Hôm nay,  

Gia Đình H.0.- Niềm Tin &và Hy Vọng

20/01/200300:00:00(Xem: 163757)
Người viết: ÔNG VĂN QUYỀN
Bài tham dự số: 3101-709-vb62017

Tác giả Ông Văn Quyền cư trú và làm việc tại Westminster. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*
Mùa Xuân năm 1975, ngày 30 tháng 4. Sau khi miền Nam nước Việt rơi vào tay Cộng Sản
Là một Đại úy/QLVNCH, ông T cũng cùng chung một số phận, như muôn vạn người Quân Nhân, Công Chức khác, trong QLVNCH, phải gánh chịu muôn ngàn đày đọa, đắng cay trong lao tù cộng sản, được vẻ vời dưới một ngôn từ hoa mỹ, có vẻ như vô cùng nhân từ bác ái, đó là những "trại tập trung cải tạo ", suốt từ Nam chí Bắc, trên đất nước Việt Nam.
Từ độ đó, gia đình trôi nổi ly tan, vợ ôngï phải dun rủi, đi tìm kiếm từng miếng ăn cho ngày hai buổi, với hai đứa con vừa chập chững biết đi, ( thậm chí vì quá túng quẫn, có nhiều người phải đi bán cả thân xác của họ ), để có được phương tiện mà nuôi con, thăm chồng.
Miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, không phải chỉ có những người Quân Nhân, những người Công Chức làm việc trong chính quyền, hay giới báo chí, truyền thông, Tu sĩ bị bắt tù đày gian khổ, mà những người vợ tay yếu chân chân của họ, cũng đắng cay khổ sở không ít, họ phải đương đầu với cuộc sống thật khó khăn, trong một xã hội chủ nghĩa, được cầm đầu bởi một đảng cộng vô thần.
Con của họ thì được bọn cộng đảng phân chia, như là một thành phần thừa thãi của XHCN, con của ngụy thì học cao, thi không được đậu, con cháu bác đảng thì học dốt thi đậu cao, theo kế hoạch, " mười năm trồng cây, trăm năm trồng người " của bọn chúng.
Có lẻ cũng không phải cần nói nhiều về chuyện nầy, vì tất cả mọi người Việt Nam, ai cũng biết , vào năm 1976, sau một năm cưỡng chiếm miền Nam, bọn cộng sản bày ra cái gọi là bầu cử Quốc Hội, " Đại biểu đã được đảng tuyển chọn trước ", đọc qua tiểu sử thì nào là lớp 5 trường làng, nào là đại học biết đọc biết viết, chỉ có được cái giỏi là đảng viên lâu năm, trung thành với bác và đảng, thế là được cái ghế ngồi bù nhìn trong Quốc hội, để cho đảng chỉ huy.
Với những tháng năm dài khốn khổ, trải qua những đọa đày, từ trại tù nầy, qua trại tù khác, ông T được thả về dưới những hô hào, đó là sự khoan hồng của bác và đảng, cũng như phải hứa hẹn là, sẻ lo làm ăn, (nhưng làm thì có, ăn thì không), để trở thành người công dân tốt, trong một xã hội chủ nghĩa do đảng trị. Nhưng dù có tốt hay xấu, dù có thế nào, thì các ông cũng vẫn là những cây gay nhọn trong tầm mắt của những tên cộng sản khát máu vô nhân tính nầy.
Từ tháng tư đen năm 75, trong muôn ngàn áp bức, thù oán chất chồng, những người dân vô tội, phải gánh chịu những đau thương thống khổ, bịt bắt bớ, giam cầm một cách vô lý, cũng không được xét xử công minh.
Nhà cửa, ruộng vườn của dân, thì bọn đảng viên trung thành của bác giành nhau cướp lấy , rồi bắt dân đi khai phá núi rừng để sinh sống, trong cái gọi là kinh tế mới của nhà nước cộng sản đề ra. Đời sống của hàng triệu người điêu linh khốn khó, tinh thần thì không lúc nào yên ổn, bởi những hành động vô pháp luật của cán bộ trung thành của đảng, qua những cuộc thanh toán, giết người một cách dã man, mà người dân chỉ biết âm thầm chịu đựng.
Thế rồi, muôn vạn người bỏ nước ra đi, từ rừng thiêng nước độc, ra tận biển cả thâm sâu, nơi nào cũng có dấu chân người dân tị nạn, chỉ mong được thoát ra cái xã hội ngục tù đen tối của cộng sản, người người bỏ xác rừng sâu, xác người trôi trên sông biển, và những chiếc thuyền lớn nhỏ, trôi giạc giữa biển đông, những cảnh tượng tang thương, chết chóc, rồi đến bọn hải tặc chực chờ đây đó, trên vùng biển cả mênh mông, giết người, cướp của, hãm hiếp, mà những người tị nạn chỉ biết cam tâm hứng chịu, vì không có một sức mạnh nào để cản ngăn.
Trong cuộc vượt thoát của người tị nạn cộng sản Việt Nam, đã làm rúng động cả thế giới Tự Do, và họ đã mở rộng vòng tay thương yêu nhân loại, cho người tị nạn có nơi dung thân, tạo cho cơ hội đi học, đi làm, và hưởng được tất cả quyền tự do, như người dân bản xứ.
Duy chỉ có một Quốc Gia đón nhận người Việt Nam tị nạn nhiều nhất, đó là Hoa Kỳ.
Sau những tiếp nhận, cưu mang hàng triệu người Việt Nam tị nạm Cộng Sản, từ các trại tị nạn do Liên Hiệp Quốc điều hành, được đến định cư trên đất nước Hoa Kỳ.
Sau những tháng ngày nối tiếp, chính phủ Hoa Kỳ công bố thêm một chính sách nhân đạo, hầu bảo lãnh tất cả những người Sĩ Quan/QLVNCH, những Công Chức từng làm việc trong chính quyền, cũng như những người có làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, đã và đang tù tội trong tay cộng sản, được đến định cư trên đất nước Hoa Kỳ, được hưởng những trợ giúp như tất cả mọi người, chánh sách nhân đạo đó được mang tên là Humanitarian Operator, gọi tắc là HO.
Sau khi được công bố chính sách nhân đạo nêu trên, chính phủ Hoa Kỳ và bên phía chính quyền Cộng Sản Việt Nam, tiến hành nhận đơn, phỏng vấn và giải quyết, theo thứ tự hồ sơ được chấp nhận, những tù nhân cải tạo lần lượt được chính phủ Hoa Kỳ tiếp nhận và đưa sang Hoa kỳ sinh sống, theo từng đợt.
Ngày tháng cũng lần đến, gia đình ông T cũng được đến Hoa Kỳ trong đợt HO/07 vào giữa năm 1991, với đầy ấp những niềm tin và hy vọng, cho cuộc sống gia đình, trong một đất nước có đầy đủ những tự do của con người, và nhất là tương lai của hai đứa con gái thân thương, Gia đình gồm có ông, vợ ông và hai đứa con gái khoảng 14 và 16. Gia đình ông T có bà con ở thành phố Garden Grove, California bảo trợ, nên gia đình ông T được may mắn đến định cư tại thành phố nầy, một thành phố gần như có đông người Việt Nam tị nạn nhất trên đất Mỹ, (được mệnh danh là khu "Little Saigon").
Cũng như mọi người, gia đình ông T được hưởng những quyền lợi tị nạn như bao nhiêu người khác được có, và với một mức độ trợ cấp khiêm tốn cho một gia đình 4 người trong một xã hội mà thứ nào cũng phải chi, thì chắc chắn rằng không đủ vào đâu cho sinh hoạt hằng ngày, nhất là những thứ cần thiết phải tiêu dùng cho cuộc sống.
Hai đứa con gái của ông đã được vào trung học như những học sinh đồng tuổi khác, riêng ông phải đi cắt chỉ, đóng nút, ủi đồ và vợ ông phải đi may quần áo cho những shop may với đồng lương rẻ mạt, có lẻ đây cũng là những mánh khóe chung của những shop may, mà đa số chủ nhân là người Việt Nam.
Khi họ giao đồ cho những người thợ may, lấy tiền mặt, thì họ bóp chẹt một cách dã man, có khi làm khó dễ, nào là chê may xấu, không đúng qui định, nào là đường chỉ may thưa quá, khít quá ,..v.v…. Sau đó thì phải đem về tháo ra, sữa lại, phải mất thêm một lần công nữa.
Đồ may giao xong, có khi đến bốn hay năm tuần lễ sau, mới được thanh toán tiền bạc, rồi có khi người thợ may phải đi đòi tiền công ngày nầy qua ngày khác, thì mới được họ trả tiền công, cũng có khiï không được trả đồng nào, nhưng ai làm gì được họ, bởi vì làm lấy tiền mặt thì đành chịu, tất cả rồi cũng là sự nín nhịn, sự ngậm đắng nuốt cay với những ông bà chủ shop may đó, còn đi thưa thì làm sao thưa được.
Chán chường vời hoàn cảnh bốc lột và những khó khăn đó, ông T lần lựa tìm đến những hãng điện, nhưng không nơi nào ông làm được lâu, vì công việc họ thuê ông chỉ là tạm thời, thêm nữa là tuổi đời có cao, mắt mờ, tay chân chậm chạp, từ đó, ông cứ tìm hết nơi nầy đến chỗ khác, vì không có nơi nào ông làm được lâu.
Chương trình trợ cấp của gia đình ông đã bắt đầu cắt bớt, sinh hoạt của gia đình lại thêm thiếu hụt, lại thêm cha mẹ già đau yếu còn ở Việt Nam, cần được sự chu cấp của ông bao nhiêu lo lắng, buồn rầu, khiến cho ông T càng ngày càng trở nên gầy ốm, chẳng những thế tâm tính ông cũng trở nên bất thường. Ông hay cau có, giận dữ, mặc dù chỉ một câu chuyện nhỏ không đáng chi.
Có một ngày, ông lại hùng hổ, đánh đập vợ ông, cũng về vấn đề tiền bạc, trong nhà, mọi người xúm xích cản ngăn, nỗi bực bội trong ông như chưa vơi, trong cơn tức giận, ông bỏ đi suốt cả ngày, đến tối lại mới trở về nhà, làm cho vợ con ông lo lắng khôn cùng
Riêng vợ ông, thì vẫn luôn nhường nhịn chồng, luôn an ủi và xoa dịu những nóng bổng do ông tạo nên, để giữ vững những ấm êm hạnh phúc, nhất là tương lai của hai đứa con, một đời bà vẫn luôn là kẻ chịu đựng, và như đã cái tập quán xa xưa của người Việt Nam, như là " Chồng chúa vợ toi ", mà không một chút phiền hà,
Một hôm, vào ngày sinh nhật của đứa con gái nhỏ, tuổi vừa mười sáu, trong lúc bạn bè, bà con đang chung vui bên phòng khách, còn đứa con ông thì nói chuyện vui chơi vói bạn bè ngoài garage


Bỗng dưng mọi người nghe nhiều tiếng la ó, ồn ào từ phía trong garage, mọi người nhốn nháo ra xem, thì thấy ông T đang đấm đá túi bụi, một người bạn phái nam chung lớp học với con gái ông, mọi người xúm lại can ra, và tìm hiểu ra được, ông đánh cậu bé ấy là vì ông nghĩ con ông bồ bịch với người thanh niên đó, nhưng thật ra cậu ta không có bồ bịch gì với con ông, sự quan hệ ấy chỉ là đôi ban quen biết thông thường, và lại là con của người bạn thân với ông.
Qua sự việc đó, cậu thanh niên không thưa gởi gì về ông, chẳng qua là vì nể nang giữa người lớn với nhau, những ngày tiếp nối sau đó, ông cũng vẫn bộc lộ những nóng nảy, và ưu buồn nhiều hơn. Ông hết đánh vợ rồi lại la con, hết đánh con rồi la vợ, chung qui cũng chỉ vì niềm tin và hy vọng, trong tâm hồn ông quá cao.
Vì khi còn ở Việt Nam ông thường nghe người ta vẽ vời, là khi qua mỹ sẻ được chính phủ mỹ lo lắng đầy đủ, ông cứ tưởng cái đầy đủ đây là cái gì cũng đủ, thậm chí còn dư nữa, nhưng không như ông tưởng, đó chỉ là một phần nào chi phí cho cuộc sống chứ không dư dả như người ta tưởng, đến khi ông đặt chân đến Hoa Kỳ thì sự việc đổi khác, và niềm hy vong quá độ, đã tạo cho ông có một thất vọng ê chề.
Tuy rằng ông cố gắng, nhưng cũng không có chút gì thay đổi, sau đó ông gặp được người bạn, rũ ông đi đi học một khóa an ninh trật tự (Security), sau khi học xong, ông có được việc làm với đồng lương khá hơn, lúc ông làm cho hãng điện tử và vài nơi khác, (mãi đến bây giờ, ông cũng vẫn còn làm việc nầy, không thay đổi ).
Một thời gian lâu sau, ông T đổi tánh một cách kỳ lạ, ông dịu dàng với vợ con hơn, ông tỏ ra thương yêu vợ con, bằng cả lời nói, hành động chân thành của người chồng, người cha, cũng từ đó trong nhà và hàng xóm, không ai còn nghe được những tiếng la ó gắt gỏng của ông với vợ con như thuở trước.
Riêng hai đứa con gái của ông, có lẻ cũng hiểu được nỗi lo lắng không ngừng của người cha, cho nên không một chút nào oán ghét cha, hay có thái độ hỗn láo, ngược lại chúng lại càng yêu cha hơn, mỗi ngày đi học về, phải phụ với mẹ lo việc may vá, cắt chỉ, trong việc kiếm thêm tiền để sinh sống, rồi lo nấu âu cho cha mẹ, không hề nghĩ đến việc đi chơi với bạn bè, hay đòi hỏi ba mẹ bất cứ một điều gì, nếu tốn kém tiền bạc, và chỉ mua những thứ thật cần thiết phải dùng đến, cho sinh hoạt hàng ngày, nhưng chỉ mua những loại rẻ để dùng.
Thật không sai tí nào, với những câu châm ngôn mà tiền nhân xưa để lai như :
- "Qua cơn bỉ cực, đến hồi thái lai "
Rồi như
- " Có chí thì nên. "
Hoặc như
- "Có công mài sắt, ngày dài nên kim. "
Thật vậy, trong số bạn bè quen biết, không ai tưởng được, sự thành công của con ông, có lẻ vì con ông có một ý chí hiếu học, cũng có thể nói con ông mang một dòng máu Việt Nam kiêng cường nhẫn nại, cần mẫn siêng năng, mà không một ai có thể phủ nhận điều nầy.
Thời gian thắm thoát thoi đưa, đứa con lớn của ông T, lấy bằng cấp tốt nghiệp tại trường Cal State / Long Beach, California. Rồi đến đứa con nhỏ của ông cũng tốt nghiệp tại trường Cal State / Fullerton, California. Đủ để đi tìm việc làm, với đòng lương tương đối khá, để hòa nhập với một xã hội có đời sống cao xa, trên đất Mỹ.
Trong một niềm tin và hy vọng mong manh, của những tháng ngày vừa đặt chân lên đất Mỹ, bây giờ niềm tin và hy vọng đã trở thành sự thật, qua những thay đổi trong cuộc sống của ông, qua những cố gắng của con ông đã trải qua, để bước đến thành công, chung góp những rạng rỡ, mà người Việt Nam tị nạn đã và đang tiến bước, tạo dựng những vinh quang cho người Việt Nam, tô thêm những nét đẹp cho trang sử Việt Nam, một dân tộc đã có gần bốn nghìn năm văn hiến.
Nhưng không thể phủ nhận và chối bỏ, cái ơn của chính phủ Hoa Kỳ, và nhất là người dân Hoa Kỳ, họ đã cưu mang và gánh vác, một gánh nặng khôn lường, đối với những tị nạn, di dân, trên thế giới nói chung, và với hằng triệu người Việt tự do, tị nạn cộng sản Việt Nam nói riêng, nhờ đó mà mọi người có được ngày hôm nay.
Qua đó, những người Việt tị nạn cộng sản, đã tạo được những danh thơm, tiếng tốt, những thành công vượt bậc, từ trong tổ chức chính quyền cao cấp, xuống tận những những đơn vị nhỏ của thành phố, cũng như từ những doanh gia nhỏ đến lớn, từ những công xưởng của chính quyền, tới những công xưởng tư nhân, người Việt Nam luôn tạo được những thành công rực rỡ, trên bước đường dựng xây sự nghiệp.
Niềm vui sướng của ông bà, cha mẹ, là nhìn thấy con cháu mình, cầm những mảnh bằng cấp trong tay, nhìn thấy con cháu mình có những thành tựu không ngừng trong hiện tại, đã và đang tiếp tục vương lên, trên bước đường hướng đến tương lai.
Nhưng còn có niềm vui thật bao la, mà mọi người đang được thừa hưởng, đó là cả một trời Tự Do Dân Chủ, trong mọi tầng lớp tuổi, người người được tự do ăn học, tự do làm việc, tự do hành nghề, tự do đi lại một cách thảnh thơi. Được hội họp để đấu tranh, để đòi hỏi những quyền lợi cá nhân, và đòi hỏi sự bình đẳng của một người dân, trong một đất nước thật sự có tự do dân chủ, mà hơn tám mươi triệu người Việt Nam thân thương, nơi quê nhà không có được.
Nhờ vào một đất nước có Tự Do Dân Chủ, những người Việt tị nạn tha hương, tiếp tục dấu tranh, đòi tự do dân chủ cho đất nước Việt Nam, đòi hỏi nhân quyền cho hàng triệu người Việt Nam đang bị chà đạp, đàn áp, trong kềm kẹp, xích xiềng của đảng Cộng Sản Việt Nam, dưới ách thống trị trong một chế độ gọi là XHCN.
Bây giờ ông T có được niềm vui, gia đình ông có thật nhiều hạnh phúc, liên tiếp hai năm, ông được hai đứa con gái thương yêu của ông, mang về cho ông và vợ ông, hai người rể kỹ sư, thật đẹp trai, thật lễ phép, biết thương yêu cha mẹ, biết tôn kính kẻ trên, nhường nhịn người dưới. Rồi kế tiếp sau đó, trong cùng một năm ông được hai đứa con gái, cho ông và vợ ông hai đứa cháu ngoại mụ mẫm, vô cùng dễ thương.
Bất cứ sự thành công nào, cũng có một giá phải trả, bằng tinh thần, ý chí, bằng khả năng và sự kiên nhẫn, của mỗi cá nhân, nhưng chắc chắn rằng, phải có sự hy sinh của cha mẹ, phải có sự thương yêu lo lắng, thì những đứa con mới được dễ dàng hơn trên bước đường đi đến thành công.
Bây giờ lúc nghĩ lại, ông T mới thấy được rằng, những mơ tưởng quá xa của mình, cũng như nghe qua những lời đồn đại không căn cớ, đã làm cho niềm hy vọng trong tâm hồn ông quá cao, rồi đến lúc đối đầu với sự thật, một sự thật không như người ta vẽ vời, không như những nét đậm do ông tô thêm, đã làm cho ông trở thành một kẻ chán chường, thất vọng, và trong nỗi chán chường thất vọng ấy.
Suýt nữa đã làm cho gia đình ông tan nát, xuýt nữa là mất đi cái ấm êm hạnh phúc, do ông và vợ ông cùng chung xây đấp, cùng chung gìn giữ, ngay khi ông còn là một Đại Úy, trong QL/VNCH, rồi cả một thời gian dài, ông bị tù đày, khốn khổ trong lao tù cộng sản. Còn vợ ông thì phải đắm chìm với muôn ngàn đắng cay, cay đắng, trong cái gọi là XHCN, vẫn giữ được cái chân giá trị của người đàn bà Việt Nam, là
- "Chính chuyên một chồng".
Và tương lai hai đứa con gái thương yêu của ông, không biết sẻ về đâu, có được thành công như ngày hôm nay, hay sẻ không đạt được một kết quả nào trong trường lớp, cũng như ngoài xã hội. Nếu ông không kịp thời bình tâm suy nghĩ, nếu ông không kịp thời thay đổi những mộng tưởng xa xôi.
Gia đình ông T, đúng là một gương sáng cho bao người, một niềm tin hy vọng trong cuộc hội nhập vào đời sống mới, trên đất nước Hoa Kỳ, của hàng triệu người Việt Nam tị nạn cộng sản, cùng với hàng triệu người di dân vào định cư trên đất nước Hoa Kỳ.
Bước qua những thử thách của cuộc đời, với những kinh nghiệm mà ông đã trải qua, ông thường nói với con ông rằng:
- Đừng bao giờ xây mộng quá cao, đừng bao giờ nghe lời đồn đãi vô căn cứ, hãy để cho tâm hồn mình lắng dịu, yên tĩnh, bước đi từng bước vững chắc, để hướng đến tương lai, giữ vững niềm tin và hy vọng, kiên nhẫn chịu đựng, cần mẫn, siêng năng và đáp số sẽ là " Thành Công".
Cho tôi xin được chia vui cùng với ông T, cùng với gia đình ông T, nếu ông và gia đình ông đọc được những dòng nầy. Tôi cũng xin gởi đến ông và gia quyến ông lời chúc tốt đẹp nhất của tôi, cầu nguyện ơn trên luôn ban đến cho gia đình ông thật nhiều hồng phúc.
Ông Văn Quyền
Westminster, California.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến