Hôm nay,  

Hành Trình Về “phương Đông”

15/05/200300:00:00(Xem: 155750)
Người viết: SAO NAM
Bài tham dự số 3203-801-vb40513

Tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và còn hẹn sẽ thêm những bài mới, vì “đọc những bài “Viết Về Nước Mỹ” tập IÌI, hình như có điều gì thôi thúc tôi phải viết để đóng góp”. Ông đã 64 tuổi, hiện cư trú miền Đông, công việc: Michine operator. Mong sẽ nhận những bài tiếp của ông.

Tôi chưa bao giờ viết văn và cũng chưa bao giờ có ý định viết văn, nhưng cho đến bây giờ đọc những bài "Viết về nước Mỹ" do anh bạn tôi là Hải Triều Lại Thế Lãng tặng (tập III) tôi cảm thấy hình như có điều gì thôi thúc tôi, phải cầm viết và phải viết để cùng đóng góp với bao nhiêu là các tác giả khác đã và đang, sẽ viết về nước Mỹ như trường hợp của tôi.
Năm 1991, sau bao chờ đợi, băn khoăn và lo lắng, chúng tôi đã đặt chân lên đất nước tự do này, miền đất hứa mà nhiều triệu người trên thế giới vẫn mong muốn đến để lập nghiệp, để thực hiện giấc mơ Mỹ (American Dream).
Mọi thủ tục giấy tờ di dân bình thường đã xong. Bây giờ tôi phải đi kiếm việc làm, mà phải làm ngay lập tức vì tôi có đứa con trai vượt biên tới được nước Mỹ trước năm 1983 nên tôi không có ân huệ được hưởng 8 tháng tiền trợ cấp như những bạn H.O khác vì tôi đã được chuyển sang diện ODP.
Hàng ngày, tôi vẫn theo dõi mục rao vặt kiếm Job trên tờ báo Register xuất bản tại quận Cam ở California nhưng hỡi ơi, Job thì nhiều nhưng tôi đâu có bằng chuyên môn của Mỹ để được nhận vào làm. Nước Mỹ thời gian này, đối với cá nhân tôi bỗng trở thành xa lạ, ghê sợ vì tôi biết hàng ngày, một người ở Mỹ muốn duy trì mức sống tối thiểu phải làm ra hai mươi đôla, còn tôi bây giờ không làm ra một đồng nào, phải ăn bám vào con trai và tiền trợ cấp trong thời gian 8 tháng của hai đứa con gái. Hình ảnh những người không nhà sống lây lất trên đường phố luôn luôn ám ảnh tôi, tôi nghĩ là nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì có lẽ tôi sẽ là một trong những người đó.
May mắn làm sao, một hôm cô em gái đi làm về ghé nhà tôi và báo tin mừng, hãng của cô ấy cần người lắp ráp máy bar code (loại máy để bấm vào tính tiền các mặt hàng có dán sẵn loại bar code) và ông manager sẵn sàng nhận tôi vào làm. Còn gì mừng hơn. Thế là sáng hôm sau, tôi theo cô ấy vào làm tại hãng symbol ở miệt Costa Mesa với mức lương là $6.50 một giờ. Việc làm rất thoải mái vì tại đây đa số là người Việt, thành ra bước đầu tuy bỡ ngỡ nhưng được sự chỉ dẫn tận tình của những người đi trước thì mọi việc đều êm xuôi.
Công việc tiến triển một cách êm xuôi. Tôi cứ làm như những người khác và khi được 6 tháng thì bạn đồng nghiệp đều lấy làm lạ là tại sao tôi vẫn chưa được vào "permanent". Cho đến một ngày, tôi còn nhớ rõ là, hôm đó chúng tôi được mời vào hội trường để gặp "the founder of the company" để nghe tường trình về công việc của công ty. Sau những lời khen ngợi thành quả của chúng tôi trong thời gian qua, ông "founder of the company" cho biết là công ty sẽ đóng cửa chi nhánh ở đây và sẽ di chuyển về trụ sở chánh ở New York và phòng nhân viên vì lo thủ tục để đền bồi những người làm việc cứ thâm niên từ một năm trở lên bằng một số tiền tương đương bao nhiêu tháng làm việc thì được bao nhiêu tháng lương theo tỷ lệ.
Từ ngày được thông báo cho đến lúc chính thức rời khỏi hãng, chúng tôi, những công nhân được hãng đãi tất cả là ba bữa thịnh soạn nhất được tổ chức tại một khách sạn lớn với nhiều món ăn, mà món làm tôi nhớ nhất là món thịt bò nướng. Nguyên cả một cái đùi bò lớn được nướng trên than hồng, có một người đầu bếp đứng cạnh phục vụ để cắt thịt cho khách y như trong phim.
Sau thời gian này, tôi lê la, lếch thếch, hết hãng này sang hãng khác, hãng nào cũng chỉ mướn tạm thời và chỉ được một thời gian là lại được thông báo sẽ dời hãng đi tiểu bang khác hoặc sang Taiwan hay Trung Hoa lục địa.
Tôi phải qua Al buquerque nơi cháu tôi đang làm nhưng chỉ là những công việc bán thời gian và rồi tôi lại phải trở về Cali. Tôi thử thời vận bằng cách qua hãng làm thịt bò ở thành phố Liberal (Kansas) nhưng tôi đã không thuyết phục được ai kể cả vợ tôi, theo tôi qua đó để sống.


Tuổi thì lớn, những lúc cảm cúm tôi chỉ trông vào trung tâm y tế Nhân Hòa để khám bệnh và tùy theo có khi nơi đây có thuốc cho không, có khi không có, thì lại ra ngoài mua. Bây giờ tôi cần gì, một việc làm vững chắc, để có bảo hiểm sức khỏe và như bất cứ người VN nào, để có một mái nhà làm tổ ấm trong khi đó tôi chẳng có điều kiện mà để thích nghi với công việc ở bên Mỹ này cả.
Rồi một hôm, theo lời một anh bạn, tôi, con gái út và con rể lên đường làm chuyến hành trình từ phương Tây của nước Mỹ là California đi sang phía Đông. Vì thế bài viết này mới có tên là "Hành trình về phương đông của nước Mỹ".
Nói đến nước Mỹ là phải nói đến lục địa Mỹ chứ nếu chỉ nói "nước" Mỹ thì chữ này dễ gây hiểu lầm là nước Mỹ rất nhỏ. Cứ theo như tôi nhớ được, hồi còn học bậc trung học ở Việt Nam thì nước Mỹ chạy dài từ tây sang đông là 6,000km và từ bắc xuống nam là 4,000km.
Để tiện việc đi đường tôi gia nhập hội AAA của Mỹ để lấy bản đồ đi đường. Hội AAA là chữ viết tắt của American Automobile Association, hội này là một hội rất lớn bao gồm tất cả nước Mỹ và Canada. Hội viên muốn đi đâu chỉ cần cho biết là hội sẽ gởi những tấm bản đồ rất chi tiết cho mình xử dụng.
Ba cha con (tôi, con gái, con rể và đứa cháu ngoại đang trong bụng mẹ) lên đường trên chiếc xe du lịch hiệu Nissan với một số tiền trong túi là khoảng 1300 đôla và với số miles của chiếc xe là 240K. Nếu có chuyện gì xảy ra thì không biết làm sao mà xoay sở, nếu chẳng may mà số tiền cần tiêu cho việc "chẳng may" vượt quá số tiền túi. Về ẩm thực, khi đi đường chúng tôi có 2 thùng móp trong đựng nước đá để ướp lạnh mấy cây chả (giò lụa) và dưa leo, cùng một số bánh mì cho đủ bốn ngày ăn và một lô cam táo.
Tôi là người đọc bản đồ, hướng dẫn đường đi như là một Navigator chính hiệu, nói là "chính hiệu" vì không còn ai nữa, và dù bản đồ của hội rất chi tiết nhưng đôi khi tôi cũng chỉ cho con tôi đâm vào con đường không đúng lối, rồi lại phải trở đầu ra. Còn con rể, vừa mới từ Việt Nam qua, học xong anh văn mới lấy bằng lái xe hôm thứ bảy, thì thứ hai lên đường qua miền Viễn Đông (đối lại với miền Viễn Tây: Far west) của nước Mỹ. Cũng may, hồi còn ở VN cháu đã có dịp lái xe hàng nên cháu cũng đã có nhiều kinh nghiệm khi xử dụng xe. Con gái tôi thì dĩ nhiên phải đảm trách vai "chị nuôi" mỗi khi có ai hô đói mà xe đang chạy thì cháu lại cung cấp một ổ bánh mì chả lụa trên đường trường xa. Có khi may mắn nhìn thấy bảng báo hiệu khu vực "rest area" không xa bao nhiêu thì chúng tôi cho xe ghé vào, ngồi nghỉ dùng bữa và cũng cho xe nghỉ xã hơi cùng với chúng tôi.
Phải có dịp lái xe đi "đường trường xa" mới thấy tại sao người Mỹ lại thích lái xe đi chơi xa, vì cứ mỗi một khoảng cách lối 200 miles lại có một khu vực "rest area" cho xe, người, nghỉ khỏe cùng với rest room bàn ăn, bóng mát, và khi lỡ độ đường ban đêm mà mệt mỏi quá muốn ngủ thì đậu xe tại chỗ 'rest area" ngủ cho đỡ mệt rồi lại tiếp tục đi.
Tuy đã có tấm bản đồ chi tiết của hội AAA nhưng đôi khi chúng tôi lại phải ghé lại cây xăng để hỏi đường và tôi cảm thấy mình không cô đơn trên quãng đường mấy ngàn miles này, vì từ nơi tôi ở là Santa Ana California tới nơi có việc làm là 3,400 miles, tương đương với lối 6,000km.
Có ghé hỏi thăm đường mới thấy lòng hiếu khách và sự ân cần của người Mỹ đối với người lạ. Khi được hỏi đường dù người đó là Mỹ trắng hay Mỹ đen, ai ai cũng đều tỏ ra quan tâm, lắng nghe một cách chăm chú, nếu không nghe rõ hoặc hiểu rõ thì họ đều hỏi lại và chỉ dẫn rất tận tình, đôi khi họ còn bảo lái xe theo họ rồi họ sẽ dẫn ra đường chính.
Những người giúp chúng tôi trên con đường dài phần đông là những người lao động chân tay nhưng tâm hồn họ là cả một tấm lòng vàng. Họ sẵn sàng và tận tụy giúp đỡ hết lòng. Phải chăng đây là do nền giáo dục tốt mà họ đã được hưởng từ lúc còn nhỏ tại trường học, sở làm.
Khi chúng tôi tới nơi thì được một hãng làm mền nhận cho vào làm cả ba cha con và khi đến ngày Lễ tạ ơn năm 1995, chúng tôi xin phép được trở về California để dọn "gánh hát" qua và được sự đồng ý của bà supervisor người Mỹ.
Tới đây, tôi hiểu thêm tại sao người sống tại Mỹ thường dọn nhà, từ tiểu bang này sang tiểu bang khác. Chính nhu cầu công việc đã đưa tới điều đó.
Xin hẹn quý vị vài bài tới.

Sao Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,465,549
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến