Hôm nay,  

Tiếng Gọi Tình Yêu

05/03/200300:00:00(Xem: 148575)
Người viết: KIM KHÁNH
Bài tham dự số 3139-746-vb30304

Tác giả sinh năm 1968, hiện cư trú tại New Jersey, công việc: software Engineer. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi hai bài viết về chuyện một nhân vật cùng tên với tác giả. Sau đây là bài viết đầu tiên.
*
Khánh nằm dài trên sàn gỗ thấy tức cái bụng quá nên ngồi xổm dậy kéo cái va li gần góc tường làm bàn mà viết. Căn phòng giờ im lặng, anh Quang thì đã đi ra ngoài từ sớm. Tuấn và Đạt đang luyện chưởng bên ngoài. Nhạc đệm của phim "Thần Điêu Đại Hiệp" len qua cửa phòng mang đến cho Khánh cảm giác buồn man mác. Lúc nầy Dương Quá đang đi tìm nàng Tiểu Long Nữ.
Đã hơn tuần từ khi rời phi trường Newark, Khánh đến ở nơi chung cư có khá nhiều người Việt định cư. Chủ nhà, chị Hồng người đàn bà trẻ, có nhan sắc, trạc tuổi với Khánh. Bọn Khánh bốn người được đưa vào ở chung một phòng không giường, không nệm, không chăn gối. Dù căn phòng nhỏ nhưng cũng không thấy chật lắm vì ít khi cả bọn ngủ trong phòng. Phòng khách nhà chị Hồng có để cái truyền hình màu to tướng và phim bộ thì lúc nào cũng có sẵn. Hoàng em của chị Hồng là chủ của tiệm mướn phim, nên đây là đất luyện võ cho bọn Khánh. Trừ khi có dịp phải đi ra ngoài hay đi làm giấy tờ cần thiết, cả bọn túm tụm lại ngồi trước cái truyền hình. Luyện chưởng từ sáng đến tối, rồi từ tối đến sáng, đói thì nấu mì gói hay bới cơm vào tô mà mang lên phòng khách vừa ăn vừa luyện chưởng. Tưởng chừng Dương Quá còn không siêng năng luyện công bằng bọn Khánh. Được vài hôm mắt cả bọn như người nghiện nặng, ngôn ngữ trong lúc đối thoại cũng có mùi kiếm khí. Công lực Khánh kém cỏi nên rút lui giang hồ về phòng viết thư cho Liêm.
Khánh bồi hồi nhìn dòng chữ Liêm đã viết địa chỉ người bảo trợ của nàng trong cuốn sách nhỏ. Bức hình Liêm với áo trắng quần xanh nhìn Khánh mỉm cười. Nghe lòng tràn nhập nhớ thương, Khánh vội vã viết.

Jersey ngày 8 tháng 9 năm 19xx.
Liêm thương nhớ,
Khi chiếc xe buýt kéo theo bụi mù mang em rời trại Bataan, anh nghe tim nặng trĩu theo bánh xe lăn trên đường dài. Ngày chúng ta xa nhau. Nhìn tay em vẫy rồi khuất dần, anh lê từng bước nặng nề về căn nhà 9/14 nơi gợi lại biết bao nhiêu kỷ niệm êm đềm từ ngày ta yêu nhau. Ngày đó Thu có đến an ủi anh, nói là đừng buồn vì trước sau gì cũng gặp lại em mà. Em còn nhớ Thu không"
Em ơi, bây giờ em ra sao " Em đang làm gì đó " Em có nhớ đến anh không " Em sinh hoạt ra sao " Người bảo trợ có tốt với em không" Thời tiết bên đó ra sao " Em có mặc đủ ấm không " Anh đang nhớ về em.
Anh sống chung phòng với những người đi chung chuyến bay. Chủ nhà là người tốt bụng chịu giúp bọn thanh niên độc thân tụi anh một thời gian đầu theo sự gợi ý của hội thiện nguyện NSC. Căn phòng giờ nầy trống trải, anh Quang đã đi tìm tin tức về trường học nơi nầy. Anh em của Tuấn và Đạt đang xem phim bộ. Chị chủ nhà thì đi vắng rồi , chị nầy tốt lắm nấu nhiều thịt heo với măng cho bọn anh ăn thỏa thê luôn. Chị nói tạm thời thì một tuần chị chỉ nhận $25 đô la, nhưng khi nào đi làm thì chị sẽ lấy tiền thuê phòng. Mì gói và cơm thì lúc nào cũng có sẵn, nên bọn anh ngoài ăn và xem phim ra thì không làm gì khác. Người trên hội NSC nói rằng sau tuần nghỉ phép ông ta sẽ trở lại giúp bọn anh đi làm giấy tờ.
Bên ngoài trời cũng khá lạnh dù mới vào thu. Thành phố nầy đông đúng và khá nhộn nhịp. Nghe đâu New Jersey cũng là một trong những tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ. Nhiều nhà cao tầng và cũ kĩ. Dân bản xứ cũng không khác xa với những gì mình đã học bên Phi Luật Tân. Nơi chung cư anh ở có nhiều người Việt lắm, thỉnh thoảng gặp vài người Mỹ đen. Anh cũng có nói: "Hello" với họ.
Liêm ơi, những ngày dài cũng qua nhưng nỗi trống vắng và nhớ nhung không lúc nào nguôi. Những ngày chúng ta bên nhau tay trong tay, hay dưới chiều tà. Lời bài "Hạ nắng" em hát anh nghe vẫn ngọt ngào đến với anh trong những giấc mơ.
Chúng ta có nhìn về một hướng không em" Bao giờ mình sẽ gặp lại nhau Liêm hỡi " Em có tin rằng xa cách không làm nên khoảng cách trong tình yêu. Anh vẫn nhớ về em dù rằng ta cách xa vạn dặm.
Nhận được thư em hãy hồi âm cho anh nhé, anh hằng giờ mong nhớ em và trằn trọc với nỗi cô đơn. Lời anh hứa ngày nào sẽ đến tìm em vẫn còn đây. Anh mong được siết chặt em trong vòng tay cho bõ những ngày xa cách.
Anh cũng viết thư cho vài người bạn quen còn lại bên Bataan. Chiều nay anh sẽ cùng anh Quang đến bưu điện gởi thư nầy cho em. Nếu được thì em hãy gọi điện thoại cho anh nghe. Anh có xin phép chị Hồng để dùng điện thoại. Gọi cho anh theo số nầy 732-445-xxxx. Nhanh lên đi em, anh nhớ em lắm rồi, anh muốn nghe giọng dịu dàng ấm áp của em.
Hôn em,
Huỳnh Kim Khánh.

Một tuần trôi qua, ngày nào Khánh cũng là người xung phong đi lấy thư. Rồi trở về phòng với thất vọng. Khánh đã kiểm tra hàng chục lần cái địa chỉ của Liêm cho trước ngày rời trại. Có thể mình viết lộn chăng" Thư đã thất thoát hay không" Hay là Liêm vẫn chưa nhận được" Hay là nàng.... Khánh nghe nhói trong tim và gạt đi ý nghĩ hãi hùng đó.
Phim "Quyết Tử Chiến" khá hấp dẫn cũng không làm Khánh bớt bồn chồn. Mỗi lần điện thoại reo lên, dù là chị Hồng bắt máy, Khánh vẫn mong có tiếng mình được nhắc đến. Nhưng Khánh vẫn hoài công, thư tình mong chưa đến, người chờ trông mòn mỏi. Khánh buồn.


- Anh Khánh ơi ! Có thư nè.
Chị Hồng gọi lớn từ phòng khách. Khoác nhanh chiếc áo Khánh nhào ra cửa phòng. Chàng vồ lấy cái thư trên tay chị Hồng. Nét chữ nghiêng nghiêng quen thuộc đập vào mắt, tay Khánh run run. Chàng bước vội vào phòng và kép cửa lại quên cám cả việc cám ơn chị Hồng đang đứng ngơ ngác nhìn Khánh.
Bóc vội bìa thư, trang giấy học trò xếp ngay ngắn, những dòng chữ Liêm viết nhòa trong mắt Khánh.

Black Foot ngày 10 tháng 9 năm 19xx.
Khánh thương nhớ,
Đã nhận được thư anh em mừng đến khóc. Thế là chúng ta cũng đã tìm được với nhau. Anh ơi, ngày ở Bataan em nói rằng đã yêu anh, nhưng bây giờ em mới hiểu thế nào là tình yêu thật sự. Những nỗi nhớ thương khi xa anh đã cho em biết rằng em đã yêu anh tới chừng nào. Khánh ơi, em yêu và nhớ anh lắm. Một việc nhỏ cũng làm em liên tưởng đến anh.
Anh có khỏe không" Em vẫn khỏe và gia đình của em vẫn bình an. Em đã đi làm hai hôm sau ngay khi vừa đến Mỹ đó anh. Người bảo trợ giúp gia đình em làm giấy tờ và kiếm việc làm ngay hôm sau khi gia đình em tới Idaho. Em làm cho một hãng may quần áo trẻ em và lương được $3.15 một giờ. Còn ba, má, và em Đức của em thì đi làm cho hãng khoai tây. Hảo thì bắt đầu đi học, ngày đầu tiên Hảo đi học má em khóc sướt mướt. Nơi nầy không có nhiều người Việt, ngoài người bảo trợ gia đình của em ra.
Khánh ơi, em buồn lắm bây giờ em nhớ anh da diết, chắc có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời người con gái em đã nhớ vì yêu. Em cần có anh. Thời tiết bên nầy lạnh lắm và em phải chạy xe đạp đi làm, từ nhà cách hãng may chừng vài dặm. Nhiều khi lạnh quá tay em tê cứng và đỏ lên.
Anh ơi, chúng ta vẫn nhìn về một hướng và em vẫn mong ngày nào đó sẽ gặp lại anh. Ngày đó có xa không Khánh. Em đã đọc thư anh không biết bao nhiêu lần, nó mang lại cho em niềm vui trong những ngày xa vắng. Anh cứ gởi thư cho em theo địa chỉ nầy khi nào thuê được nhà riêng, thì em sẽ cho anh địa chỉ mới. Khánh ơi, có bao nhiêu điều em muốn nói với anh, nhưng sao giờ nầy lại quên hết rồi. Đêm về gió lạnh réo lên từng hồi qua khung cửa, em ngẹn ngào nhớ đến những giây phút bên nhau trên vùng đất tỵ nạn đầy kỷ niệm.
Khánh ơi, nhớ giữ gìn sức khỏe nghe anh. Nếu anh bệnh thì chắc là em lo lắng lắm. Ôi ước gì ta bên nhau. Em đi làm từ 6 giờ đến 2 giờ rưởi thì về nhà. Anh cũng có thể gọi cho em qua số điện thoại nầy 208-233-xxxx. Em chờ anh nghe Khánh.
Khuya rồi em hẹn anh thư sau, mong anh bình an.
Nhớ anh,
Hoàng Liêm

Những ngày tiếp theo, Khánh sống trong nhập tràn hạnh phúc, phim tàu không còn sức thu hút mãnh liệt nữa. Khánh đã kiếm được việc làm trong một hãng chuyên làm đồ dùng trong nhà. Thư đi tin lại mang sức sống tình yêu lứa đôi và đầy hứa hẹn.
Nhưng rồi không biết bao nhiêu đêm Liêm đã khóc cho cuộc tình viễn liên vì gia đình nàng đã nhiều lần từ chối Khánh. Liêm nói với gia đình nàng nếu không cho Khánh đến tìm nàng, Liêm sẽ rời Idaho về vùng đông bắc. Cuối cùng rồi thì Liêm đã thuyết phục được gia đình nàng để cho Khánh đến thăm. Khánh đã thanh toán xong món tiền điện thoại đường dài với bà chủ nhà tốt bụng, trả xong tiền nhà trong tháng. Nhờ người mua vé máy bay về xứ khoai tây, lạnh cóng, tương lai mù mịt.

Anh Long người ở cùng chung cư chở Tuấn, Đạt và Khánh ra phi trường Newark, chuyến bay 9 giờ sáng. Tay mang túi hàng lý nhỏ Khánh đứng sắp hàng để lên máy bay, lòng chàng nôn nao và hồi hộp. Hơn hai tháng trước Khánh đến phi trường vào đêm khuya vắng lặng, lòng nặng trĩu lo âu. Giờ lại chia tay bạn bè đi nơi khác, lòng Khánh bồi hồi.
- Thôi đi mạnh khỏe nghe anh Khánh. Tuấn nói.
- Chúc anh may mắn. Nếu không vui thì về đây với tụi em. Đạt ân cần.
- Không sao đâu mà, sang tới bên đó anh sẽ gọi về cho biết tin. Cám ơn hai em nghe. Khánh chân thành.
- Nè cầm lấy ! Long dúi vài tấm bạc vào tay Khánh. Cầm đi mà xài trong lúc cần.
- Cám ơn anh Long ! Khánh xúc động. Anh Long hình như tốt với tất cả anh em, nhưng đối với Khánh lần nầy thì thiệt là đại ân. Vì trong túi Khánh chỉ có vỏn vẹn hai mươi đô la. Nghe đâu anh Long số cũng bạc tình nên khi nghe Khánh nói hoàn cảnh và muốn gặp lại Liêm, anh Long là người đầu tiên tán thành. Anh Long đã đến Mỹ hơn mười năm làm việc trong một khách sạn lớn, thường hay mang thức ăn về tiêu khiển bọn Khánh trong cuối tuần.
- Thôi đi đi, có gì gọi về cho tụi nầy. Long tiếp lời.
Khánh nhìn lại bọn Tuấn và Đạt lần nữa rồi đưa vé máy bay cho cô nhân viên hàng không, theo đoàn người tiến vào bên trong máy bay.
Chiếc máy bay khổng lồ khởi động chạy băng băng trên đường băng rồi cất cánh. Khánh hít một hơi thở dài, chàng cố mường tượng ra nét vui tươi, hồn nhiên, và hạnh phúc của Liêm lát nữa đây khi gặp lại chàng. Mệt mỏi, Khánh thiếp đi. Trong mơ chàng thấy Liêm đang tìm kiếm chàng trong đám đông nơi phi trường. Khánh gào lên "Liêm ơi, anh đây nè em !", nhưng Liêm vẫn không nghe mà cứ tiến về phía cửa ra vào. Khánh chen lấn đoàn người trước mặt chạy tới, nhưng chẳng đi được bước nào, chàng té xuống nghe đau điếng. Tỉnh giấc Khánh thấy người bạn đồng hành nhìn Khánh tò mò, còn tay Khánh thì đang ôm cái bụng nơi giây an toàn siết chặt.
Buồn cười với giấc mơ ngộ nghĩnh, Khánh thì thầm: "Liêm ơi, hãy đợi! Anh đến với em đây !"
Kim Khánh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến