗi cho người kia và thông cảm.
Gia đình tôi ở Orlando một tháng rồi dọn qua Los Angeles. Thật bất ngờ, khi vừa đến nơi, tôi nhận được thư Cảnh qua địa chỉ của một người bạn. Trong thư có những đoạn như sau: ". . .Việc không qua Mỹ được vì mấy quyển sách sẽ nói sau. . . Nhưng thế nào chúng tôi cũng được qua . . . . . Chúng tôi muốn định cư tại California nên cần anh chị bảo trợ. Tôi đã khai anh chị là thân nhân gần nhất của tôi ở Mỹ, nếu phía Mỹ có hỏi về sự quan hệ giữa anh chị và tôi thì nhớ nói thế nào đó cho khỏi trật . . .Nghe nói anh chị làm ăn khấm khá lắm phải không. . ."
Tôi viết thư trả lời tôi sẳn sàng bảo trợ cho vợ chồng Cảnh. Tôi nói chúng tôi rất nghèo, chớ không giàu như người ta đồn đâu. Chúng tôi không quên gởi biếu vợ chồng Cảnh 300 đô.
Mãi đến hai năm sau, năm 1992, Cảnh và Hằng mới đến Mỹ. Tôi và vợ tôi lên sân bay Los Angeles đón hai người. Họ chỉ có một cái túi xách nhỏ và hai quyển sách cầm nơi tay. Tôi chỉ Hằng nói với Cảnh:
-Vẫn chỉ có một gói "hành lý đặc biệt" này thôi hả, không đem "hành trang giã từ" theo sao"
-Bây giờ ai cũng biết hết rồi, bên Mỹ thứ gì mà không có, có lẽ chỉ thiếu tình thôi, nên nhất định phải đem "hành lý đặc biệt" theo.
-Àø, chuyện hai quyển sách thế nào"
-Chúng tôi đang ngồi chờ vào phòng cách ly thì một anh công an đến đòi tịch thu quyển "Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn" của Nguyễn Mạnh Côn tôi đang cầm trên tay. Tôi chỉ quyển "Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên" của Võ Nguyên Giáp mà Hằng đang đọc rồi nói: "Chắc qua đến Mỹ quyển sách kia cũng bị tịch thu". Công an cho là tôi mỉa mai chế độ. Thế là chúng tôi bị kẹt lại hai năm.
Sau khi cùng nhau chụp chung vài tấm hình, chúng tôi lên xe về nhà. Tôi nhường một căn phòng cho vợ chồng Cảnh, bảo hai người cứ ở tạm vài tháng cho đở tốn tiền thuê nhà.
Chúng tôi lấy làm lạ sao Hằng có vẻ kiểu cách, chớ không tự nhiên như trước đây. Hằng thường chê cái này cái nọ. " Căn hộ sao mà mỏng manh như giấy, dễ bắt lửa quá" "Cô xướng ngôn đài truyền hình Việt Nam nói tiếng Việt tồi quá, lâu lâu lại chêm tiếng nước ngoài". " Thịt cá ở đây nhạt thếch, không bằng thịt cá bên ta đâu". "Nhà anh chị nhiều dụng cụ quá. . ." "Tại sao Tường lại có thêm tên Mỹ là Alex" v.v.
Một hôm Hằng khuyên chúng tôi không nên ăn cơm nấu bằng nồi điện, ăn như thế không tốt cho sức khoẻ. Vợ tôi nghe theo, nấu cơm bằng lò ga, bị cháy khét lẹt.
Cảnh xin ngay được việc làm, lắp ráp điện tử; Hằng tập sự làm móng tay tại một tiệm gần nhà. Dù bận việc nhưng hai người rất mê sách, thường ra thư viện ở khu phố Tàu để đọc. Nơi đây có khá nhiều sách tiếng Việt xuất bản trước năm 1975.
Một hôm Cảnh ngập ngừng hỏi tôi:
-Mười tám năm nay không được xem phim. . .
-Phim gì"
-Thì phim đó.
-Cứ nói đại là phim sex đi!
-Phải.
-Thiếu gì ngoài tiệm.
Mấy ngày sau tôi hỏi Cảnh:
-Có phim chưa"
Cảnh gật đầu.
-Vợ mầy thích xem không"
-Nó trùm mền lại, không xem.
Tôi nói đùa:
-Mầy coi lại xem cái mền có bị khoét lỗ không.
Cảnh cười nói:
-Nó nói nào là "chà đạp nhân phẩm phụ nữ", nào là "xem phụ nữ như con vật". Ôi chao, đủ thứ!
-Như thế là vợ mày có xem. Không chừng còn xem kỹ hơn cả mầy.
Khi vợ chồng Cảnh bắt đầu thuê nhà ở riêng, bỗng nhiên Hằng bị bệnh, không chịu ăn uống gì cả, cứ nằm nguyên một chỗ. Tôi đưa Hằng đi khám bệnh, nhưng Hằng nhất định không chịu đi, cứ uống một loại thuốc gì đó mang từ Việt Nam sang. Hằng nói thuốc Mỹ không hợp với người Việt. Tôi bực mình nhưng không biết nói sao. Thế rồi Hằng cũng khỏi bệnh và đắc ý nói:
-May mà em không đi khám bệnh.
Tôi định nói " Khùng" nhưng rồi lại thôi. Một tháng sau khi hai vợ chồng ở riêng, tôi hỏi Cảnh:
-Sao" Thấy nước Mỹ thế nào"
-Mọi cái đều tuyệt, chỉ có một khuyết điểm là quá. . .tự do dân chủ. Tôi cứ tưởng qua đây cộng đồng mình có một tổ chức chặc chẽ lắm, không ngờ ai muốn làm gì cũng được, nói gì cũng được, thậm chí có người ca tụng VC mà cũng không ai lên tiếng phản đối. Anh biết không, cách đây một tuần tôi ra thư viện đọc quyển " 25 Năm Văn Học Lưu Vong", thấy có những đoạn bị phê bình bằng viết chì đại khái như sau: " Chủ quan, phản động, hay dùng từ cũ. . ." Nguyên cả một tuần nay tôi rình xem đứa nào đã viết như thế, nhưng tìm chưa ra. Tôi mà tóm được nó, sẽ giải giao nó cho FBI.
Tôi cười nói:
-Nó chỉ có tội làm dơ sách thôi, cùng lắm là đền tiền.
-Anh nói thế đâu được. Thế mình qua đây làm gì"
-Có lẽ khi bắt được nó mầy nên dần cho nó một trận. Kín đáo thôi, coi chừng cảnh sát!
-Anh nói phải.
Ba ngày sau Cảnh hớt ha hớt hải chạy qua nhà tôi. Tôi cười nói:
-Tóm được rồi hả"
-Tóm được rồi.
-Đâu"
-Anh đi theo tôi.
Tôi hốt hoảng chạy theo Cảnh. Hắn không chạy ra thư viện mà lại chạy về nhà. Hắn đi lấùy dao chăng" Tôi theo hắn vào nhà, định khuyên hắn đừng có quá nóng nảy hồ đồ. Vào nhà thấy Hằng đầu tóc rủ rượi, đang ngồi khóc, tôi hỏi:
-Sao vậy"
Cảnh nghe tôi hỏi, chỉ quát tháo om sòm:
-Cô tưởng cô ngon lắm hả". Đã nói nhiều lần rồi, qua Mỹ đừng có nói theo cái giọng VC: Ngày giải phóng, Bác Hồ, khẩn trương . . . , người ta nghe biết ngay là Bắc Kỳ 75, vậy mà cũng chứng nào tật ấy. Bây giờ lại còn ra ngoài thư viện đọc sách rồi phê bình bậy bạ. Người ta cho food stamp ăn, cấp nhà cho ở, còn phản. Cô biết gì" Học hành tới đâu" Thứ cô chỉ có thích hợp với. . . "áo mưa".
-Thôi, thôi.
Tôi nói nhỏ vào tai Cảnh:
-Tại Mỹ mầy không nên nóng nảy như vậy. Nó bỏ nhà đi. . .Vợ mày thuộc loại đẹp, sổng ra là mất ngay.
-Tôi đếch cần.
Hằng đứng dậy đi xuống bếp. Cảnh nói:
-Hay nó là VC nằm vùng.
-Không phải đâu. Vợ mày còn trẻ, lại ảnh hưởng nặng nề bởi văn hoá ngoài Bắc, nên như vậy. Nó lại mới qua, đang có mặc cảm thua kém mọi người, thích nói và thích làm chuyện "lộn ngược", làm như không thèm và không thích cái mà nó nghĩ người khác hơn nó. Nhưng dù nó có là VC nằm vùng đi nữa, thì chắc chắn chỉ là loại tép riu, chẳng làm được gì, ngoài việc bỏ đảng, bỏ bác để lo kiếm tiền. Điều quan trọng là đừng để nó sổng.
-Anh nói phải. À, tôi vừa gặp già Hạnh.
-Đâu"
-Thư viện chớ đâu. Ông ta làm việc ở đó.
-Thế mà mình đâu có biết. Thế ra mọi người đều đổ xô qua đây.
Hằng đang rót trà cho tôi, vội hỏi:
-Ông Hạnh hả"
Tôi thấy mặt Hằng thoáng tươi lên. Rõ ràng Hằng mừng khi nghe nói đến người quen, nhưng thấy mình có vẻ như mau làm lành quá khi hỏi "Ông Hạnh hả"" nên lại im lặng. Tôi nói nhỏ với Cảnh:
-Mầy thấy chưa" VC mà lại mừng khi nghe nói đến một "nguỵ" gộc như ông Hạnh. Cố làm lành nhanh lên, chậm nhất là tối nay. Có sẳn phim chưa"
***
Vì công ăn việc làm, hai vợ chồng Cảnh đã dọn đi San Diego. Qua Mỹ chỉ mới hơn một năm hai người đã làm chủ một tiệm làm móng tay, kiếm khá nhiều tiền. Già Hạnh vẫn ở gần chúng tôi nên chúng tôi cũng đở cảm thấy trống vắng những khi nhàn rỗi, nhất là vào cuối tuần. Một hôm tôi và vợ tôi đang cùng già Hạnh nói về đứa con gái nhỏ đã khuất của ông ấy và ngắm nghía cái hủ tro hài cốt rất đẹp để trên bàn thờ thì có tiếng điện thoại reo. Già Hạnh đến nghe điện thoại rồi tươi cười nói:
-Vợ chồng Cảnh, Hằng. Tụi nó đến nhà hai ông bà chỉ gặp Tường, nên gọi điện thoại qua đây. Tường dẫn tụi nó đến đây ngay bây giờ.
Chừng 5 phút sau tôi nghe có tiéng chuông reo. Vợ chồng Cảnh và thằng con tôi hiện ra nơi khung cửa.
-Long time no see.
Hằng nói, đến ôm già Hạnh rồi ôm vợ chồng tôi. Tôi cười nói:
- Hi, Mam! No see long time
Mọi người cùng cười. Bây giờ tôi mới để ý đến cái bụng chình ình của Hằng. Tôi hỏi:
-Mấy tháng rồi" Biết trai hay gái chưa"
Hằng nói:
-Tám tháng rồi. Girl. Chúng em định name cho con bé là Julia. Julia Nguyễn, cái tên nice đấy chứ.
Cảnh nhăn mặt nói:
-Nice lắm! Nhưng đói bụng quá.
Hằng nói:
-Mời mọi người đi dinner với tụi em đi. Ăn đồ Mỹ, đồ Việt nhiều quá rồi, ngán lắm. Ăn đồ Tây đi. Xuống La Veranda, O K"

Bồ Tùng Ma

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến