Hôm nay,  

Thư Gửi Công Dung Ngôn Hạnh

09/02/200300:00:00(Xem: 140518)
Người viết: LƯU NGUYỄN
Bài tham dự số 3116-723-vb60207

Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ có hai tác giả cùng dùng một bút danh Lưu Nguyễn. Một là bà Lưu Nguyễn, 46 tuổi, làm Office Manager cho một phòng mạch Head & Neck, ở St Louis, Missouri, có bài "Dở Dang Đường Tình" đã phổ biến trước đây.
Tác giả bài viết này là bà Lưu Nguyễn, 55 tuổi , cư trú tại miền Bắc California, nghề nghiệp:Cosmetologist, đang training cosmetology Instructor tại Sacramento City College, đã góp nhiều bài viết về đề tài giáo dục. Bài gần đây là bài "chính phủ Mỹ trả công cho tôi đi học" với nhiều chi tiết "vui thích, ích lợi" rất đáng được trân trọng, noi theo. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

*

Công, Dung, Ngôn, Hạnh thương mến,
Cô rất vui khi nhận được thư và hình của các cháu. Các cháu bây giờ đứa nào cũng xinh đẹp, duyên dáng. Tuyệt vời vô cùng khi các cháu vẫn thích được gọi là: Công, Dung, Ngôn, Hạnh (đây là "Tên" bốn đức tính quí của người phụ nữ Việt Nam). Cô nhớ lại: Sau ngày 30-4-75, miền Nam VN rơi vào tay CS miền Bắc. Bố các cháu là sĩ quan "Ngụy" nên bị tập trung "cải tạo" trong các trại tù khổ sai từ Nam chí Bắc ròng rã nhiều năm. Mẹ các cháu nhờ có: "Công, Dung, Ngôn, Hạnh" làm lẽ sống, làm chỗ dựa vững chắc về tinh thần. Nên bà đã can đảm vượt qua được tất cả mọi khó khăn, mọi thử thách nghiệt ngã chỉ có dưới thời mạt vận "Xã Hội Chủ Nghĩa". Với gánh nặng cơm áo hàng ngày cho những đứa con thơ, mà đứa lớn nhất mới 5 tuổi. Cộng thêm nỗi đau đớn, khắc khoải thương chồng đang bị CSVN đọa đầy, bắt phải "học tập" cách ăn làm lụng, ăn lông ở lỗ ở như hàng thú vật trong các trại tù khổ sai. Mẹ các cháu mỗi khi có dịp gặp cô, thường khóc nhiều hơn cười khi nghĩ đến tương lai. Nhất là tương lai của các cháu.
Về phần các cháu thật đáng khen ngợi. Rất xứng đáng là những đứa con mang dòng máu "Ngụy". Dù phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, luôn bị "Xã Hội Chủ Nghĩa" chèn ép, nhưng các cháu vẫn học hành giỏi giang xuất sắc. Luôn dẫn đầu các lớp và thường "được" nhà trường tuyển chọn đi thi học sinh giỏi. Thế nhưng với lý lịch con "Ngụy". Công và Dung đã không được trúng tuyển vào Đại học. Trong khi bọn con nhà "Cách mạng", bọn con nhà 'Giải phóng miền Nam" dù học hành ngu dốt hơn các cháu, chúng vẫn dễ dàng được trúng tuyển vào các trường Đại học nổi tiếng khó lọt vào. Tương lai của các cháu sẽ ra sao nếu còn ở lại Việt Nam nhỉ"
Các cháu thương mến,
Các cháu đã may mắn đến được nước Mỹ trong lúc tuổi còn thanh xuân. Các cháu sẽ "công thành danh toại" trên đường học vấn như mơ ước của cha mẹ, của các cháu khi còn ở Việt Nam. Qua thư "tâm sự" của các cháu. Cô có một vài ý kiến gởi đến các cháu như sau:
1) Các cháu mới đến Mỹ, vì thế việc học Anh văn phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Anh văn là chìa khóa, là nền tảng cho sự thành công ở Mỹ trong bất cứ lãnh vực nào. Trong trường học, nếu Anh văn yếu kém, thì toàn bộ các môn học sẽ yếu kém. Rồi vì học hành yếu kém: các cháu sẽ nản lòng. Bỏ học đi kiếm việc làm. Làm gì đây" Khi mà Anh văn là ngôn ngữ của xứ sở này" Vậy các cháu hãy cố gắng "bắt" mình phải học thuộc thêm ít nhất mỗi ngày 10 từ Anh ngữ nữa, sau khi đã hoàn tất Homework. Học thêm như vậy, sau một tuần các cháu có thêm 70 từ ngữ mới. Sau một tháng các cháu có thêm 300 từ.( Nếu không học thêm sẽ chẳng có thêm từ nào và thời gian thì cứ trôi qua 1 năm, 2 năm 3 năm).Không chịu khó học thêm Anh ngữ, các cháu sẽ không theo kịp các lớp được giảng dạy hoàn toàn bằng Anh ngữ đâu.
Ai cũng đồng ý là nước Mỹ luôn "ban tặng" cho mọi người những cơ hội như nhau, để tiến thân bằng con đường học vấn. Nhưng trên đường học vấn, không ai có thể chối cãi được tầm mức quan trọng hàng đầu của sự thành công là Anh ngữ. Vậy các cháu hãy tận dụng mọi thời gian để học thêm văn phạm, học cách nói của người Mỹ. Nhất là học thêm từ vựng mỗi ngày. Có càng nhiều vốn từ vựng, các cháu càng dễ dàng tập luyện nghe và nói tiếng Anh khi xem TV, nghe Radio. Hoặc khi tiếp xúc với người Mỹ ngoài xã hội. Trao đổi kiến thức với thầy với bạn trong các lớp học.v.v...
Cháu Mỹ Dung hiện đang muốn "tiến thân" theo học ngành Dược và mong ước sẽ cầm được mảnh bằng Tiến sĩ Dược khoa ( Doctor of Pharmacy ) trong tương lai""" Vậy cô nói sơ qua về cách tuyển sinh của các trường Dược trong California ( Các tiểu bang khác thì cô không biết ) để các cháu tìm hiểu xem: Anh văn có phải chính là một trong những"chìa khóa" mở cửa vào tương lai, vào các ngành nghề mà mình muốn lựa chọn hay không nhé !
Cô lấy ví dụ như trường Dược ở San Francisco và trường University of the Pacific ở Stockton vùng Bắc California. Hằng năm họ nhận được khoảng trên, dưới một ngàn đơn xin dự tuyển. ( Những người nộp đơn xin dự tuyển hầu hết đã có cử nhân khoa học). Trong hàng ngàn đơn xin dự tuyển, nhà trường chỉ chọn ra khoảng ba trăm đơn có điều kiện tuyển chọn cao nhất, gởi thư mời đi phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn, các tuyển sinh sẽ phải viết một bài luận văn (SA) tại chỗ trong khoảng từ 50-60 phút. Phải trả lời những câu hỏi của các vị giáo sư và của cả các sinh viên còn đang theo học ngành Dược ở đó nữa. Cuối cùng qua kết quả bài luận văn. Qua cuộc phỏng vấn trực tiếp bằng lời nói, cử chỉ, trang phục,v.v... Nhà trường sẽ tuyển chọn lại một lần nữa và chỉ nhận khoảng từ 100-110 sinh viên trong số hàng ngàn sinh viên đã nộp đơn xin dự tuyển. Vậy cháu Mỹ Dung hãy thử nghĩ xem: Cháu phải làm gì ngay từ bây giờ để có điểm học lực tốt trong bậc đại học" Để có đủ trình độ Anh ngữ viết luận văn giỏi. Nghe và trả lời thật ngon lành, vượt trội hơn bao nhiêu sinh viên khác để dành lấy cho mình một chỗ ngồi trong phân khoa Dược" Với cháu Út Mỹ Hạnh, nếu muốn được nhận vào ngành y khoa, ngành nghiên cứu khoa học" Cháu sẽ phải cạnh tranh khốc liệt nhiều lần hơn nữa trong các cuộc thi tuyển.


2) Để có đủ thời gian học hành cho tới nơi tới chốn. Các cháu không thể đi làm mỗi ngày nhiều hơn 3 tiếng đồng hồ cho nhu cầu mua sắm quần áo thời trang đắt tiền, mua xe hơi mới trả góp hoặc là lao mình vào các cuộc vui chơi tốn kém thì giờ và tiền bạc. Hãy ưu tiên dành thời gian cho việc học, nhất là học thêm Anh văn.
Hầu hết các bạn trẻ Việt nam khi mới đến Mỹ, cũng đã hăng hái đi học full- time với ước mơ sớm có được mảnh bằng cao cấp chuyên nghiệp, có việc làm vững chắc, có địa vị trong xã hội. Nhưng vì phải đi làm gần như full-time (6-7 tiếng một ngày) mới có đủ tiền tiêu xài, đổ xăng, trả góp nợ mua xe mới, nợ Credit Card .v.v&. nên đã không có đủ thì giờ học bài và nghỉ ngơi. Sau cùng kham không nổi vì quá mệt mỏi, học hành yếu kém. Nản chí. Thế là phải bỏ học nửa chừng và đành chấp nhận đi làm công với đồng lương tối thiểu "ba cọc ba đồng" để có tiền trang trải cho những nhu cầu chưa phải là tối cần thiết khi mới đến Mỹ.
Các cháu còn có cả một đời để đi làm, để hưởng thụ cuộc sống phải không nào" Vậy hãy tạm nghĩ như là mình vẫn còn ở VN, chưa cần mua xe mới, mua quần áo thời trang đắt tiền, hoặc là tham dự các cuộc vui chơi tốn kém. Tương lai của các cháu: thành công nhiều hay ít là do công sức của các cháu bỏ ra đầu tư cho việc học ngay từ bây giờ nhiều hay ít.
3) Các cháu thích ăn mặc kín đáo, lịch sự theo nề nếp gia phong của mình thì cứ giữ như vậy. Đừng vì những lời chê bai, dè bỉu của các người "văn minh"xung quanh mà dại dột khoe rốn , khoe ngực, khoe thân trần ra cho thiên hạ rửa mắt và bình phẩm nhé. (Xứ sở tự do mà cháu, ai thích gì mặc nấy, thích cởi hết cũng &không sao.). Chẳng phải vì các cháu là những người "nhà quê"mới đến Mỹ mới có những"dị ứng" với các kiểu ăn mặc thiếu trên, hụt dưới như vậy đâu. Rất nhiều người Việt Nam đã sống ở Mỹ, ở các nước văn minh hàng mấy chục năm rồi, họ vẫn có những"di ứng" với cách ăn mặc hở hang, lõa lồ như vậy đấy. Cháu để ý mà xem, có mấy người con gái VN khi ra đường, có đủ "can đảm" ăn mặc như "phơi hết" ra như một số ít các cô ca sĩ thường xuất hiện trên thị trường Video ở Mỹ" Đừng quên những nghệ sĩ thực sự tài sắc vẹn toàn, họ vẫn ăn mặc rất kín đáo, lịch sự khi trình diễn trên sân khấu và luôn được khán giả yêu mến, ủng hộ.
4) Cô cũng rất đồng ý khi biết các cháu lớn: đã mạnh dạn ngăn cản em Út Mỹ Hạnh đi thi "Hoa hậu áo dài". Các cháu đã biết nhìn xa trông rộng, nhắc nhở cho Mỹ Hạnh biết: " Mới đến Mỹ, phải lo học trước đã". "Mình đẹp còn có người đẹp hơn". "Những người đẹp thực sự, không cần phải đi thi hoa hậu áo dài, áo ngắn mọi người vẫn biết là mình đẹp" ." Cái đầu còn ù ù cạc cạc văn hóa, kiến thức thì dù có đẹp đến mấy cũng còn là sự thiếu sót vô cùng cho tương lai hạnh phúc".
Mỹ Hạnh à, đừng buồn giận các chị nhé. Các chị thương yêu cháu lắm, không muốn thấy cháu xao lãng việc học khi mới chân ướt chân ráo đến Mỹ. Lại phải tiêu phí thì giờ và tiền bạc vô ích, cho những dịch vụ chăm sóc tỉ mỉ từ các "móng"cho tới đầu tóc khi đi dự thi. Rồi còn bao nhiêu là kiểu quần, kiểu áo phải mua sắm hoặc thuê mướn để mặc" Rồi son phấn, mỹ phẩm làm đẹp" Rồi thì giờ đi lại tập tành để biết cách lượn ra, lượn vào trước sân khấu"
Điều quan trọng nhất là gia đình không muốn cháu phải mang mặc cảm, phải gánh nỗi thất vọng ê chề khi bị loại ở cuộc thi. (Làm sao biết được" Mình đẹp sẽ còn có người đẹp hơn nữa chứ") Cháu hãy quên đi lời bạn bè đã nói "khích" cháu đi thi như là " Mỹ Hạnh đi thi thế nào cũng đạt vương niệm "hoa hậu áo dài". "Mỹ Hạnh sẽ nổi danh, được mọi người chú ý" Và khi đó sẽ "dễ dàng được lọt vào mắt các chàng bác sĩ, kỹ sư" v.v...
Cháu hãy tin cô đi, "mấy" chàng bác sĩ, kỹ sư có thể họ "thích" nhìn những người đẹp (") đang cố gắng làm duyên làm dáng, đảo qua lượn lại trên sân khấu trong các cuộc thi. Nhưng khi quyết định lấy vợ, các chàng đâu có dại khờ mà "quơ đại" người đẹp (") nào đó đem về nuôi báo cô cả đời. Cô nghĩ những đứa bạn "xúi" cháu đi thi, đã có những suy nghĩ rất sai lầm, rất coi thường những chàng trai có học thức. Và họ đã hiểu sai ý nghĩa và mục đích tốt đẹp của các buổi "Thi hoa hậu Áo Dài" trong mỗi dịp Tết Nguyên đán rồi đó nghe.
Vì thế, một người con gái khôn ngoan. Dù có xinh đẹp, duyên dáng đến đâu chăng nữa, cũng cần phải biết trau dồi kiến thức. Biết học lấy một nghề hữu dụng cho bản thân và xã hội. Đừng nghĩ rằng: "có nhan sắc là có tất cả". Còn gì buồn tủi hơn khi cứ phải chờ chồng "cho" mới có tiền mà tiêu dùng" Còn đâu là thể diện của một người phụ nữ" Rồi nếu "chẳng may" chồng bị thất nghiệp hoặc bị tai nạn, hoặc chết sớm. Người vợ đẹp sẽ "xin" ai" Lấy đâu ra tiền mà nuôi thân, nuôi con khi nhan sắc sẽ tàn phai theo năm tháng, mà chẳng có lấy một nghề hữu dụng để tự mưu sinh" Nước Mỹ đã cho các cháu những cơ hội học hành để tiến thân. Nhưng chính các cháu phải biết xử dụng những " cơ hội" đó như thế nào để không phải hối tiếc"

Các cháu thương mến,
Cô hy vọng các cháu đón nhận những dòng thư chân thật của cô và nhận thức được rằng:"Đời là một cuộc tranh đấu không ngừng. Nếu ta lười và ỷ lại, ta sẽ bị ngã một cách nhục nhã ". Các cháu mới đến Mỹ hãy cố gắng "tranh đấu" với chính bản thân mình. "tranh đấu" với những khó khăn về ngôn ngữ trên đường học vấn để tiến thân. Rồi cũng phải biết " tranh đấu", không nhận những quà biếu "tốc hành" trên xa lộ tình cảm. Biết tránh xa các chú Cuội, vì muốn ve vãn các "người đẹp" nên đã tuyên bố dụ dỗ: "Học làm gì cho mệt. Lấy anh rồi em không cần phải đi làm, cứ thoải mái đi shopping cả ngày thôi ". Các cháu ạ, đời sống thực tế, không phải là như vậy đâu. Sống ở Mỹ một thời gian ngắn thôi là các cháu sẽ hiểu .
Thư đã dài, cô tạm dừng bút và mong nhận được thêm những "tâm sự" của các cháu. Thân ái chúc Công, Dung, Ngôn, Hạnh luôn mạnh khoẻ, trẻ đẹp,yêu đời và sẽ vượt qua được tất cả mọi trở ngại khó khăn trên đường đỡi. Sớm "công thành danh toại " như mơ ước của bố mẹ, của các cháu đã "ấp ủ " khi còn ở Việt Nam nhé.
Thân ái,
Cô Tâm Vấn

LƯU NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến