Hôm nay,  

Chợ Trời Ở Mỹ

05/04/200300:00:00(Xem: 143045)
Người viết: Bùi Ngọc Quang
Bài tham dự số 3162-769-vb30401

Người viết sinh năm 1958, từ năm 1978- 1982: giáo viên cấp II Trường Quốc Việt, Quận 6, dạy môn Họa. Năm 1988, định cư tại San Jose, Bắc California, Tốt nghiệp AA & AS từ trường Đại học Cộng Đồng Mission Valley College, CA. Công việc đang làm: Technician cho hãng Nectex Microware RF Hitec Inc. ở Santa Clara, CA.
Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, tác giả Bùi Ngọc Quang cho thấy ông có sức viết mạnh mẽ khác thường: một hơi, gửi luôn... 11 bài. Sau đây là bài thứ bai và thứ bẩy.
*

Hồi ở Việt Nam, tôi hoàn toàn không bao giờ biết được rằng ở bên Mỹ cũng có cái chợ Trời như cái chợ khu dân sinh ở Sài gòn. Qua đây rồi, một thời gian sau, tôi cũng thử đi chợ Trời chơi cho biết với thiên hạ.
Đầu tiên, thì giá ticket cho một chiếc xe khi chạy vào cổng được tính một đô, xe Van dài thòng, hay xe sport 2 cửa nhỏ gọn cũng vậy. Một giá cố định: 1 đô cho 1 xe. Cứ thế, ào ào, hết xe nọ đến xe kia nối đuôi nhau chầm chậm, rề rề tiến vào cổng mua vé, trả tiền, rồi được tự do chạy tà tà tìm parking ngay hàng thẳng lối để đậu. Xe vào sau, đậu kế xe vào trước. Làm thành một bãi xe đủ màu, đủ cở, đủ loại, nhịp nhàng, nhộn nhịp,… rần rần mở cửa xe người nhảy ra, kẻ lock cửa… xong xuôi đâu vào đấy, khoan thai, nhàn cư đi mua sắm…
Lúc đầu là vậy, nhưng sau người chủ của cái bãi chợ Trời ấy cảm thấy lỗ, lỗ vì sao, vì có nhiều chiếc xe Van 8 chỗ ngồi, vậy mà mấy "cha nội người Mễ" nhét luôn vào đó chẵn chục, ngồi sát rạt như cá mòi trong hộp chưa khui. Vẫn một đồng khi xe chạy ngang qua cổng. Phải chi họ ngồi êm, làm mặt lạnh lùng như sao băng thì chắc cũng không có chuyện gì… đằng này họ say "Hi" với mấy em bán vé, ra điều vui sướng lắm lắm. Dĩ nhiên, mấy nàng "mắt xanh mũi lõ" yêu kiều nhà ta, cũng đâu thua gì. Thọt lên xếp. Xếp thọt lên chủ. Chủ ta bèn hạ bút ký sắc lệnh mới toanh, ban hành lại giá biểu là một dollar cho một đầu người. Chỉ trừ trẻ em dưới 12 tuổi là được nữa giá discount. Thế là, dân Mễ "vua" vượt biên lậu sang biên giới Hoa kỳ phen này ngậm đắng nuốt cay.
Cái lai lịch về giá biểu một đồng cho một người, tôi đã hầu chuyện cùng các bạn, còn phần bên trong chợ bày bán những gì… thì tôi xin thưa tiếp với bạn sau đây: "Nó tùm lum, nó không theo thứ tự hàng hóa được bày bán ở cửa hàng siêu thị đâu. Và cũng chẳng có sạp gì hết. Một miếng "bông sô" trải xuống đất. Rãi đầy tất cả mọi thứ đồ dư dùng trong nhà, đem ra đây ngã giá. Và giá thì thật là rẻ bèo. One buck, two bucks, hoặc 50 cent… nghe mà sướng cái lổ tai, cho hả lòng ham muốn…
Cũng nên biết thêm, ngươì vào để đi mua là một đồng khi qua cổng; còn kẻ vào để bán được tính 15 đô cho một xe. Bạn chở cái gì trong xe, không ai cần hỏi, cần biết. Miễn bạn đưa đủ 15 đô chẳn là O.K.
Có lần tôi thấy một chiếc xe đạp đua, ghi đông cuộc, 2 dĩa, 5 líp, vỏ michelin, căm niền bằng nhôm, cả khung sườn cũng vậy, nhẹ bâng. Hỏi "how much"" Một tiếng gọn lơ: "Ten bucks" Trời ơi! "ten bucks" chỉ có 10 đồng thôi. Sao mà rẻ ơi là rẻ. Hồi còn ở quê nhà, tôi nhớ năm 1978, hồi tôi đi dạy học ở trường cấp II phổ thông Quốc Việt, quận 6. Tôi cũng chạy một chiếc xe đạp cuộc, nhưng toàn là đồ "local" không, chạy nặng như là đang cỡi trâu ngoài đồng. Mà muốn ráp một chiếc xe đạp "xịn" vào thời buổi " gạo châu củi quế" đó đâu phải là dễ. Chín tháng lương hoặc một năm lương chẳn: nếu chịu hà tiện để dành, nhịn đói không ăn. Bây giờ, ở đây, " ten bucks" trời ơi nghe sao mà sướng. Tôi định mua ngay không cần trả giá, nhưng tôi nghĩ khi đem về nhà, chắc con vợ tôi nó sẽ hỏi: "Are you crazy" Anh có điên không" Mua nó đem về nhà thờ hả"". Ôi ! Nghĩ mà bực mình ! Vợ tôi đâu biết khi tôi nhìn thấy chiếc xe đạp này dựng ở nhà, là tôi thấy được tôi ở trong đó, thấy được tôi của những ngày ăn "gạo độn với bo bo", uống "cà phê làm bằng bắp rang khét", thấy đươc một khoảng đời cơ cực đã trôi qua.
Mà thôi, đang đi một vòng để xem dân cho biết sự tình, mà đem kỷ niệm buồn ra đây kể thì thiệt là lảng ồm… Tôi bèn đi tiếp, để hầu còn thưa chuyện với bạn thêm:
Thượng vàng hạ cám, đồ thập cẩm, tạp bín lù… nồi niêu, song chảo, microwave, bình pha cà phê, bàn ghế, tủ, giường, quần jean đủ size lớn nhỏ, áo thun, áo sơ mi, dao, kéo, kềm, spraygun, súng bắn hơi, lò nướng than, gà, vịt, dê, chó, mèo, bồ câu, chim, tên bắn, kiếm, tượng bán thân, tranh ảnh, sách báo, trái cây, rau quả, vân vân và vân vân. Thật không ngờ cái gì cũng có, giá rất hạ, nhiều cái thấy không cần, nhưng lại quá rẻ, ham mua tôi bê về cho nhiều thứ, lỉnh kỉnh chất đầy một góc ở nhà xe. Dĩ nhiên, lại một phen bị bà xã càm ràm, nhưng không những chỉ bị bà xã ở nhà càm ràm thôi, mà còn bị hàng xóm complain, rồi đưa tới chuyện bị police gỏ cửa cho giấy warning chỉ vì một cặp gà tre nhỏ, gáy inh ỏi vào mỗi buổi sáng sớm tinh mơ hằng ngày. Chuyện đó, làm cho tôi chừa cái tật ham nuôi gà ở Mỹ. Sau này, nghe nói ở Sacramento, có mấy người Lào hay Miên hoặc Phi luật Tân gì đó, nuôi gà nòi đá độ ăn tiền bị cảnh sát bắt cho tù… làm tôi phát hoảng ï luôn. Thì ra "nhập gia là phải tùy tục", chuyện đá gà ở Việt Nam là chuyện bình thường, hoặc nuôi gà tre để làm kiểng, nuôi cho đẹp sân, đẹp vườn; dẫu sáng nó có gáy ò ó o là chuyện đương nhiên. Láng giềng, hàng xóm còn "welcome" vì biết đã là một ngày mới, trời hừng sáng rồi. Đâu có như ở đây.


Còn một điều cũng thú vị không kém, khi tôi đi chợ trời thỉnh thoảng thấy bày bán những chiếc đồng hồ xưa loại lên giây, hoặc tự động, nói là xưa nhưng vì người chủ giử kỹ hoặc ít khi dùng tới, nên trông nó vẫn còn mới, và đẹp như lúc mấy chục năm về trước nó được bày bán trong tủ kính của những cửa hàng danh tiếng hạng sang mắc tiền. Bây giờ, có lẽ chủ nhân thấy không cần, hoặc chủ nhân là người con (thế hệ sau) không biết giá trị của món đồ, để hoài chật tủ, lôi ra đem bán cho rãnh nợ đời. Đươc vào những dịp đó, người con không biết giá, nói "ten bucks" là tôi mua ngay. Vỏ vàng 14k, mặt origin, hiệu Omega mà "ten bucks" thì còn gì bằng. Đúng là phước ba đời mới với được của quí. Tôi hớn ha hớn hở như kẻ đi "đào kinh thủy lợi" Lê minh Xuân ở vùng Bà Hom, Bình Chánh đào được cục vàng. Ôi ! Nước Mỹ với chợ trời, chỉ one buck, two bucks là có được cả một gia tài…
Nhưng, bạn đừng cho rằng lúc nào nó cũng là cả một gia tài đâu nhá ! Có lần, tôi mua một cái microwave cũng quá rẻ, "five bucks" nhưng nếu so với một cái mới nguyên trong tiệm là 50 đô. Không biết nó có hư hay không. Tôi muốn chắc ăn, tôi bảo người bán phải warranty-Chủ nhân liền: "O.K., it doesn't work, I give money back for you. Big deal." Đúng là big deal. Tội gì không mua. Nhưng rồi khi về nhà thử, thì hởi ôi ! No work. Mà cũng chẳng money back được. Vì khi quay lại thì người bán đã dọn đồ "go home" lúc nào rồi. Chẳng biết địa chỉ, cũng chẳng có số phone. Return hay exchange cho ai đây "
Nên tôi khuyên các bạn có đi chợ trời thì nên đi chơi thôi. Đừng như tôi, bị bà xả cằn nhằn: "Đó! ông thấy chưa, đồ của nó hư nó muốn đi bỏ, sẵn vào chợ trời, nó nhờ ông đổ rác dùm, mà nó còn được ông cho thêm "five bucks" nữa. Sướng chưa"!"
Thôi, từ đây "Flea Market" ở nước Mỹ, tôi xin chừa…

CREDIT CARD,
XIN GIÃ TỪ MI

Hồi ở Việt Nam, sống với "đỉnh cao trí tuệ", anh (chị) nào có chiếc xe đạp "xịn" thì giá trị ghê lắm bởi lẽ nhảy lên nó, phóng đi, chạy băng băng…; còn ngược lại, không tiền mua rẻ, vướng phải chiếc xe đạp "Hữu Nghị" hay "Thống Nhất", thì trán đầm đìa mồi hôi, cộng thêm cái nắng nhiệt đới, thì đàng sau chiếc áo sơ mi (hay áo thun), tấm lưng nhớp nháp như đang tham dự một trận đấu bóng tròn… Không những đạp thấy nó vừa nặng nề vừa kêu lọc cọc mà còn hằng ngày hoặc giỏi lắm là hằng tuần đều đều, phải ghé lại ông thợ sửa xe ở đầu ngõ, để thay "bạc đạn" hay thay "gom thắng". Thôi thì đủ chuyện để nói về chiếc xe đạp yêu quí đó!
Nhưng nếu như bạn đã có lần nào đó, thử ngồi lên một chiếc xe gắn máy (bất kỳ hiệu gì, loại nào, thí dụ như: Suzuki, Yamaha, hay Honda), thì bạn sẽ có cảm giác như đang rơi vào cõi mộng. Muốn tốc độ nào, nhanh hay chậm, là tùy bạn; cộng thêm cái âm thanh từ ống bô thoát ra nghe sao mà nó đưa đời ta vào chốn tiên ảo. Chỉ mới "gắn máy" đã là tiên ảo, thì thử hỏi khi mới vừa đặt chân tới Mỹ được vài tháng, người nhà mua cho (hoặc là tự mình sắm sau này), dù là chiếc xe hơi "used car", ta cũng ào ào ra freeway chạy như chốn không người. Cũng chểm chệ ngồi, đèn xanh nhấn ga, đèn đỏ đạp thắng. Ta thấy đời mình sao mà sung sướng quá!
Lại nữa, hồi ở với "sức người sỏi đá cũng thành cơm", ta thấy cái gì cũng thiếu, thiếu gạo hằng ngày, thiếu mắm muối, đường sữa, thịt cá, thiếu áo quần, giầy dép, thiếu lung tung… ngay cả đến thiếu tiền là điều đương nhiên chẳng ai mà không biết! Bây giờ qua đây, đi làm, rủng rỉnh đô la trong bóp, ta mở account để gọi là safety theo thời thượng. Cũng checking, saving theo nhịp sống của muôn người. Rồi một hôm tình cờ một nhà băng nào đó, chào mời ta approved cái credit card. Có cái cho tới 20, 30 ngàn đô là chuyện thường. Tiền lệ phí hằng năm thì khỏi đóng. Ta quyết phen này dựng nghiệp lớn. Ký tên vào và mail đi ngay. Có người nói: "Đọc kỹ, nó charge tiền lời khiếp lắm!". Có người xúi: "Rút tiền mặt ra, mua xe, tậu nhà, làm một chuyến về thăm quê hương cho sướng!". Lại có người khuyên: "Cắt đôi nó đi, rồi vứt vào sọc rác."
Nghe ai đây, người nào cũng đúng. Xứ Thiên Đàng, chỉ riêng ta mới hiểu được cho ta. Nào đầu máy, cassette, DVD, tivi màu màn ảnh lớn, ta chơi cho thỏa khát những tháng ngày. Rồi mỗi tháng, tới kỳ bill về ta ký. Xe "used car" một thời gian làm bạn, nay ta "for sale" cho dư chổ parking dùng, để mau mau đi tậu một chiếc "grand new" mới. Và dĩ nhiên, thằng bill nó tăng lên theo nhịp xài vun vút đó. Cộng với tiền share phòng và cơm tháng, trừ cho lương của một thợ assembler: ta thấy đời ta không còn màu hồng nữa. Mà chỉ mì gói: sáng, trưa, và chiều cũng thế. Có người bảo: "Dạo này, mày trông bảnh quá!" Ta cảm thấy gồng mình mà tưởng bở. Rồi một hôm, tư dưng hảng down hảng lỗ, kéo theo luôn một đám công nhân, ra sở trợ cấp để xin tiền thất nghiệp, ta bẽn lẽn đứng đàng sau gần áp chót, vì tên ta vần Q, kế là R, S, T, V… cho ta đã cái tật xài credit, mà vênh vang tự phụ bấy lâu nay, tiền lay-off chỉ vừa đủ sống, chiếc "grand new" thôi xính dính từ đây, rồi tivi màu, DVD, cùng cassette, ta discount nửa giá chẳng ai ngó ngàng. Vậy mới biết thế nào là nghiệp lớn. Thôi từ đây, tặc dạ khắc ghi, ve vuốt trở lại cái "used car" hồi đó, và bôn ba đi kiếm tìm cái job. Muốn lên hương cho đời nở hoa tươi đẹp… ta dấng mình vào Đại học ban đêm, làm bầu bạn với sách vở bút nghiên, để mai kia có nhiều nhiều units, hầu hoàn thành cái degree trong College. Rồi một sớm một chiều, ta làm lễ, lễ mãn khóa tốt nghiệp AA, cùng AS một màu xanh hy vọng, ta hoan hỉ đón chào một ngày mới, fax resume đi tứ tán Sanjose, cái thung lũng Hoa vàng điện tử, nhận được job thơm, ta trở thành Tech. Và hoàn hồn sau nhiều năm nhớ lại, nếu ai hỏi : "Còn muốn làm nghiệp lớn"" , thì ta xin xét lại cái income. Xem có đủ "money" để thượng đài với "credit".Nhưng để chắc ăn, ta xin đứng ngoài cuộc: ngó. Cho đở ăn "quả đấm" và cũng đở "té quỵ nhào"…
Bài viết trên là lúc tôi mới sang được vài năm, chứ bây giờ tôi cũng đâu có dại gì cắt nó làm đôi, và vứt nó vào sọc rác. Thật ra thì ở Mỹ này, ai cũng mắc nợ, không nợ nhiều thì cũng nợ ít. Vì có nợ mới có credit.

Bùi Ngọc Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,324,318
Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau nhiều năm ngưng viết, mừng cô viết trở lại. Mong mạnh dạn tiếp tục.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới của ông là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là một du ký mới của bà.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết phăng phăng bằng giọng yêu đời và yêu người thuộc đủ loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Bài viết gần nhất của tác giả “Có Những Tấm Lòng” mới phổ biến tuần trước, ngày 24 tháng Bẩy. Vì bài mới nhất liên quan tới thời sự, nên xin đặc biệt phổ biến sớm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài viết mới nhất của tác giả cho thấy bút pháp cho thấy tác giả đã tự vượt chính mình thêm một đoạn dài. Mong ông tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến