Hôm nay,  

Từ Một Cent Tiền Mỹ

25/01/200300:00:00(Xem: 151310)
Người viết: HỮU HÀ
Bài tham dự số: 3103-711-vb32021

Tác giả Hữu Hà, tên thật là Trương Văn Hữu, nguyên lính biển VNCH, vượt biên tới Mỹ từ 1979, hiện cư trú tại Santa Ana, đã góp bài "Một bông hồng cho thành phố Blytheville” và một số bài khác. Sau đây là bài viết về nước Mỹ mới nhất của ông.
*

Tôi đặt chân tới đất Mỹ chỉ còn 2 ngày là tới Lễ Giáng Sinh năm 1979. Sau khi đến Los Angeles vào một buổi chiều cuối đông, tôi được hội USCC cho ở lại một đêm tại khách sạn để sáng mai đi tiếp về phi trường Memphis, TN.

Sau 15 giờ bay từ Hồng Kông đến Honolulu rồi đổi máy bay tới California, cuộc hành trình khá dài và mệt mỏi, nên khi vào khách sạn tắm rửa xong lên giường là tôi thiếp đi lúc nào không hay. Sáng sớm, nhân viên USCC đánh thức dậy để cho kịp chuyến bay về Memphis. Tới Memphis tôi được một người bà con từ thành phố Blytheville đến đón về.
Sau mấy ngày làm xong thủ tục giấy tờ thì tuyết đổ xuống, lần đầu tiên trong cuộc đời thấy tuyết rơi thật là đẹp. Ngồi nhìn tuyết rơi mà chạnh lòng nhớ quê hương, nhớ bà con thân thuộc, nhất là nhớ tới ba đứa con còn đang bỏ lại ở Huế, mà khi ra đi không mang theo được một đứa nào cả.
Một buổi sáng người anh họ tôi chở đi nộp đơn xin việc. Vì phải đi làm việc nên anh chở tôi tới văn phòng hãng Universal thì mới 6 giờ sáng, phải bắt tôi ngồi ở đó chờ cho đến khi mở cửa là 8 giờ 30 sáng, lúc đó anh tôi mới điện thoại qua cho nhân viên văn phòng đưa đơn cho tôi điền.
Vốn liếng anh ngữ của tôi quá hạn hẹp nên vừa nghe điện thoại 3 chiều vừa điền đơn, nghĩa là anh tôi nói chuyện với nhân viên văn phòng, đọc những chi tiết trong đơn xong rồi hỏi tôi và nhân viên thư ký điền dùm, xong tôi ký tên ở dưới. Sau đó anh tôi nói "thôi chịu khó đi bộ về nhà nghỉ ngơi".
Trên đường đi tuyết phủ đầy đường khoảng 15 inch, tôi bước ra đường và nhắm hướng nhà trực chỉ. Cảnh tuyết mới nhìn thì đẹp vậy, nhưng mới đi được khoảng 200 mét thì đôi giày bata của tôi thấm ướt cả đôi chân. Với chiếc áo lạnh có nón che đầu và đôi găng tay tôi mua được khi còn ở Hồng Kông, tôi cố gắng lê từng bước về nhà, nhưng hai chân thì lạnh cóng bước không muốn nổi, lòng thầm nghĩ "cuộc đời mình sao lắm gian truân thế này, thiên đường của Mỹ là đây hả"".
Đang miên man nghĩ đến đôi chân lạnh cóng thì một chiếc xe cảnh sát chạy tới đậu sát bên hông, người cảnh sát Mỹ quay kiếng xuống và hỏi "Anh đi về đâu"" Trời lúc đó tuyết rơi càng lúc càng nặng thêm, tôi chỉ biết chỉ tay về đằng trước mà chân cứ bước tới. Thấy vậy người cảnh sát mở cửa bước xuống và hỏi tôi một vài câu nữa. Vì mới tới anh văn chưa được học, nên tôi móc ví trao cho cảnh sát tờ giấy I94. Cầm mảnh giấy anh vội mở cửa và chỉ tay ý mời tôi lên xe.
Mặc cho ngôn ngữ bất đồng, tôi leo lên đại ngồi vào bên cạnh tài xế, cho đến khi đến nhà tôi mới hay là người cảnh sát tốt bụng chỉ muốn chở dùm tôi về nha chứ không hề muốn “kiểm tra hộ khẩu” gì với tôi. Sau khi mở cửa tôi nói lời cám ơn và vào nhà.
Sau đúng 20 ngày tôi được nhận vào làm cho Universal. Mục đích lúc đó đi làm là để đi làm chứ không biết lương bổng như thế nào cả. Sau hai tuần tôi nhận được một cái check thì mới hay lương làm ở Mỹ tối thiểu cũng được $3.25/ giờ.
Thấm thoát làm ở Universal cũng được hai năm, tôi được nghỉ một tuần cho một năm làm việc, tình cờ được một người bạn khuyên tôi nên đi nộp đơn một hãng khác tiền lương tương đối khá hơn, thế là tôi nghe theo. Được một vài người Việt Nam làm ở American Greeting (Nhà in thiệp giáng sinh….) giới thiệu tôi nộp đơn và được một tuần thì hãng nhận ngay. Vì sự cần cù nhẫn nại của những người Việt Nam đi trước nên ban giám đốc họ cảm thông và thương mến nhất là ở đó có một vài nhân viên đã từng chiến đấu trên quê hương Việt Nam nên họ hiểu người Việt mình. Vì mới vào làm nên tôi phải chấp nhận làm ban đêm từ 10 giờ đêm tới 7 giờ sáng.
Trong thời gian này ở Mỹ muốn kiếm được một chai nước mắm, chúng tôi phải đi 80 dặm đường từ nhà lên tận Memphis, mới có những gia đình người Tàu hay Đại Hàn đã định cư từ trước mới mua được nước mắm. Có nhiều khi chỉ ghé mua được vài chai nước mắm và một ít thực phẩm khô mà về tới nhà có khi chúng tôi phải đi cả 300 dặm trong một ngày.


Sống trên đất Mỹ lâu ngày, dần dà tôi để ý thấy đồng tiền một cent của Mỹ cho mình nhiều suy nghĩ hay hay lạ lạ. Như quý vị đã thấy khi chúng ta vào chợ Mỹ hay các shopping những món hàng họ thường ghi giá và dán vào mỗi một món hàng đó từ $0.99 cho đến $9.99 hoặc cao hơn. Giờ đây sau 23 năm sống trên đất Mỹ, tôi được đi nhiều hơn thì ở bất cứ tiểu bang nào vấn đề buôn bán họ đều giống nhau. Đi du lịch khắp thế giới chúng ta mới nhận ra một điều là chỉ có Mỹ mới in ra đồng bạc một cent, chứ chưa có đất nước nào lại in ra đồng tiền nhỏ nhất một cent như nước Mỹ.
Tiền bạc ở Mỹ người ta tính rất chi ly, khi nhìn giá một món hàng như $0.99 hoặc $9.99 chúng ta cứ tưởng nó chưa đến 1 dollar hoặc chưa đến 10 dollars nhưng tình thật các nhà buôn họ móc túi chúng ta mà không ai có thể ngờ được.
Tôi xin dẫn một thí dụ, mỗi món hàng mua chỉ có $9.99 nhưng khi đem tới quầy tính tiền thì trong máy tính họ đã set up sẵn tiền thuế là $10.00 chứ không phải $9.99 như mình tưởng đâu. Một đất nước mà họ in ra đồng bạc một cent thì quý vị cũng biết sự tính toán của họ thật là chính xác từng ly một không sai chạyï.
Những ngày tôi được sống cận kề bên cạnh người mẹ nuôi của tôi thì tôi học được thêm một điều mà ít ai ngờ được. Cứ mỗi lần tôi nhờ bà mua giùm một món hàng nào ví dụ bà mua giùm $15.69 tôi thường đưa luôn cho bà $16.00 nhưng ngược lại bà nhờ tôi mua giùm món hàng nào, ví dụ $16,99 là bà đưa đúng y như biên lai mà tôi đã mua chứ không bao giờ đưa $17,00 đâu. Như vậy để quý vị thấy được bản tính chi tiền của người Mỹ thật là chính xác. Trong mọi giao dịch hàng tháng như số tiền thường có thêm đơn vị tiền nhỏ nhất là cent.
Trong cuộc đời tôi đã chứng kiến tận mắt một việc như sau: số là khi dọn nhà tới ở nơi ở mới chúng ta thường deposit tiền người ta mới mở điện, gas, nước cho mình. Sau khi dọn đến một nơi ở mới chúng ta thường đóng gas, điện, nước nơi ở cũ rồi chuyển về nơi ở mới để mình thanh toán mình đã xài trong căn nhà cũ. Sau khi đã ổn định căn nhà mới thì bill nước căn nhà cũ gởi tới cho tôi một cái bill mà sau khi họ đã trừ tiền deposit của tôi đã dùng nước ở căn nhà cũ thì trong bill ghi chỉ vẻn vẹn chỉ $0.05 mà thôi.
Đọc cái bill tôi tự hỏi bill gì mà chỉ có $0.05 mà cũng đòi, thế rồi thời gian trôi qua tôi cứ tưởng họ không thèm để ý tới cái bill $0.05 ấy nữa, thì một hôm tôi lại nhận được một bao thư mở ra với lời trách móc sao hơn một tháng mà bill tiền nước của anh không chịu trả đã quá ngày trả bill.
Cuối cùng tôi hỏi một người bạn Mỹ gần nhà thì họ khuyên tôi nên viết check trả cái bill ít ỏi đó đi cho yên chuyện.
Người Mỹ rõ ràng đã biết tính toán kỹ lưỡng. Họ biết một người thư ký mỗi giờ phải trả $7-8.00/ giờ còn phải dùng bao thư gởi rồi dán 37 cent stamp mới gởi tới tay mình để đòi có 5 cents. Biết là lỗ nhưng việc làm là phải đúng nguyên tắc….
Người Mỹ, nước Mỹ tính từng cent. Nhưng cũng người Mỹ, nước Mỹ đã góp hàng tỷ tỷ mỹ kim viện trợ khắp thế giới. Chỉ riêng ngân khoản tiền máy bay, tiền trợ cấp xã hội mà người Việt di dân được lãnh nếu tính toán, nhân lên cũng đã thấy bạc tỷ.
Gần 30 năm sống trên đất Mỹ tôi thấy mình hiểu ra là phải biết tính toán coi trọng từng cent thì mới có bạc tỷ. Hiều được tinh thần của người Mỹ, nước Mỹ tôi thấy ngày mình càng yêu thương cái đất nước này nhiều hơn và tôi thường tự hỏi: Một đất nước đã cưu mang chúng ta thì chúng ta phải làm gì"
Trong mùa giáng sinh vừa qua hình ảnh cảm động nhất mà tôi nhìn được là một chàng lính Mỹ từ Kabul hiện hình lên TV nói chuyện với người vợ trẻ mới cưới ở Hoa Kỳ. Anh chàng lính Mỹ đưa ra tấm ảnh người vợ khi mới cưới rồi ngồi nhớ người vợ, anh ta vẽ lại bức ảnh đó xong bỏ vào khung kiếng, anh ta đưa lên mọi người xem làm cho người vợ cảm động, miệng thì cười mà hai hàng nước mắt tuôn trào.
Nhìn hình ảnh “em hậu phương anh tiền tuyến” trên TV Mỹ, tôi nhớ lại những hình ảnh hào hùng của các anh chiến sĩ VNCH hồi trước trong mỗi dịp Tết về.
Trong dịp Tết lễ sắp tới, tôi ước mong cộng đồng người Việt chúng ta ở Mỹ nên làm một cái gì đó đối với các anh chiến sĩ Hoa Kỳ, những người đang phải canh giữ hòa bình cho nước Mỹ để chúng ta được an vui thụ hưởng những ngày lễ ấm áp.
Hữu Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,146,052
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến