Hôm nay,  

Đưa Con Đi Thi Hoa Hậu

02/02/200300:00:00(Xem: 16788)
Người viết: TRƯƠNG NGỌC BẢO XUÂN
Bài tham dự số 3111-718-vb70201

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles thuộc tiểu bang California. Sau đây là bài viết mới của bà về một sinh hoạt đặc biệt của Tết Bolsa.


Tết. Đi chơi chợ Tết, coi chương trình thi Hoa Hậu chị Ba nhớ lại mấy năm về trước con chị cũng dự thi Hoa Hậu. Đây là một kỷ niệm đáng ghi nhớ.
Năm 1994 em chị xúi:
- Nè, kêu con Beth đi ghi danh dự thi Hoa Hậu Tết đi. Họ tổ chức ở đường Bolsa kìa.
- Ờ hén. Nó coi bộ cũng có đường... Đâu, mầy có địa chỉ hông"
- Để tui lục lại tờ báo có đăng quảng cáo rồi tui đưa cho.
Hai ngày sau em chị đưa cho địa chỉ để ghi danh còn hứa là sẽ chở mẹ con chị tới nơi nữa chớ.
Bây giờ tới giai đoạn thúc đẩy. Con gái chị tánh tình nhát nhúa. Có hai anh trai, khi còn nhỏ nó cứ tưởng nó cũng là con trai cho nên cách xử sự lề thói y như con trai cho tới cỡ năm 14 tuổi. Năm đó bỗng dưng nó đòi đi học làm người mẫu. Trời, tự nhiên cái đòi đi học làm người mẫu. Chị suy nghĩ thây kệ, chỉ có một đứa con gái, tuổi trẻ qua mau, sắc đẹp con gái chóng tàn, nó muốn gì chiều theo cho nó vui! Vậy là chị ghi danh cho nó theo học lớp dạy làm người mẫu ở Pasadena.
Vô trường, có cô thư ký người Mỹ tóc vàng đưa đơn ghi danh, con nít dưới tuổi phải có chữ ký của cha mẹ. Chaaa... coi bộ được. Thấy có cái sân khấu để học trò tập đi tập đứng. Nhìn ông thầy già khú đế thấy hỡi ôi nhưng ông quảng cáo đây là trường dạy đàng hoàng, là nơi đào tạo những siêu người mẫu như cô Christine, cô vv... và vv. chị không nhớ tên, nên cũng an tâm phần nào. Tự nghỉ: Già thì có kinh nghiệm. Họ đào tạo lớp trẻ chớ họ có đứng lên biểu diễn đâu mà chê họ già"
Đưa mấy mẹ con ra vườn chơi ông ta bắt con nhỏ đứng kiểu nầy ngồi kiểu nọ mà phải cho tự nhiên rồi chụp nguyên một bộ hình 12 tấm. Ổng nói sẽ đưa cho nhóm chuyên viên nhận định, nếu cô nầy có triển vọng ông mới nhận. Hồi hộp một đêm qua sáng hôm sau ổng kêu tới đóng tiền. Đóng đủ 900 đô. Ổng còn hứa sẽ giúp tìm việc làm sau khóa học.
Con chị theo học lớp nầy siêng hơn đi học chữ. Mỗi tuần hai lần nó đày thằng anh lớn đưa đi rước về. Nó cũng được trường đưa đi trình diễn một lần tại... Trung Tâm Dưỡng Lão!!! Biểu diễn cho các ông bà bô lão chấm điểm.
Rồi cũng xong cour mà chẳng đi tới đâu. Nhân dịp nầy xúi đi dự thi Hoa Hậu cho khỏi uổng mớ tiền đã bỏ ra học khóa người mẫu, nó cũng gật đầu vì đã biết sơ qua cách đi đứng trên sân khấu.
Hôm đi ghi danh, nó hổng chịu trang điểm. Nó nói:
- Má. Đâu cần phải trang điểm. Thầy con nói đi sơ kết phải để mặt tự nhiên.
Nếu người ta thấy mình có hy vọng thì người ta sẽ nhận, còn hổng được thì thôi.
Con với cái, lúc nào cũng cải cũng có lý lẽ riêng của nó!
Rồi. Được. Miễn nó chịu đi là được.
Chỗ nầy cũng dễ kiếm. Trên đường Bolsa, trên lầu hai, đi một vòng là vô ngay.
Trong phòng có đông người rồi. Chà, mấy cô nhỏ nhỏ, đẹp quá. Đúng là chỗ ghi danh thi Hoa Hậu, toàn là người đẹp.
Người đàn ông bước ra chào mọi người:
- Chào chị, chào các em, các cháu. Tôi là Quân. Có phải các em tới ghi danh không à"
Đám mỹ nữ nhao nhao lên:
- Dạ. Chào chú Quân.
- Vâng. Chào chú Quân.
- Thưa chú cháu tới ghi danh....
Nam Bắc Trung một nhà vui vẽợ.
Chị Ba nhìn xung quanh, chuyện tự nhiên mờ, coi con gái mình có đường chút xíu nào không. Có cô đẹp lắm cũng có cô xoàng xoàng bậc trung. Nổi bật nhứt là cô gái người Trung. Da trắng bóc, miệng cười có duyên hàm răng đều như hạt bắp. Nhiều cô cũng xoàng xoàng bậc trung... Ờ, con mình cũng hổng đến đổi nào. Được, cũng có hy vọng.
Ghi danh nộp hai tấm hình xong chú Quân lùa đám Hoa Hậu tương lai qua phòng kế bên.
Vừa lúc đó một cô gái tuyệt đẹp bước vô. Chú Quân giới thiệu:
- Đây là con gái tôi nó sẽ giúp các cháu cách trình diễn đi đứng.
Ạ... nhớ ra rồi! hai cha con chú Quân chị Ba đã có gặp rồi. Gặp hồi năm 1977 dưới Los Angeles. chú hay nắm tay con vô chợ Quê Hương nằm trên đường Beverly ăn cơm. Chợ có mở một chỗ nhỏ nhỏ bán thêm cơm tấm bún măng vịt và vài món không nhớ rỏ. Năm đó cô bé còn nhỏ lắm, độ 4, 5 tuổi là cùng. Vậy mà bây giờ đã trở thành một thiếu nữ đẹp sắc sảo.
Cách thức trình diễn của cô cũng từa tựa như cách con gái chị đã tốn tiền bỏ ra hocỳ một khóa người mẫu. Đỡ khổ! Đỡ tiếc rẻ tiền đã bỏ ra. Hổng chừng nhờ đã quen với cách trình diễn mà con mình... có đường...
Chú Quân cho biết chú đợi tới tuần tới thì khóa sổ. Vì là ngày đầu tiên, chú biểu các cô tự lên giới thiệu tên tuổi và nghề nghiệp của mình. Dĩ nhiên đa số các cô còn đang đi học, tuổi từ 15 tới 22.
Qua tuần kế đó là bóc thăm lấy số thứ tự. Tổng cộng tất cả 25 cô. Có một em từ San Diego lên, có duyên vô cùng. Con chị Ba gặp nhiều đối thủ quá!!!
Mấy cô đi qua nhà may lựa áo dài. Năm đó nhà may bảo trợ vụ áo dài cho các cô dự thi Hoa hậu. Con chị vì to con hơn số đo bình thường, không có cái nào nó bận vừa. Thôi thì chỉ bỏ ra hai chục đô may cái quần trắng vãi xéo rồi qua nhà may khác lựa hàng may áo của mình. Bỏ tiền ra may áo, được bớt 20 phần trăm. Cái áo dài tốn hết 80 đô. Rồi chạy qua tiệm chuyên cho mướn quần áo cưới để lựa áo dạ hội. Cũng đổ mồ hôi mới lựa được một cái áo kim tuyến màu xanh Royal cho nó.
Mỗi thứ bảy từ 9 giờ sáng cho tới trưa mấy em được tập đi đứng và tập vũ. Bài vũ Múa Nón thiệt dễ thương. Mỗi cô cầm cái nón lá, vũ theo từng bước chỉ dẫn của cô Hương con gái chú Quân ( cựu Hoa Hậu của năm nào đó, quên rồi) và theo tiếng ca trong máy cassett.
Lần nào tập chú Quân cũng phát cho mỗi đứa Hoa Hậu tương lai một ổ bánh mì thịt ăn trưa.
Mấy cô gái bắt đầu làm bạn, chuyện trò thân mật. Có đứa còn rủ nhau sau khi tập xong qua Phước Lộc Thọ ăn bún bò Huế chớ ăn bánh mì hoài "ngán muốn chết". Trong bụng có thầm găng nhau hay không thì không biết chớ ngoài mặt thì thấy vui vẻ với nhau lắm.
Trước ngày thi một tuần có ký giả của tờ báo hạt Orange County tới chụp hình đăng báo. Chị còn giữ một tờ báo Người Việt làm kỷ niệm vì có hình con gái chị.
Ngày chợ Tết. Ngày các cô lên đài biểu diễn lấy điểm đã tới. Không nói ra chớ chị biết con chị nó run trong bụng lắm vì chú Quân cho biết ban giám khảo sẽ hỏi mỗi cô một câu, phải trả lời cho suông sẽ. Không phải chỉ có sắc mà phải kèm theo hạnh nữa. Chú phát cho mỗi đứa một tờ giấy có đủ 10 câu hỏi, phải tự tìm câu trả lời. Và có thể giám khảo sẽ hỏi ngoài đề nữa.


Tiếng Việt con chị nói thì được, còn hỏi về những điều theo sách vở Việt Nam kể như bù. Chẳng hạn những câu như " Cái nết đánh chết cái đẹp" Chữ Đẹp thì nó biết còn chữ Nết thì nó trả lời một cách ú ớ ù ờ, câu: " Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" nó hiểu thì có hiểu mà giải thích ra thì... khó quá trời.
Rồi còn cái vụ giọng Bắc giọng Nam giọng Trung, nó nghe không phải giọng Nam của mẹ nó thì kể như... bí lù.
Kệ. Tới đâu hay tới đó.
Tết.
Sáng sớm con đã sửa soạn lên đường. Tay nó cầm cái móc áo dài, chị nhắc:
- Có cái quần trong đó hông"
Nó cằn nhằn:
- Má sao... có chớ má, con lớn rồi cái gì má cũng nhắc hai ba lần.
- Ờ, coi kỷ lại đi, lở lên tới trển mở ra hổng có quần bận.
Nó ậm ự cũng phải mở ra coi bên trong cây móc áo. Tánh mình hay lo xa...
Cả nhà cũng chuẩn bị để chiều đó đi coi chợ Tết rồi coi thi Hoa Hậu luôn. Một ngày lớn chuyện. Nôn nao. Bạn bè của con chị cũng kêu điện thoại liên miên để hỏi đường đi chỗ đậu xe... Tụi nó nói đi để cổ võ cho con chị. Bài dài quá rồi nói vòng vo tam quốc, thôi để kể ngay vô giờ thi.
Chiều mùng bốn Tết.
Sau màn trình diễn văn nghệ chú Quân bắt đầu giới thiệu chương trình thi Hoa Hậu Tết. và bắt đầu giới thiệu các cô thí sinh. Các cô hoa hậu tương lai lần lượt từ người đi theo tiếng nhạc ra trình diện. Mỗi cô ra là khán giả vỗ tay rần lên. Cô nào cũng đẹp quá xá. Mỗi cô một vẻ. Màn đầu các cô mặc đồ thể thao trẻ trung áo sơ mi trắng quần váy màu cà phê sửa. Màn nhì áo dạ hội kim tuyến chớp chớp. Mỗi người một vẻ, cô như hoàng hậu cô như công chúa Bạch Tuyết cô như tài tử điện ảnh cô như ca sĩ mầm non... đẹp lắm. Tới phần trình diễn áo dạ hội. Cô nào cô nấy lộng lẫy sang trọng từ người bước ra.
Các cô lựa toàn là những màu sắc chói chang hực hỡ, áo đính kim tuyến chiếu sang dưới ánh đèn. Thôi thì, các cậu thanh niên mặc sức mà la mà cổ võ ủng hộ. Có vài lời phê bình, vui có, tục có thanh có đủ thứ ai muốn nói gì thì nói, các cô vẫn tỉnh bơ đi tới đi lui xây qua xây lại cho thiên hạ nhìn ngắm và cũng để cho ban giám khảo chấm điểm lựa chọn.
Xong phần áo dạ hội màn cuối cùng các cô thay áo dài thuần túy gái Việt.
Chồng chị hay nói: Trên thế giới đối với y, cái áo dài là cái áo sexy nhứt.
Nhìn từng cô từng cô điệu hạnh đi ra, chị đứng dưới cầm máy ảnh vừa chụp hình vừa... chấm điểm!
Cha chả, nguy lắm đây. Cái áo dài đẹp nhứt là áo may bằng hàng mỏng. Cô bé người Trung mặc cái áo màu đỏ hàng museline có lót, tướng đi dịu dàng uyển chuyển. Con chị thua điểm nầy rồi. Nó sanh đẻ tại Mỹ, dòng máu lai, từ nhỏ tới lớn chuyên môn mang giày tenis vừa đi vừa chạy xấp xảy. Đi kiểu đó kể như không thích hợp với chiếc áo dài rồi. Với lại, điểm thua khác là nó quên chào giám khảo. Cô nào khi bước ra sau khi chào khán giả, họ liền xây lại chào giám khảo ngồi một hàng. Đó là sự lễ phép hàng đầu, con tôi có lẻ khớp quá nó quên!
Sau màn trình diễn áo dài tới màn Vũ Nón.
Từng cô từng cô tha thướt đi ra theo tiếng nhạc tay dịu dàng cầm chiếc nón lá thân yêu.
Chua choa ơi, hồi tập luyện cô nào nấy lọng cọng lúng túng hổng biết cầm cái nón ra sao, kẹp vô nách như thế nào để bàn tay kia rảnh rang mà đưa theo điệu nhạc giống như tay vờn theo gió, vậy mà bữa nay lên sân khấu trình diễn trước văn võ bá quan, mấy cô mướt quá trời!
Xong bài vũ, có người đưa tờ giấy ra chú Quân kêu tên 10 cô được vô bán kết. Trong đó có con chị. Mừng.
Sau đó chú Quân cùng cô MC đẹp sắc sảo bước tới gọi từng cô để hỏi những câu ca dao tục ngữ. Từng cô trả lời rót rót. Nghĩa là hổng phải chỉ có sắc mà còn có hạnh nữa. Con chị được hỏi câu:
- Nếu em không thắng giải Hoa Hậu thì em nghĩ sao"
Cha câu nầy hơi trái ngược đây. Đáng lẽ câu hỏi là: " Nếu em thắng thì em nghĩ sao" dễ trả lời hơn. Hơi khựng lại hơi lúng túng suy nghĩ một chút xíu, con chị trả lời:
- Nếu em không thắng thì em cũng hơi buồn nhưng em có điều vui là em đã gặp và quen với một nhóm bạn, em học được bài vũ nón, em được mặc áo dài và không bao giờ quên kỷ niệm đi thi Hoa Hậu hôm nay.
Được, nó trả lời thành thật vậy được chớ!
Lần lượt tới cô cuối cùng là các cô hồi hộp đứng nắm tay nhau đợi phần chấm điểm.
Gió lạnh khủng khiếp. Càng về đêm càng lạnh. Gần 10 giờ khuya. Nghe nói ban tổ chức chỉ được phép mở cho tới đúng 10 giờ thôi.
Trong lúc chờ đợi ai nấy sốt ruột, bắt đầu có tiếng càu nhàu. Có vài tiếng kêu tên con chị, cô tóc dài... em tóc dài... hoa hậu tóc dài...
Sau cùng, sau hơn hai chục phút chị thấy các cô đã lạnh run vì đứng trên sân khấu trống trải gió lồng lộng không có gì cản. Khi kêu cô Á Hậu, không phải con chị, kêu cô được Giải Duyên Dáng, không phải con chị, ( chị Ba ngạc nhiên quá! cô nầy hồi đầu chị Ba chấm điểm rớt, có thấy duyên dáng gì đâu" bởi vậy người ta mới nói tùy theo con mắt người nhìn), kêu cô được giải an ủi, cũng không phải con chị. Còn cái chức Hoa Hậu, mà con chị và cô bé người Trung dễ thương đang nắm tay nhau hồi hộp hy vọng. Chị thấy nữa mừng nữa lo. Mừng vì con chị còn hy vọng, lo vì, cô bé người Trung đẹp dịu dàng hơn con chị nhiều, vẽ đẹp của con gái Á Đông, còn con chị có nét sắc sảo đậm đà lai Mỹ.
Hỡi ôi, sau cùng kêu tên Hoa Hậu Tết, không phải con chị mà đích danh cô bé người Trung.
Tội nghiệp cô Hoa Hậu, ai nấy nổi lên những lời bất mãn và ùng ùng ra về vừa đi vừa la:
- Fix, they fix the result. Should be the long hair girl.... Gian lận.... sửa điểm... đáng lẽ phải là cô tóc dài...
Có một bà, mẹ của một em dự thi chạy tới nói với chị:
- Tôi thấy rõ ràng tụi nó sửa điểm, hai bận con của chị được cao điểm nhứt, tụi nó sửa... bởi vậy mới lâu dử vậy đó...
Ối thôi. Hổng sao.
Nhìn lên sân khấu liền tức thì đèn tắt ngúm. ĐuỬng 10 giờ city cho điện cúp liền. Cô Hoa Hậu đứng trong bóng tối, được một bà giám khảo tới đội vương miện trong lúc khán giả tức tối ra về. Không có một tiếng vỗ tay! Người bạn trai của Hoa Hậu Tết cầm máy quay phim, con chị liền vòng tay ôm cô, miệng mở lời chúc mừng.
Theo dòng người đi ra xe. Con chị thất vọng, ánh mắt long lanh dấu nỗi buồn. Chị an ủi nó:
- Đối với gia đình, bạn bè và một số đông khán giả họ chấm điểm cho con là Hoa Hậu cũng đủ rồi.
Và mẹ con chị cũng hiểu, người ta tìm nét đẹp chánh cống Việt Nam, con chị mang hai dòng máu. Khi tới chỗ người Mỹ nó là Việt Nam khi tới chỗ Việt Nam nó là người Mỹ, không thể nào thắng nổi luật bất công đó.
Dầu sao đi nữa hai mẹ con chị Ba cùng có chung một kỷ niệm thi Hoa Hậu Tết, một cái Tết khó quên.

Trương Ngọc Bảo Xuân
Cuối năm Nhâm Ngọ, 2002

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông là một hồi ức sống động về khu xóm bên cầu Bạch Hổ tại Huế Tết Mậu Thân, kể về người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống, chỉ chừa đầu cổ trên mặt đất để hành hình
Thay lời giới thiệu. Điện thư tác giả Captovan gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ: Bài viết "Huế, Tôi, Mậu Thân" là của anh cựu Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8/TQLC Nguyễn Văn Phán, anh gửi cho Ban Biên Tập Đặc San Sóng Thần TQLC, nhưng thấy quý báo đang kêu gọi viết về Hồi Ức Mậu Thân nên chúng tôi xin phép anh để gửi đến quý báo đăng trước, BBT/ST chúng tôi sẽ đăng sau, coi như một lời chào của anh gửi đến đồng bào gốc Huế trong lúc anh đang chiến đấu... như 50 năm về trước anh chiến đấu với "thần chết VC" và anh đã chiến thắng và anh sẽ chiến thắng. Kính chào.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô. Hình ảnh tại Hội Tết Mậu Tuất, San Jose, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến