Hôm nay,  

Dở Cười Dở Khóc

14/05/200300:00:00(Xem: 155250)
Người viết: Lê Diễm Chi Huệ
Bài tham dự số 3201-799-vb80511

Tác giả Lê Diễm Chi Huệ 26 tuổi, hiện cư trú và làm việc tại tiều bang Michigan,; Công việc: Desktop Engineer. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.

Hạ vác ba lô trên vai chạy vội ra phía cửa xe, nơi Cường đư'ng chờ sẵn.
Trời Michigan đang vào đông. Những cành cây trơ trụi lá đứng chơ vơ thĩnh thoãng đung đưa lắc mình tạo cho từng mãng băng tuyết như những mảnh thủy tinh rơi lộp độp trước sân trường. Gió rít lên từng hồi mang theo cái buốt giá như dao cắt vào da thịt. Cảnh tượng tiêu điều vùng này thường gợi nổi nhớ nhà da diết trong tâm trí Hạ.
Ba mẹ con Hạ được một hội công giáo bảo trợ sang từ trại tị nạn Phi Luật Tân đã hơn bốn tháng. Ba nó bị kẹt lại bên trại để điều trị bệnh phổi. Họ sống côi cút qua ngày tháng nhờ sự giúp đỡ của mấy người hàng xóm Việt Nam qua trươ'c ở cùng một chung cư. Trong số những người đó có Cường.
Cường là một thanh niên tốt bụng, sẵn lòng giúp ngườI khác hoà nhập vào cuộc sống mới. Cường luôn giúp đỡ gia đình từ ngày đầu tiên gia đình Hạ mới qua chân ươ't chân ráo. Hơn nữa, không ai biết lái xe và cũng không ai biết tiếng Anh. Hạ là người duy nhất trong cả ba biết tập tành vài ba câu tiếng Anh kể từ khi được đi học. Lan 16 tuổi, ti'nh tình hiền lành điềm đạm và suốt ngày ro ró trong nhà. Hầu như Lan chưa giận hờn ai bao giờ. Khác hẳn với chi. Hạ nhanh nhẹn và khôn ngoan. Mặc dầu chỉ mới 13 tuổi, nó ý thư'c sơ'm được trách nhiệm về gia đình vì vậy mỗI lần nhà có chuyện gì là đều kêu Hạ ra ư'ng xử.
Thoắt người lên xe, Hạ lắng nghe Cường thuật lại chuyện sáng naỵ Vừa nghe, dạ nó bồn chồn. Nó mong xe chạy thật nhanh để về nhà. Hình ảnh mẹ nó cứ chập chờn hiện lên trong tâm trí. Vẻ mặt hốc hác trên khuôn mặt của mẹ nó ngồi thư'c khuya tay chờm đá trên trán mỗi khi nó lên cơn sốt. Từ lúc nhỏ Hạ đã không bao giờ rời mẹ nửa bước. Hai mẹ con rất gần gũi nhau và bất cứ chuyện gì Hạ đều thủ thỉ với me. Nó chợt cảm thấy thương mẹ nó vô cùng.
"Mẹ em ra sao rồi, Anh Cường""
"Anh cũng không rõ. Chỉ biết là lúc anh sửa soạn đi làm, thì nghe Lan gọi điện thoại nói mẹ em đau bụng dữ lắm"
"Rồi sao nữa anh""
"Lúc anh qua thấy Lan đang cạo gió cho bácc. Bác có vẽ đau nặng lắm. Lan bảo anh lên kêu em về"
"Anh cho xe chạy mau lên, anh." Hạ nóng lòng giục.
Con đường nhỏ ngoằn ngèo nằm giữa hai hàng cây trơ trụi lá. Quãng đường hôm nay dường như có vẻ xa hơn những buổi sáng Hạ đi bộ đến trường. Nó cố hình dung cảnh mẹ nó đau như thế nào. Mắt gián chặt vào hai bên đường. Trận bão tuyết đêm qua vẩn chưa tan. Đây đó vài nhánh cây bị ngã nằm chằng chịt lên nhau tạo cho cảnh tượng thêm hoang tàn. Gió gào rú đập vào khung cửa xe. Hạ lại suy nghĩ lẩn quẩn về mẹ nó. Chao ôi! Lỡ như chuyện không may xảy đến với mẹ nó thì làm sao nó có thể sống trên đời này. Không!Không bao giờ! Nó cố trấn tĩnh mình với cái ý nghĩ mà nó cho là vẩn vơ kia. Nó tự nhủ rằng mẹ nó sẽ không bao giờ rời bỏ chị em nó ra đi trong lúc này. Đầu óc nó đang miên man. Bỗng tiếng Cường làm đứt ngang dòng suy nghĩ :
"Đến nhà rồi. Em vào nhà trươ'c đi để anh tìm chổ đậu xe."
Ha dạ một tiếng, lách ngườI xuống xe rồi chạy ù vào cửa.
Căn phòng tối mờ mờ vì các màn cửa sổ được kéo xuống kín. Mùi dầu xanh tỏa ngặt cả phòng. Hạ nhận ra mẹ nó đang nằm bên góc giường. À Bà Mai tuy đã vào tuổi ngủ tuần, nhưng còn phảng phất nét duyên dáng của một thời. Bà là một người mẹ tảo tần vì chồng con. Trước tháng Tư 1975, bà chưa bao giờ biết đến cảnh cơ cực. Chồng bà là một cựu chiến binh vơ'i quân hàm thiếu tá. Nhà có thuê ngườI ở nên từ việc cơm nươ'c chợ búa đều được người khác đảm đang. Sau năm 75, chồng bà bị đi tù gần 10 năm. 10 năm đó bà một mình tần tảo nuôi con hết làm mướn đến bán bánh ở chợ Tháng ngày lam lũ làm cho bà trông già hẳn đi. Hạ nhớ ba nó ngần nào thì thương mẹ nó ngần ấy. Khuôn mặt mẹ nó giờ xanh sao và hốc hác đến độ Hạ không thể ngờ được. Mới tối qua, mẹ nó còn cười đùa vào phòng giục lo đi ngủ sớm dể mai đi học sao.Mới chỉ có vài tiếng đồng hồ, sao mẹ lại có thể quá tiều tụy tới vậy. Mái tóc xốc xòa xuống trươ'c mặt. Mắt quầng thâm và sâu lõm. Hai tay run lập cập. Môi tím bầm. Bên cạnh là Lan, một tay xoa xoa bụng bà Mai.
Vứt ba lô xuống góc phòng, Hạ nhào vội đến đầu giường.
"Mẹ đau từ lúc nào, chi Lan""
"Mẹ đau bụng đi tiêu từ nửa khuya đến giờ. Sáng dậy mẹ mới nói cho chị biết. Lúc đó em đi học rồI"
"Sao chị không kêu em về sớm"" Hạ cau mặt.
"HồI sáng mẹ đi lai rai, nhưng càng lúc càng nhiều và mẹ bị lả người"
Với hai bàn tay nhỏ bé, Hạ ôm choàng hai đôi vai mẹ nó.
"Mẹ. Mẹ sao rồi! Mẹ thấy trong người thế nào ""
Bà Mai đưa hai đôi mắt đờ đẩn nhìn con. Miệng vẩn lập cập và cả người run lên bần bật.
"Mẹ đừng làm con sợ!" Vừa mếu máo. Hạ thấy mắt nó cay cay. Thấy em khóc, Lan cũng oà khóc theo. Hạ lấy lại bình tĩnh, quay sang Lan và hỏi:
"Chị cho mẹ uống thuốc gì chưa ""
"Chưa, chị đâu biết thuốc gì mà cho uống" Giọng Lan vô tư.
"Chị cạo gió cho mẹ, mà sao không thấy bơ't". Lan tiếp.
"Chị nhanh vô lấy áo tay dàI mang vào cho mẹ, để em nhờ anh Cường đưa mẹ đi cấp cư'u"
Rồi với giọng đầy vẻ trấn an, nó nói:
"Mẹ hãy ráng một chút, để con nhờ anh Cường chở Mẹ đi bác sĩ. "
Tội nhiệp con bé. Lòng nó rối bời nhưng cố giữ nét bình tĩnh. Nó phải đảm nhận vai trò của một người lớn. Đáng lẽ nó phải hưỡng cái vô tư của một đứa bé như những đứa bạn cùng trang lứa. Hạ biết mẹ nó đang vật lộn với cơn đau. Với tấm thân nhỏ bé, nó hì hục cùng Cường dìu bà Mai vào xe. Độ dăm phút sau, bóng chiếc xe nhỏ từ từ hút đi trên con đường ngập băng tuyết.


*
Cái trạm xá lụp xụp nằm heo hút bên góc đường cách nhà Hạ không xa. Mỗi lần đi bộ qua nơi đây, nó thường thấy ngươì ra vào liên tục là vì chỉ là một trạm xá duy nhất trong vùng này. Vừa đến cổng trạm xá, Cường vơ lấy một chiếc xe lăn trươ'c cửa trạm xá và dìu bà Mai lên xe lăn rồi chợt thốt:
"Chết! Đến giờ anh phải đi làm rồi. Thôi em đưa bác vào khám, rồi chiều về anh ghé ngang chở về"
"Da.ï"
Hạ dạ một tiếng nhưng trong lòmh tư lự. Trong lúc này, ai nói gì nó cũng chịu cả. Nó chỉ nghĩ đến mẹ nó đang đau đớn mà thôi.
"Mà em vào nói được không"". Giọng Cường sốt sắng.
"Em sẽ cố gắng. Thôi anh đi làm đi". Nói xong Hạ hì hục đẩy xe lăn vào phía trong trạm xá. Cường đư'ng nhìn theo vài giây rồi cũng lên xe đi làm.
Đây là lần đầu tiên Hạ đi đến trạm xá ở Mỹ. Vừa đẩy mẹ nó trên chiếc xe lăn, Hạ liếc qua liếc qua liếc lại cố quan sát. Dăm ba người ngồI trên hàng ghế dài mắt chăm chăm nhìn vào cái tivi treo trên tường. Người đọc báo. Người ngồi nghẻo đầu sang một bên ghế trong tư thế đang ngủ. Vài ánh mắt nhìn Hạ chăm chăm. Đang phân vân, chợt nó thấy một người đàn ông trong bộ y phục màu trắng dài trước mặt nó, mà nó đoán là ông bác sĩ. Ông ta trạc khoãng 50. Đầu lốm đốm nhiều tóc bạc râm. Hai vầng trán đầy nếp nhăn. Đôi mắt to sâu giấu sau cọng kiếng dày cộm. Nét mặt lãnh đạm. Dáng người cao gầỵ Đứng bên cạnh là một cô gái trong bộ y phục màu xanh lơi, trên tay cầm một tập hồ sơ dày cộm. Khuôn mặt cô ta tròn trĩnh được nổi bật trên làn da trắng xinh. Mái tóc uốn lượn màu hạt dẻ buông lỏng ngang vai. Hạ đoán ra cô ấy la Ømột y tá. Hạ đánh dạn, đẩy xe lăn tiến gần và cất giọng khe khẽ:
"Doctor, doctor! Please help!!!"
Cả hai dường như không nghe tiếng nó. Họ vẫn điềm nhiên tiếp tục cuộc đàm thoại. Bà Mai gương mặt nhăn nhó quằn quại trong cơn đau. Vẩn yên lặng. Hạ nghĩ là họ lờ nó đi. Nổi rụt rè sợ sệt của một đứa bẻ bảo nó phải im lặng. Xong, nó không chịu nổi nét đau đớn hiện rõ trên khuôn mặt của mẹ nó. Lấy hết kiên nhẫn, Hạ chạy đến bên cạnh cô y tá, miệng lắp bắp:
"Please help My mother!"
Ông bác sĩ ngẫng lên nhìn Hạ, rồi lách người tiến về phía phòng bên cạnh. Cô y tá lúc này quay hẳn sang Hạ, môi mỉm nụ cười nhạt:
"Yes, can I help you""
Hạ nhanh nhẹn đưa tay chỉ qua mẹ nó, đang ngồi rên rỉ.
"My mother...very sick..."
"okay" Cô y tá gật đầu.
"Follow me" rồi tiếp.
Cô y tá vừa đẩy chiếc xe lăn vừa ngoắt Hạ đi theo vào bên trong, nơi có chiếc giường sắt nhỏ được che phủ toàn bằng ra trắng. Dìu bà Mai lên giường xong, cô ta kéo tấm màn lại vừa ra dấu hiệu là cô ta sẽ trở lại, và bước ra khỏi phòng.
Độ năm phút sau, ông bác sĩ ban nãy bước vào cùng cô ty tá. Nhìn bà Mai đang rên rỉ một vài giây rồi ông ta quay sang Hạ, đang đứng xớù rớù bên cạnh giường.
"Is this your mother" " Ông ta hỏi bằng giọng khàn khàn.
" Yes, sir" Hạ nhanh nhẩu trả lời.
"What is wrong with her"" Ông ta hỏi nhanh.
Hạ trố mắt nhìn ông bác sĩ vì ông ta nói quá nhanh. Hai hàng lông mi nó nhấp nháy lộ vẻ khó hiểu. Rồi nó lẩm bẩm:
"She.... stomach sick!"
"What is wrong... with her"" and " Why is she here" Ông ta nói chậm hơn.
" She stomach.. sick!"
"Tell me! What symptoms does your mother have""
Nó không hiểu ông bác sĩ hỏi gì. Vốn liếng tiếng Mỹ chỉ có vài câu chào hỏi. Nó cố lục trong đầu óc những ngữ từ khoa học để diễn tả tình trạng của mẹ nó , nhưng cố mãi vẩn không kiếm ra chữ nào.
Vừa đưa tay gãi gãi đầu, vừa cuối xuống đất suy nghĩ vài ba giây, rồi lại ngẩng lên.
"She stomack sick... go toilet"
Ông bác sĩ chau mày.
"What""
Thường thường Hạ luôn kè bên mình cuốn tự điển như một bửu bối. Mỗi khi đi đâu và gặp chữ gì không hiểu là nó giỡ tự điển ra tra cư'u ngaỵ Nhưng hôm nay, vì quy'nh lên nên nó quên mang theọ Nó nhăn mặt cố nhơ' chữ "thổ tã" trong tiếng Anh, nhưng nó chưa bao giờ học cái chữ ấỵ Lấy hết can đảm, Hạ giơ tay Hạ chỉ vào bụng mình, rồI lại chỉ ngược ra hai bên mông:
"She stomach sick! Water come out here."
"I don't understand"
"What water""
"She stomach sick... go toilet.. water come out here" Hạ vừa nói vvừa diễn tả bằng nét mặt và hai tay chỉ vào mông.
Ông bác sĩ lă'c đầu và tỏ ra bực bội. Nét lãnh đạm trên gương mặt ông không còn nữa, mà thay vào đó mà một vẻ mặt đáng sợ.
"Bring your mother home and find someone who could speak English!"
Nói xong, ông ta bỏ ra khỏi phòng với bộ mặc cau có. Hạ đứng lớ ngớ nhìn cô y tá vẻ van lơn. Bỗng nhiên, hai hàng nước mắt nóng hổi lăn dài trên đôi má nhỏ bé của nó. Nó cảm thấy vừa tuyệt vọng vừa tủi nhục. Quanh nó là những kẻ quá xa lạ. Từ nhỏ đến giờ nó chưa bao giờ có cảm giác như thế. Hôm xưa ở quê nhà, mỗi lần nhà ai bị bịnh là cả xóm đến thăm hỏi. Tình chòm xóm đậm đà biết bao. Phải chi có ba nó ở bên cạnh trong giờ phút nầy thì không đến nổi nào. Nó định bụng chạy ra điện thoại công cộng gọi Cường, nhưng nó nghĩ lại vì giờ này Cường đang ở chổ làm mà nếu gọi được cũng phải mất 45 phút Cường mơ'i đến được vìØ Cường làm ở một thành phố xa. Còn nhờ ngườIihàng xóm khác thì biết gọi ai. Trong chung cư nó chỉ có vàI ba gia đình ngườIiViệt Nam. Giờ này họ đã đi làm hoặc đi học.
Trong lúc nó không biết phảI làm gì thì thấy cô y tá ban nãy tiêm một mũi thuốc cho mẹ nó. Hạ nghĩ rằng đó là thuốc giảm đau vì chỉ trong vài ba phút sau, bà Mai đã ngưng rên rĩ, và thiêm thiếp đi vào giấc ngủ.
Hạ đư'ng lặng ngườI nhìn mẹ nó. Hai mắt đỏ hoe. Lòng nó dở khóc dở cười về sự việc vừa xảy ra. Nó cảm thấy bơ vơ lạc lõng. Nó bươ'c lững lững về phía hành lang nhìn vào một khoảng trời xuyên qua màng cửa sổ, nơi có vầng mây xám trôi lững lờ phiá xa.

Lê Diễm Chi Huệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến