Hôm nay,  

Giữ Tiền

12/01/200300:00:00(Xem: 25149)
Người viết:
TRƯƠNG NGỌC BẢO XUÂN
Bài tham dự số: 398-707-vb8012

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles thuộc tiểu bang California. Sau đây là một trong những bài viết mới của bà.
*
Chiều nay vợ chồng chị Ba trên đường về chạy theo đuôi chiếc xe đàng trước, đọc thấy phía trên bảng số xe có hai hàng chữ: "Driver Care No Cash. He's Married"
Chồng chị cười. Cố lấn lên đổi lane để nhìn cho được mặt mũi ông tài xế. Lại cười nữa:
- Khà... khà... khà..."
Chị cũng nhìn. Mặt Á Đông. Người Tàu. Tàu Đài Loan" Hồng Kông" Rõ ràng không phải Việt Nam. Chồng chị hỏi:
- Bộ người Á Đông ai cũng để đàn bà giữ tiền hả"
- Chắc cũng có người ngoại lệ chớ. Mà thường thường đàn bà giữ thì tiền mới còn.
Chồng chị vẫn còn cười:
- Humh... thì vừa giữ vừa giấu mất tiêu có đâu mà còn!.
Hồi nhỏ thường nghe Má chị dặn:
- Chừng nào có chồng, đừng có để đàn ông giữ tiền. Có tiền trong mình lỡ gặp con nào nó mê nó bao hết. Đàn bà phải giữ tiền, phải biết để dành cho con ăn.
Lớn lớn hơn một chút, đi học được thầy dạy:
- Đàn bà con gái phải biết cần kiệm. Khi nào có 10 đồng đừng xài hết 10 đồng. Lấy ra hai đồng dấu lại.
Mấy đứa học trò con gái lâu bâu hỏi:
- Thầy thầy dấu ở đâu thầy" Dấu trong túi cũng có ngày móc ra ăn đậu đỏ bánh lọt.
Thầy cười:
" Đã nói là dấu nghĩa là dấu làm sao cho mình đừng thấy thì làm sao lấy ra xài được. Nè, nghe thầy dặn nè. Nhà gạch bông coi chỗ nào góc nào khuất khuất, cạy lên bỏ tiền vô hộp bọc kín nhét xuống. Phải quên nó đi mà cũng đừng có quên luôn . Chỉ khi nào bất biến mới moi lên. Như vậy mới kêu là để dành. Còn như ở nhà đất cũng dễ quá. Đào lỗ chôn xuống đất.
( Ở Việt Nam thời sáu mươi, mấy chuyện mở trương mục trong nhà băng không phải là chuyện thường tình như bây giờ)
Có đứa còn thắc mắc:
- Thầy ơi con nghe người ta nói " đào lỗ chôn vàng, đất có chưn đất đi chừng đào lên mất tiêu hủ vàng phải hôn thầy".
Thầy cười:
- Tầm bậy... Đất gì mà đất có chân. Đất di chuyển liên tục nhưng di chuyển theo độ rất là nhỏ, độ chừng motầ hai phân trong vòng cả trăm năm chớ đâu mà đi được. Hổng chừng lúc chôn hủ vàng có người nào đó thấy động lòng tham, một buổi tối trời đào lên trộm xài riêng rồi tung hoán lên là đất có chân. Họ lợi dụng dân quê mùa không hiểu biết dễ tin dị đoan để đồn nhảm đổ thừa đất đai ấy mà.
Như vậy, từ nhà cho tới trường học, từ cha mẹ tới cô thầy ai cũng dạy chuyện cần kiệm. Ảnh hưởng tới bây giờ!!!
Khi còn đi học chị để dành tiền trong con heo đất hổng phải để ăn đậu đỏ bánh lọt mà để thỉnh thoảng moi ra, ra vỉa hè Lê Lợi, vén áo dài ngồi chùm hum xuống, mân mê mấy cuốn sách cũ, lựa tới lựa lui đọc cho đã rồi cuốn nào khoái nhứt mới mua. Thay vì mua sánh mới được một cuốn, mình mua sách cũ được tới hai ba cuốn. Nhờ vậy từ hồi năm 196 mươi mấy chị đã được đọc những cuốn sách của các nhà văn Bình Nguyên Lộc, Hoàng Hải Thủy, Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Mai Thảo và nhiều nhiều nữa, sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn tới bây giờ chị còn tiếc vì đã không có tiền để mua cho đủ bộ, làm tài liệu cho ngày nay. Cũng nhờ mua sách cũ, chị có nhiều sách dịch nổi tiếng: Bác sĩ Zivago, Vỡ Đất Hoang, Người Cân Linh Hồn, Những Vì Sao, Những chuyện ngắn hay nhứt quốc tế, chuyện chưởng của Kim Dung được cả chục bộ, vân vân và v...v...
Ngày hôm nay, sau khi Sài Gòn mất gần ba chục năm, chị vẫn còn một tủ sách mà bao nhiêu lần dọn nhà, mấy lần xuyên bang, na theo tới cùng. Sách đã vàng, có cuốn bị mụt rách nhưng đối với chị thì rất là quí, là cả một gia tài chớ phải chơi đâu. Đó chỉ là chuyện để dành tiền có ích lợi cho mình xài riêng mà thôi.
Khi đã đi làm tiền lãnh bao nhiêu phụ vô gia đình em đông, cũng chưa có vụ để dành riêng cho mình.
Khi có chồng rồi, mới bắt đầu có vụ xén ra chút đỉnh để dành. Một là: để dành lở chồng có vợ bé mình còn có tiền nuôi con. Hai: lở chồng có bị thất nghiệp mình còn có tiền cho con ăn trong thời gian chờ đợi kiếm việc làm khác. Ba: lở chồng có... chết bất tử ( sống xứ chiến tranh mờ, lúc nào cũng phải thủ!!!) mình còn có tiền cho con ăn, trong khi tìm kiếm việc làm. Rốt cuộc, điều nào cũng tựu lại một điểm: Có tiền cho con ăn. Chỉ sợ con bị đói. Đó là một điều ám ảnh chị trong suốt tuổi niên thiếu.
Khi qua Mỹ, lúc đó không ai chỉ dẫn chị không biết ở xứ tự do giàu có nầy có cái bộ xã hội, có ngân quỹ welfare để giúp đỡ dân nghèo. Khi nào chị cũng nhứt định một chuyện, đi làm chớ không có vụ ngồi đó than vắn thở dài. Việc nhỏ việc lớn gì cũng làm tuốt luốt không chê khen không ngại ngần.


Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội để đi học thêm. Tiền lương lãnh ít xịt ăn còn thiếu thốn lấy đâu mà để dành"
Về sau khá khá hơn, cũng đâu có vụ cạy gạnh bông mà dấu. Để dành tiền bằng 401K tại sở làm; bằng Saving Bond một loại quốc phiếu mua 100 đô bây giờ 12 năm sau trị giá gấp đôi; bằng mở trương mục IRA (tiền để dành khi hưu trí mới lãnh ra); bằng mua bảo hiểm sinh mạng; mở trương mục CD (loại tiết kiệm có hạn kỳ sáu tháng, một năm, hai năm... tùy mình hay bằng cách mua cổ phần.... Có dạo thấy ai nấy xúi mua cổ phần trên Internet đi bữa nay mua một ngày mai vọt lên hai lời quá ham. Tánh Tào Tháo của chị làm chị ngại ngần. Chuyện gì nhìn thấy tốt đẹp quá chị hay nghi ngờ. Chuyện nào cũng có mặt phải mặt trái. Rồi đùng một cái cổ phần bị mất giá tuột tuột tuốt xuống cho tới nổi một người bạn của chị, cả hai vợ chồng bị mất tất cả tiền dành dụm từ hồi qua Mỹ tới giờ. Tiếu tan phần tiền dưỡng già chị bạn ngã bịnh nằm nhà thương cả tháng tưởng bả muốn tự vận luôn. Kế đó năm ngoái vụ Hai Tòa Mậu Dịch Quốc Tế ở Nữu Ước bị tụi khủng bố tấn công sụm xuống hồi tháng 9 năm 2001, bao nhiêu tài liệu của các nhà băng, bị tiêu hủy, làm mình hồi hộp. Gởi ở nhà băng tưởng chắc ăn!!! ma, có lẻ rồi cũng phải trở lại chuyện tự nhiên theo xưa của mình. Có chút đỉnh để dành phòng khi đau ốm thất nghiệp, để dành trong hộp gởi ở nhà băng là xong. Dầu sao gởi trong hộp nhà băng cũng được chánh phủ bảo hiểm nếu dưới 100 ngàn.
Anh chàng tài xế chiếc xe mang cái bảng "không có tiền trong mình" đó, còn trẻ lắm cỡ hăm mấy, băm mấy là cùng. Anh ta có mắc cỡ đâu" chạy xe ngờ ngờ trước bàng quang thiên hạ, khoe là mình không có tiền, tiền vợ tui giữ hết, con nào dám nhào "dô"ạ" Nàng vợ nào đó cũng hay. Tâm lý! Dán hàng chữ vậy dù anh chồng có tiền trong túi cũng chẳng nường nào muốn khèo móc làm gì cho thất công!!!
Năm 1989 chị có quen một cô mới qua Mỹ không lâu. Cô đeo mấy sợi dây chuyền mấy sợi lắc, hai cặp nhẫn hai sợi lắc chân. Những món nầy toàn vàng 24 kara, cái nào cũng cỡ lượng lượng trở lên. Nặng thấy mồ! Y vàng khè từ trên tới dưới. Chị thắc mắc:
- Đeo vậy nguy hiểm quá. Sao chị hổng gởi nhà băng"
Cô cười lắc đầu:
- Thôi cô ơi em bịỳ nhà băng bị chánh phủ tiêu hết một mớ bên Việt Nam rồi. Đeo trong mình cho chắc ăn.
- Nguy hiểm lắm. Chị đừng có đi đâu lạng quạng sợ chúng giựt. Hồi mới qua Mỹ bữa đó mấy chị em xuống phố Mễ sắm đồ, con nhỏ em nhỏng nhảnh đeo khơi khơi trên vai cái túi xách bự chừng về nhà mới biết cái bóp đựng tiền giấy tờ nằm bên trong bị chúng móc hồi nào hổng hay. Rồi một lần khác cũng dưới phố Mễ đang đi nó bị xô một cái mất hồn, chúng giựt sợi dây chuyền , chừng hết hồn ú ớ thì nó đãvọt mất tiêu. Chị phải coi chừng đó.

Cô lắc đầu:
- Đâu có đi đâu đâu cô. Ở nhà không. Đi chợ có ổng chở. Đi học thì dô đây toàn đồng hương không ai mà giựt của em. Ở Mỹ mờ cô !
Tuần lễ sau, một buổi sáng y vô học khóc sướt mướt:
- Cô ơi, nó lột hết của em rồi. Nó lột nó đi đánh bài rồi cô ơi.. Hu... hu... hu...Tiêu hết trơn rồi cô ơi....
Chị Ba thấy xót xa cho y:
- Làm sao đến đổi dử vậy"
Y mếu máo:
- Thì nó nói thua quá nó phải gở rồi nó đè em xuống nó lột hu... hu... hu...
Biết khuyên giải gì đây"""
Có một dạo mấy người bạn quen rủ vô hụi. Họ nói - vô hụi giống như tiền để dành, nếu mình hổng cần thì nuôi hụi, hốt chót, lời lắm. Có nhiều người nhờ vụ chơi hụi nầy đã có vốn để mở tiệm làm ăn, nhiều nhứt là mở tiệm Nails. Chị Ba đâu có rành ba cái vụ hụi. Hỏi người nầy người kia thì người bàn ra kẻ nói vô nghe cũng làm mình đắn đo suy nghĩ. Ơ... phải có người tin cậy hông thôi họ hốt xong họ dông mất, ơ... phải lựa người cần tiền, họ hốt cao thì mình mới có lời... ơ... hụi cỡ ngàn trở lên mới nên chơi, hụi thấp quá cũng hổng nhằm gì, phải có ít nhứt là hai chục người mới đáng bỏ công,... ôi thôi đủ thứ mà mình thì hổng rành, thôi, nghỉ, bỏ vụ chơi hụi.
Có người bày ra vụ cho vay, thí dụ ai cần vay mình 10 ngàn, cứ tháng nào chưa có tiền trả đủ 10 ngàn cộng thêm 10 phần trăm tiền lời thì cứ việc trả 10 phần trăm tiền lời thôi, tiền vốn vẫn còn y nguyên. Như vậy có khi người mượn không có đủ tiền vốn lẩn tiền lời, cứ trả phần tiền lời không, đợi cho tới lúc có đủ thì mình cũng lời bộn. Trời , y như ngày xưa hồi còn ở Việt Nam thường nghe người lớn than là mượn tiền Chà (Chà Và Ấn Độ đó ) cũng cái kiểu ăn lời cắt cổ mổ họng như kiểu nầy. Thôi, làm chuyện thất đức!
Tóm lại, lo nói chuyện thiên hạ, chuyện mình đây hổng lo. Con cái đứa nào cũng thiếu nợ nhà băng tùm lum, nợ mua xe, nợ mấy cái credit cards, trả hụt hơi. Phải chỉ dẫn nó cách để dành theo kiểu mình mới được.
Kiểu mình là theo kiểu xưa, kiểu như cái bảng của anh chàng lái chiếc xe đàng trước mặt " Hắn là người có gia đình. Hắn hổng có cắc nào đâu" (vợ hắn giữ tiền hết trơn rồi) là chắc ăn nhứt! Phải hôn bạn"
Tháng 5, 2002
Trương Ngọc Bảo Xuân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau nhiều năm ngưng viết, mừng cô viết trở lại. Mong mạnh dạn tiếp tục.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới của ông là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là một du ký mới của bà.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết phăng phăng bằng giọng yêu đời và yêu người thuộc đủ loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Bài viết gần nhất của tác giả “Có Những Tấm Lòng” mới phổ biến tuần trước, ngày 24 tháng Bẩy. Vì bài mới nhất liên quan tới thời sự, nên xin đặc biệt phổ biến sớm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài viết mới nhất của tác giả cho thấy bút pháp cho thấy tác giả đã tự vượt chính mình thêm một đoạn dài. Mong ông tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến