Hôm nay,  

Bông Điên Điển

28/02/200300:00:00(Xem: 144752)
Người viết: PHẠM HOÀI LINH
Bài tham dự số 3135-742-vb60228

Phạm Hoài Linh là tác giả đã được trao tặng Giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài viết “Đưa Nội Xuống Phố Bolsa”, thể hiện tình thương yêu với bà nội. Tác giả cho biết bà 29 tuổi, cư trú tại Temecula, California, công việc đang làm là Dealer tại Pechanga Casino, California. Tiếp theo chuyện “Đi Las Vegas Coi Pháo Bông”, sau đây là bài viết mới thứ hai của bà, chuyện kể về tình mẹ.
*
Hôm nay trời thật là đẹp, buổi sáng thì lành lạnh nhưng trời ấm lại khi mặt trời lên cao. Tôi quyết định không đi đâu, mà ở nhà cuốc thêm đất cho vườn rau và làm cho xong những giấy tờ cần thiết.
Tôi đi tìm đôi bao tay vải đeo vô trước khi cuốc, con gái tôi lật đật chạy theo mẹ ra ngoài vọc đất, hái hoa dại mọc quanh nhà và chờ mẹ sai vặt. Hôm nay thì tôi chỉ cần một khoảnh đất đủ để gieo một mớ hột xà lách và ngò. Khi nào cần trồng thêm gì thì tôi cư' cuốc lan ra. ïCon gái tôi đi loanh quanh sân và hàng rào tay cầm hoa, nhìn mấy bụi ớt tôi trồng hôm trước, hỏi:
-Cái này con phải ngủ thì nó mới có hả má"
-ỮØ
Thấy tôi rờ nhẹ những gai thanh long, nó hỏi tiếp:
-Nó làm má đau không vậy"
Tôi đang cuốc mệt nên chỉ ậm ừ trả lời cho xong chuyện. Lúc tôi trồng những thư' này xuống đất hôm trước nó không thấy tận mắt, hôm nay thư'c dậy ra sân nhìn thấy nó cư' tưởng là ngủ dậy thì mới có. Cái gì cũng vậy, khi thư'c dậy nhìn thấy cái gì lạ thì nó cư' tưởng trong lúc nó ngủ thì mọi việc mới hình thành. Nhiều lúc nghe nó nói chuyên, thường thì hay nói ngược ngạo tôi ngồi nghe mà cười đau bụng, nó mắc cỡ khi thấy tôi cười thì chạy tới ôm chặt lấy tôi, dụi mặt trốn... Tuổi này là tuổi đang tò mò, tôi mà cư' vừa cuốc đất vừa trồng cây vừa nói chuyện với nó luôn miệng chắc hai ngày thôi sẽ bị đư't hơi vì mệt.
Mặt trời lên cao hai mẹ con tôi lật đật bỏ chạy vào nhà, sau khi tưới cho đám rau cỏ mấy thùng nước cho mát và xốp đất . Bây giờ thì chỉ bấy nhiêu thôi, chiều tôi sẽ trồng thêm hoa.
Nhìn đống giấy tờ và danh sách những việc cần phải làm tôi phát ngán. Sau một hồi viết, ký, điện thoại nhiều chỗï thì coi như cũng tạm xong, giờ chỉ chờ điện thoại nơi tôi đã gọi cho biết kết quả là xong việc, vậy mà cũng mất hơn ba giờ đồng hồ. Để relax cái đầu hay đau của mình, tôi mở nhạc để nhe, những bài hát về quê hương, những điệu lý sao mà buồn não nuột. Tiện tay tôi mở những thư từ củ bạn bè gửi còn lưu trong computer ra đọc lại. Trong số này, có một chuyện làm cho tôi thật buồn và cảm động, và cũng đủ để cho tôi tự hỏi mình xem mình đã làm được những gì. . .
Chuyện do một ông chồng, đồng thời cũng là "ông con" có mẹ già, kể lại.
*
Sau hai mươi mốt năm lập gia đình, tôi khám phá ra phương cách mới để giữ cho tình yêu sáng mãi. Trong thời gian vừa qua, tôi bắt đầu ra ngoài với "người đàn bà khác". Thật ra đó là ý kiến của vợ tôi.
-Em biết anh rất yêu bà ta. Một ngày kia vợ tôi nói với tôi như thế làm cho tôi rất ngạc nhiên.
-Nhưng mà anh yêu em. Tôi phản kháng.
-Em biết, nhưng anh cũng yêu bà ta nữa. Người đàn bà kia mà vợ tôi muốn tôi đi thăm đó là mẹ tôi. Người đã ở góa hơn mười chín năm qua và sống một mình. Nhưng vì bận bịu công việc và ba đư'a con, cho nên tôi chỉ ghé thăm bà vào những dịp đặc biệt. Đêm đó tôi gọi cho bà và mời bà ra ngoài đi ăn với tôi , sau đó sẽ đi xem phim.


- Chuyện gì thế, con có sao không"
Mẹ tôi lo lắng hỏi khi nghe tôi gọi Bà là người hay nghi ngờ khi nhận được những cú điện thoại vào đêm khuya, hoặc những dịp mời bất ngờ, làm bà cho rằng có điềm xấu xảy ra.
-Con nghĩ thật là vui nếu như con dành ít thời gian với me.
ï-Chỉ có hai mẹ con ta thôi à" Bà suy nghĩ một lát rồi nói tiếp:
-Mẹ rất thích.
Chiều thư' sáu tuần đó sau giờ làm việc tôi lái xe đến đón mẹ đi ăn, trong lòng mang một chút bối rối. Khi đến nhà mẹ tôi cũng nhận ra rằng bà cũng mang vẻ bối rối như tôi về cuộc "hẹn ho"ợ của chúng tôi rtối nay. Bà đang đư'ng chờ tôi trước cửa với chiếc áo khoác trên tay. Tóc bà uốn quăn, bà mặc chiếc áo đầm mà lần cuối bà mặc để kỷ niệm ngày cưới. Nụ cười bà thật tươi trên gương mặt sáng như thiên thần.
-Mẹ nói với bạn là hôm nay sẽ ra ngoài ăn với con, họ đều cảm động và vui, non nong cho nghe về cuộc hẹn hò của chúng ta tối nạy. Mẹ nói khi ngồi vào xe.
Chúng tôi đi đến một nhà hàng không thuộc loại sang trọng, nhưng rất lịch sự và ấm cúng. Ra khỏi xe mẹ tôi nắm lấy cánh tay tôi va bước đi như một mệnh phụ phu nhân. Sau khi ngồi xuống tôi đọc menu trong phần thực đơn cho mẹ, bây giờ bà chỉ có thể đọc được những hàng chữ lớn. Đang đọc phân nửa tôi dừng lại và nhìn lên thì thấy mẹ tôi đang ngồi nhìn tôi đăm đăm với nụ cười lưu luyến trên môi.
- Mẹ hay đọc thực đơn cho con lúc nhỏ. Bà nói.
- Bây giờ mẹ cư' ngồi nghỉ đi, tới phiên con đọc lại cho me.ï
Trong lúc ăn chúng tôi huyên thuyên chuyện trò, hỏi thăm về gia đình, chúng tôi nói nhiều đến nỗi quên mất giờ xem phim. Khuya đó khi tôi đưa bà về đến nhà thì bà nói:
-Mẹ sẽ ra ngoài ăn tối với con nữa, nếu như con để mẹ mời.
Tôi đồng ý. Khi về đến nhà vợ tôi hỏi:
-Buổi ăn tối của anh có vui hay không"
-Rất vui, còn hơn là anh tưởng tượng. ïTôi trả lời.
Vài ngày sau mẹ tôi qua đời vì bị lên cơn đau tim nặng. Sự việc xảy ra quá đột ngột làm cho tôi không kịp làm gì cho bà cả. Thời gian sau tôi nhận được lá thư gửi kèm theo biên nhận hóa đơn từ nhà hàng mà trước đó tôi và mẹ đến ăn. Trong thư có viết : "Mẹ đã trả hóa đơn này trước rồi, mẹ biết là mẹ không còn có cơ hội để mà đi ăn với con nữa. øMẹ đã trả tiền cho hai phần ăn, một cho con và một cho vợ con. Con có biết rằng đêm đi ăn với con có ý nghĩa với mẹ biết dường nào không. Mẹ thương con."
Nếu như chúng ta có thê nói với người nào đó là ta yêu thương họ nếu họ thật đáng để nhận được những lời ấy, thì ta và họ sẽ cảm thấy hạnh phúc dường nàọ
*
Đọc hết mẩu chuyện ngắn trên rồi mà tôi vẫn còn thẫn thờ, lần nào cũng thế tôi cũng rớt vài giọt nước mắt. Trong khi dĩa nhạc lại đang hát đến bài " bông điên điển" làm cho tôi càng buồn thêm ,và nổi nhớ cha mẹ dâng lên cuồn cuộn. Giờ ngồi đây lười biếng chống tay lên cằm nhìn những vạt nắng trải dài trên mảnh sân sau, hoa lá rung rinh trong nắng ấm trong khi bên kia ba má tôi vẫn còn sống chung với tuyết. Nhấc điện thoại định gọi về New York, nhưng nhớ lại giờ này không có ai ở nhà, thôi thì tối gọi hỏi thăm ba mom cho yên lòng.
Trở lại ghế ngồi nhìn trời đất mênh mông, trong đầu tôi vẫn ngân vang bài hát bông điên điển. . . . chồng gần không lấy mà lấy chồng xa, giờ đây nhớ mẹ thương cha. . . chồng xa em khó mà về.

Viết cho sinh nhật thư' 29th.
PHẠM HOÀI LINH

Ý kiến bạn đọc
01/11/202108:06:21
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis tadalafil & dapoxetine</a> cialis tablets
28/02/202114:39:23
Khách
https://genericviagragog.com buying viagra online
23/02/202108:26:46
Khách
can erectile dysfunction be psychological <a href=https://plaquenilx.com/#>plaquenil retina</a> erectile lump
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến